Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Di sản nào của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp?

Sự kiện quan trọng nhất đối với người Việt Nam trong những ngày qua chính là tang lễ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vừa qua lần sinh nhật thứ 103, ông là người sống vắt ngang hai thế kỷ, một tuổi thọ hiếm thấy với danh tiếng lan rộng trên khắp thế giới. Tên tuổi của ông được báo chí quốc tế đặt ở vị trí trang trọng không kém những sự kiện nổi bật đang diễn ra. Điều đó khẳng định vị thế của ông với tư cách một vĩ nhân, không phải chỉ của người Việt Nam, mà là còn của lịch sử nhân loại.

Trong những ngày này nhiều tranh luận dấy lên về công nghiệp của ông. Nhiều lời ca ngợi ông như một vị tướng kiệt suất. Một sự thật lịch sử. Nhiều ý kiến khác muốn làm lu mờ ông khi nhắc đến cái chết của hàng triệu người lính trong suốt 30 năm chiến tranh. Nhưng dù muốn dù không, không ai có thể phủ nhận thực tiễn ông đã chỉ huy một đội quân trang bị thiếu thốn hàng nghìn lần so với những quân trộng hùng mạnh mà ông và những người lính của mình đã đánh bại. Một so sánh nực cười khi nói đến tổn thất nhân mạng mà không nhìn vào thực tế chênh lệch về trang bị và khí tài của hai bên tham chiến. Anh Lãng sẽ không tốn thời gian để bàn luận nhiều về một sự thật có tính hiển nhiên này.
Hãy nhìn ảnh hưởng của Tướng Giáp, từ những góc nhìn không có gì liên quan đến ông, những số phận tưởng chừng ông chẳng bao giờ có ảnh hưởng. Chiều ngày 9/10 khi ngồi tại nhà hàng gần Vivo city, Singapore, ang Lãng nghe bàn bên có một thằng Mã lai, một thằng Angiery và hai thằng gốc Hoa tán phét với nhau, rất ngạc nhiên là câu chuyện cũng bàn về tướng Giáp. Và theo một thằng Hoa thì ông Giáp chọn đặt mộ tại vùng biển miền Trung là có thâm ý sâu xa về phong thuỷ, thậm chí có liên quan đến vấn đề chủ quyền trong vùng biển Đông. Nghe loáng thoáng vì bọn này nói tiếng Anh khó nghe, hơn nữa kỹ năng ngoại ngữ của anh cũng tồi nốt, nhưng rõ ràng, cụ Giáp có một ảnh hưởng lớn không phải chỉ riêng đối với người Việt.
Nhân nhắc đến câu chuyện về nơi an táng cụ Giáp, anh lại nhớ đến di chúc của ông Hồ, theo đó ông mong ước tro cốt mình được chia làm ba phần, chọn an táng ở ba ngọn đồi đẹp ba miền Bắc, Trung, Nam. Một di chúc đầy ẩn ý về tâm linh và đoàn kết dân tộc. Di chúc ấy chưa bao giờ được thực hiện và phần thân xác của ông, một vĩ nhân kiệt xuất, vẫn ngày ngày được tẩm ướp hoá chất để nằm lặng lẽ với thời gian trên quảng trường Ba Đình. Nếu chúng ta hiểu cái chết là sự khởi đầu cho sự tái sinh, thì đây là một cực hình đày đoạ khiến ông không siêu thoát, cũng đồng nghĩa với việc người dân Việt Nam mất đi cơ hội tái sinh cho một vĩ nhân kiệt suất. Dù sao đây là một vấn đề thuộc phạm trù tâm linh. Cá nhân anh Lãng luôn mong muốn, một ngày nào đó di chúc của ông Hồ sẽ được thực thi, và Lăng Hồ Chí Minh thay vì bảo quản một thi hài bị rút nội tạng được tẩm hoá chất nằm đày đoạ với thời gian, sẽ là một tượng vàng thật lớn để bày tỏ lòng trân trọng của hậu thế, nhưng để ông Hồ có cơ hội tái sinh. Biết đâu, lịch sử nhờ đó sẽ khác?
Một may mắn lớn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, di chúc của ông được tôn trọng, và chính quyền hiện nay chấp thuận theo mong muốn của ông, đưa di hài của Đại tướng về an táng tại Quảng Bình, thay vì việc nhét ông vào Mai Dịch, nơi an táng dành riêng cho những viên chức cấp cao. Một nơi vốn từ lâu người Việt chẳng mấy đoái hoài và đi qua cũng chẳng bao giờ thèm liếc mắt. Chắc chắn Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chẳng thể vui nếu ông nằm cạnh Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Đoàn Khuê ... Và cũng chẳng người Việt Nam yêu mến Đại tướng muốn vị anh hùng dân tộc cuối cùng trong thời đại của ông phải nằm cạnh những người họ chẳng hề kính trọng. Từ những thông tin trên mạng, một vùng núi giáp biển tuyệt đẹp, nhìn ra biển Đông, được gọi là Vũng Chùa sẽ là nơi an giấc ngàn thu của Đại tướng. Chắc chắn rằng Võ Đại tướng, một người có hiểu biết uyên thâm, sống lặng lẽ suốt 30 năm sau hào quang chiến thắng, mọi quyền bính bị tước bỏ nhưng vẫn giữ cái đạo làm người của người quân tử, có thâm ý riêng của mình khi chọn mảnh đất này. Ông sống lặng lẽ nhưng chưa bao giờ thôi quan tâm đến tình hình đất nước. Những năm cuối đời, ông gửi nhiều bức thư góp ý về nhiều chính sách lớn cho quốc gia. Chính phủ chưa bao giờ nghe ông, nhưng nhân dân và lịch sử ghi nhận tất cả. Cuộc đời của đại tướng Võ Nguyên Giáp là một minh chứng sống cho luật nhân quả. Đám tang của ông trở thành một sự kiện tầm vóc quốc tế với sự kính trọng của hàng triệu người Việt. Chắc chắn là hầu hết quan chức Việt Nam hiện nay, cũng như mọi đối thủ chính trị từng cố muốn xoá tên ông, không thể ngờ được rằng ảnh hưởng của ông đối với lịch sử và người dân lớn đến mức ấy. Trong hàng triệu người tiễn đưa Võ Đại tướng, có những người lính già vẫn sống trong ký ức và cái bóng của thời gian, nhưng cũng có vô số những người trẻ tuổi sinh ra sau chiến tranh, lớn lên trong bối cảnh tên Đại tướng bị cố ý xoá mờ trong rất nhiều sự kiện, và gồm cả những kẻ thủ đoạn, lạnh lùng như anh Lãng. Đây chính là một phần di sản của Đại tướng Võ nguyên Giáp đối với lịch sử và hậu thế. Một di sản sâu sắc về quy luật nhân quả đối với những nhân vật đi qua thời gian và ghi dấu ấn của mình vào lịch sử.
Muốn đánh giá về di sản của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, cần cắt nghĩa tại sao hàng triệu người Việt Nam lại tự nguyện tiễn đưa ông, điều chắc chắn họ đã và sẽ không làm trong đám tang nhiều ông tai to khác chết trước và sau ông về sau này. Theo anh, Có hai di sản chính mà Đại tướng để lại cho hậu thế. Thế giới biết đến ông với vai trò của một danh tướng. Qua những thông tin lan rộng trên báo chí quốc tế, có thể thấy rằng ông là một danh tướng kiệt suất trong lịch sử. Võ công của ông không chỉ đem lại độc lập cho dân tộc Việt Nam, mà còn cho nhiều dân tộc khác nữa từ Á sang Phi và Mỹ Latinh. Người Việt khóc thương ông trong niềm kính trọng, cũng giống như họ đã kính trọng, biết ơn và sau đó là thần thánh hoá các danh tướng trong lịch sử vệ quốc, giống như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt và nhiều vị tiền nhân dựng nước khác. Nhưng còn có một lý do khác, người Việt khóc tiễn đưa ông, vì với họ, ông là phần lương tri cuối cùng còn sót lại trong thế hệ của mình. Sự ra đi của ông, đối lập với sự tồn tại và vinh thân phì gia của một hệ thống toàn trị vô đạo đức đang bóp cổ dân đen, càng khiến người Việt thấy nuối tiếc. Khóc cho ông, cũng đồng thời khóc cho sự cơ cực của người Việt trong bối cảnh đạo đức ngả nghiêng trong xã hội hiện nay. Cái chết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sẽ khiến hầu hết người Việt có tri thức và hiểu biết phải bật ra câu hỏi: Họ và con cháu họ sẽ phải tiếp tục sống trong một xã hội mà sự thối nát và bất công lan rộng này đến bao giờ. Theo anh Lãng, đây là một di sản lớn mà sự ra đi của Đại tướng để lại cho tương lai của dân tộc Việt Nam, dù ảnh hưởng của nó đến mức nào sẽ vẫn là một câu hỏi ngỏ.
Trong đám quan chức đông nghẹt đứng trong tang lễ của ông, chắc chắn không ít sẽ phải giật mình khi nghiệm chứng về luật nhân quả. Có bao nhiêu trong số họ sẽ được dù chỉ một phần triệu số người thương tiếc Đại Tướng Võ Nguyên Giáp tiễn đưa, hay sẽ có vô số người muốn đái lên mồ họ? Sự thức tỉnh về lương tri và sự lo sợ cho cái giá phải trả theo luật nhân quả chắc chắn sẽ là một ám ảnh với không ít trong đám người này.
Một nhân vật lịch sử lớn ra đi bao giờ cũng để lại sau lưng mình nhiều di sản. Một số do họ tự tay tạo nên khi còn sống, nhưng riêng với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, di sản của ông chắc chắn sẽ còn là cả ảnh hưởng xã hội mà sự ra đi của ông đã xới lên mà rồi đây sẽ phản ánh vào những biến thiên của lịch sử. Đối với người Việt Nam, ông không chỉ để lại nỗi tiếc thương, mà còn cả những câu hỏi về đạo đức và lương tri, về một cuộc sống tốt đẹp đáng ra người Việt Nam cần phải có. Đây có lẽ mới là phần chính trong di sản của Đại Tướng mà hiện tại vẫn chưa thể định lượng bằng các thang đo.
Anh Lãng về kịp viếng tang cụ Giáp trong ngày 10 tại nhà riêng 30 Hoàng Diệu. Anh không xếp hàng mà vào bằng thủ đoạn sau khi đi thẳng từ sân bay (anh xin lỗi hàng vạn đồng bào đứng xếp hàng mà nhiều trong số họ rồi sẽ không được vào vì hết giờ và xin nhận lỗi vì sự thủ đoạn không bao giờ cai được của anh). Trong dòng người đứng lặng lẽ hai bên đường sáng nay cũng có anh, đây là lần duy nhất trong nhiều năm, anh sống với tình cảm thật lòng vì một người không cùng huyết thống.

Những thời đại suy tàn

Lời anh Lãng: Thiên Lãng luận này anh viết đâu đó khoảng năm 2006, cách đây khoảng 6, 7 năm. Cũng vì nó mà anh phải lặn mất tăm khỏi net trong khoảng 1 năm để tránh những phiền toái không đáng có. Nhân ngày mất của cụ Giáp, anh search trên mạng và đăng lại về đây. Cho một khoảnh lặng rõ hơn về một thời đại suy tàn.
Bữa nay anh Lãng rảnh, vào ngồi bàn láo với các bạn về một thời đại suy tàn. Nhưng để khách quan, anh dùng từ "những" cho nó có vẻ phổ cập.
Hôm 07/05 vừa rồi, ngồi nhậu cùng một đám tai to, các bạn rủ anh, lúc nào đến vấn an cụ Giáp.
