Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Chiêm nghiệm và bài học

Chiêm nghiệm và bài học
Lướt qua các bản tin tài chính, thấy cafef loan tin này: Người Trung Quốc đua nhau đi đổi ngoại tệ:
Nguyên nhân chính là do đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá, người dân Trung Quốc kéo nhau tới ngân hàng và cửa hàng thu đổi ngoại tệ, gây ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là đối với đồng USD.
Tháng 08/2015, anh viết thiên Lãng luận: Câu chuyện Thiên Tân và một thập kỷ suy tàn: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-thi%C3%AAn-t%C3%A2n-m%E1%BB%99t-th%E1%BA%ADp-k%E1%BB%B7-suy-t%C3%A0n/10203514108693400
Trong đó, nêu một phân tích nhỏ về dự báo tình hình TQ:
" Dân TQ nếu đổ xô rút tiết kiệm mua vàng và mua usd thì sẽ khiến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán TQ có vấn đề, đặc biệt khi xuất khẩu giảm đồng nghĩa nguồn thu ngoại tệ giảm. Trên thị trưởng vốn, xu hướng chuyển vốn đầu tư khỏi TQ giờ đã là một xu hướng chung. Bất kể do chinh trị (đầu tư Nhật tháo lui dần) hay kinh tế (giá nhân công không còn cạnh tranh), tiền vẫn đang chạy ra khỏi TQ. Vốn đầu tư suy thoái tạo nên hiệu ứng kép đối với xuất khẩu: "hàng hoá sản xuất để xuất khẩu suy yếu thêm khi các nhà máy rời đi", tác động này đến trễ hơn, có thể 1 - 2 năm. Quỹ dự trữ ngoại hối của PBOC hiện khoảng 3600 tỷ usd (hụt 47 tỷ chỉ trong tháng 7). Nhìn vào con số thì thấy có vẻ lớn, nhưng nếu xét đến việc nó phải chống lưng cho cơn bão bán tháo NDT mua vàng, ngoại tệ (chưa diễn ra, nhưng nếu diễn ra thì cực kỳ khủng khiếp bởi dân TQ có tính ích kỷ ghê gớm và chưa hết ảm ảnh về thời cách mạng văn hoá, và dân TQ ngày nay thực ra sợ chinh quyền chứ không tin chính quyền), dòng vốn đầu tư (FDI) đang chảy ra, và dòng vốn thoái lui dần trên TTCK, đặc biệt nó vẫn phải đảm bảo cho toàn bộ cán cân 2200 tỷ nhập khẩu trong bối cảnh xuất khẩu có xu hướng giảm. Thêm vào đó, khoản dự trữ này cũng thâm thủng thêm một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư viễn dương (400 tỷ usd) cho dự án con đường tơ lụa mới và vành đai Á Âu phục vụ cho giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình, dù kinh tế gặp khó nhưng trong thế đâm lao Tập rất khó dừng lại vì công sức thao quang dưỡng hối 30 nam đổ sông đổ biển nếu phanh ngay. Điều nguy hiểm nhất đối với Trung Quốc vào quỹ dự trữ ngoại hối của nó lại đến từ chính trợ lực lớn nhất của TQ trong những năm qua: "mạng lưới kinh tế Trung Hoa" kết nối hệ thống kinh tế của Hoa Kiều và đại lục trên khắp thế giới. Mạng lưới này chi phối các dòng kinh tế ngầm có thể đào rỗng ngoại tệ của Trung Quốc theo một cách mà PBOC không thể kiểm soát"
"Bất kể câu chuyện diễn ra theo kịch bản nào, thì vụ nổ Thiên Tân, mà mức độ hủy diệt của nó được so với một đơn vị vũ khí hạt nhân loại nhỏ dường như đang báo hiệu một thập kỷ suy tàn của Trung Quốc: Suy thoái kinh tế đi kèm với bạo lực và bắn giết.
Những quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, lại càng phải cảnh giác hơn vì truyền thống xuất khẩu khủng hoảng của Trung Quốc. Chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không dừng ở việc xuất khẩu các khó khăn kinh tế sang các nền kinh tế xung quanh, khi bạo lực lan tràn trong nội địa, Trung Quốc sẽ xuất khẩu thêm cả bạo lực như một giải pháp cai trị vốn đã thâm căn cố đế trong mọi triều đại của cái đế quốc hung hăng ấy."
Có vẻ tất cả những nhận định trên giờ đều đang được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh.
Cũng trong bài viết đó, anh có ý kiến hoàn toàn khác với các chuyên gia kinh tế lúc đó là Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh và một số người khác, khi các vị chuyên gia này nêu ý kiến Việt Nam cần phá giá nhanh, mạnh, thậm chí gấp đôi VND để tăng mạnh sức cạnh tranh xuất khẩu. Một lần nữa, thực trạng TQ lại đang kiểm nghiệm cho nhận định mà anh đã nêu ra. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tiền mất giá mạnh khiến cơn điên loạn rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và đổ vào vàng lẫn ngoại tệ mạnh để dự phòng hỗn loạn? Nó chỉ có một kết cục duy nhất: SỤP ĐỔ.
Quan sát thực tiễn, quả thật luôn có thể tìm ra những bài học thú vị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét