Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009

Which side are you on?

Trong cuốn hồi ký "Why Vietnam" của L.A Patti, nguyên là trung tá tình báo của Mỹ tại Đông Dương vào cuối thế chiến thứ hai, một người Mỹ đầu tiên và cũng gần như duy nhất trong chính quyền Mỹ có liên hệ trực tiếp với ông Hồ Chí Minh, có kể lại một khoảnh khắc gây ấn tượng không thể mờ phai trong suốt cuộc đời ông ta. Lúc đó đã hết hy vọng xây dựng được một mối quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, vốn chẳng để ý gì đến xứ Đông Dương xa xôi, lại càng không thể đem đánh đổi một Việt Nam lạc hậu lúc đó chưa là gì trên bản đồ thế giới với tình đồng minh của người Pháp, vốn rất cần cho liên minh Mỹ, Anh trong việc kiềm chế sức mạnh của Liên Xô tại châu Âu sau thế chiến thứ hai. Sự nghiệp dành độc lập của Việt Nam lúc đó thực sự là đơn côi, dù trước đó đã có những nền tảng nhất định trong việc hợp tác với lực lượng OSS của Mỹ (tiền thân của CIA) trong việc kháng Nhật tại Đông Dương (Những tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Việt Nam năm 1945, nhận được sự huấn luyện và viện trợ vũ khí của cơ quan OSS Mỹ từ Côn Minh, TQ). Ngày 30/09/1946, lúc tình thế Đông Dương đã ở bên bờ vực chiến tranh, một cuộc chiến Pháp - Việt chắc chắn sẽ xảy ra, A Patti đến chào từ biệt ông Hồ. Trong những tháng trước đó, ông Hồ đã nhiều lần gửi thư cho tổng thống Mỹ lúc đó là Truman, mong tìm kiếm được sự ủng hộ của Mỹ đối với sự nghiệp dành độc lập của dân tộc mình nhưng vô vọng. Mỹ vào thời điểm ấy đã chọn ủng hộ người Pháp. Chiến tranh bùng nổ sau đó 3 tháng, kết thúc vào năm 54 với người Pháp tại Điện Biên Phủ và cuốn người Mỹ vào một cuộc chiến dằng dai cho đến khi họ phải rút đi vào năm 73.

 Lời tâm sự cuối cùng của ông Hồ với Patti về cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam: "Tôi sẽ buộc phải tìm cho dân tộc mình một đồng minh, nếu đó không phải là Mỹ thì sẽ phải là một đồng minh khác".

Lịch sử xô đẩy ông Hồ đến việc chọn lựa người TQ và người Nga làm đồng minh trong diễn biến của hai cuộc chiến tranh nối tiếp ở Việt Nam. Ông đã không có lựa chọn khác vì không thể để dân tộc đi tới một mình trong cuộc chiến quá chênh lệch về cán cân lực lượng. Ông Hồ đúng khi tìm được độc lập cho dân tộc mình, nhưng những người kế tục ông sau đó phạm nhiều sai lầm, khiến nền độc lập ấy đi kèm với một Việt Nam chậm tiến và nghèo đói kéo dài nhiều năm sau chiến tranh, trong lúc đại bộ phận những nước xung quanh đều mạnh mẽ vươn lên.

Vinh quang trong chiến tranh của Việt Nam, sau 30 năm, trở thành điều nực cười khi so với sự phồn thịnh của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonexia, Malaysia ... và đặc biệt là với một thế lực mạnh mẽ trỗi dậy và đang đe doạ cả Á Châu là Trung Quốc.

Câu chuyện về cuộc chiến và lựa chọn của ông Hồ đã thuộc về thế kỷ trước, thế kỷ 20, một thế kỷ ghi dấu ấn với riêng Việt Nam bởi hai cuộc chiến tranh thảm khốc nối tiếp kéo dài 30 năm, và gần hai thập kỷ nghèo đói kế tiếp sau đó của đất nước. Trong tình thế buộc phải lựa chọn, ông Hồ đã tìm ra cho mình một sự lựa chọn cho đến giờ vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính đúng sai.

Năm 2009, trước một Trung Quốc đang lên và ngày càng trở thành một hiểm hoạ, người Việt Nam lại một lần nữa phải trả lời câu hỏi "Which side are you on?"

Thế giới ngày nay nhìn nhận trực tiếp có lẽ chỉ còn hai siêu cường trên thực tế. Một nước Mỹ hùng mạnh đứng đầu thế giới gần 100 năm qua, quyền lực dù lung lay nhiều trong những năm gần đây nhưng vẫn là cường quốc số 1 hành tinh. Bên cạnh đó, là một Trung Hoa khổng lồ với dân số 1,4 tỷ người, chiếm hơn 1/6 dân số địa cầu, và đang vươn lên ngày một mạnh mẽ về kinh tế cũng như quân sự. Nhiều dự báo cho rằng thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Trung Quốc, và quốc gia này sẽ thế chân Mỹ thành nền kinh tế đứng đầu thế giới sau 30 hoặc 40 năm nữa. Tất nhiên mọi dự đoán về tương lai đều có thể là sai lầm, nhưng một thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc và Mỹ đã trở thành hai thế lực lớn nhất hành tinh hiện nay, và cuốn các nước khác vào một ván bài có tính lựa chọn khi phải tìm lấy cho mình một bên để đứng.

Câu cửa miệng sáo rỗng dạng "chúng ta muốn làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới" chỉ là lời sáo ngữ không thể lừa ai và cũng chẳng thể dối chính mình. Làm bạn với tất cả, cũng đồng nghĩa với việc chẳng có người bạn nào. Và đó chính là thực trạng của Việt Nam hiện nay: Một quốc gia nhỏ yếu, chậm phát triển, và cô đơn giữa thế giới này khi không có lấy một đồng minh đúng nghĩa (Có thể nhắc đến người Lào chăng? nhưng Lào rồi cũng sẽ rất nhanh không đứng cạnh Việt Nam, khi Trung Quốc đang không ngừng khuyếch trương ảnh hưởng ở đó)

Trong cuộc chơi với người Trung Quốc suốt nhiều năm qua, với Việt Nam, luôn là một cuộc chơi nhẫn nhịn. Trung Quốc giúp Việt Nam nguồn súng đạn trong chiến tranh với một động cơ cũng chẳng trong sáng gì. Giống như ở Triều Tiên, Trung Quốc không muốn ranh giới của thế giới phương Tây tiến sát đến biên giới của họ. Ở Triều Tiên, Trung Quốc trực tiếp tham chiến, chấp nhận trả giá để dựng lên một chính phủ Bắc Triều Tiên trung thành làm phên dậu tại Đông Á cho Trung Quốc trong suốt 70 năm qua. Một bức tranh tương phản tại Triều Tiên, miền Bắc là đệ tử của Trung Quốc, được cai trị bởi một chính thể độc tài toàn trị có tính phản động hàng đầu trên thế giới, một nền chính trị có tính cha truyền con nối, dân chúng chết đói hàng năm vì chưa bao giờ đủ ăn, còn chính thể để tồn tại thì tìm mọi cách đầu tư vào quân đội để duy trì sức cai trị cho chế độ. Nam Triều Tiên, ngược lại, hoà nhập vào thế giới văn minh và hiện là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, nằm trong nhóm nước phát triển OECD.

Với một động cơ tương tự khi Trung Quốc muốn giúp Việt Nam trong cuộc chiến chống người Pháp và người Mỹ, nhằm có một khoảng đệm an toàn cho biên giới quốc gia của họ với thế giới phương Tây. Trung Quốc cũng muốn Việt Nam phân đôi giống như Nam - Bắc Triều Tiên, để duy trì sát tại biên giới mình một quốc gia nhỏ yếu và vâng lời. Ý thức độc lập thống nhất của người Việt Nam mạnh mẽ hơn ý chí áp đặt của Trung Quốc. Và kết quả là người Việt Nam đã thống nhất đất nước của mình bất chấp những cuộc mặc cả đi đêm của Trung Quốc sau lưng Việt Nam. Năm 1974, ngay khi cuộc chiến Việt Nam sắp chấm dứt, Trung Quốc tận dụng thời cơ hai miền Nam Bắc Việt Nam đánh nhau, chớp nhoáng chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Khi thấy không thể chặn lại được sự thống nhất đất nước của người Việt, Trung Quốc dựng lên chế độ Khơme đỏ tại Campuchia, tìm mọi cách xúi lực lượng này làm tiên phong gây chiến với Việt Nam. Việt Nam phản đòn, chế độ Pôn Pốt nhanh chóng bị đập tan, Trung Quốc công nhiên lộ mặt gây chiến trực tiếp với Việt Nam. Cuộc chiến tranh tàn bạo năm 1979 nổ ra, trước những thiệt hại lớn, Đặng Tiểu Bình buộc phải rút quân về, dù sau đó xung đột biên giới vẫn dai dẳng nổ ra giữa hai bên. Trong cùng thời kỳ, Đặng thành công đổi mới đưa Trung Quốc đi lên, trong lúc lãnh đạo Việt Nam sai lầm trong con đường phát triển khiến đất nước ngày càng kiệt quệ. Năm 1988, khi Việt Nam đang ở điểm đáy của sự tụt hậu và đói nghèo, tận dụng thời cơ Liên Xô là đồng minh duy nhất của Việt Nam lúc đó đang suy yếu đến tận rìa sụp đổ, Đặng xua quân gây cuộc chiến chớp nhoáng tại Trường Sa và chiếm 8 đảo tại quần đảo này của người Việt Nam.

Nhiều chục năm quan hệ với Trung Quốc, là nhiều chục năm cay đắng đối với Việt Nam. Cộng thêm với một lịch sử hàng nghìn năm liên tiếp phải đánh nhau với những đạo quân xâm lược tràn từ Trung Quốc sang. Một lịch sử luôn gắn với những bài học trả bằng xương máu.
Năm 2009, thế giới khủng hoảng, Trung Quốc mạnh mẽ vươn lên với tư cách của một siêu cường. Đối kháng với Trung Quốc thật là một sai lầm, bởi quốc gia này ngày nay quá mạnh. Có lẽ dễ dàng hơn nhiều nếu chọn cách đi bên cạnh Trung Hoa, bởi đối đầu với một quốc gia khổng lồ kề sát bên mình là một lựa chọn rất thiếu khôn ngoan.

Vấn đề là, Trung Quốc không muốn ai đi cạnh bên mình một cách đích thực. Trong lúc rêu rác những lời tuyên ngôn về tôn trọng hoà bình, thì Trung Quốc đầu tư càng lúc càng mạnh cho việc hiện đại hoá quân sự và quốc phòng, đến mức ngày nay đã thành một thế lực đủ sức đe doạ Á Châu. Trong lúc tuyên truyền về tình thân thiện với các quốc gia láng giềng, thì Trung Quốc đồng thời cho vẽ bản đồ chiếm gần trọn lãnh hải của 6 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong lúc nói những lời đường mật về hợp tác cùng phát triển, thì Trung Quốc tìm mọi cách thọc tay vào các nguồn tài nguyên khoáng sản của các nước xung quanh, đổ công nghệ khai thác lạc hậu vào những đất nước này, di dân xâm thực văn hoá, bòn rút tài nguyên và trút vào đó hiểm hoạ môi trường. Trong lúc thế giới đang nóng lên, Trung Quốc cho xây đập chặn hầu hết các con sông dẫn nước qua các quốc gia dưới hạ lưu, bất chấp điều đó gây các thảm hoạ về sinh thái và cuộc sống cho dân cư những quốc gia đó. Và Việt Nam, cay đắng thay lại là nước chịu ảnh hưởng nặng nhất từ những chính sách tàn bạo đó của người Tàu.

Năm 2009, Trung Quốc tiến hành phong toả gần trọn vùng biển Đông của Việt Nam, kiểm soát nó trên thực tế, quét sạch tàu cá của Việt Nam ra khỏi những vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền bất chấp luật pháp quốc tế, đồng thời triển khai những chương trình khai thác thăm dò tài nguyên đầy tham lam. Năm 2009, Trung Quốc cho khánh thành một loạt đập ngăn nước tại các nhánh chính của dòng sông Mê Kông chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đẩy các quốc gia dưới hạ lưu như Lào, Thái Lan, Campuchia trước hậu quả nghiêm trọng của việc suy thoái về nông nghiệp và thuỷ sản cũng như môi trường. Hậu quả nghiêm trọng nhất đến với Việt Nam, khi toàn bộ vựa lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long đứng trước mối đe doạ trực tiếp và nghiêm trọng nhất do việc thiếu hụt nước và phù sa từ sông Mê Kong. Nhiều chuyên gia đánh giá, Việt Nam sẽ phải tốn nhiều chục tỷ USD để làm các công trình thuỷ lợi, xây các hồ chứa nước và hệ thống đê ngăn xâm thực nước mặn từ biển để khắc phục những hành vi này của Trung Quốc. Cũng năm 2009, Trung Quốc tìm mọi cách gây sức ép để khai thác các nguồn tài nguyên thô của Việt Nam, đặc biệt là Bauxite tại Tây Nguyên, một kế hoạch đang chịu sự phản đối gay gắt của hầu hết trí thức Việt Nam trước những hậu quả về mặt môi trường, hiệu quả kinh tế không đi đôi với số vốn đầu tư, và đặc biệt là hiểm hoạ về mặt an ninh khi Trung Quốc hiện diện tại mảnh đất chiến lược này.

Việt Nam muốn đi cạnh Trung Quốc hơn ai hết, nếu quốc gia ấy thật sự để cho những nước khác có thể tồn tại cạnh mình và vẫn có cơ hội phát triển đi lên. Nhưng tiếc thay, Trung Quốc đã và đang chỉ chấp nhận cho những nước nhỏ yếu tồn tại cạnh mình với điều kiện thôn tính được lãnh thổ và tài nguyên của những nước đó. Nói cách khác, Trung Quốc để các dân tộc khác tồn tại cạnh mình với điều kiện tước đoạt được tương lai phát triển của những dân tộc ấy, kìm họ trong vòng lạc hậu và đói nghèo để luôn dễ bảo.

Trung Quốc, cả về lịch sử cũng như hiện tại, không cho cơ hội để Việt Nam có thể chọn họ là một đồng minh có thể chấp nhận được.

Người Việt Nam một lần nữa phải chọn cho mình câu trả lời. Để sinh tồn, để có tương lai phát triển, để giữ được chủ quyền lãnh thổ và tránh những hậu quả lâu dài về môi trường cho con cháu mai sau, Việt Nam phải tìm cho mình một lối đi riêng, một chính quyền và một thể chế đáp ứng được đòi hỏi có tính sinh tồn về lợi ích dân tộc và chủ quyền, và những người đồng minh đủ mạnh cho đến khi đất nước phát triển đến một mức đủ để có thể bảo vệ chính mình.
Which side are you on?

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2009

Những thời đại suy tàn

Bữa nay anh Lãng rảnh, vào ngồi bàn láo với các bạn về một thời đại suy tàn. Nhưng để khách quan, anh dùng từ những cho nó có vẻ phổ cập.

Hôm 07/05 vừa rồi, ngồi nhậu cùng một đám tai to, các bạn rủ anh, lúc nào đến vấn an cụ Giáp.

Giáp là một huyền thoại, trong lịch sử của một đất nước mà anh hùng thường là những người giỏi đánh nhau, đương nhiên với vai trò của một vị tướng với chiến thắng vĩ đại trước một cường quốc, ông nghiễm nhiên thành một huyền thoại nổi bật. Huyền thoại ấy càng trở lên lung linh hơn, khi Giáp với lối sống khiêm nhường, khinh thường mọi sự cạnh tranh và có vẻ coi trọng cái đạo làm người của người quân tử. Đặc biệt, khi một đất nước thấp cổ bé họng vì đói nghèo, thành tích để sánh cùng bạn bè 5 châu hầu như chẳng có gì. Khi không thể khoe nhà tao giàu, biệt thự tao to, vợ tao ngon, con tao khỏe ... với các bạn nhà hàng xóm, thì một huyền thoại có tính nổi bật như cụ Giáp vốn được quốc tế nể trọng lại càng trở lên đắt giá. Vì ngần ấy lí do, trong số các nhân vật lịch sử đương đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong hầu hết đánh giá, gồm cả trong quan niệm của anh Lãng, là một người hùng thực sự, cả vì sự nghiệp của ông và cả về nhân cách con người mà ông thể hiện.

Nhưng dẫu sao, ánh hào quang le lói của ông cụ, cũng chỉ đại diện cho vinh quang lụi tàn của thời đại mà ông cụ được vinh danh, cái thời mà thương hiệu Việt Nam đại diện cho công lý và chiến thắng. Một thời đại đã suy tàn.

Từ nhiều năm qua, những câu chuyện luẩn quẩn của Việt Nam trong bài toán phát triển kinh tế, trong bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc đã khiến đại bộ phận tinh hoa tri thức quốc gia tốn nhiều tâm sức. Cố nhiên với loại người gian tham, đểu giả tư lợi cá nhân như anh Lãng của các bạn, thì chuyện đó chẳng có ý nghĩa kặk gì cả, có chăng chỉ là lúc hứng thì bốc phét cho vui. Nhưng dù thế, sự băn khoăn về nó vẫn luôn hiện diện.

Đói, nghèo, sức mạnh yếu cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Đại bộ phận người Việt Nam mang nặng tâm lý tự ti của một nước nhược tiểu khi nhìn ra thế giới, pha lẫn trong đó là niềm mặc cảm tự hào vì vinh quang chiến tranh dân tộc, điều đó khiến tâm trạng của người Việt lâm vào một tình trạng rất khó lí giải: luẩn quẩn trong nỗi tự ti yếu hèn và đan xen trong đó sự quật cường được kế thừa có tính di truyền. Dấu ấn tâm lý ấy, thể hiện khá rõ trong đại bộ phận các phản ứng của đám dân đen đối với các sự kiện lớn của đất nước.

Khi nói về sự yếu kém trong phát triển kinh tế đất nước, ai cũng có thể nhìn ra, chúng ta nghèo, vì Ngu. Nhưng nói thế không có nghĩa là cả nước ngu, mà đúng hơn, là đường lối phát triển đất nước ngu. Một thời gian dài đất nước sau thống nhất, có đủ điều kiện thuận lợi về tự nhiên, một quốc gia có nền nông nghiệp hàng nghìn năm lịch sử mà cả nước đói ăn, câu cửa miệng từ quan được tuyên truyền đến dân: Hậu quả chiến tranh nên mới đói. Châu Âu sau thế chiến thứ hai là một đống gạch vụn, họ không những hết đói, mà vươn lên trở lại thành trung tâm ánh sáng của thời đại trong thời gian rất nhanh. Nhật Bản cũng chẳng khác gì một đống tro tàn, vùng dậy từ đống đổ nát chiến tranh và thành một cường quốc phát triển trong thời gian kỷ lục. Hàn Quốc cũng chẳng khác gì khi chỉ còn là một đám đất hoang, nhưng từ đó đã phát sinh một kỳ tích được lịch sử ghi nhận là con rồng Đông Á. Riêng có Việt Nam, đói ăn lâu dài cho đến khi đất nước đứng trước bờ vực sụp đổ, 11 năm sau chiến tranh, gạo mới được trồng đủ cho người dân ăn. Đó là một kết quả tất yếu của việc một thời gian dài đất nước được lãnh đạo bởi những cái đầu ghi vinh quang bằng thời gian ngồi tù hoặc đấu đá chém giết, chứ không phải bằng tư duy chiến lược và tài năng quản lý.

Bi kịch của sự nghèo đói vì Ngu ấy được làm trầm trọng thêm không phải chỉ bởi sự đói nghèo của dân chúng, mà còn bằng sự tổn hại về lợi ích quốc gia. Các sự kiện mất chủ quyền lãnh thổ năm 88 trên Biển Đông, rồi các sự kiện bi hài xung quanh quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc năm 90, để lại một nỗi chua xót lớn lao đối với đại bộ phận những người trong cuộc.

Đứng trước sự tồn vong của chế độ, giới chóp bu nắm quyền có vẻ như bừng tỉnh. Các chính sách thay đổi kế tiếp nối nhau ra đời. Từ đó đến nay, VN được coi là có mức tăng trưởng khá tại Á Châu và cải thiện được phần nào vị thế quốc tế. Nhưng rất đáng tiếc, những cái nền tảng tăng trưởng ấy được xây dựng trên một cơ sở có quá nhiều thuận lợi: Nguồn tài nguyên quốc gia, nguồn nhân lực rẻ mạt, nguồn tiền kiều hối gửi về từ bên ngoài (10% GDP) ... và đổi lấy một mức tăng trưởng không bao giờ vượt quá con số 9%. Việt Nam từ một con sên, đi nhanh hơn so với chính mình, và chậm hơn so với phần còn lại. So với đối thủ truyền đời là Trung Quốc, Việt Nam tụt hậu nhanh chóng và quá xa. Và chúng ta lại càng không bao giờ đạt tới cái gọi là kỳ tích Á Châu mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông đã từng làm được. So với các quốc gia ở thứ hại hai, cũng còn rất xa chúng ta mới theo kịp nổi Thái Lan, Malaysia hay Indonesia. Có quá nhiều nguyên nhân, từ cơ chế quản lý, chính sách yếu kém, nhân lực trình độ tồi ... nhưng tựu trung lại, là vì Ngu. Dân đen đương nhiên phải ngu, nhưng cũng đám dân đen đó ở các bọn theo đạo hồi mọi rợ như Malaysia, hoặc bọn Khơ me ngu dốt chậm tiến ở Đông Nam Á xa xưa như bọn mọi Thái Lan, giờ bọn đó đã giàu, chí ít cũng vượt trên VN 20 năm phát triển. Bọn dân đen đó, so với bọn dân đen của chúng ta Ngu hơn nhiều, năm 75 tính trung bình hầu như không hơn chúng ta. Nhưng lãnh đạo của chúng ta, thể chế của chúng ta, Ngu hơn nhiều so với lãnh đạo của chúng nó, thể chế của chúng nó.



Ngày nay Việt Nam đang vật lộn một cách đáng thương với vị thế của một tiểu quốc, quốc lực nghèo khó, đại bộ phận dân cư đói nghèo, bị o ép về chủ quyền và tước đoạt lợi ích quốc gia, lãnh đạo bởi một chính thể toàn trị tồn tại dựa vào lịch sử chứ không phải bầu cử và chẳng có đồng minh mẹ nào trên trường quốc tế. Hầu hết người Việt Nam có tâm đau xót nhìn thực trạng ấy, trong nỗi suy tư và phần nào có tính bất lực. Tâm lý chán nản ấy thậm chí ăn sâu ở nhiều suy nghĩ có tính buông xuôi: Đấu thế đé o nào lại bọn Tàu, lựa nó mà sống cho lành. Và từ đó, những vết nhơ quốc thể trước sự luồn cúi của các bạn tai to trước các bạn Tàu, hoặc những nỗi đau về lợi ích quốc gia bị xâm hại trên Biển Đông, hoặc chính tại lãnh thổ quốc gia như Bô sit Tây Nguyên chợt trở thành điều gì đó có tính tồn tại hiển nhiên.

Trò luồn cúi được coi là trò đu dây, một sự khép mình được xem là thành công khéo léo. Tất cả đại diện cho một thế cục có tính khôi hài: Một thời đại được dựng lên từ lịch sử chống ngoại xâm, nó thống nhất được đất nước, nhưng đang vật lộn để kéo dài lấy sự vinh quang, hay nói đúng hơn là kéo dài sự cai trị. Một thời đại suy tàn. Hệ thống chính trị Việt Nam có nhiều thay đổi, nhưng thay đổi đó hướng tới mục tiêu duy trì sự tồn tại của chế độ hơn là đáp ứng quyền lợi quốc gia. Một cách logic tất yếu, tốc độ thay đổi của hệ thống do đó vĩnh viễn không theo kịp tốc độ thay đổi mà quyền lợi quốc gia yêu cầu. Chúng ta tụt hậu và bơ vơ trong thế giới này, như một điều hoàn toàn hiển nhiên.

Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là những anh hùng dân tộc. Vinh quang ông Hồ làm được năm 45, được cụ Giáp tô đậm thêm với chiến tích Điện Biên Phủ năm 54, trên thực tế, thời đại mà ông Hồ dựng ra đã lên đến đỉnh vinh quang từ lúc đó. Sứ mệnh lịch sử của ông Hồ, cùng với những người thuộc thời đại của ông, là tìm lại quyền phát ngôn cho người Việt Nam với tư cách là một dân tộc độc lập, lúc đó đã xong. Nếu thời đại ấy kết thúc năm 1954, và thay vì năm 1975 miền Bắc thống nhất miền Nam mà ngược lại, thì có lẽ bây giờ Việt Nam đã không quá khốn đốn trước các câu chuyện vật lộn về chủ quyền với Trung Quốc, không quá khốn đốn để trải nghiệm một thời gian đói nghèo lâu dài mới định hướng đất nước theo hướng thị trường và văn minh phương tây. Cũng không phải ở tình trạng một nước nhược tiểu, không có một đồng minh đúng nghĩa và bơ vơ như hiện nay. Năm 1954, nếu giả dụ cụ Giáp và những đồng chí của mình chạy mẹ nó sang miền Nam khiến cục thế đảo chiều, có khi lại là một cơ may lớn của dân tộc.

Chính thể miền Nam cũ được lịch sử chính thống tô vẽ là những kẻ bất tài, tham nhũng, tay sai và thối nát. Điều đó chẳng nói lên điều gì, khi thực tế Việt Nam hiện nay cũng gần đội sổ từ dưới lên trên bảng xếp hạng tham nhũng và minh bạch tại Á Châu. Chỉ có thể khẳng định chắc chắn rằng, nếu lịch sử 1975 đảo chiều cho phe chiến thắng và chiến bại, Việt Nam sẽ có một nền kinh tế thị trường sớm hơn, tiếp cận với thế giới phương tây và hòa nhập với phần còn lại của thế giới nhanh hơn vài chục năm, dân Việt Nam sẽ đi du học sớm hơn, tiếp tu được lối sống ăn hút trụy lạc của bọn phương tây cũng sớm hơn, và chắc chắn có bên cạnh một đồng minh hùng mạnh cũng giống như Nhật Bản, Nam Hàn đang có hiện giờ để đảm bảo rằng có thể mạnh miệng hơn trong bảo vệ lợi ích quốc gia và không có những câu chuyện đau lòng trên Biển Đông hay câu chuyện làm trăn trở thời cuộc như Bô xít Tây Nguyên.

Cụ Giáp, gương mặt sót lại cuối cùng của thời đại được dựng lên bởi ông Hồ, đang ở tuổi gần đất xa trời. Cụ đại diện cho một thời đại mà niềm tự hào và vinh quang dân tộc được kéo dài thêm bởi những chiến công, một thời đại đang suy tàn và đáng ra đã nên kết thúc.

Tất nhiên là nhắc đến câu chuyện thế này chỉ để nói láo cho nó vui, chứ thực ra có ý nghĩa kặk gì đâu. Các bạn, gồm cả bọn con bò vẫn thường vào đây hóng hớt, cứ xem như câu chuyện bốc phét mà anh của các bạn vẫn tùy hứng viết ra mà thôi.



P/S Có vài bạn con bò thắc mắc với anh, tại sao gọi trống không từ "Giáp". Các bạn nên hiểu, anh dùng từ "Giáp" với tư cách một "khái niệm" chứ không phải như một "danh xưng". Bản thân lời anh Lãng: "Giáp là một huyền thoại" cũng tự thân nói lên ý nghĩa của cái khái niệm ấy.