Giáp là một huyền thoại, trong lịch sử của một đất nước mà anh hùng thường là những người giỏi đánh nhau, đương nhiên với vai trò của một vị tướng với chiến thắng vĩ đại trước một cường quốc, ông nghiễm nhiên thành một huyền thoại nổi bật. Huyền thoại ấy càng trở lên lung linh hơn, khi Giáp với lối sống khiêm nhường, khinh thường mọi sự cạnh tranh và có vẻ coi trọng cái đạo làm người của người quân tử. Đặc biệt, khi một đất nước thấp cổ bé họng vì đói nghèo, thành tích để sánh cùng bạn bè năm châu hầu như chẳng có gì. Khi không thể khoe nhà tao giàu, biệt thự tao to, vợ tao ngon, con tao khỏe ... với các bạn nhà hàng xóm, thì một huyền thoại có tính nổi bật như cụ Giáp vốn được quốc tế nể trọng lại càng trở lên đắt giá. Vì ngần ấy lí do, trong số các nhân vật lịch sử đương đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong hầu hết đánh giá, gồm cả trong quan niệm của anh Lãng, là một người hùng thực sự, cả vì sự nghiệp của ông và cả về nhân cách con người mà ông thể hiện.
Riêng có Việt Nam, đói ăn lâu dài cho đến khi đất nước đứng trước bờ vực sụp đổ, 11 năm sau chiến tranh, gạo mới được trồng đủ cho người dân ăn. Đó là một kết quả tất yếu của việc một thời gian dài đất nước được lãnh đạo bởi những cái đầu ghi vinh quang bằng thời gian ngồi tù hoặc đấu đá chém giết, chứ không phải bằng tư duy chiến lược và tài năng quản lý.

Nhưng dẫu sao, ánh hào quang le lói của ông cụ, cũng chỉ đại diện cho vinh quang lụi tàn của thời đại mà ông cụ được vinh danh, cái thời mà thương hiệu Việt Nam đại diện cho công lý và chiến thắng. Một thời đại đã suy tàn.
Từ nhiều năm qua, những câu chuyện luẩn quẩn của Việt Nam trong bài toán phát triển kinh tế, trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc đã khiến đại bộ phận tinh hoa tri thức quốc gia tốn nhiều tâm sức. Cố nhiên với loại người gian tham, đểu giả tư lợi cá nhân như anh Lãng của các bạn, thì chuyện đó chẳng có ý nghĩa kặk gì cả, có chăng chỉ là lúc hứng thì bốc phét cho vui. Nhưng dù thế, sự băn khoăn về nó vẫn luôn hiện diện.
Đói, nghèo, sức mạnh yếu cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Đại bộ phận người Việt Nam mang nặng tâm lý tự ti của một nước nhược tiểu khi nhìn ra thế giới, pha lẫn trong đó là niềm mặc cảm tự hào vì vinh quang chiến tranh dân tộc, điều đó khiến tâm trạng của người Việt lâm vào một tình trạng rất khó lí giải: luẩn quẩn trong nỗi tự ti yếu hèn và đan xen trong đó sự quật cường được kế thừa có tính di truyền. Dấu ấn tâm lý ấy, thể hiện khá rõ trong đại bộ phận các phản ứng của đám dân đen đối với các sự kiện lớn của đất nước.
Khi nói về sự yếu kém trong phát triển kinh tế đất nước, ai cũng có thể nhìn ra, chúng ta nghèo, vì Ngu. Nhưng nói thế không có nghĩa là cả nước ngu, mà đúng hơn, là đường lối phát triển đất nước ngu. Một thời gian dài đất nước sau thống nhất, có đủ điều kiện thuận lợi về tự nhiên, một quốc gia có nền nông nghiệp hàng nghìn năm lịch sử mà cả nước đói ăn, câu cửa miệng từ quan được tuyên truyền đến dân: Hậu quả chiến tranh nên mới đói. Châu Âu sau thế chiến thứ hai là một đống gạch vụn, họ không những hết đói, mà vươn lên trở lại thành trung tâm ánh sáng của thời đại trong thời gian rất nhanh. Nhật Bản cũng chẳng khác gì một đống tro tàn, vùng dậy từ đống đổ nát chiến tranh và thành một cường quốc phát triển trong thời gian kỷ lục. Hàn Quốc cũng chẳng khác gì khi chỉ còn là một đám đất hoang, nhưng từ đó đã phát sinh một kỳ tích được lịch sử ghi nhận là con rồng Đông Á. Riêng có Việt Nam, đói ăn lâu dài cho đến khi đất nước đứng trước bờ vực sụp đổ, 11 năm sau chiến tranh, gạo mới được trồng đủ cho người dân ăn. Đó là một kết quả tất yếu của việc một thời gian dài đất nước được lãnh đạo bởi những cái đầu ghi vinh quang bằng thời gian ngồi tù hoặc đấu đá chém giết, chứ không phải bằng tư duy chiến lược và tài năng quản lý.
Bi kịch của sự nghèo đói vì Ngu ấy được làm trầm trọng thêm không phải chỉ bởi sự đói nghèo của dân chúng, mà còn bằng sự tổn hại về lợi ích quốc gia. Các sự kiện mất chủ quyền lãnh thổ năm 88 trên Biển Đông, rồi các sự kiện bi hài xung quanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 90, để lại một nỗi chua xót lớn lao đối với đại bộ phận những người trong cuộc.
Đứng trước sự tồn vong của chế độ, người Việt Nam có vẻ như bừng tỉnh. Các chính sách thay đổi kế tiếp nối nhau ra đời. Từ đó đến nay, VN được coi là có mức tăng trưởng khá tại Á Châu và cải thiện được phần nào vị thế quốc tế. Nhưng rất đáng tiếc, những cái nền tảng tăng trưởng ấy được xây dựng trên một cơ sở có quá nhiều thuận lợi: Nguồn tài nguyên quốc gia, nguồn nhân lực rẻ mạt, nguồn tiền kiều hối gửi về từ bên ngoài (10% GDP) ... và đổi lấy một mức tăng trưởng không bao giờ vượt quá con số 9%. Việt Nam từ một con sên, đi nhanh hơn so với chính mình, và chậm hơn so với phần còn lại. So với đối thủ truyền đời là Trung Quốc, Việt Nam tụt hậu nhanh chóng và quá xa. Và chúng ta lại càng không bao giờ đạt tới cái gọi là kỳ tích Á Châu mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đã từng làm được. So với các quốc gia ở thứ hạng hai, cũng còn rất xa chúng ta mới theo kịp nổi Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Có quá nhiều nguyên nhân, từ cơ chế quản lý, chính sách yếu kém, nhân lực trình độ tồi ... nhưng tựu trung lại, là vì Ngu. Dân đen đương nhiên phải ngu, nhưng cũng đám dân đen đó ở các bọn theo đạo hồi mọi rợ như Malaysia, hoặc bọn Khơ me ngu dốt chậm tiến ở Đông Nam Á xa xưa như bọn mọi Thái Lan, giờ bọn đó đã giàu, chí ít cũng vượt trên VN 20 năm phát triển. Bọn dân đen đó, so với bọn dân đen của chúng ta Ngu hơn nhiều, năm 75 tính trung bình hầu như không hơn chúng ta. Nhưng lãnh đạo của chúng ta, thể chế của chúng ta, Ngu hơn nhiều so với lãnh đạo của chúng nó, thể chế của chúng nó.
Ngày nay Việt Nam đang vật lộn một cách đáng thương với vị thế của một tiểu quốc, quốc lực nghèo khó, đại bộ phận dân cư đói nghèo, bị o ép về chủ quyền và tước đoạt lợi ích quốc gia, lãnh đạo bởi một chính thể toàn trị tồn tại dựa vào lịch sử chứ không phải bầu cử và chẳng có đồng minh mẹ nào trên trường quốc tế. Hầu hết người Việt Nam có tâm đau xót nhìn thực trạng ấy, trong nỗi suy tư và phần nào có tính bất lực. Tâm lý chán nản ấy thậm chí ăn sâu ở nhiều suy nghĩ có tính buông xuôi: Đấu thế đéo nào lại bọn Tàu, lựa nó mà sống cho lành. Và từ đó, những vết nhơ quốc thể trước sự luồn cúi của các bạn tai to trước các bạn Tàu, hoặc những nỗi đau về lợi ích quốc gia bị xâm hại trên Biển Đông, hoặc chính tại lãnh thổ quốc gia như Bô sit Tây Nguyên chợt trở thành điều gì đó có tính tồn tại hiển nhiên.
Cụ Giáp, gương mặt sót lại cuối cùng của thời đại được dựng lên bởi ông Hồ, đang ở tuổi gần đất xa trời. Cụ đại diện cho một thời đại mà niềm tự hào và vinh quang dân tộc được kéo dài thêm bởi những chiến công, một thời đại đang suy tàn và đáng ra đã nên kết thúc.

Trò luồn cúi được coi là trò đu dây, một sự khép mình được xem là thành công khéo léo. Tất cả đại diện cho một thế cục có tính khôi hài: Một thời đại được dựng lên từ lịch sử chống ngoại xâm, nó thống nhất được đất nước, nhưng đang vật lộn để kéo dài lấy sự vinh quang, hay nói đúng hơn là kéo dài sự cai trị. Một thời đại suy tàn.
Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là những anh hùng dân tộc. Vinh quang ông Hồ làm được năm 45, được cụ Giáp tô đậm thêm với chiến tích Điện Biên Phủ năm 54, trên thực tế, thời đại mà ông Hồ dựng ra đã lên đến đỉnh vinh quang từ lúc đó. Sứ mệnh lịch sử của ông Hồ, cùng với những người thuộc thời đại của ông, là tìm lại quyền phát ngôn cho người Việt Nam với tư cách là một dân tộc độc lập, lúc đó đã xong. Nếu thời đại ấy kết thúc năm 1954, và thay vì năm 1975 miền Bắc thống nhất miền Nam mà ngược lại, thì có lẽ bây giờ Việt Nam đã không quá khốn đốn trước các câu chuyện vật lộn về chủ quyền với Trung Quốc, không quá khốn đốn để trải nghiệm một thời gian đói nghèo lâu dài mới định hướng đất nước theo hướng thị trường và văn minh phương tây. Cũng không phải ở tình trạng một nước nhược tiểu, không có một đồng minh đúng nghĩa và bơ vơ như hiện nay. Năm 1954, nếu giả dụ cụ Giáp và những đồng chí của mình chạy mẹ nó sang miền Nam khiến cục thế đảo chiều, có khi lại là một cơ may lớn của dân tộc.
Chính thể miền Nam cũ được lịch sử chính thống tô vẽ là những kẻ bất tài, tham nhũng, tay sai và thối nát. Điều đó chẳng nói lên điều gì, khi thực tế Việt Nam hiện nay cũng gần đội sổ từ dưới lên trên bảng xếp hạng tham nhũng và minh bạch tại Á Châu. Chỉ có thể khẳng định chắc chắn rằng, nếu lịch sử 1975 đảo chiều cho phe chiến thắng và chiến bại, Việt Nam sẽ có một nền kinh tế thị trường sớm hơn, tiếp cận với thế giới phương Tây và hòa nhập với phần còn lại của thế giới nhanh hơn vài chục năm, dân Việt Nam sẽ đi du học sớm hơn, tiếp tu được lối sống ăn hút trụy lạc của bọn phương Tây cũng sớm hơn, và chắc chắn có bên cạnh một đồng minh hùng mạnh cũng giống như Nhật Bản, Nam Hàn đang có hiện giờ để đảm bảo rằng có thể mạnh miệng hơn trong bảo vệ lợi ích quốc gia và không có những câu chuyện đau lòng trên Biển Đông hay câu chuyện làm trăn trở thời cuộc như Bô xít Tây Nguyên.
Cụ Giáp, gương mặt sót lại cuối cùng của thời đại được dựng lên bởi ông Hồ, đang ở tuổi gần đất xa trời. Cụ đại diện cho một thời đại mà niềm tự hào và vinh quang dân tộc được kéo dài thêm bởi những chiến công, một thời đại đang suy tàn và đáng ra đã nên kết thúc.
Tất nhiên là nhắc đến câu chuyện thế này chỉ để nói láo cho nó vui, chứ thực ra có ý nghĩa kặk gì đâu. Các bạn, gồm cả bọn con bò vẫn thường vào đây hóng hớt, cứ xem như câu chuyện bốc phét mà anh của các bạn vẫn tùy hứng viết ra mà thôi.