Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Một hiền nhân bước qua hai trăm năm.


Một hiền nhân bước qua hai trăm năm.


Nhiều lần anh định viết về cụ Phan Châu Trinh, nhưng thoáng gõ vài dòng rồi lại thôi. Cuộc đời cụ Phan lịch sử ghi lại khá tường minh. Nó cũng sáng rõ như tư tưởng của cụ vậy. Cụ hiển hiện trước hậu thế không bằng sự bí hiểm hay được thần thánh hoá, nhưng điều khiến anh cân nhắc rất nhiều mỗi khi định viết về cụ Phan, là làm thế nào để có thể lý giải, tại sao một trí thức nho học, một ông đồ vào đầu thế kỷ 20, lại có tầm nhìn vượt xa rất nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới trong cùng thời kỳ? Một tầm nhìn vượt thời đại, thậm chí so với những cái nôi xuất phát của những nền tảng minh triết như Pháp, Đức, Anh và nước Mỹ thời đó.

Anh treo tạm dòng nhận định này ở đây, coi như một món nợ sẽ trả về một thiên Lãng luận viết về tư tưởng của cụ Phan, và ý nghĩa của tư tưởng ấy với tương lai lâu dài của người Việt Nam hiện nay:
Trong những bậc hiền nhân của Việt Nam từ thế kỷ 19 tính đến giờ, càng ngày thời gian càng cho thấy tầm nhìn của cụ Phan vượt rất xa thời đại của mình. Triết lý cốt lõi của cụ Phan, là muốn đẩy trình độ văn minh của người Việt lên mức tiệm cận người Pháp. Cụ nói khi đó nền độc lập sẽ tự đến và là nền độc lập bền vững. Một tư duy sáng suốt vượt trước cả thế kỷ. Thật đáng thất vọng là một cụ khác tầm nhìn kém hơn nhiều, đã dẫn dân tộc vào một con đường cướp bóc: "Cướp kho thóc" "Cướp chính quyền" ... Vì ngự trị với tư tưởng làm cướp ấy nên cụ này dựng ra một chế độ với nền tảng đâm chém cướp bóc, xã hội giỏi cướp phá mà không giỏi làm ra của cải. Để tương lai con cháu bi bét, xã hội nát tươm về đạo lý và nước yếu dân hèn, luôn bị ngấp nghé thôn tính. Quả là bi kịch lớn của dân tộc.
P/S Một liên tưởng nhỏ đến xã hội HongKong: Dân Hồng Kong ở mãi với người Anh đến tận khi bị ép buộc quay về đại lục vào năm 1997. Từ một đám dân thuộc địa ô hợp man rợ, từng chịu đủ coi thường, nhưng nhờ gắn chặt với một xã hội văn minh mà người Hong Kong từ chỗ đi lẽo đẽo phía sau, dần đuổi kịp và cuối cùng có thể so sánh tiệm cận được với nền văn minh từng cai trị mình. HongKong đạt đến đỉnh cao hiếm hoi trong các cộng đồng Hoa Ngữ sau khoảng 70 năm (Trước khi bị trả về TQ năm 1997, Hồng Kong phát triển hơn Singapore). Người HongKong chưa bao giờ biểu tình phản đối việc chỉ định toàn quyền Anh dưới thời nằm trong khối thịnh vượng chung, nhưng kỳ lạ thay, khi bị trả về TQ, được "độc lập" không bị cai trị bởi người Anh, nhưng dân HongKong đã nhiều lần xuống đường để biểu tình phản đối đặc khu trưởng quốc tịch thuần Tàu, và liên tục đấu tranh để bảo vệ nhân quyền và quyền tự do mà rõ ràng họ đang dần bị tước đoạt. Người HongKong chẳng thấy hạnh phúc hơn khi họ được cai trị bởi những người đồng chủng tộc, chỉ thấy mất mát và nuối tiếc nền văn minh họ từng có. Đây là bi kịch khi một cộng đồng văn minh bị ép buộc sát nhập với một xã hội dã man. Nó cũng cho thấy ý nghĩa quyết định của dân trí đối với sự tiến bộ xã hội. Cũng là một minh chứng cho tầm nhìn cụ Phan xa đến thế nào. Chỉ tiếc, tầm nhìn ấy chưa bao giờ thành hiện thực ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét