Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Kẻ thắng lấy đi tất cả, vậy còn người thua?


Ông Tập Cận Bình là người đầu tiên chúc mừng Ông Nguyễn Phú Trọng tái cử

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thành công tốt đẹp, như lời tuyên bố của tân Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa đã phân định rõ kẻ thắng người thua trong cuộc sắp xếp quyền lực lần thứ 12 trong lịch sử ĐCS, và cũng đánh dấu 71 năm kể từ khi ĐCS bắt đầu chấp chính quyền lực trong lịch sử Việt Nam. Nếu 71 năm qua là 71 năm ngự trị của ĐCS, nó cũng là 71 năm Việt Nam chìm ngập trong chiến tranh và đói nghèo. Năm 1975 chiến tranh Nam Bắc kết thúc và quyền thống trị của ĐCS được thiết lập trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tính đến nay đã 41 năm. Nếu tính từ vụ chạm súng cuối cùng về chủ quyền năm 1988 (Khi Trung Quốc nổ súng bắn đắm 3 tàu Hải Quân, giết hại 64 thủy binh và chiếm 6 đảo đá của Việt Nam ở Trường Sa), thì đến nay Việt Nam đã sống trong hòa bình được ngót 30 năm. Trong toàn bộ quãng thời gian ấy, kẻ thắng duy nhất ở Việt Nam là Đảng Cộng Sản, với quyền cai trị được họ ghi vào điều 4 hiến pháp như một quyền thiên nhiên, còn người thua là Việt Nam khi đất nước chìm sâu vào vòng xoáy tụt hậu, tham nhũng và nghèo nàn, chủ quyền bị đe dọa nặng trong bối cảnh các nước xung quanh bứt phá mạnh mẽ và kẻ xâm lược là Trung Quốc thì ngày một hùng mạnh. (Tham khảo https://www.facebook.com/Langlanhtu...)
Về phương diện cá nhân, ông Nguyễn Phú Trọng đã giành chiến thắng khi được bầu làm Tổng Bí Thư cho nhiệm kỳ liên tiếp thứ hai của ông. Vì là kẻ chiến thắng, nên những làn gió xung quanh ông nhanh chóng đổi chiều. Hệ thống tuyên huấn, báo chí và dư luận viên nằm dưới quyền kiểm soát và trả lương của ĐCS nhanh chóng phủ kín ông trong một lớp hào quang. Về mặt lý thuyết, với 4,5 tr đảng viên, đội ngũ tuyên huấn có không dưới vài triệu người. Họ rất đông, nhưng họ đã ca ngợi ông Trọng như thế nào, và người Việt Nam có thể trông chờ gì thêm nữa vào Đảng Cộng Sản?
“The winner take it all” - Kẻ thắng lấy đi tất cả, bao gồm cả sự thật và lịch sử. Điều trớ trêu đó khiến người Việt Nam hiện nay, dù có tỷ lệ biết đọc biết viết khá cao nhưng lại chẳng mấy am hiểu về sự thật lịch sử cận - hiện đại về chính đất nước mình trong suốt 70 năm qua. Nó bị bóp méo đáng kinh ngạc bởi một đội ngũ tuyên huấn và tuyên truyền viên đông đảo. Chỉ khoảng 10 năm gần đây, khi mạng Internet ngày một phát triển, cung cấp cho người dân một kênh thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của Đảng Cộng Sản, các sự thật mới dần được phơi bày, hé lộ và chia sẻ rộng rãi. Người ta biết được rằng, không giống như sách giáo khoa sỉ vả triều Nguyễn là triều đại phong kiến cõng rắn cắn gà nhà, năm 1820 thời vua Minh Mạng Việt Nam từng là cường quốc dẫn đầu khu vực, sức mạnh kinh tế bằng cả Myanmar và Phillipin cộng lại và gấp rưỡi Thái Lan. Thu nhập bình quân đầu người ngang mức bình quân thế giới. (http://www.ggdc.net/maddison/maddison-project/abstract.htm… ) Người ta biết rõ hơn là ngày nay, sau 62 năm cai trị của ĐCS ở miền Bắc (từ 1954), sau 41 năm cai trị của ĐCS trên toàn quốc (từ 1975), sau 30 năm kể từ khi vụ chạm súng cuối cùng về chủ quyền kết thúc trong thất bại (Trường Sa 1988), Việt Nam đang xếp hạng rất xa sau Philipin, Thái Lan, thu nhập chỉ còn 1/5 mức trung bình thế giới và chủ quyền thì đang bị uy hiếp nặng nề. Đảng Cộng Sản chẳng đem lại gì cho Việt Nam ngoài một nền kinh tế lún sâu trong gánh nặng nợ nần, mức độ tham nhũng thuộc hàng sừng sỏ trên thế giới (hạng 114 về chỉ số minh bạch) và một nền chính trị mà người dân không có cơ may nào được chọn ra người lãnh đạo cho mình. (https://www.facebook.com/notes/lang-anh/t%C6%B0%C6%A1ng-lai-n%C3%A0o-cho-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-nay/10203873974289815 ) Thế nhưng, kẻ thắng lại đang nói rất nhiều về nền dân chủ.
Trong hào quang chiến thắng, ông Trọng tổ chức họp báo và phát ngôn hỷ hả về khái niệm dân chủ theo kiến giải của ông ta (và cũng là của Đảng Cộng Sản):
“Phóng viên AFP: Xin hỏi, dưới sự tiếp tục lãnh đạo của Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, ông có nghĩ rằng Việt Nam sẽ trở thành một nước giàu mạnh hơn, dân chủ hơn không? Câu hỏi này mang tầm chiến lược xa quá. Bạn có hỏi dưới sự lãnh đạo của tôi, nhưng cá nhân tôi là một bộ phận của tập thể. Nguyên tắc của Đảng Cộng sản Việt Nam là tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, chứ không thể là cá nhân độc đoán chuyên quyền. Nhưng đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân, chứ nếu không làm hay, làm tốt có kết quả thì vơ vào thành công lao của cá nhân mình, làm không tốt thì đổ tại tập thể và không quy được trách nhiệm cho ai. Như thế cũng là dở. Cái hay của chúng ta là tập thể lãnh đạo nhưng cá nhân phụ trách, phát huy vai trò của người đứng đầu, nhưng phát huy dân chủ. Một số nước cứ nhân danh là dân chủ, nhưng cá nhân quyết định, thế thì ai dân chủ hơn ai?”
Và khái niệm của ông về ứng dụng bình đẳng giới kết hợp dận chủ:
“Chưa bao giờ trong Bộ Chính trị có tới 3 nữ ủy viên. Khóa trước có một, sau giữa kỳ bổ sung một. Lần này có thêm đồng chí Trương Thị Mai, danh sách công khai rồi. Có đồng chí cán bộ dân tộc trong BCH Trung ương cũng có. Tôi đi nước ngoài người ta cứ hỏi tôi về dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới. Hôm trước đi Mỹ tôi đề nghị đồng chí Tòng Thị Phóng đi, và tiếp xúc với bà con Việt kiều. Tôi bảo đấy bà con xem có oai vệ không? Đàng hoàng ngang ngửa ra quốc tế đấy chứ. Vừa nữ, vừa dân tộc.”
Ông Trọng, người có chuyên môn chuyên ngành là tiến sỹ Xây Dựng Đảng, có lẽ đã có phát kiến của riêng ông ta về định nghĩa dân chủ. Nếu thế giới hiểu đơn giản “Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, thể chế dân chủ là thể chế cho phép người dân tham gia vào chính trị và chọn lựa lên người đại diện cho mình để thực hiện ý chí của mình”. Quan niệm của ông Trọng thì dân chủ chỉ là dân chủ giữa các đồng chí của ông ta trong đảng, và nó chẳng dính dáng gì đến ý chí của người dân. Có thể hiểu tại sao Việt Nam lại tụt hậu và chìm sâu trong đói nghèo. Làm sao có thể hy vọng vào một thể chế cai trị sẽ hành động ưu tiên vì quyền lợi quốc gia khi người dân không có cơ hội nào để lựa chọn những người sẽ đại diện mình? Đảng cho ông Trọng và các đồng chí của ông ta quyền cai trị, và do đó, tất nhiên ưu tiên cao nhất của ông ta sẽ là bảo vệ thứ đã cho ông ta điều đó, lợi ích đất nước nào có chỗ lên tiếng ở đây??? Năng lực lý luận của ông Trọng khiến người ta buộc phải luôn nghĩ đến biệt danh người dân đã gán cho ông ta, và không khỏi ngậm ngùi khi nghĩ đến bài tranh luận nổi tiếng của một nhà báo với ông Trọng ba năm về trước: https://www.facebook.com/Langlanhtu...
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, một ông cụ lụ khụ 72 tuổi, sẽ tiếp tục nắm quyền đến năm 77 tuổi ở vị trí đứng đầu hệ thống chính trị Việt Nam. Ông ta đã tham gia Bộ Chính Trị, cơ quan quyền lực tối cao tính đến nay là khóa thứ 5 liên tiếp. Ông ấy đã chứng minh bằng thực tế năng lực nối trội duy nhất của mình là giáo điều và bảo thủ. Liệu có gì hy vọng ông ta sẽ là người đem lại đổi mới trong bối cảnh Việt Nam đang đứng bên bờ vực?
Ông Trọng dựng lên bộ khung quyền lực mới với một Bộ Chính Trị gồm 19 người, tăng thêm 3 so với khóa trước. Đội tuyên huấn ca ngợi rằng ông ta đang làm mới bộ máy lãnh đạo, bổ sung nhân sự mới đông hơn khóa trước. Nhưng quan sát kỹ hơn thì thấy trong số đó ông ta bổ sung thêm 4 tướng công an, nghĩa là tăng thêm số lượng an ninh và giảm bớt số người kỹ trị dân sự. Đất nước cần người quản lý về kinh tế còn ông ta thì tăng thêm công an. Về kinh tế, ông Trọng chọn ông Nguyễn Xuân Phúc, một gương mặt tối như hũ nút vào vai trò thủ tướng với ẩn ý sâu xa. Chẳng khó để hình dung ông Trọng sẽ ưu tiên điều gì. Đổi mới hay là ổn định (kìm kẹp) chính trị?
Tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông mang gương mặt đại diện cho những phẩm chất tốt điển hình của chính trường Việt Nam.
Thứ duy nhất mà đội ngũ tuyên huấn nói có vẻ đúng về ông Trọng là sự liêm khiết. Không ai nghe nói gì về con cái ông Trọng trong các vụ áp phe hoặc tin đồn về tài sản. Điều đó khiến nhiều người thuộc trường phái dân chủ cũng ít nhiều hy vọng về ông, cho rằng ông ta sẽ là người đi đầu dẹp loạn về tham nhũng. Nhưng vấn đề là ông Trọng sẽ chống tham nhũng bằng cách nào? Tham nhũng ở Việt Nam bắt rễ từ lỗi hệ thống về quyền lực độc tài và nạn lạm dụng quyền lực. Không kiểm soát được quyền lực độc tài thì làm sao kiểm soát được lạm dụng quyền lực. Vậy thì chống tham nhũng từ đâu khi lỗi hệ thống không được sửa? Một câu chuyện quả là khôi hài cho hy vọng về một tấm gương đấu tranh tham nhũng. Chưa nói đến việc là một tín đồ trung thành bảo vệ quyền lực độc tài của Đảng, cứ cho là ông Trọng muốn chống tham nhũng đi, nhưng cái ý muốn đó có khác gì húc đầu vào đá nếu không bắt đầu bằng chính việc xóa bỏ quyền lực độc tài của Đảng và để xã hội dân sự thực hiện sứ mệnh của mình? Niềm hy vọng khôi hài và cũng ảo tưởng giống khái niệm về chủ nghĩa xã hội vậy.
Với Đảng Cộng Sản, người Việt Nam đã trả giá nhiều thập niên trong tụt hậu và đói nghèo. Hiện trạng ngày nay là một xã hội đội sổ về tự do báo chí, tham nhũng ngập đầu, nợ công tăng khủng khiếp so với năng lực trả nợ, ngân sách thâm thủng triền miên và nền kinh tế tư nhân rất yếu ớt. Có vô số cơ hội đã trôi theo dòng nước với Đảng Cộng Sản trong những năm qua, liệu người Việt Nam có còn cơ hội để mà hy vọng nữa không, khi chỉ 9 năm nữa thôi kỷ nguyên dân số vàng chấm dứt, số người già trong xã hội sẽ tăng rất nhanh, và đất nước nặng gánh với tuổi già, trong lúc chưa giàu?
Và trên biển, bảy căn cứ nổi khổng lồ của TQ đã thành hình, công nhân TQ định cư ngày càng đông và ngày càng sâu trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Tàu cá và chiến hạm TQ ngày một áp sát lãnh hải Việt Nam. Không khó để hình dung ra tương lai sẽ là gì khi quốc gia yếu ớt.
Ông Trọng có lẽ là người tốt, một người liêm khiết, giống như rất nhiều Đảng viên cộng sản thập niên 1960. Và lịch sử thì đã chứng minh họ dẫn đất nước tới đâu, thịnh vượng hay đói nghèo, văn minh hay lạc hậu.
P/S:  Năm 2016, một ông cụ 71 tuổi khác ở Đông Nam Á là Tổng Thống Theinsein của Myanmar, vui mừng loan báo về việc đất nước ông đã kết thúc kỷ nguyên độc tài sau 5 thập kỷ đứng bên lề nền dân chủ. Ông ta vui mừng rằng đó là thành tựu chung của toàn bộ đất nước và người dân Myanmar, và quá trình chuyển giao quyền lực đang vô cùng thuận lợi. Chắc hẳn rằng nếu quyền lực là thứ mà ông Theinsein muốn có thêm, ông ta dư sức nhốt bà Aun Sang Suu Kye thêm một hai thập niên và ngồi thêm ít nhất một nhiệm kỳ tổng thống. Giống như tiền bạc, quyền lực là một thứ gây nghiện, và nó có sức mê hoặc còn lớn hơn tiền bạc nhiều lần. Myanmar đang chào đón vầng hừng đông mới của mình năm 2016, còn người Việt Nam?

Và một lần nữa, như một phép thử cho khát vọng vươn tới quyền làm chủ. Đề nghị những ai quan tâm hãy đọc và chia sẻ điều này:

Nhà triết học vĩ đại Plato từng nói điều này: "Một trong những sự trừng phạt cho việc từ chối tham gia vào các vấn đề chính trị là quý vị sẽ đi tới một kết cục bị cai trị bởi những kẻ hạ đẳng hơn mình". Điều đó thì người Việt Nam đang thấm thía hơn ai hết, do đó anh đề nghị tất cả những ai đọc và đồng ý với điều này, hãy ký và share đường link này đến những người khác: https://www.change.org/p/petitioning-for-international-supp…
Một lần nữa, nếu các bạn đồng ý thì hãy ký và hãy share, chẳng có gì tội lỗi hay vi phạm luật pháp gì ở đây. Nếu bạn chưa đồng ý và thấy quan tâm, cũng hãy share, để người khác có thể cùng thấy và góp ý cho bài viết hoặc cho bạn. Đạt đến 100 nghìn chữ ký hay không không phải là mục tiêu. Chúng ta chẳng cần quan tâm lắm đến ý kiến mang tính ngoại giao dù có hay không từ một nước khác. Nhưng vấn đề là hãy quan tâm đến chuyện này, hãy chia sẻ và nói về câu chuyện này. Nhiều người trong các bạn có sự tự do và có thể đi đến một miền đất khác. Nhưng gia đình, bạn bè và họ hàng các bạn thì không. Họ chỉ có duy nhất một quốc gia, một quê hương, một lựa chọn duy nhất. Họ cần có cơ hội. Họ cần có hy vọng. Hãy cho họ điều đó.

Và nếu những phân tích bên trên khiến nhiều người ngã lòng, các bạn hãy chú ý thực trạng này: Đất nước 92 triệu dân, chỉ có 4,5 tr đảng viên đảng cộng sản. Dân số dưới 35 tuổi chiếm đến 60%, số người dùng mạng internet, và các mạng xã hội lên tới 34 triệu người. Trong 20 năm qua có khoảng 500 nghìn lượt du học sinh ra nước ngoài. Số người Việt và gốc Việt ở nước ngoài lên tới 5 tr người. Anh không tin đất nước này không có tương lai, nhưng ý thức trong mỗi người cần được thức tỉnh.
Vậy Việt Nam có thể thay đổi không? Tất nhiên là có? Liệu nó có thể thay đổi trong hòa bình không? Tất nhiên là có. Vấn đề là nhận thức của người dân về quyền của mình phải đủ mạnh. Họ phải đủ hiểu chính họ đang lao động nuôi sống gia đình họ, cho con cái họ học hành và đang đóng thuế nuôi sống chế độ này và nuôi sống cả Đảng Cộng Sản. Họ có quyền đòi hỏi, gây áp lực để chế độ và Đảng phải thay đổi để đáp ứng quyền lợi người dân cũng như đất nước. Càng nhiều người ý thức được điều này, càng nhiều người sẵn sàng đấu tranh hòa bình vì lợi ích xã hội, ngày thay đổi sẽ càng gần. Ngày mà đất nước tiến tới văn minh do đó cũng càng gần.

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Sign for Future!


Theo luật pháp Mỹ, nhà trắng sẽ buộc phải ra một văn bản phản hồi cho bất cứ một đề nghị nào gửi đến họ từ bất kỳ đâu, nếu đề nghị đó có đủ 100 nghìn chữ ký, bất kể người ký là công dân đất nước nào. Thỉnh nguyện thư trên do một người viết đề nghị quốc tế hỗ trợ để việc bầu cử tự do có thể diễn ra ở Việt Nam. Tất nhiên, dù chính quyền Mỹ có ra văn bản rằng họ khuyến khích điều đó thì cũng chẳng thay đổi gì được ở đất nước này. Cái duy nhất thay đổi ở đây là mỗi người đã ký vào thỉnh nguyện thư này. Nó cho thấy người đó muốn có sự thay đổi, muốn có quyền tham gia vào việc quyết định vận mệnh quốc gia.
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta muốn thịnh vượng, chúng ta không muốn lật đổ ai hay cái gì nhưng chúng ta muốn có quyền bầu lên những người đứng đầu quốc gia một cách trực tiếp, vì họ đang tiêu từng đồng thuế từ túi chúng ta.
Nhà triết học vĩ đại Plato từng nói điều này: "Một trong những sự trừng phạt cho việc từ chối tham gia vào các vấn đề chính trị là quý vị sẽ đi tới một kết cục bị cai trị bởi những kẻ hạ đẳng hơn mình". Điều đó thì người Việt Nam đang thấm thía hơn ai hết, do đó anh đề nghị tất cả những ai đọc và đồng ý với điều này, hãy ký và share đường link này đến những người khác: https://www.change.org/p/petitioning-for-international-supp…
We, the Vietnamese-American Citizens, as well as other Vietnamese Expatriates around the world, and all our fellow Countrymen from Vietnam, a country with more than 90 millions Citizens--whom are still being Ruled by one of the only Four Communist Regimes left on Earth--sincerely and desperately asking you to take a closer look at the current developements in Vietnam: the 12th Commucist Party Congress, the Newly Elected Politburo Central Committe, the Power Struggle, the Ideology Rift, the Disappointed Elite Members [who were prohibited from running or being nominated for Re-Election, based on recentl Rule, 244, which was created specific to do just that: preventing others from becoming candidates for the four most powerful positions of the land], and the Neglected/suppressed Population [who was neither allowed to have any input, nor be informed of what was happening, in the event that was supposed to be an Election--elected by them]. Then, like us, hopefully, you would also see that the Timing is Right, and the Situation is Ready for Vietnam to initiate and launch its first ever Democratic Election for its People. We think the "Candidates" are ready; the People are ready; and the Political Atmosphere is also ready to ignite a Change. The only pieces of the Puzzle we think that are still missing are: International Awareness, Moral Supports, and Logistic Provisions--including International Guidance & Supervision. Please listen to our plea, and help us make this Historical event come true. Thank you for your time and consideration.
P/S: Xã hội Công An Trị bắt đầu, quyền lực công an sẽ tăng rất nhanh. CSGT giờ có quyền dừng xe công dân tuỳ ý không cần lý do : http://vnexpress.net/…/quyen-cua-canh-sat-giao-thong-theo-q…

Tuyết lạnh!

Kỳ Sơn, Nghệ An,
Tuyết lần đầu rơi trong 100 năm
Ba Vì - Đất cũ của Sơn Thánh Tản Viên cũng ngập chìm trong tuyết.
Tuyết phủ kín phía bắc, lan sâu đến Thanh Hoá, Nghệ An theo đường cũ phá long mạch của Cao Biền.
Tuyết cũng lạnh như lòng người...

Kết thúc!!!



Kết thúc!
Chúc mừng anh Trọng, anh Quang, anh Phúc và chia buồn với vận mệnh Việt Nam.
Mùa đông năm nay lạnh kéo dài.
Mọi việc đành phó cho mệnh trời.........
----------------------------------------
Đây là lý do thực sự anh muốn Dũng cầm quyền. Nhưng thôi, âu cũng là ý trời:
Xã hội Việt Nam gần như không có hy vọng vào một nền độc tài minh bạch và ái quốc. Đơn giản là thể chế và chính quyền hiện nay đã bị phá nát bởi nạn tham nhũng. Bất cứ ai gia nhập guồng máy ấy cũng phải chạy theo quỹ đạo chung hoặc là bị nghiền nát. Cơ hội duy nhất để Việt Nam có một nền độc tài ngay thẳng và ái quốc là những năm 1986, khi đó bộ máy chưa băng hoại, nay thì không còn cơ hội nào hết. Phải nhìn thấu và phải hiểu thực tế.
Sở dĩ anh Lãng cho rằng ông Dũng nắm quyền tốt hơn ông Trọng, vì đơn giản thế này:
1. Mười năm cầm quyền của ông Dũng, chính phủ ngày một suy yếu. Sự kiểm soát của nó đối với xã hội, với nền kinh tế và cả văn hoá ngày một yếu. Một chính phủ yếu có lợi cho xã hội dân sự phát triển trong một nền tảng độc tài. Đó là nguyên nhân thứ nhất.
2. Mười năm ông Dũng cầm quyền, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nền kinh tế xáo trộn mạnh, nhìn từ bề ngoài thì nó yếu đi, nhưng ở một khía cạnh khác thì cũng 10 năm đó mức tích tụ tư bản xã hội nằm ngoài kiểm soát của chính quyền tăng rất mạnh. Có con số minh chứng, ít nhất 50 tỷ usd vàng được nhập ròng về Việt Nam đang nằm trong tay người dân chứ không trong két chính phủ. Cái đó sẽ là nền tảng tốt cho đầu tư tư nhân giai đoạn sau này. Đây là nguyên nhân thứ hai.
3. Mức độ giao lưu về phía phương tây trong 10 năm ông Dũng cầm quyền tăng rất mạnh. U40 ngày nay chỉ nói về Mỹ, Nhật, EU, không ai còn nhắc về TQ. Bản thân ông Dũng thông gia với Việt Kiều Mỹ cũng cho thấy sự cởi mở của ông ta. Không quan chức cộng sản nào khác đã dám làm thế, thậm chí là đến tận bây giờ.
4. Từ cách dùng người và lối giáo điều của ông Trọng, nếu nắm quyền chắc chắn ông ta sẽ siết tự do kinh tế và đẩy mạnh công an trị. Không khó hình dung ông ta sẽ cố noi gương Tập Cận Bình, thanh trừng nội bộ để thâu tóm quyền lực và được tiếng minh quân. Nhưng Tập Cận Bình sẽ đem lại gì cho dân TQ nào? Chính quyền độc tài được củng cố và sẽ kéo dài hơi tồn tại thêm 1, 2 thập niên.
5. Và đây là điều cuối cùng khiến anh Lãng sốt ruột. Việt Nam từng có vô số cơ hội bị chế độ cộng sản phung phí, nhưng cơ hội không phải là vô biên. Kỷ nguyên dân số vàng co kéo lắm cũng chỉ đến 2025 là hết. Còn có 9 năm để thoát bẫy thu nhập TB thấp, để hoặc phát triển hoặc là tụt hậu mãi mãi khi xã hội nặng gánh dần với số người già, mà chưa giàu. Thêm nữa, trong vòng 5 năm, phân chia thế lực Mỹ Trung trong khu vực sẽ an bài, dù bên nào chiếm lợi cũng không còn cơ hội thuận lợi quốc tế để tranh thủ như hiện nay cho Việt Nam.
Ông Dũng cầm quyền, Việt Nam có nhiều cơ hội chuyển biến hoà bình, dù ông ta không muốn vậy.
Lịch sử Việt Nam, vốn đã chẳng có mấy chương được hoà bình......

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?

Hiểm tử cầu sinh? Hay ván bài cuối của ông Nguyễn Tấn Dũng?
Ông Nguyễn Xuân Phúc, một gương mặt điển hình của chính trường Việt Nam


"Hiểm tử cầu sinh" là đặt mình vào thế chết để mưu cầu đường sống!

Binh pháp cổ có một kế hiểm, khi quân ở thế yếu, tướng cầm quân dùng đến kế hãn hữu này để mưu cầu sinh tồn trong tình huống ngặt nghèo. Khi yếu thế hơn địch mà dùng mọi biện pháp vẫn không cải thiện được tương quan thế lực hai bên, người cầm quân dùng đến kế này sẽ tìm cách đặt ba quân vào tình thế gần như chết chắc, giờ khắc sinh tử, tướng xung trận quay lại nói lời khẳng khái với tướng sỹ: "Phía sau không còn đường lùi, ai muốn sống thì theo ta". Đội quân ôm lòng chết mà cầu thắng ấy có thể đảo ngược thế cờ, cầu sinh tồn trong hiểm tử.

Cho đến giờ chỉ những bậc dụng binh đại tài mới có thể áp dụng kế này. Nó là một con dao hai lưỡi. Khi đặt ba quân vào chỗ chết, nó có thể kích thích ý chí sinh tồn khiến thế trận lật ngược, nhưng cũng có thể khiến quân tâm tan tác lo tháo chạy hoặc quy hàng, từ đó mà kế không còn là "hiểm tử" nữa mà biến thành "tất tử" (chắc chết). Truyện Tam Quốc có chép về kế này một lần khi Khổng Minh so tài với Tào Tháo. Thế mạnh, Tháo dẫn quân đánh ồ ạt, Khổng Minh dẫn lính quay đít về bến sông mà chạy. Gần đến bến sông, Khổng Minh đã bí mật cho thân tín đốt cầu phao, lúc nguy cấp gào lớn với ba quân: "Đằng nào cũng chết, quay lại đánh thì còn cơ hội sống". Lính Thục nghiến răng quay giáo lăn xả vào đánh khiến quân Tào đang thế thắng thành thua tan tác. Và trước đó, thời Hán Sở tranh hùng cũng chỉ còn có "quân thần" Hàn Tín là dùng được  kế này trong trận "Bối Thuỷ" nức tiếng một đời.

Ông Nguyễn Tấn Dũng phải chăng đang dùng đến kế này trong ván bài quyền lực với đối thủ một mất một còn Nguyễn Phú Trọng?

Từ cuối 2013, thế lực trong Bộ Chính Trị dần nghiêng về quyền kiểm soát của ông Nguyễn Phú Trọng. Thông lệ 11 lần Đại hội đảng quá khứ, "Tứ trụ" luôn là giàn xếp của riêng Bộ Chính Trị, đưa ra các phiên hội nghị trù bị chỉ là để xác nhận sự giàn xếp này, và danh sách cầm quyền khoá tới luôn đúng theo sắp xếp của Bộ Chính Trị khoá trước. Rõ ràng ông Dũng nhận thấy, theo lề lối truyền thống, ông ta chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Ông ta chủ động xin rút không tái cử tại Bộ Chính Trị, vì dù có ứng cử, BCT dưới sự kiểm soát của ông Trọng cũng sẽ loại ông ta. Để con đường của ông Dũng thêm bế tắc, ông Trọng nặn ra cái nghị quyết 244 nhằm giảm tối thiểu cửa tái cử cho đối thủ của mình. Cuộc đấu quyền lực chuyển sang các màn sắp xếp ở các hội nghị trù bị của Ban chấp hành Trung Ương đảng khoá 11, nơi người ta tin rằng ông Dũng có thế lực trội hơn, do nó đã hơn một lần cứu ông ta trong quá khứ. Các phiên họp được giữ kín như bưng, thậm chí đến hội nghị 14 chỉ 1 tuần trước khi đại hội 12 khai mạc chính thức, người Việt Nam chỉ biết đến những lời đồn đoán. Thậm chí phải sau ngày 20/01/2016, khi Đại hội đảng 12 chính thức họp mấy ngày, các thông tin được tiết lộ có chủ ý bởi các phe phái mới hé lộ rằng thậm chí ông Dũng đã xin rút nốt không ứng cử tại hội nghị trù bị 14 của Ban chấp hành TƯ đảng khoá 11. Sau nhiều lần bỏ phiếu quyết liệt, hội nghị này đã đồng ý loại ông Dũng ra khỏi danh sách giới thiệu tái cử cho Đại hội 12. Đến lúc này, ông Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh của mình gần như đã bị đặt vào "cửa tử". Chính trị vốn là một trò quyền lực mà lòng trung thành vốn luôn là thứ hàng xa xỉ, ông Dũng cũng đối mặt nguy cơ phe ông ta trở cờ sang đối phương trước thế thua tan tác.  Khả năng thất bại của ông chắc chắn đến mức tuyệt đại đa số các nhận định cả trong và ngoài nước đều thống nhất rằng ông ta đã thua.

Trên chính trường đại hội 11, ông Dũng thua. Nhưng những diễn biến tiếp sau lại cho thấy hướng gió dần đổi khác. Lần lượt các yếu kém của ông Trọng, người đang nắm lợi thế bị đem ra mổ xẻ, khiến ông ta tổn hại nặng uy tín trước người dân. Mọi cuộc bỏ phiếu tự phát do các mạng xã hội tổ chức đều ghi nhận con số phiếu thấp kỷ lục của ông Trọng. Nếu ĐCS đang duy trì quyền lực cưỡng bách nhờ điều 4 hiến pháp, tính chính danh của nó chỉ có thể còn với khẩu hiệu mị dân: "Đảng luôn làm theo ý dân". Và rõ ràng các đồng chí của ông Trọng nhận thấy một sự thật, nếu bầu cho ông Trọng, thì áp lực xã hội đối với tính chính danh của Đảng vô cùng nặng nề. Nó ảnh hưởng đến quyền cai trị của họ, và vì lợi ích của chính mình, có lẽ họ nên nghe ngóng?

Cũng lúc này, trời giúp ông Dũng. Cụ rùa Hồ Gươm chết chỉ một ngày trước đại hội 12 khai mạc, khi phe ông Trọng đang giành mọi lợi thế. Vài ngày sau, thời tiết rét bất thường, Hà Nội xuống 6 oC lần đầu sau 39 năm, mưa tuyết ở nhiều nơi. Ở một nước Á Đông, nơi các tay cộng sản giàu tú hụ luôn ưa cúng bái và người dân tin vào quỷ thần, thì những điềm xấu nói trên không hề tốt cho phe thắng thế. Người ta tin rằng ông Trọng cầm quyền tiếp, dường như đi ngược ý trời.

Ông Dũng tự đặt mình vào thế tất bại sau hội nghị TƯ 14. Trong vòng một tuần, mọi bức xúc xã hội đều chĩa về ông Trọng và phe cánh. Người ta nhận thấy chính ông Trọng mới là một tay tham quyền số 1. Ông ta nhiều tuổi nhất, đã 72 tuổi, nhưng trong lúc toàn bộ Thủ tướng, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội đều trẻ hơn ông ta xin rút (Dũng 67, Sang 67, Hùng 70) thì ông Trọng là người duy nhất tái cử dù khẩu hiệu đề ra là tạo điều kiện cho lớp kế cận trẻ. Điều đó khiến hình ảnh ông Trọng trở lên lố bịch. Người ta cũng phát hiện ra, đã năm năm ở ghế TBT nhưng ông Trọng không làm được gì để cải cách Đảng, do đó, có vẻ chính ông ta là người có nhiệm kỳ tồi nhất chứ không phải ông Dũng, người vừa ghi điểm với tốc độ tăng GDP 6,68% năm 2015. Bên cạnh đó, dàn ứng viên mà ông Trọng sắp xếp, gồm Trần Đại Quang vào ghế chủ tịch, Nguyễn Xuân Phúc vào ghế Thủ tướng và bà Kim Ngân vào ghế chủ tịch quốc hội càng gây bất lợi cho ông Trọng. Duy nhất có bà Kim Ngân, dường như nhận được sự ủng hộ của mọi phe phái cho ghế chủ tịch quốc hội. Việc ông Trọng cài cắm để một viên tướng công an nắm quyền chủ tịch nước khiến toàn dân ghê sợ viễn cảnh "Công An Trị" sẽ đè nặng lên đất nước, nhất là khi ngành công an liên tục được trọng dụng, và một viên tướng công an khác là ông Chung mới được đưa lên ghế chủ tịch Hà Nội. Trong những năm qua, trong mắt người dân, quyền lực độc tài mà ngành công an có đang biến nó thành cái ổ tham nhũng nhức nhối, gây ra nhiều vụ án oan, nhiều vụ nhục hình và nhiều cái chết do bức cung. Không ai mong chờ một tương lai mà xã hội biến thành "Công An Trị", với súng, nhà tù và quyền lực bị lạm dụng. Chọn ông Trần Đại Quang, ông Trọng muốn dựa vào phe an ninh, nhưng cũng đồng thời tự làm hại hình ảnh của mình. Điều khó hiểu nhất là ông Trọng chọn ông Nguyễn Xuân Phúc vào ghế thủ tướng. Gương mặt của ông Phúc, bi đát thay luôn phản lại ông ta. Dù khi ông Phúc cười hay nghiêm nghị, nó cũng gợi lên nét điển hình của một tay gian tham và lừa thày phản bạn. Việc con cái ông ta bị khui ra sở hữu hàng loạt tài sản lớn, và cả việc ông ta trở cờ đá hậu thủ trưởng cũ là ông Nguyễn Tấn Dũng càng khiến hình ảnh ấy được khắc họa rõ nét. Không có ai muốn một gã gian tham lộ hết lên mặt làm thủ tướng điều hành quốc gia. Ông Phúc, có lẽ là lựa chọn tồi nhất của ông Trọng. Với những lựa chọn như vậy, gánh hát của ông Trọng ngày càng mất điểm, và dư luận ngày càng hoài niệm về ông Dũng cũng như những tay kỹ trị rất giỏi của ông ta, như ông Bùi Quang Vinh, Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Đức Đam, Phạm Bình Minh...

Ngày 24/01/2016 trước thế thắng lộ rõ về phía ông Trọng, đại hội 12 chuyển sang bàn về nhân sự. Cuối ngày, thông tin được tiết lộ: Ông Nguyễn Tấn Dũng được 35/68 đoàn tham gia họp đại hội 12 đề cử. Một tỷ lệ đề cử rất cao trong thế "tất bại" của ông ta.

Nếu quả thật ông Nguyễn Tấn Dũng đã dùng đến kế "Hiểm tử cầu sinh" mà có vẻ tình hình cho thấy dấu hiệu đó là thật thì ông ta quả là một người đại tài và xứng đáng đi tiếp trong canh bạc quyền lực kế tiếp.

Vài ngày nữa câu chuyện sẽ ngã ngũ và việc này ít nhiều sẽ quyết định chương tới của lịch sử Việt Nam sẽ được viết bằng mực thông thường hay bằng máu.

P/S thêm cái ảnh ông Phúc cho sinh động. Thật ra anh Lãng vẫn quý ông Phúc. Cái mặt ông lộ hết phẩm chất tốt mang tính điển hình của chính trường Việt Nam 

Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2016

70 năm bất động của Đảng Cộng Sản

Đất nước thay đổi, thế giới thay đổi, 70 năm bất động của Đảng cộng sản.
Bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch đầu tư tại Đại hội toàn quốc của ĐCS Việt Nam lần thứ 12, tựu trung lại ở mấy ý chính:
1. Trong quá khứ Việt Nam từng có quy mô dân số và kinh tế bằng cả Philipin và Myanmar cộng lại; Gấp 1,5 lần Thái Lan; thu nhập bình quân ngang mức trung bình của thế giới. Hiện nay, Việt Nam thua xa Thái Lan, Philipin, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 chỉ bằng 1/5 mức bình quân thế giới. -----> đừng đổ lỗi cho dân tộc nhược tiểu, cha ông chúng ta từng dẫn đầu khu vực về mọi mặt và ngang bằng thế giới.
2. Đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cũng đã có 40 năm hoà bình, thống nhất, trong đó có 30 năm đổi mới. Cũng chỉ trong 40 năm, Nhật, Hàn đã thành công xây dựng lại đất nước từ tro tàn chiến tranh và thành những cường quốc kinh tế thế giới --------> đừng ngụy biện về hậu quả chiến tranh, hãy nhìn thẳng sự thật về tài nang cai trị của ĐCS.
3. Đất nước và thế giới đang thay đổi, nhưng 70 năm qua, cơ cấu tổ chức và hoạt động của ĐCS không thay đổi. Nghị quyết Đại hội XI của ĐCS trang 99 ghi rõ phải đổi mới triệt để thể chế của ĐCS, lấy đó làm tiêu chí cao nhất đánh giá thành tựu đổi mới đất nước. Tuy nhiên sau 5 năm, thể chế kinh tế có nhiều cải cách còn thể chế chính trị thì vẫn hoàn toàn giữ nguyên (và vẫn như 70 năm qua) -------> Đảng cộng sản thực sự đang là tội đồ kìm hãm sự phát triển của đất nước.
4. Cơ hội của Việt Nam không phải là vô hạn. Kỷ nguyên dân số vàng chỉ đến năm 2020, tối đa là 2025 mà thôi ---------> còn có 9 năm vỏn vẹn. Liệu người Việt Nam có cơ hội thoát cái bẫy thu nhập Trung bình thấp với ĐCS??? Cá nhân anh thấy điều này khó ngang lên trời, trừ khi học theo con đường Myanmar. 
Có thể nói đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp phát biểu dữ dội và thẳng thắn như vậy tại đại hội Đảng. Cha ông chúng ta không tồi, Việt Nam từng là một cường quốc về mọi mặt. Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh nhưng cũng đã có tới 40 năm hoà bình, 30 năm đổi mới. Chỉ bằng ấy thời gian, Nhật Hàn dựng lại đất nước từ đống tro tàn chiến tranh thành những cường quốc. Đất nước và thế giới đã thay đổi, nhưng 70 năm qua thể chế chính trị ĐCS hầu như không thay đổi.
Ai, cái gì đang là lực cản đất nước? Thành tích cai trị của ĐCS thế nào? Tại sao một đất nước, một dân tộc từng cường thịnh hàng đầu khu vực mà giờ hèn yếu và chật vật trước nguy cơ bị thôn tính đến thế?
Đây là tài liệu chính thức tại ĐẠI HỘI ĐẢNG XII, chẳng còn gì để tranh luận hay bàn cãi vì nó thực ra mới chỉ nêu một phần về huy hoàng quá khứ. Dù đề cập đến, nhưng bài phát biểu này chưa nói rõ một sự thật: Đảng cộng sản cực kỳ khó thay đổi, sức ì của nó thâm căn cố đế, đã chứng minh qua lịch sử tồn tại 70 năm. Người Việt Nam do đó sẽ còn trả giá tương lai đất nước thêm bao nhiêu năm nữa???
P/S Bộ trưởng Bùi Quang Vinh là một tay kỹ trị nổi bật của Nguyễn Tấn Dũng trong nhiệm kỳ 2, cùng với Vũ Đức Đam và một số gương mặt khác tạo thành nội các khá sáng giá. Tuy nhiên, họ đang về hưu và thất sủng sau đại hội XII này.
Anh tin rằng bài phát biểu của ông Vinh là chuẩn bị của cá nhân ông ta. Ông Vinh là Bộ trưởng, Uỷ viên Trung Ương Đảng, ông ta được quyền phát biểu tại Đại hội đảng mà không qua kiểm duyệt. Bài phát biểu này cũng không hề xuất hiện trên chương trình thời sự 19h của VTV. 
Ông Vinh đề cập đến năm 1820 là triều đại của Đại đế Minh Mạng. Tất nhiên thời Pháp thuộc Việt Nam hoàn toàn không tồi, ông Vinh không đề cập đến, vì nếu không thì hóa ra ĐCS xúi dân đuổi Pháp làm gì?
Và đây là bài phát biểu của Lý Quang Diệu về những người cộng sản vào năm 1963. Người ta có thể hiểu tại sao Singapore ngày nay lại thịnh vượng đến vậy: 
Trong bài phát biểu này, lý gọi cộng sản là bọn ngu dốt, lừa bịp và xấu xa, là ác quỷ đối với nhân dân và đất nước. Lý nói cộng sản chỉ đưa đất nước đến suy tàn và tụt hậu và có trời mới biết họ làm gì trong bóng đêm. Thật cay đắng, Singapore là minh chứng tốt cho con đường của Lý Quang Diệu, còn Việt Nam là minh chứng tốt cho nhận xét cua ông ta về cộng sản.
https://m.youtube.com/watch?v=xuvP9cy50ys
Và đánh giá cuối cùng về ý nghĩa bài phát biểu của cá nhân ông Vinh: Mọi ý kiến đóng góp cho sự tiến bộ xã hội đều đáng quý. Ý kiến của ông Vinh rất đáng quý, vì ông ấy là đương kim bộ trưởng, ủy viên trung ương đảng, vị trí ấy khiến lời nói của ông ta được nhiều người lắng nghe, nó còn được phổ cập rộng trên cả báo chí chinh thống. Trong bối cảnh Việt Nam còn một đội tuyên huấn và dư luận viên ngu hơn bọn lợn, 92 triệu đồng bào vẫn còn nhiều người u mê thì ý kiến của ông Vinh nên coi là một cú hích đối với xã hội. Bên cạnh đó, anh nghĩ nó cũng sẽ có tác động nhất định với 1500 thành viên họp đại hội. Trong số đó cũng phải còn người chứ? Và biết đâu, lá phiếu của họ trong phiên nhân sự tới sẽ nghiêng về những gương mặt cải cách thay vì bọn lý luận Đảng 70 năm lù lù bất động ăn tàn phá hại tương lai quốc gia và để củng cố quyền cai trị của bọn chúng, đang nhăm nhe biến Việt Nam thành xã hội công an trị.

Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Từng có một nước Việt Nam khác thời thuộc địa không được ghi trong sách giáo khoa

Nhân có ý kiến của một bạn về sự vĩ đại của người Nga và về sự nhược tiểu của người Việt Nam. Anh Lãng có ý kiến trả lời và thấy rằng nó cũng đáng được copy riêng ra như một quan niệm độc lập:

Về cơ bản thì anh Lãng tôn trọng quyền phát biểu của bất cứ ai. Ý kiến nào cũng đều có quyền ngang nhau khi phát ngôn, khác biệt có chăng nằm ở nội hàm giá trị. Một số người Việt vẫn còn sống lạc trong quá khứ và chịu sự chi phối cảm xúc từ những quan niệm không còn hợp thời, dù tính đúng sai của những tình cảm ấy cũng là một chuyện cần bàn. Ví dụ những người từng phải dong thuyền vượt biên, chịu sóng gió, chịu cướp bóc, chịu hãm hiếp và chết chóc trên biển thì vĩnh viễn Nga, Tàu, Cộng sản là đại diện của quỷ satan. Còn những người từng sống thời tem phiếu xếp hàng với đồ viện trợ Nga thì đây vẫn luôn là một ông anh lớn. Nói chung, anh tôn trọng mọi ý kiến, nhưng để đảm bảo giá trị đúng sai, có hai vấn đề anh sẽ làm rõ. Thứ nhất, anh đồng ý rằng dân Nga vĩ đại theo cách của họ. Sự vĩ đại của người Nga cũng giống người Đức, người Pháp, người Anh hay thậm chí cả người Việt Nam. Bât cứ dân tộc nào nay còn góp mặt được trên bản đồ thế giới sau các thăng trầm lịch sử thì đều vĩ đại cả. Tuy nhiên nếu xét về các đóng góp cho nền văn minh nhân loại, các thành tựu khoa học, văn hóa, thống kê các giải noben, thì Nga chỉ ở mức trung bình, thua xa Đức và thua Mỹ tít tắp. Nếu xét các công trình khoa học tính trên sắc tộc, thì dân Do Thái là dân tộc vĩ đại nhất. Thứ hai, là anh không đồng ý với ý nghĩ Việt Nam là dân tộc nhược tiểu. Nhược tiểu có chăng, thì nằm trong suy nghĩ của những cá nhân cấu thành cái dân tộc ấy. Bất cứ dân tộc nào cũng có những giai đoạn huy hoàng và suy thoái. Vào lúc mà người Nga bị dày xéo dưới gót sắt Mông Cổ và mất độc lập tới 200 năm, thì Việt Nam 3 lần đánh tan tác các đạo quân của đế quốc Nguyên Mông khét tiếng(*). Nga từng nhiều lần bị dày xéo bởi người Balan, thậm chí là người Thụy Điển, còn Việt Nam không phải không có những lúc huy hoàng. Năm 1900, theo nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, GDP bình quân đầu người của Việt Nam (An Nam thuộc Pháp) bám sát Nhật Bản. Cũng vào năm 1900, công nhân Việt Nam và các kỹ sư Pháp, đủ khả năng để xây lên một cây cầu cực khó so với trình độ kỹ thuật thời bấy giờ, trên một con sông cực kỳ hung dữ vào mùa lũ vào lúc đó - Cầu Doumer, nay là cầu Long Biên, thuộc loại lớn nhất thế giới vào lúc nó được xây dựng. Năm 1938, kinh tế xứ An Nam đứng đầu Đông Nam Á, vượt xa Singapore, Miến Điện, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philipin, Đài Loan và cả Triều Tiên. Paul Doumer, người sau này thành Tổng Thống Pháp từng nhận xét người An Nam không có đối thủ trong khu vực, và gần như sánh ngang Nhật Bản. Vì vậy thưa với bạn, bạn nên rút lại lời nhận xét về sự nhược tiểu của dân tộc Việt Nam, vì đó là sự xỉ nhục cả với ông cha bạn và cả với con cháu bạn sau này.
Cùng dân tộc, cùng nguồn gen di truyền, người Nam Triều Tiên ngày nay ngẩng cao đầu trong danh sách những quốc gia dẫn đầu thế giới, còn người Bắc Triều Tiên chìm trong đói khát và ngu muội trong vầng hào quang của các lãnh tụ vĩ đại họ Kim. Nhược tiểu hay vĩ đại, nó không phải là một định đề bạn ạ.
Nước Nga ngày nay, về vai trò với Việt nam chỉ còn là một đối tác thương mại khiêm tốn. Nga bán cho Việt Nam vũ khí và sẵn sàng bán thứ tương tự cho bất cứ nước nào miễn là trả tiền tươi. Thậm chí, ngày nay Nga đang chào bán nhiều thứ hiện đại gấp bội cho Tàu, từ máy bay Su35, cho đến tàu ngầm API thế hệ mới. Vậy nên, việc yêu quý nước Nga thì không có gì sai nhưng sỉ nhục dân tộc mình là nhược tiểu, tự thân nó đã là một nỗi hổ thẹn.
P/S để tránh các tranh luận về số liệu kinh tế, do các con số phần lớn chỉ mang tính ước đoán do thời kỳ cách đây hơn 100 năm, vào lúc chưa có các chuẩn mực chung. Số liệu kinh tế và các nhận định so sánh giữa Việt Nam, Nhật, Hàn, Đài Loan giai đoạn 1900 - 1945 được lấy theo công trình nghiên cứu của Jean-Pascal Bassino, nguồn ở đây:
http://www.gio-o.com/NgoBac/NgoBacBassino4Nuoc.htm
(*) Chú thích: Anh thấy nhiều câu hỏi của nhiều bạn về 3 lần đánh quân Nguyên Mông của nhà Trần hồi thế kỷ 13. Bổ sung thông tin về câu chuyện này để chấm dứt tranh cãi về một vấn đề đã quá rõ ràng.
Cách đây 10 năm, anh từng đọc một khảo cứu lịch sử rất công phu của hai nhà nghiên cứu lịch sử người Việt Nam, Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm, sách tiêu đề là "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII". Trong tác phẩm nghiên cứu rất công phu này, hai tác giả đã bỏ công đối chiếu các bộ sử của Việt Nam, từ Đại Việt Sử Ký toàn thư và nhiều bộ sử khác do các tác giả Việt Nam viết sau này để tìm kiếm lại các dữ liệu lịch sử. Đặc biệt, các tác giả đã đối chiếu dữ liệu công phu với các bộ sử chính thức của Trung Quốc, gồm "Nguyên sử" (Bộ sử do các sử thần triều Nguyên Mông ghi lại chính thức", "Minh sử" để làm sáng tỏ các dữ kiện. Dù nhà Nguyên Mông là một triều đại xâm lược từ bên ngoài vào Trung Quốc, nhưng Nguyên Sử vẫn được coi là một bộ sử liệu chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ khố toàn thư" biên soạn dưới thời Càn Long nhà Thanh. Các dữ kiện lịch sử trong các bộ sử liệu của Trung Quốc do chính các sử gia thời bấy giờ đều xác nhận về các sự kiện mang quân sang đánh Việt Nam của triều Nguyên. Sự khác biệt duy nhất giữa sử Việt và sử Trung Quốc là phần ghi chép về "số lượng quân" mà nhà Nguyên mang sang đánh Việt Nam, thường sử Việt chép số lượng nhiều hơn còn sử Nguyên thì chép số lượng ít hơn. Tuy nhiên, việc các danh tướng hàng đầu của nhà Nguyên như Ô Mã Nhi, Toa Đô tham chiến và bị diệt ở Việt Nam thì đều được chép thống nhất ở cả hai phía.
Để làm sáng tỏ thêm các thông tin, anh cũng đã lét mắt đọc lại quyển "An Nam Chí Lược", một bộ sử được soạn bởi Lê Tắc, cũng được coi là một tác phẩm chính thức cấp nhà nước được liệt kê trong "Tứ Khố Toàn Thư" của Trung Quốc. Đây là một người gốc Việt Nam có tư cách nhất khi viết về các sự kiện trong thời Trần. Lê Tắc là quan Thị Lang triều Trần, được phái sang giúp việc cho Chương Hiến Hầu Trần Kiện. Năm 1285, khi quân Nguyên sang đánh Việt Nam lần thứ hai, Trần Kiện được giao trấn thủ Thanh Hóa, chống cự Toa Đô. Trần Kiện đã đem quân về hàng Thoát Hoan và được Thoát Hoan cho về ra mắt vua Nguyên. Khi đến ải Chi Lăng bị quân Trần chặn đánh. Trần Kiện bị giết, Lê Tắc ôm xác Trần Kiện bỏ chạy sang Khâu Ôn (Lạng Sơn) rồi thoát về Trung Quốc. Lê Tắc về sau được nhà Nguyên phong làm Tòng Thị Lang, giữ chức Đồng Tri châu An Tiêm vào năm 1292, làm quan bên Trung Quốc, sau dưỡng lão và soạn ra bộ An Nam Chí Lược.
Lê Tắc soạn bộ An Nam Chí Lược, liệt kê các sự kiện lịch sử cùng thời, gồm các lần đánh Việt Nam của nhà Nguyên. Loại bỏ các góc nhìn của một phản thần bỏ nước, thì giá trị của các sự kiện lịch sử Lê Tắc chép lại rất đáng ghi nhận. Do sách sử Việt Nam bị đốt phá nhiều dưới thời nhà Minh sang xâm lược cuối triều Trần, giá trị những bộ sách như An Nam Chí Lược trong việc nghiên cứu lịch sử trở thành đắt giá.
Nhân nhắc đến Lê Tắc, cũng cần bàn một chút về nhân vật lịch sử này. Mặc dù ông ta theo Trần Kiện hàng giặc, bị coi là một phản thần, nhưng nhân cách cá nhân của Lê Tắc rất đáng coi trọng. Khi Trần Kiện bị phục kích giết chết, Lê Tắc một mình ôm thây Trần Kiện đào thoát rồi lo mai táng, chứ không bỏ xác chủ chạy một mình. Đặc biệt khi bỏ chạy cùng Thoát Hoan, trong nhóm bại binh có một người tên Lê Yến hơn Tắc 7 tuổi. Lúc chạy trốn ngựa của Lê Yến bị đau, Lê Tắc đã nhường ngựa của mình cho Lê Yến cưỡi, chấp nhận rủi ro có thể bị giết. Sau này chạy thoát về Tàu, dù hơn tuổi nhưng Lê Yến đem vàng bạc, đồ lễ đến tạ và nhận Lê Tắc làm cha. Qua đó có thể thấy Lê Tắc có thừa can trường, nhưng vì trung với chủ (Trần Kiện), cuối cùng thành phản thần hàng giặc.
Tiện thể anh trích An Nam Chí Lược của Lê Tắc viết về các sự kiện quân Nguyên sang Việt Nam, thắng thua thế nào tự các bạn nghĩ. Lưu ý là lúc này Lê Tắc đang làm quan bên Tàu:
Trích An Nam Chí Lược: "Năm thứ 19 (lịch Nguyên Triều, tức năm 1282), lại khiến sứ dụ Thế Tử (Trần Thánh Tông) vào triều kiến và mượn đường tiến binh đánh Chiêm Thành, khiến An Nam phải giúp quân, cung cấp lương. Thế Tử từ chối, nói đau lâu ngày, không thể vào chầu và nước nhỏ không có quân để giúp. Mùa đông tháng 12 năm thứ 21 (1284) đại quân của Trấn Nam Vương áp đến biên cảnh. Thế Tử đem cả nước nghênh địch, đánh thua, bèn bỏ thành trốn, cận thần là bọn Trần Ích Tắc, Trần Kiện, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng đều đầu hàng. Tháng 4 năm sau (1285) quốc dân (quân Trần) thừa lúc viêm nhiệt, đánh thâu phục La Thành. Tháng 5, Trấn Nam Vương vì cớ nước lụt, rút quân về. Năm thứ 21 (1284) Thế Tử dâng biểu tạ tội. Triều đình (Nguyên triều) giam sứ thần lại và khiến Trấn Nam Vương đem quân qua đánh một lần nữa. Tháng 12 đại binh đến, Thế Tử đánh thua, chạy trốn ra hải đảo, sau lại thừa tiện trở về tập kích. Tháng 3 năm sau Trấn Nam Vương vì cớ trời nắng, ẩm thấp, rút quân về..."
Nói chung là sách sử Tàu khi chép về các lần mang quân sang Việt Nam, cơ bản thì không có chuyện thua, mà toàn do nước lụt hoặc do trời nắng, ẩm thấp nên phải rút quân về smile emoticon Chuyện thế nào anh để các bạn tự mình đánh giá.
Những tư liệu lịch sử trên, do các sử gia Trung Quốc và các nhân vật lịch sử sống trong thời Trần - Nguyên chép lại, được lưu trong "Tứ Khố Toàn Tư", bộ bách khoa đồ sộ chính thức của Trung Quốc, đã là đủ để trả lời về tính xác thực của các sự kiện lịch sử 3 lần đánh Nguyên Mông của triều Trần. Hy vọng anh không cần phải quay lại câu chuyện này thêm một lần nào nữa.
Tiện đây anh chép tặng lại các bạn bài Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên đi sứ An Nam dưới thời vua Trần Nhân Tôn sau 3 lần đại bại tại Việt Nam. Khi sang Việt Nam, nghe tiếng trống đồng mà sứ thần triều Nguyên sợ bạc cả tóc, về đến nước rồi mới mừng còn mạnh khỏe, khi mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn:
Giao Châu Sứ Hoàn Cảm Sự

Thiếu niên ngẫu thử thỉnh trường anh
Mệnh lạc Nam châu nhất vũ khinh
Vạn lý Thượng Lâm vô nhạn đáo
Tam canh Hàm Cốc hữu kê minh
Kim qua ảnh lý đan tâm khổ
Đồng cổ thanh trung bạch phát sinh
Dĩ hạnh qui lai thân kiện ( phúc ) tại
Mộng hồi do giác chướng hồn kinh

Trần Phu

Giải Nghĩa:
Lúc còn trai trẻ chợt xin được giải mũ dài (trường anh),tức được ra làm quan
Phải đi Sứ phuơng Nam, mệnh giống như lông chim bị đẩy trong gió
Xa Thượng Lâm vạn lý (Thượng uyển),kinh đô, mà tin nhạn bặt tăm (ko tin nhà
Canh ba Ải Hàm Cốc nghe tiếng gà gáy (nhắc tích Mạnh Thường Quân sứ sang Tần,đêm lẻn về qua Hàm Cốc (hung hiêm thoát chết)
Ngày thấy lập lòe giáo sắt, trong lòng đau khổ
Nghe tiếng trống đồng mà bạc cả tóc.
May mắn được trở về thân vẫn khỏe mạnh
Khi nằm mộng lại vẫn còn thấy sợ kinh hồn.
(Trần Phu lúc này mới chỉ 35 tuổi, đi sứ về tóc bạc quá nửa đầu)
Cha ông ngày xưa anh hùng kiệt hiệt, sứ tàu sợ mất vía. Vậy mà...
Anh edit bài viết chính, bổ sung phần dữ liệu lịch sử về 3 lần đánh quân Nguyên của nhà Trần. Không rõ các bạn tiếp cận các tài liệu lung tung trên net ra sao mà lại có nhiều ý kiến nghi ngờ về các dữ kiện lịch sử này. Gặp một ý kiến thắc mắc anh bỏ qua, thêm ý kiến nữa anh thấy buồn cười, đến lúc đếm được 6 ý kiến trong chủ đề này về cùng vấn đề thì anh thấy ngớ người. Giáo dục Việt Nam quả thật tệ hại, khi ngay chính lịch sử đất nước không dạy được cho ra hồn, toàn chép ngày tháng lịch sử đảng bắt trẻ con học, thứ mà đến anh Lãng cũng đéo thèm nhớ. Thật rất vớ vẩn. Một đất nước không có lịch sử thì dân khí hưng thịnh thế nào được?
Khi đi trên vịnh Marina, cái làng chài bé tí có lịch sử chưa đến vài trăm năm, nhưng đến góc nào anh cũng thấy bọn Sing làm một đoạn clip giới thiệu về lịch sử của góc đó, khiến người khác thấy hình như bề dày lịch sử và văn hóa của Sing cực kỳ sâu dày, và thêm ấn tượng với đất nước ấy. Sử Việt nam, chỉ tính từ thời Ngô Vương lập quốc năm 938, sau 11 thế kỷ Cự Bắc Bình Nam, thực ra vô cùng kiệt hiệt, được truyền dạy tốt sẽ tạo nền tảng tự tin dân khí ghê gớm cho giới trẻ về tiềm lực cha ông so với các quốc gia lân cận. Thế mà không hiểu dạy dỗ thế nào càng ngày càng thấy bọn nhóc con ngày nay mù về lịch sử dân tộc. Thậm chí đến người đọc Lãng luận cũng thấy mù sử. Thái Lan, Malaysia, Indonesia kém xa lắc Đại Việt mà giờ đi trước Việt Nam tới 40 - 50 năm. Lỗi ngày hôm nay không phải do dân tộc nhược tiểu, không phải do người Việt yếu hèn, mà cũng giống dân Bắc Triều Tiên, bị một thể chế sai lầm làm thui chột. Chẳng có lý do gì để không phấn đấu được khi thức tỉnh.

Một hiền nhân bước qua hai trăm năm.


Một hiền nhân bước qua hai trăm năm.


Nhiều lần anh định viết về cụ Phan Châu Trinh, nhưng thoáng gõ vài dòng rồi lại thôi. Cuộc đời cụ Phan lịch sử ghi lại khá tường minh. Nó cũng sáng rõ như tư tưởng của cụ vậy. Cụ hiển hiện trước hậu thế không bằng sự bí hiểm hay được thần thánh hoá, nhưng điều khiến anh cân nhắc rất nhiều mỗi khi định viết về cụ Phan, là làm thế nào để có thể lý giải, tại sao một trí thức nho học, một ông đồ vào đầu thế kỷ 20, lại có tầm nhìn vượt xa rất nhiều nhà tư tưởng lớn trên thế giới trong cùng thời kỳ? Một tầm nhìn vượt thời đại, thậm chí so với những cái nôi xuất phát của những nền tảng minh triết như Pháp, Đức, Anh và nước Mỹ thời đó.

Anh treo tạm dòng nhận định này ở đây, coi như một món nợ sẽ trả về một thiên Lãng luận viết về tư tưởng của cụ Phan, và ý nghĩa của tư tưởng ấy với tương lai lâu dài của người Việt Nam hiện nay:
Trong những bậc hiền nhân của Việt Nam từ thế kỷ 19 tính đến giờ, càng ngày thời gian càng cho thấy tầm nhìn của cụ Phan vượt rất xa thời đại của mình. Triết lý cốt lõi của cụ Phan, là muốn đẩy trình độ văn minh của người Việt lên mức tiệm cận người Pháp. Cụ nói khi đó nền độc lập sẽ tự đến và là nền độc lập bền vững. Một tư duy sáng suốt vượt trước cả thế kỷ. Thật đáng thất vọng là một cụ khác tầm nhìn kém hơn nhiều, đã dẫn dân tộc vào một con đường cướp bóc: "Cướp kho thóc" "Cướp chính quyền" ... Vì ngự trị với tư tưởng làm cướp ấy nên cụ này dựng ra một chế độ với nền tảng đâm chém cướp bóc, xã hội giỏi cướp phá mà không giỏi làm ra của cải. Để tương lai con cháu bi bét, xã hội nát tươm về đạo lý và nước yếu dân hèn, luôn bị ngấp nghé thôn tính. Quả là bi kịch lớn của dân tộc.
P/S Một liên tưởng nhỏ đến xã hội HongKong: Dân Hồng Kong ở mãi với người Anh đến tận khi bị ép buộc quay về đại lục vào năm 1997. Từ một đám dân thuộc địa ô hợp man rợ, từng chịu đủ coi thường, nhưng nhờ gắn chặt với một xã hội văn minh mà người Hong Kong từ chỗ đi lẽo đẽo phía sau, dần đuổi kịp và cuối cùng có thể so sánh tiệm cận được với nền văn minh từng cai trị mình. HongKong đạt đến đỉnh cao hiếm hoi trong các cộng đồng Hoa Ngữ sau khoảng 70 năm (Trước khi bị trả về TQ năm 1997, Hồng Kong phát triển hơn Singapore). Người HongKong chưa bao giờ biểu tình phản đối việc chỉ định toàn quyền Anh dưới thời nằm trong khối thịnh vượng chung, nhưng kỳ lạ thay, khi bị trả về TQ, được "độc lập" không bị cai trị bởi người Anh, nhưng dân HongKong đã nhiều lần xuống đường để biểu tình phản đối đặc khu trưởng quốc tịch thuần Tàu, và liên tục đấu tranh để bảo vệ nhân quyền và quyền tự do mà rõ ràng họ đang dần bị tước đoạt. Người HongKong chẳng thấy hạnh phúc hơn khi họ được cai trị bởi những người đồng chủng tộc, chỉ thấy mất mát và nuối tiếc nền văn minh họ từng có. Đây là bi kịch khi một cộng đồng văn minh bị ép buộc sát nhập với một xã hội dã man. Nó cũng cho thấy ý nghĩa quyết định của dân trí đối với sự tiến bộ xã hội. Cũng là một minh chứng cho tầm nhìn cụ Phan xa đến thế nào. Chỉ tiếc, tầm nhìn ấy chưa bao giờ thành hiện thực ở Việt Nam.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng


Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng
Hôm nay 20/1/2016, Đại hội 12 ĐCS khai mạc. Linh vật rùa Hồ Gươm chết vào chiều hôm qua. Nhiều người từng nói về khả năng lý luận xuất sắc của Giáo sư tiến sỹ chuyên ngành xây dựng đảng Nguyễn Phú Trọng. Anh Lãng nhớ lại một bài viết từng xôn xao cộng đồng mạng năm 2013 của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên https://www.facebook.com/nguyendackien?hc_location=ufi , tranh luận với TBT Trọng. TBT Trọng không đáp lời (đúng hơn là không có khả năng đáp lời), tuy nhiên nhiều thông tin nội bộ đảng cho biết uy tín ông Trọng sụt giảm ghê gớm sau sự kiện này. Đây có lẽ cũng là bài viết xuất sắc nhất trong cuộc đời anh Kiên, với cái giá phải trả là anh bị báo Gia đình & Xã hội đuổi việc sau đó. (Không rõ bạn nào có thể cập nhật thông tin về cuộc sống của cựu nhà báo này hiện nay không?) 
Và đây là bài viết từng gây xôn xao, đến giờ nó vẫn còn nguyên ý nghĩa:
Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)
Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:
Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.
Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?
Tiếp theo, xin đi vào nội dung suy thoái chính trị, tư tưởng. Tôi muốn hỏi ông, chính trị, tư tưởng ông đang muốn nói là chính trị, tư tưởng nào? Có phải chính trị, tư tưởng của đảng cộng sản? Vậy ra chỉ có đảng cộng sản của các ông là duy nhất đúng à? Cá nhân tôi cho rằng, không một người có lương tri bình thường nào thừa nhận như thế. Cùng lắm ông chỉ có thể nói với các đảng viên cộng sản như vậy, nhưng ngay cả với các đảng viên cộng sản, ông cũng không thể quy kết tội suy thoái cho họ. Nếu không tin, ông thử đọc lại Cương lĩnh chính trị và Điều lệ đảng các ông ban hành xem. Không có điều nào nói xóa bỏ Điều 4 là suy thoái, muốn đa nguyên về chính trị là suy thoái, muốn phi chính trị hóa quân đội là suy thoái, chỉ có tham ô, tham nhũng… đi ngược lại lợi ích của nhân dân là suy thoái. Ông đương kim tổng bí thư ĐCS VN thử đọc lại và nghĩ lại chỗ này xem.
Bây giờ, tôi trân trọng tuyên bố những điều tôi muốn:
1- Tôi không chỉ muốn bỏ Điều 4 trong Hiến pháp hiện hành, mà tôi muốn tổ chức một Hội nghị lập hiến, lập một Hiến pháp mới để Hiến pháp đó thực sự thể hiện ý chí của toàn dân Việt Nam, không phải là ý chí của đảng cộng sản như Hiến pháp hiện hành.
2- Tôi ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ các đảng cạnh tranh lành mạnh vì tự do, dân chủ, vì hòa bình, tiến bộ của dân tộc Việt Nam, không một đảng nào, lấy bất cứ tư cách gì để thao túng, toàn trị đất nước.
3- Tôi không chỉ ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập mà còn muốn một chính thể phân quyền theo chiều dọc, tức là tăng tính tự trị cho các địa phương, xây dựng chính quyền địa phương mạnh, xóa bỏ các tập đoàn quốc gia, các đoàn thể quốc gia tiêu tốn ngân sách, tham nhũng của cải của nhân dân, phá hoại niềm tin, ý chí và tinh thần đoàn kết dân tộc.
4- Tôi ủng hộ phi chính trị hóa quân đội. Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ cương vực, lãnh thổ không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.
5- Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng tiến bộ của nhân loại.
Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội 26-02-2013
P/S Nhân trả lời một comment, anh Lãng lạm bàn đôi chút về vùng tối của khoa học thực nghiệm: Loài người ngày nay đã đủ khả năng cất bước vào vũ trụ. Công nghệ sinh học cũng đã tiến được những bước dài, đủ để tạo ra những sinh vật biến đổi gen, nhân bản được con người và thậm chí ở chừng mực nào đó là tạo ra loài mới. Khoa học đã tiến những bước dài và thế giới đang được nhận thức ngày một sâu sắc hơn. Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó những vùng tối mà khoa học chưa đặt được chân tới. Người ta vẫn nói nhiều về thuật số, về chiêm tinh, về lý số và phong thuỷ. Thế giới vẫn chiêm nghiệm Vanga và người Việt vẫn nghiền ngẫm sấm Trạng Trình. Ngay toán học cũng phải nghiên cứu về quy luật của vận xui. Khi xây cất ngôi nhà, ngoài kiến trúc người ta luôn quan tâm về phong thuỷ. Không ai đoán quyết được sai đúng hoàn toàn, nhung nếu muốn phủ nhận những tri thức này hoàn toàn thì lại là điều không thể. Có lẽ nên hiểu đó là một vùng tối mà loài người cần thêm thời gian để nhận biết về chúng thấu đáo. Vạn vật đều có tánh "Linh", nên cái khái niệm gọi là điềm trời cũng không phải là câu chuyện có thể mang ra đùa cợt.

Khí số đã tận???

Cụ rùa Hồ Gươm qua đời!
Một hồ nước nhỏ có chiều dài tối đa 700 m và chiều rộng tối đa 250 m, diện tích khoảng 12 ha nằm giữa khu vực trung tâm đông đúc và sầm uất nhất của thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm (tên gọi khác là hồ Lục Thuỷ hoặc hồ Hoàn Kiếm) được coi là một biểu tượng văn hoá Việt Nam.
Điều kỳ lạ là ở giữa hồ nước bé xíu nằm giữa trung tâm một thành phố có mật độ dân số đông hàng đầu thế giới này, có sự tồn tại của một sinh vật vài trăm năm tuổi, được gọi là "Cụ Rùa Hồ Gươm". Sinh vật này gắn liền với một truyền thuyết lâu đời về lịch sử lập quốc và bảo vệ lãnh thổ của người Việt, gắn với sự ra đời của triều đại Hậu Lê thế kỷ thứ 15: Thần rùa Kim Quy trao gươm báu cho Lê Thái Tổ dựng nghiệp, nghiệp lớn thành, rùa thần đòi nhà vua trả gươm tại hồ Lục Thuỷ. Gươm thần nhập hồ, cũng như sự kết tinh về khí vận quốc gia ở hồ nước này. Kể từ đó, hồ Lục Thuỷ được đổi tên thành hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm. Và loài rùa khổng lồ sinh sống giữa hồ nước bé xíu này, ngày nay chỉ còn một cá thể duy nhất, sự tồn tại không chỉ có ý nghĩa về văn hoá mà còn có ý nghĩa rất đặc biệt về tâm linh.
Từ nhiều năm nay người Hà Nội và người Việt Nam đều chú ý đến các thông tin liên quan đến cụ rùa. Họ coi sự tồn tại của rùa Hồ Gươm là một điềm lành. Điều khó lý giải là, cụ rùa Hồ Gươm cũng thường nổi lên để người dân chứng kiến vào mỗi sự kiện lớn của đất nước.
Ngày 19/01/2016, một ngày trước khi Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhóm họp để bầu chọn ra "Tứ trụ" sẽ cai trị Việt Nam trong 5 năm tới sau các màn đấu đá khốc liệt chưa từng có của nội bộ các phe phái trong đảng cộng sản, cụ rùa Hồ Gươm đã nổi trước khi sự kiện rất lớn này bắt đầu, nhưng không phải để báo hiệu điềm lành. Trong làn nước sẫm màu xanh lục đặc trưng của Hồ Gươm, xác cụ rùa nổi lập lờ, một sự kết thúc không ai mong muốn của một biểu tượng tâm linh đã đi vào lịch sử.

Trong tín ngưỡng Á Đông, khí vận mỗi triều đại đã hết, trời thường giáng điềm bất lành!

P/S Trong phần comment có bạn nêu câu hỏi, là báo chí chính thống đăng tin hồi chiều, sau đó đồng loạt gỡ và đến tối ngày 19/01/2016 thì lại đồng loạt đăng lại. Anh phản hồi thế này, thấy cũng có vài thông tin nên lưu lên bài chính: Ko chặn được mạng xã hội thì phải đăng thôi. Tin này chắc hẳn ban tuyên giáo không hề trông chờ khi đại hội Đảng ngày mai nhóm họp. Có nhiều người nói với anh điều này, và anh thấy rất đúng: Không hiểu sao dù cộng sản là vô thần, nhưng quan chức Việt Nam lẫn Trung Quốc lại là những kẻ ưa cúng bái nhất. Theo logic thông thường, người lương thiện tìm đến tâm linh để vươn tới những giá trị tốt đẹp hơn. Kẻ ác cũng tìm tới tâm linh, nhưng là để mong tránh quả báo khi bàn tay không sạch sẽ.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

10 năm trước, 10 năm sau

Sáng nay đọc thấy tin này: 
Anh nhớ lại một kỷ niệm nhỏ. Khoảng năm 2006, cách đây đúng 10 năm, trong một bài viết trên diễn đàn tathy, khi đề cập đến 74 người lính tử trận trong trận đánh bảo về Hoàng Sa của lực lượng VNCH, anh gọi họ là anh hùng và nói rằng đất nước cần vinh danh họ. Quan điểm ấy lúc đó bị lực lượng tuyên huấn ném đá dữ dội. Nó cũng không nhận được đồng tình từ nhiều người đọc ôn hoà khác, vì sự tuyên truyền sâu rộng Nguỵ - Ta suốt nhiều năm sau cuộc chiến Nam Bắc. Cũng có nhiều người khác, có lẽ đồng tình với ý kiến mới mẻ lúc ấy, nhưng không dám lên tiếng, vì sợ.
Có những ý tưởng, cần đến thời gian để kiểm nghiệm giá trị của nó. Cũng giống khái niệm Dân chủ pháp quyền, hiện nay nhiều người cấp tiến hô hào và coi đó là chìa khoá cho vấn nạn tụt hậu, suy thoái xã hội và cả mối nguy chủ quyền. Nhưng sự hưởng ứng ít ỏi của người dân với các phong trào xã hội hiện nay cho thấy hai vấn đề. Thứ nhất là những tư tưởng thủ cựu nhiều năm được tuyên truyền vẫn còn sức nặng ngự trị xã hội không nhỏ, dù nó đang bị xói mòn dần một cách chắc chắn. Và thứ hai, có lẽ đông đảo hơn, nhiều người đồng tình với những quan điểm đó, nhưng họ chưa đáp lời, vì sợ.
10 năm đủ để anh thấy sự thay đổi quan điểm hoàn toàn của xã hội và cả chính quyền về một ý tưởng từng được gọi là "xúc phạm anh linh liệt sỹ, bôi nhọ cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc" khi những người anh hùng chết trận lặng lẽ năm 1974 vì tổ quốc giờ đây được nhớ đến và tưởng niệm, thân nhân họ được giúp đỡ sau nhiều thập niên đắng cay. Tốc độ trưởng thành của xã hội đang ngày một nhanh, vì thế anh cho rằng những suy nghĩ bi quan về việc xã hội Việt Nam thiếu trưởng thành và không thể đạt tới văn minh cũng sẽ là một câu chuyện cười bị phản bác ngược trong không quá 5 năm tới.
Dù đại hội Đảng Cộng Sản thứ 12 có thế nào thì hướng tiến xã hội cũng chỉ có một thôi. Mọi sự thủ cựu giáo điều và ngu dốt rồi sẽ bị ném hết vào thùng rác lịch sử.

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Chiêm nghiệm và bài học

Chiêm nghiệm và bài học
Lướt qua các bản tin tài chính, thấy cafef loan tin này: Người Trung Quốc đua nhau đi đổi ngoại tệ:
Nguyên nhân chính là do đồng nhân dân tệ (NDT) mất giá, người dân Trung Quốc kéo nhau tới ngân hàng và cửa hàng thu đổi ngoại tệ, gây ra tình trạng cung không đủ cầu, nhất là đối với đồng USD.
Tháng 08/2015, anh viết thiên Lãng luận: Câu chuyện Thiên Tân và một thập kỷ suy tàn: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/c%C3%A2u-chuy%E1%BB%87n-thi%C3%AAn-t%C3%A2n-m%E1%BB%99t-th%E1%BA%ADp-k%E1%BB%B7-suy-t%C3%A0n/10203514108693400
Trong đó, nêu một phân tích nhỏ về dự báo tình hình TQ:
" Dân TQ nếu đổ xô rút tiết kiệm mua vàng và mua usd thì sẽ khiến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán TQ có vấn đề, đặc biệt khi xuất khẩu giảm đồng nghĩa nguồn thu ngoại tệ giảm. Trên thị trưởng vốn, xu hướng chuyển vốn đầu tư khỏi TQ giờ đã là một xu hướng chung. Bất kể do chinh trị (đầu tư Nhật tháo lui dần) hay kinh tế (giá nhân công không còn cạnh tranh), tiền vẫn đang chạy ra khỏi TQ. Vốn đầu tư suy thoái tạo nên hiệu ứng kép đối với xuất khẩu: "hàng hoá sản xuất để xuất khẩu suy yếu thêm khi các nhà máy rời đi", tác động này đến trễ hơn, có thể 1 - 2 năm. Quỹ dự trữ ngoại hối của PBOC hiện khoảng 3600 tỷ usd (hụt 47 tỷ chỉ trong tháng 7). Nhìn vào con số thì thấy có vẻ lớn, nhưng nếu xét đến việc nó phải chống lưng cho cơn bão bán tháo NDT mua vàng, ngoại tệ (chưa diễn ra, nhưng nếu diễn ra thì cực kỳ khủng khiếp bởi dân TQ có tính ích kỷ ghê gớm và chưa hết ảm ảnh về thời cách mạng văn hoá, và dân TQ ngày nay thực ra sợ chinh quyền chứ không tin chính quyền), dòng vốn đầu tư (FDI) đang chảy ra, và dòng vốn thoái lui dần trên TTCK, đặc biệt nó vẫn phải đảm bảo cho toàn bộ cán cân 2200 tỷ nhập khẩu trong bối cảnh xuất khẩu có xu hướng giảm. Thêm vào đó, khoản dự trữ này cũng thâm thủng thêm một phần quan trọng trong kế hoạch đầu tư viễn dương (400 tỷ usd) cho dự án con đường tơ lụa mới và vành đai Á Âu phục vụ cho giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình, dù kinh tế gặp khó nhưng trong thế đâm lao Tập rất khó dừng lại vì công sức thao quang dưỡng hối 30 nam đổ sông đổ biển nếu phanh ngay. Điều nguy hiểm nhất đối với Trung Quốc vào quỹ dự trữ ngoại hối của nó lại đến từ chính trợ lực lớn nhất của TQ trong những năm qua: "mạng lưới kinh tế Trung Hoa" kết nối hệ thống kinh tế của Hoa Kiều và đại lục trên khắp thế giới. Mạng lưới này chi phối các dòng kinh tế ngầm có thể đào rỗng ngoại tệ của Trung Quốc theo một cách mà PBOC không thể kiểm soát"
"Bất kể câu chuyện diễn ra theo kịch bản nào, thì vụ nổ Thiên Tân, mà mức độ hủy diệt của nó được so với một đơn vị vũ khí hạt nhân loại nhỏ dường như đang báo hiệu một thập kỷ suy tàn của Trung Quốc: Suy thoái kinh tế đi kèm với bạo lực và bắn giết.
Những quốc gia nằm trong vòng ảnh hưởng của Trung Quốc như Việt Nam, lại càng phải cảnh giác hơn vì truyền thống xuất khẩu khủng hoảng của Trung Quốc. Chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không dừng ở việc xuất khẩu các khó khăn kinh tế sang các nền kinh tế xung quanh, khi bạo lực lan tràn trong nội địa, Trung Quốc sẽ xuất khẩu thêm cả bạo lực như một giải pháp cai trị vốn đã thâm căn cố đế trong mọi triều đại của cái đế quốc hung hăng ấy."
Có vẻ tất cả những nhận định trên giờ đều đang được thực tế kiểm nghiệm và chứng minh.
Cũng trong bài viết đó, anh có ý kiến hoàn toàn khác với các chuyên gia kinh tế lúc đó là Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh và một số người khác, khi các vị chuyên gia này nêu ý kiến Việt Nam cần phá giá nhanh, mạnh, thậm chí gấp đôi VND để tăng mạnh sức cạnh tranh xuất khẩu. Một lần nữa, thực trạng TQ lại đang kiểm nghiệm cho nhận định mà anh đã nêu ra. Chuyện gì sẽ xảy ra khi tiền mất giá mạnh khiến cơn điên loạn rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng và đổ vào vàng lẫn ngoại tệ mạnh để dự phòng hỗn loạn? Nó chỉ có một kết cục duy nhất: SỤP ĐỔ.
Quan sát thực tiễn, quả thật luôn có thể tìm ra những bài học thú vị.

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Câu chuyện sau hội nghị.

Câu chuyện sau hội nghị.

Ngày thứ 3 sau bế mạc hội nghị 14, kết thúc với không khí nặng nề của các đại biểu: Nụ cười hiếm hoi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và cái cười nhếch miệng nhiều ẩn ý của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Chỉ còn 5 ngày nữa là Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 12 chính thức nhóm họp. Cũng tại đại hội này, người thắng kẻ thua trong ván bài quyền lực gay cấn nhất lịch sử của ĐCS Việt Nam sẽ chính thức lộ diện.

Khác với tất cả các kỳ đại hội quá khứ, với sự phân thắng thua rõ ràng ngay sau vài phiên trù bị. Người ta biết rất rõ từng vị trí trước đại hội nhiều ngày. Lần đại hội này, thậm chí đến tận hôm nay, danh sách ứng viên được đề cử vẫn là bí mật tuyệt đối, có chăng chỉ là những lời đồn đoán không mấy cơ sở.

Tuy nhiên đây cũng là lúc cần tính tới phương án hậu hội nghị và phóng mắt nhìn ra xa. Vì rốt cuộc cuối cùng ai thắng trong canh bạc quyền lực của ĐCS thì những vấn đề đất nước này phải đối mặt vẫn y nguyên:

1. Trung Quốc lâm khó khăn cả về tài chính lẫn thương mại. Nó sẽ hành động khó lường hơn vào năm 2016. Chắc chắn Biển Đông sẽ đầy sóng dữ trong các năm kế tiếp. Sức ép chủ quyền sẽ hết sức nặng nề;

2. Nợ công tới giới hạn 110 tỷ usd, chạm trần 62% GDP;

3. Con số 6,68% tăng GDP năm 2015 là một điểm sáng. Nó củng cố cho nhận định lớn về xu thế: Kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hồi phục sau thời gian dài đình đốn;

4. TPP được hội nghị 14 thông qua là một điềm lành. Ít nhất nó cũng cho thấy bất kể ai là người thắng trong đại hội 12 tới đây thì ít nhất về phương hướng lớn, xu thế dịch chuyển quyền lực về kinh tế, chính trị, đối ngoại của Việt Nam  sẽ ngày càng gần với quỹ đạo của dòng chảy quyền lực Á Châu (Tham khảo https://www.facebook.com/notes/lang-anh/việt-nam-hoa-kỳ-và-sự-dịch-chuyển-quyền-lực-á-châu/10203321422676370 )

5. Ngân sách và nguồn thu tiếp tục là một vấn đề rất lớn. Nó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nhịp điệu tăng trưởng kinh tế nếu chính phủ mới không giải quyết được vấn đề và xoay sang bóp nặn nền kinh tế bằng các sắc thuế phí mới.

Năm yếu tố trên sẽ có ảnh hưởng quyết định tới chính sách lớn của bộ máy cầm quyền Việt Nam bất kể ai lên nắm quyền. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là con tàu Việt Nam chỉ đi về một hướng. Và người Việt Nam cần hành động để đảm bảo mũi tàu không quay ngang và chết từ từ trong chiến lược quấn mồi cua Trung Quốc.

Đây sẽ là 5 vấn đề được bàn kỹ trong các thiên Lãng luận kế tiếp, tất nhiên, khi anh có thời gian.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Lửa sát mái nhà

Nhìn cảnh cuộc đấu nhân sự đại hội 12 gay cấn đến phút cuối cùng. Từ một danh sách thần bí được chọn riêng ra từ 200 thành viên Ban chấp hành TW Đảng mà 90 triệu dân Việt Nam ngơ ngác chẳng biết đám đó do ai chọn ra mà lại nắm quyền thiên nhiên cai trị họ. Tới đây 4 "tứ trụ" mới sẽ ra đời, mặc nhiên trở thành các lãnh tụ tối cao ngồi trên đầu dân tộc và đất nước.

Ngoài biển, chiến hạm và máy bay Trung Quốc đã áp sát cửa nhà. Trên đất liền, 90% các dự án tối quan trọng nằm trong tay nhà thầu Trung Quốc, số công nhân tràn sang ngày càng đông đảo. Lực lượng biên phòng loan tin tàu trinh sát giả dạng tàu cá Trung Quốc liên tục áp sát bờ biển. Ở Đà Nẵng, tiền đồn tiền tiêu phòng thủ biển đông, người Tàu gom đất vây kín căn cứ không quân nước mặn và một dải bờ biển. Ở Hà Nội, 5000 quân nhân được triển khai để "chống khủng bố" và đề phòng khiếu kiện của dân oan. Báo Nhân Dân loan tin chống luồng gió độc về sự nghi ngờ quyền lãnh đạo của đảng cộng sản, vì có vẻ người dân đang ngày càng không hiểu tại sao họ lại liên tiếp bị cai trị bởi những bộ mặt vốn chẳng được ai bầu.

Đây sẽ là bài viết ngắn nhất của anh, vì nó chỉ có một câu thế này thôi:

"Người Việt Nam đừng sợ chế độ độc tài cộng sản không sụp đổ, hãy sợ mất độc lập và sợ cho cái nguy cơ dân tộc không đủ tư cách để có được dân chủ và thịnh vượng"

Lửa, đã cháy sát mái nhà, nếu mỗi người vẫn dửng dưng, đó sẽ là thảm hoạ.

P/S: Bài viết này sau khi đăng nhận được nhiều comment, tựu trung xoay quanh câu hỏi - Vậy cần phải làm gì?

Đây là một câu hỏi lớn, nhưng không phải không có lời đáp, dù có lẽ mọi lời đáp hiện nay đều không thể toàn diện, cho đến khi người Việt thiết lập được một hệ thống chính trị mới, cho phép phát huy tối đa sức mạnh đất nước để phát triển và vươn lên hòa nhập với dòng thác văn minh trên thế giới. Cũng nhờ vào đó mà đạt được nền độc lập và hòa bình bền vững.

Cũng nhiều ý kiến thể hiện sự bi quan trước tình hình. Tuy nhiên, các bạn hãy nhớ là lịch sử đất nước này từng vượt qua những chương còn tăm tối hơn nhiều. Huống hồ trong hiện tại người Việt Nam còn có vô số lợi thế vốn chưa được phát huy.

Một số bài viết sau đây có liên quan, có lẽ ít nhiều cũng sẽ giải đáp được phần nào cho câu hỏi cần phải làm gì vào lúc này:

- Thoát Khựa luận: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/tho%C3%A1t-kh%E1%BB%B1a-lu%E1%BA%ADn/10201130377541611
- Việt Nam - Hoa Kỳ và sự dịch chuyển của dòng quyền lực Á châu: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/vi%E1%BB%87t-nam-hoa-k%E1%BB%B3-v%C3%A0-s%E1%BB%B1-d%E1%BB%8Bch-chuy%E1%BB%83n-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c-%C3%A1-ch%C3%A2u/10203321422676370
- Bàn về cách mạng xã hội: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/th%C3%A1ng-102015-b%C3%A0n-v%E1%BB%81-c%C3%A1ch-m%E1%BA%A1ng-x%C3%A3-h%E1%BB%99i/10203718089912803
- Tương lai nào cho Việt Nam với chính thể hiện nay: https://www.facebook.com/notes/lang-anh/t%C6%B0%C6%A1ng-lai-n%C3%A0o-cho-vi%E1%BB%87t-nam-v%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%83-hi%E1%BB%87n-nay/10203873974289815

Với những người đã đọc anh Lãng từ lâu, chắc đều hiểu lối viết của anh. Với những bạn độc giả mới, anh lưu ý là khi đọc các bài viết cũ thì nên đọc cách dòng, lý do nằm ở đây:https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10203789465017136

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Tin giờ chót và đọc cách dòng.

Tin giờ chót và đọc cách dòng.
Read between the lines! - Đọc cách dòng lời phát biểu của ông Trọng khai mạc hội nghị TW 14 sáng 11/01/2016
http://baochinhphu.vn/…/Hoi-nghi-Trung-uong-14-T…/245742.vgp
Trang web chính phủ chính thức loan tin về bài phát biểu khai mạc hội nghị TW14 của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Mẩu tin ngắn ngủi này, thực sự chỉ có vài dòng dưới đây là đáng lưu tâm:
"Sau Hội nghị Trung ương 13, trên cơ sở kết quả giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương, ý kiến giới thiệu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị đã thảo luận, cân nhắc kỹ và thống nhất giới thiệu nhân sự lãnh đạo chủ chốt khóa XII bao gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện, trong độ tuổi và trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII.
Tiếp thu ý kiến của Trung ương tại Hội nghị Trung ương 13, Tiểu ban Nhân sự và Bộ Chính trị cũng đã nghiên cứu, xem xét, cân nhắc và đề nghị giới thiệu thêm một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII."
Như vậy, tại hội nghị 13 ông Trọng đã đưa ra "một trường hợp đặc biệt" tái cử khóa XII. Tuy nhiên Hội nghị 13 đã diễn ra không theo sắp xếp của ông ấy, mà diễn ra dưới sự điều phối của một thế lực khác, đủ mạnh để đảo ngược ý chí của danh sách đã được Bộ Chính Trị thông qua. Dẫn đến kết quả logic là Tiểu ban nhân sự và Bộ Chính Trị buộc phải đề nghị giới thiệu thêm "MỘT SỐ đồng chí thuộc trường hợp đặc biệt tái cử khóa XII"
Có thể khẳng định cái tên "Nguyễn Tấn Dũng" chắc chắn có mặt trong danh sách đề cử, và đương nhiên sẽ tái cử.
Kết luận: Khả năng cao là để tránh một cuộc chiến đối đầu một mất một còn, đã có một sự thỏa hiệp phía đằng sau. Trong trường hợp này, ông Trọng sẽ nắm vị trí Tổng Bí Thư đến năm 2018 và lui xuống giữa nhiệm kỳ, ông Dũng tại vị thủ tướng (hay chủ tịch??? có lẽ không vì quyền lực giảm đi) và có thể lên thay TBT vào thời điểm đó.
Khả năng khác thấp hơn, là ông Dũng đủ mạnh để kick off đối phương và nắm quyền tối cao ngay sau đại hội.
Bất cứ tình huống nào, thì người Việt Nam vẫn buộc phải tiếp tục sống chung với ông Dũng và có thể cả một số ông khác và chờ đợi tiếp các biến cố lịch sử.

Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016

Đại hội của hoàng hôn

Vài dòng đề từ: Liên tiếp trong 3 ngày 28,29 và 30/12/2015 facebook cảnh báo tới 30 lần về nỗ lực đột nhập tài khoản facebook của anh Lãng. Một cái nick ẩn danh vô thưởng vô phạt, số follow không bằng phần lẻ của các hot facebooker, không có bất cứ một thông tin cá nhân và chẳng có liên hệ gì ráo với con người ngoài đời thực. Nói chung nó giống hệt cái title treo ở lối vào: Lãng, vốn là một thứ vô giá trị. Nỗ lực này, dù là của bất kỳ ai, cũng chỉ tăng thêm một sự ngu xuẩn vốn thường diễn ra trên đất nước này.
Và người Việt Nam, dù ít dù nhiều, đều hướng mắt nhìn về ngày 20 - 28/01/2016, Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng Sản Việt Nam, một tấn hí kịch khổng lồ quy tụ mọi phe cánh, sẽ quyết định hướng đi của một thể chế vốn đã bước quá nửa hai chân vào những năm tháng suy tàn. Anh gọi đó là Đại hội của hoàng hôn. Cũng là một thứ vốn vô giá trị, nhưng bằng lợi thế độc tài toàn trị của Đảng Cộng Sản, người Việt Nam đang bị ép buộc phải chấp nhận kết quả của nó dù là bất cứ kịch bản nào, với một mức giá kinh hoàng mà lịch sử dân tộc vẫn đang tiếp tục nai lưng ra trả.
Đại hội Đảng lần thứ 12, sẽ nhóm họp để chọn ra bộ máy lãnh đạo sẽ cai trị trong nhiệm kỳ 5 năm kế tiếp. Có bốn chức danh sẽ được quyết định tại đại hội này, gồm Tổng Bí Thư, người đứng đầu Đảng Cộng Sản, cũng đứng đầu Bộ Chính Trị và là chức vụ đứng đầu chế độ; Chủ Tịch nước, một chức danh danh nghĩa đứng đầu nhà nước, đại diện bộ mặt quốc gia, nhưng với thực quyền nắm tình báo quân đội và quyền tư lệnh lực lượng vũ trang, vẫn luôn luôn là một thế lực trong hệ thống chính trị Việt Nam; Thủ Tướng, người điều hành chính phủ, khiêm nhường hơn về thứ bậc nhưng trong những năm gần đây, đây là vị trí tập trung phần lớn quyền lực của chế độ chính trị Việt Nam, vì nó gắn liền với tiền bạc và các chương trình kinh tế lớn; Và cuối cùng, chủ tịch quốc hội, đứng đầu cơ quan lập hiến và lập pháp, vốn được coi là cơ quan có quyền lực (danh nghĩa) lớn nhất trong thể chế chính trị quốc gia, nhưng trên thực tế, nó vốn là cơ quan vô dụng nhất xét về tương quan quyền lực danh nghĩa mà nó được gán cho và khả năng thực thi quyền lực đó trên thực tế. Dù sao thì cả 4 vị trí trên, đều là những thế lực có quyền lực vượt trội trong hệ thống chính trị Việt Nam. Khi Đảng Cộng Sản Việt Nam bước vào thời kỳ suy tàn và bị xé tan nát bởi những nhóm lợi ích cấu kết với quyền lực tham nhũng, cuộc đấu đá để xác lập 4 vị trí đứng đầu, trở thành những màn chiến tranh không khói súng nhưng khốc liệt. Đây sẽ là những người lãnh đạo đất nước trong năm năm tới. Họ được chọn ra từ một danh sách riêng của Đảng Cộng Sản. Dù phe nhóm nào chiến thắng và lên nắm quyền, người dân, những người đóng thuế và có thẻ cử tri trong tay đang nuôi sống đất nước này, chẳng có tí tẹo khả năng hay quyền lực nào để biết đến danh sách các ứng viên, lại càng chẳng thể có khả năng can thiệp hay thay đổi được gì kết quả cuộc mua bán đổi chác quyền lực tối thượng này. Và đó chính là thời đại mà người Việt Nam đang sống, một thời đại huy hoàng, đỉnh cao đến mức đau đớn về quyền lực thuộc về nhân dân theo cách thức cộng sản chủ nghĩa.
Chế độ cộng sản cai trị ở Việt Nam đang lê những bước cuối cùng. Đó là thực tại lịch sử mà dù muốn dù không, bất cứ ai rồi cũng phải thừa nhận. Được xây dựng trên nền tảng của lý tưởng bình quân, nhưng trên thực tế Việt Nam đang là một trong các quốc gia có hố sâu phân cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Phúc lợi về y tế, giáo dục, an sinh xã hội cho người dân gần như một số 0 nếu so sánh với tỷ lệ tiền thuế/GDP mà người Việt đang còng lưng ra đóng góp. Các nguồn lực tài chính của chế độ cũng đã đến kỳ suy kiệt khi không thể vay thêm tiền trong bối cảnh mức nợ công đã vượt quá 110 tỷ USD vào cuối 2015(thống kê gần nhất của World Bank). Có nhiều ý kiến cho rằng con số nợ thực cao hơn nhiều mức đang công bố, tuy nhiên chỉ riêng con số trên cũng đã đủ miêu tả những gì đang diễn ra: Một em bé sơ sinh chào đời vào năm 2016, em là niềm vui cho cha mẹ và là niềm hy vọng cho tương lai đất nước này. Chúc mừng em, em đã được tặng một món quà chào đời là một món nợ tương đương 1200 USD, sẽ không có phúc lợi nào cho em đâu, đừng trông chờ. Lớn hơn một chút, em sẽ cảm nhận được nỗi đắng cay về món nợ thiên nhiên mà mình bị giộng vào đầu, khi đối chiếu với mức thu nhập bình quân đầu người, với tỷ lệ thuế phí phải nộp/GDP, và đặc biệt là những phúc lợi về y tế hay giáo dục mà người dân các nước khác nộp thuế giống em đang được hưởng, nhưng với em, đó sẽ là câu chuyện cổ tích thuộc về một thế giới khác. Em được sinh ra là để cày trả nợ và phấn đấu cho mọi thứ em có thể có. Đất nước và chế độ thật tươi đẹp.
Khủng hoảng cả về lý tưởng và thực tiễn, bộ máy cai trị băng hoại bởi nạn tham nhũng và lợi ích nhóm. Sự thất vọng của người dân thì gần như đã tới ngưỡng của sự chịu đựng. Thứ có lẽ duy nhất còn giữ cho đất nước này còn tính gắn kết quốc gia, đó chính là mối đe dọa chủ quyền. Trên thực tế, Việt Nam không phải đang sống trong thời bình, mà là thời chiến, dù đó là một cuộc chiến tranh không tuyên bố và chưa bùng phát thành quy mô vũ trang mang tính hủy diệt. Việt Nam đang bị Trung Quốc xâm lược, lãnh thổ đã bị chiếm và đang tiếp tục bị chiếm. Sau khi nuốt trọn toàn bộ Hoàng Sa, Trung Quốc củng cố nơi đây thành những căn cứ liên hoàn ngày một khó công phá. Ở Trường Sa, sau khi hoàn tất đường băng trên các đảo nhân tạo khổng lồ, máy bay Trung Quốc cất hạ cánh với mật độ dày và phớt lờ mọi quy định về an toàn hàng không cũng như vùng trời thuộc quyền kiểm soát không lưu của Việt Nam. Cuộc chiến kinh tế với áp lực một trời một vực về mức thặng dư thương mại Việt - Trung, mà cán cân nghiêng về Trung Quốc (Mức thặng dư thương mại Trung Quốc có từ Việt Nam lên tới 50 tỷ USD năm 2015, gồm cả thương mại chính thức và hàng xuất nhập lậu). Điều bi kịch rất lớn là nguồn thặng dư khổng lồ Trung Quốc có được từ buôn bán với Việt Nam, bằng cách này hay cách khác, nó đang biến thành các nguồn lực giúp Trung Quốc đóng tàu sân bay, chiến hạm, xây đảo nhân tạo tại vùng biển Việt Nam và đúc ngày một nhiều bom hơn. Một ngày nào đó trong tương lai không xa, số chiến hạm, máy bay và bom đạn ấy sẽ giội bão lửa lên đầu người Việt.
Tuy nhiên, trong những ngày này, giới chóp bu của Đảng Cộng Sản vẫn đang dồn sức cho màn đấu đá nội bộ cuối cùng. Vì về cơ bản, người dân chẳng có tiếng nói gì đối với cái đại hội nội bộ của Đảng Cộng Sản, dù nó được tổ chức để chọn ra người sẽ cai trị họ, nên chắc chắn, dù ai lên nắm quyền, thì quyền lực ấy cũng không phải là để phục vụ người dân. Nó chỉ là thứ quyền lực để phục vụ trước hết cho sự tồn tại của Đảng Cộng Sản. Nghĩa là trong mọi trường hợp, với đại bộ phận 93 triệu dân Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với toàn kết quả tồi. Vấn đề ở đây chỉ là, kết quả nào sẽ bớt tồi hơn mà thôi.
Trong các gương mặt đang nắm quyền trong Bộ Chính Trị và các gương mặt mới được đề cử vào bộ máy quyền lực nhất hệ thống chính trị hiện nay, nổi trội lên là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là hai chính trị gia đã đối đầu nhau gần như trọn vẹn một nhiệm kỳ cai trị 5 năm. Cuộc đấu quyền lực khốc liệt giữa hai phe, với lợi thế chính trị thuộc về ông Trọng, và lợi thế tiền bạc thuộc về ông Dũng đã tỏ ra khá cân bằng và gay cấn đến tận phút chót. Người sẽ nắm quyền Tổng bí thư Đảng Cộng Sản trong nhiệm kỳ tới, chắc chắn sẽ là một trong hai người này, vì không ai trong số họ muốn nhả quyền lực mà mình đang có và đặt cược sinh mệnh chính trị của mình vào tay kẻ khác. Những gương mặt còn lại, dù cũ hoặc mới, đều quá non tay so với hai tay chơi già giơ đầy bản lĩnh này. Nắm quyền đứng đầu hệ thống chính trị, ông Trọng nhiều lần khởi xướng tấn công ông Dũng. Nhờ lợi thế nắm các nguồn lực tiền bạc phân bổ từ ngân sách và quyền sắp xếp các chức vụ cai trị béo bở tại các tỉnh thành, ông Dũng che chắn tốt trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai và nhiều lần phản công khiến thủ trưởng danh nghĩa của mình phải xây xẩm mặt mày, thậm chí diễn màn bật khóc trong một màn đại hội. Ông Trọng nắm quyền kiểm soát đa số phiếu trong Bộ Chính Trị hiện nay, ông Dũng, nắm quyền kiểm soát đa số phiếu trong Ban chấp hành trung ương đảng (200 thành viên, với 175 ghế chính thức và 25 dự khuyết). Trước đại hội 12, ông Trọng khá cao tay khi gài ông Dũng vào thế đã rồi khi thông qua một nghị quyết, theo đó các ủy viên BCT tái cử phải được chính BCT hiện nay giới thiệu thông qua. Điều đó tưởng chừng sẽ chặn bước tiến của đối thủ truyền kiếp là ông Dũng. Tuy nhiên, có vẻ ông Dũng đã phản công ngoạn mục với sự xuất hiện của cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh, khi trong một bức thư đóng góp ý kiến gửi đích danh Tổng bí thư và các cơ quan đảng, ông Lê Đức Anh nhấn mạnh mọi nghị quyết được thông qua đều phải tôn trọng điều lệ Đảng, theo đó, quyền giới thiệu, tự ứng cử và đề cử của đảng viên là quyền tối thượng.
Chưa có kỳ đại hội nào mà cuộc đấu đá lại khốc liệt như kỳ Đại hội hoàng hôn này. Gần đến những ngày cuối cùng, các bên vẫn chưa thể thỏa hiệp với nhau để tìm ra một phương án chấp nhận được cho mỗi phía. Mọi quân bài gần như đều đã được các bên vận dụng. Từ ý kiến của những bộ xương khô (đảng viên) lão thành, cho đến cả những quân bài cài cắm vào phe dân túy mất nhiều công sức, đều đã được các bên vận dụng triệt để. Trong những ngày cuối cùng trước đại hội này, dư luận dường như đang thấy sự lấn lướt của phe cánh ông Trọng. Nhiều người đã nói tới sự thất bại của ông Dũng, bao gồm việc loan truyền cả một văn bản ông ta giải trình mà khó ai biết thực hư, trong đó ông Dũng cam kết không tự ứng cử.
Những màn múa rối mắt của một hệ thống truyền thông loạn lạc và một nền báo chí tin đồn dựa vào mạng xã hội, nơi thật giả đan xen nhau, có lẽ đã khiến người ta quên mất ông Dũng đã từng bước leo lên nấc thang quyền lực như thế nào, bằng cách nào và với dã tâm lớn đến mức nào? Kể từ những năm 1990 của thế kỷ trước, ông Dũng đã là phó thủ tướng thứ nhất. Ông ta kinh qua mọi hệ thống, từ công an đến tài chính (từng nắm quyền thống đốc ngân hàng nhà nước) và cuối cùng leo lên Thủ tướng chính phủ. Đỉnh cao cuối cùng còn thiếu, chỉ là vị trí Tổng Bí Thư. Theo dõi bước đường hoạn lộ của ông Dũng, có thể thấy sự khao khát quyền lực luôn nổi trội ở con người này. Ông ta không bao giờ quy hàng. Từng bị chất vấn vì phạm sai lầm lớn trước quốc hội là liệu ông có nghĩ đến việc từ chức không? ông Dũng đã trả lời nguyên văn thế này: “Một đời ông đi theo đảng, ông ta không xin ai và cũng không từ chối Đảng điều gì. Đảng bảo làm gì ông ta sẽ làm đấy” :) Câu trả lời mang tính tổ sư về nghệ thuật chính trị này phản ánh đầy đủ bản chất của ông Dũng. Đừng hy vọng ông ta quy hàng, ông ta sẽ chiến đấu với mọi thứ ông ta có. Hơn nữa, trên thực tế, chính ông ta mới là người đang nắm lợi thế trong tay.
Và người dân, giữa hai lựa chọn tồi (Chính xác là hai kết quả tồi, vì người dân không có quyền gì ở đây). Một đương kim Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, luôn đề cao liêm khiết và sự giáo điều, cổ súy cho hệ thống kinh tế chủ đạo thuộc về nhà nước. Ông Trọng nắm quyền, Việt Nam sẽ tiếp tục bước trên con đường cũ. Ông ta sẽ tìm mọi cách gìn giữ sự tồn tại của Đảng Cộng Sản, mà nếu không có nó, thì với cái bằng Tiến sỹ xây dựng Đảng, ông Trọng chỉ có khả năng hành nghề quét đường thay vì ngồi trên đỉnh vinh quang. Với ông Trọng, Việt Nam tiếp tục có một chế độ độc tài, chết từ từ trong tay Trung Quốc. Nó sẽ không chết một mình, mà kéo theo đó là cả dân tộc. Một lựa chọn khác (nhấn mạnh là kết quả khác, vì người dân không có quyền lựa chọn nào ở đây), là sự cai trị của ông Nguyễn Tấn Dũng, người rất có thể thành tân Tổng Bí Thư. Trong suốt những năm tháng cầm quyền của mình, ông ta đã tỏ ra là một tay gây dựng phe cánh đầy thủ đoạn, đến mức so găng được với lãnh đạo của mình. Không nói tới các vị trí đứng đầu các tỉnh vốn thuộc riêng về ngạch bổ nhiệm của chính phủ, trong hệ thống an ninh, mỗi cấp hàm tướng được bổ nhiệm bởi ông Trương Tấn Sang, một đối thủ của ông Dũng, thì gần như ông Dũng bổ nhiệm gấp đôi số thiếu tướng và trung tướng, cả trong quân đội lẫn công an. Dù đối phương nắm lợi thế cao hơn về cấp bậc bổ nhiệm, thì ông Dũng lại tận dụng quyền lực để chiếm lợi thế số đông. Ông ta cũng tỏ ra là một tay đam mê quyền lực và tiền bạc trứ danh, khi con gái ông ta là một doanh nhân cỡ bự, thâu tóm vô số dự án béo bở và đứng sau nhiều cú áp phe mờ ám, và đương nhiên, luôn thoát khỏi mọi biến cố. Hai con trai ông ta, giờ đều đã thành ủy viên tỉnh ủy (Một trong số đó đã thành bí thư tỉnh ủy), những vị trí lãnh đạo ở tầm cỡ gộc với tốc độ thăng tiến chỉ kém Kim Jang Un ở Bắc Hàn. Thời kỳ cai trị của ông Dũng, cũng là thời kỳ phát sinh nhiều biến cố kinh tế và đại án tham nhũng lớn nhất. Với sự đam mê quyền lực của mình, ông Dũng nắm quyền, đương nhiên sẽ tiếp tục là một tay độc tài có hạng.
Vậy giữa hai tay độc tài có cùng nguồn gốc cộng sản ấy, một tay có lẽ liêm khiết hơn và nặng về giáo điều, tay còn lại lũng đoạn nặng về chính trị và tiền bạc, đâu là kết quả bớt tồi hơn với người Việt Nam?
Câu trả lời khá dễ dàng: Nguyễn Tấn Dũng. Dù là một tay độc tài tham nhũng, nhưng ít nhất vì tham lam nên Dũng có trí khôn. Ông ta biết rút ra bài học từ các sai lầm, để củng cố quyền lực cả về chính trị và tiền bạc cho hệ thống của mình. Dũng cai trị sẽ vẫn là một thời kỳ độc tài nối dài, nhưng thời kỳ ấy sẽ tiềm ẩn bóng dáng của sự thayđổi, dù đó không phải là mục đích hay mong muốn của ông ta. Ông ta buộc phải cổ súy cho kinh tế tư nhân, tiếp tục cổ phần hóa và bán lại các doanh nghiệp đang thuộc sở hữu nhà nước, không phải vì ông ta không muốn kiểm soát nền kinh tế, mà đơn giản bởi chính phủ đang hết tiền. Ông ta đã phát biểu công khai nhiều lần về điều này: “Điều gì kinh tế tư nhân làm tốt hơn, phải để tư nhân làm”. Ít nhất, quan điểm của ông ta tiến bộ hơn mớ giáo lý giáo điều đã đè nặng lên đôi vai người Việt trong hơn 70 năm qua: Lấy kinh tế nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa (là thứ quái gì nhỉ???) làm chủ đạo. Bên cạnh đó, rõ ràng, với ông Dũng, Việt Nam ngày một hòa nhập sâu hơn vào thế giới văn minh. Con cái ông ta ngày một giàu có hơn khi kết hợp với đám tư bản lắm tiền phương tây, các quỹ đầu tư rót vốn để tận dụng lợi thế các cơ hội sinh lời mà quyền lực của bố mình đem lại. Phe cánh của ông ta, cũng tranh thủ cơ hội mà giàu lên rất nhanh, tô đậm thêm hố sâu phân cách giàu nghèo trong xã hội và làm nạn tham nhũng ngày một nặng nề. Điều đó thoạt nhìn thì rất tệ, nhưng xét về toàn cục, lại là điều tốt cho xã hội Việt Nam, dù có thể đây là điều ông Dũng và hệ thống của ông ta không lường tới. Thứ nhất, là việc bắc ngày một nhiều cây cầu với các xã hội văn minh, cả về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa và tôn giáo là cách hiệu quả nhất để thúc đẩy dân trí của người Việt Nam. Điều này cuối cùng, sẽ là nền tảng vững chắc nhất cho sự thay đổi. Cá nhân ông Dũng, thậm chí cả mối quan hệ thông gia của ông ta với một cựu viên chức Việt Nam Cộng Hòa hiện là công dân Mỹ, tự thân nó cũng đã là một cây cầu giao lưu với phương tây mà ít ai hình dung tới. Thứ hai là hệ thống cầm quyền càng gây công phẫn và bất công, ngày thay đổi lại sẽ càng gần. Đây là điều không đảng viên cộng sản tham nhũng nào muốn, nhưng nó là một tiến trình tất yếu.
Việt Nam đang ở trong thời kỳ chiến tranh. Năm 2016, ngoài các vấn đề kinh tế, người Việt sẽ ngày càng phải nói nhiều hơn về hiểm họa chiến tranh: Người Tàu đã kề sát cửa. Dù đa phần người Việt, với sự bức xúc đến tột cùng về thực trạng xã hội, thường trút mọi oán hận lên đầu đám quan chức và mở miệng ra đều xỉ vả quan chức Việt Nam ngu. Đây là một sai lầm, không có quan chức nào ngu, họ đều có tài, thậm chí là lỗi lạc. Vấn đề với người dân, là hệ thống chính trị này, vốn là một hệ thống lỗi, không phải là để phục vụ cho họ mà là cai trị họ. Tuy nhiên, 200 ủy viên ban chấp hành Trung ương đảng, những kẻ nắm thực quyền trong tay, đủ thông minh để lựa chọn người sẽ đem lại tiền bạc cho họ. Với ông Trọng, họ có thể tiếp tục nắm quyền, nhưng với mớ giáo lý giáo điều đã cũ tới 70 năm mà giờ không ai còn tin vào nó, ông ta sẽ dẫn các đồng chí và cả đất nước này xuống đáy vực. Với ông Dũng, ông ta tham lam và đam mê quyền lực, sẽ tiếp tục là một tay độc tài, nhưng ông ta khôn, đủ để nhận biết đâu là cái hố để bước vượt qua, hoặc ít ra là tránh sang một bên. Xã hội với ông Dũng, còn le lói hy vọng cho một sự thay đổi, dù chỉ là hy vọng.
Cuối cùng, không phải điểm chót của độc tài và tập quyền lại là nơi ươm mầm cho nền dân chủ hay sao? Giáo điều và sân chơi của những tay lý luận đảng, đã là quá đủ rồi cho người dân và đất nước này. Hơn nữa chiến tranh, đang cận kề ngoài cửa.
P/S Vậy anh Lãng chọn ai? Anh chẳng chọn ai vì thứ nhất là anh không có cái quyền đó và thứ hai là đây đều là những ứng viên dưới chuẩn. Tuy nhiên, nếu buộc phải chấp nhận thì một tay độc tài bất lương nhưng sáng mắt còn hơn một gã mù đại diện cho quá khứ tăm tối vốn đã phải bị chôn vùi từ lâu, nhưng vẫn đang ngắc ngoải như một thứ dị dạng của lịch sử.
Có vài ý kiến băn khoăn về sự cai trị của ông Dũng, về mối tương quan giữa tập trung quyền lực và tha hóa. Anh trả lời ngắn thế này: Đây là việc đã được bàn nhiều lần, ví dụ trong Lỗi hệ thống và sự lạm dụng quyền lực https://www.facebook.com/Langlanhtu... Cái ý tưởng về tập quyền và tha hóa là điều được bàn tới từ lâu và chẳng có gì mới. Nhưng nhìn sâu hơn vào vấn đề, thì đôi lúc sẽ phát hiện ra bản thân sự tha hóa, dù tồi tệ nhưng cũng có tác dụng riêng của nó.
Ở đây có một vấn đề, như anh đã phân tích trong bài viết: Xu hướng tập quyền của ông Dũng và cả cái cách để đạt tới quyền lực và tiền bạc của ông ta, dù bất lương nhưng lại mang lại một hệ quả ngoài mong muốn của ông ta: Nó dẫn tới việc bắc ngày một nhiều cái cầu sang các xã hội văn minh, điều đó giúp nâng cao bền vững về dân trí, đây là thứ sẽ quyết định tương lai của đất nước. Ngoài ra, những tay tham lam nặng về tham sân si luôn sợ chết, và thông minh. Họ có xu hướng hành xử để bảo tồn quyền lợi của mình thay vì những lý tưởng cực đoan trước những biến cố lịch sử. Những kẻ thông minh và tham lam luôn biết cách thỏa hiệp khi cần, thay vì việc hô hào các giáo lý cực đoan. Về bản chất, những tay cộng sản giáo điều cũng mang lại hệ quả mông muội cho xã hội không khác gì nhà nước hồi giáo cực đoan IS. Và điều này, ơn chúa, do đó, lũ bất lương tham lam đôi khi lại tốt cho xu hướng văn minh của xã hội, khi không còn những lựa chọn nào khác.