Cụ rùa Hồ Gươm qua đời!
Một hồ nước nhỏ có chiều dài tối đa
700 m và chiều rộng tối đa 250 m, diện tích khoảng 12 ha nằm giữa khu
vực trung tâm đông đúc và sầm uất nhất của thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm (tên
gọi khác là hồ Lục Thuỷ hoặc hồ Hoàn Kiếm) được coi là một biểu tượng
văn hoá Việt Nam.
Điều kỳ lạ là ở giữa hồ nước bé xíu nằm giữa
trung tâm một thành phố có mật độ dân số đông hàng đầu thế giới này, có
sự tồn tại của một sinh vật vài trăm năm tuổi, được gọi là "Cụ Rùa Hồ Gươm".
Sinh vật này gắn liền với một truyền thuyết lâu đời về lịch sử lập quốc
và bảo vệ lãnh thổ của người Việt, gắn với sự ra đời của triều đại Hậu
Lê thế kỷ thứ 15: Thần rùa Kim Quy trao gươm báu cho Lê Thái Tổ dựng
nghiệp, nghiệp lớn thành, rùa thần đòi nhà vua trả gươm tại hồ Lục Thuỷ.
Gươm thần nhập hồ, cũng như sự kết tinh về khí vận quốc gia ở hồ nước
này. Kể từ đó, hồ Lục Thuỷ được đổi tên thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ
Hoàn Kiếm. Và loài rùa khổng lồ sinh sống giữa hồ nước bé xíu này, ngày
nay chỉ còn một cá thể duy nhất, sự tồn tại không chỉ có ý nghĩa về văn
hoá mà còn có ý nghĩa rất đặc biệt về tâm linh.
Từ nhiều năm nay người Hà Nội và người Việt Nam đều chú ý đến các thông
tin liên quan đến cụ rùa. Họ coi sự tồn tại của rùa Hồ Gươm là một điềm
lành. Điều khó lý giải là, cụ rùa Hồ Gươm cũng thường nổi lên để người
dân chứng kiến vào mỗi sự kiện lớn của đất nước.
Ngày 19/01/2016, một ngày trước khi Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhóm họp để bầu chọn ra "Tứ trụ" sẽ cai trị Việt Nam trong 5 năm tới sau các màn đấu đá khốc liệt chưa từng có của nội bộ các phe phái trong đảng cộng sản, cụ rùa Hồ Gươm đã nổi trước khi sự kiện rất lớn này bắt đầu, nhưng không phải để báo hiệu điềm lành. Trong làn nước sẫm màu xanh lục đặc trưng của Hồ Gươm, xác cụ rùa nổi lập lờ, một sự kết thúc không ai mong muốn của một biểu tượng tâm linh đã đi vào lịch sử.
Trong tín ngưỡng Á Đông, khí vận mỗi triều đại đã hết, trời thường giáng điềm bất lành!
P/S Trong phần comment có bạn nêu câu hỏi, là báo chí chính thống đăng tin hồi chiều, sau đó đồng loạt gỡ và đến tối ngày 19/01/2016 thì lại đồng loạt đăng lại. Anh phản hồi thế này, thấy cũng có vài thông tin nên lưu lên bài chính: Ko chặn được mạng xã hội thì phải đăng thôi. Tin này chắc hẳn ban tuyên giáo không hề trông chờ khi đại hội Đảng ngày mai nhóm họp. Có nhiều người nói với anh điều này, và anh thấy rất đúng: Không hiểu sao dù cộng sản là vô thần, nhưng quan chức Việt Nam lẫn Trung Quốc lại là những kẻ ưa cúng bái nhất. Theo logic thông thường, người lương thiện tìm đến tâm linh để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn. Kẻ ác cũng tìm tới tâm linh, nhưng là để mong tránh quả báo khi bàn tay không sạch sẽ.
Ngày 19/01/2016, một ngày trước khi Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhóm họp để bầu chọn ra "Tứ trụ" sẽ cai trị Việt Nam trong 5 năm tới sau các màn đấu đá khốc liệt chưa từng có của nội bộ các phe phái trong đảng cộng sản, cụ rùa Hồ Gươm đã nổi trước khi sự kiện rất lớn này bắt đầu, nhưng không phải để báo hiệu điềm lành. Trong làn nước sẫm màu xanh lục đặc trưng của Hồ Gươm, xác cụ rùa nổi lập lờ, một sự kết thúc không ai mong muốn của một biểu tượng tâm linh đã đi vào lịch sử.
Trong tín ngưỡng Á Đông, khí vận mỗi triều đại đã hết, trời thường giáng điềm bất lành!
P/S Trong phần comment có bạn nêu câu hỏi, là báo chí chính thống đăng tin hồi chiều, sau đó đồng loạt gỡ và đến tối ngày 19/01/2016 thì lại đồng loạt đăng lại. Anh phản hồi thế này, thấy cũng có vài thông tin nên lưu lên bài chính: Ko chặn được mạng xã hội thì phải đăng thôi. Tin này chắc hẳn ban tuyên giáo không hề trông chờ khi đại hội Đảng ngày mai nhóm họp. Có nhiều người nói với anh điều này, và anh thấy rất đúng: Không hiểu sao dù cộng sản là vô thần, nhưng quan chức Việt Nam lẫn Trung Quốc lại là những kẻ ưa cúng bái nhất. Theo logic thông thường, người lương thiện tìm đến tâm linh để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn. Kẻ ác cũng tìm tới tâm linh, nhưng là để mong tránh quả báo khi bàn tay không sạch sẽ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét