Có một vài ý kiến của một số bạn về phẩm chất của người Việt Nam, nói đúng hơn là tố chất người Việt. Có vẻ ý kiến của những bạn này, là quy lỗi sự tồi tệ của xã hội ngày nay cho tố chất của người Việt. Và vì thế đưa ra kết luận mà chế độ hiện nay sẽ cấp huân chương: Dân tồi nên chế độ suy đồi thế là đúng rồi, kêu ca gì, cứ lo lầm lũi đi cày và đóng thuế tiếp đi smile emoticon Dù rằng có nhiều bài phân tích đã được mổ xẻ ở trang facebook này, nhưng xem ra tranh luận với các bạn Dư luận viên hoặc những người có quan điểm quá bi quan chắc chẳng đi đến đâu. Chúng ta hãy nói chuyện với nhau bằng con số:
Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có hơn 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đông nhất là cộng đồng tại Mỹ, khoảng trên dưới 2 tr người.
Người Việt bắt đầu lưu lạc trên thế giới chủ yếu ở hai thời điểm: 1954 có một đợt di cư (số lượng nhỏ) sang Pháp và một số nước khác. Đợt di cư nhiều nhất là sau năm 1975, phần lớn đích đến là Mỹ. Thời gian người Việt cắm rễ ở nước ngoài do đó cũng mới khoảng trên dưới 50 năm, đủ sinh ra 2 - 3 thế hệ ở nước sở tại.
So với quá trình di cư của người Hoa và nhiều dân tộc khác, người Việt trên thế giới là một cộng đồng khá non trẻ, thời gian xây đắp cuộc sống và tích lũy của họ ở quê hương mới chưa nhiều.
Vậy họ đã làm được những gì? Dù trong danh sách tỷ phú Forbes xuất hiện một số người Việt, chứng tỏ khả năng nổi trội của họ trong top những người giàu có nhất thế giới, hoặc có những người đã đạt thành tựu cao về cá nhân trong khoa học, y tế, giáo dục, nhưng những ví dụ đó chỉ mang tính đơn lẻ. Có lẽ thứ thuyết phục nhất là những gì cả cộng đồng đã gửi về để giúp đỡ đất nước.
Có 4,5 tr người Việt đang sinh sống ở nước ngoài
Từ 1991 - 2015, có tổng số 90 tỷ USD kiều hối được gửi về Việt Nam.
Số lượng kiều hối chuyển về liên tục tăng theo các năm. Năm 2014, số kiều hối chuyển về đạt 12 tỷ USD. Con số này dự kiến đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD trong năm 2015.
Và 4,5 tr người Việt đó, vẫn phải làm việc, phấn đấu và tích lũy, lo ăn học cho con cái mình ở quê hương mới. Nếu ước tính họ gửi hàng năm khoảng 20% tiền thu nhập về trợ giúp thân nhân trong nước, thì quy mô nền kinh tế mà 4,5 tr người Việt đang sống ở nước ngoài này đang tạo ra mỗi năm có thể ước đạt 60 tỷ USD một năm.
Từ 1991 - 2015, có tổng số 90 tỷ USD kiều hối được gửi về Việt Nam.
Số lượng kiều hối chuyển về liên tục tăng theo các năm. Năm 2014, số kiều hối chuyển về đạt 12 tỷ USD. Con số này dự kiến đạt khoảng 13 - 14 tỷ USD trong năm 2015.
Và 4,5 tr người Việt đó, vẫn phải làm việc, phấn đấu và tích lũy, lo ăn học cho con cái mình ở quê hương mới. Nếu ước tính họ gửi hàng năm khoảng 20% tiền thu nhập về trợ giúp thân nhân trong nước, thì quy mô nền kinh tế mà 4,5 tr người Việt đang sống ở nước ngoài này đang tạo ra mỗi năm có thể ước đạt 60 tỷ USD một năm.
Ta làm một so sánh nhỏ: 90 triệu người Việt trong nước đang tạo ra 188 tỷ USD GDP (năm 2014)
4,5 tr người Việt ở nước ngoài đang tạo ra 60 tỷ USD (năm 2014)
Vậy người Việt tồi hay tốt? Khi được sống ở những điều kiện giúp giải phóng con người, họ đang tạo ra được những giá trị gì?
4,5 tr người Việt ở nước ngoài đang tạo ra 60 tỷ USD (năm 2014)
Vậy người Việt tồi hay tốt? Khi được sống ở những điều kiện giúp giải phóng con người, họ đang tạo ra được những giá trị gì?
P/S để tránh gây sốc về con số, xin bổ sung dữ liệu là GDP tính theo sức mua tương đương PPP năm 2014 của Việt Nam ước đạt 509 tỷ USD.
Tuy nhiên, mức ước đoán 20% thu nhập tích lũy kiều bào gửi về cũng
là mức ước tính rất cao. Theo logic, người Việt định cư ở nước ngoài
phải lo nhà cửa, cuộc sống, lo ăn học cho con cái và tích lũy dự phòng,
do đó mức tiền gửi về hàng năm tương ứng khoảng 10% thu nhập của họ có
lẽ là chính xác hơn. Và nếu vậy, thì quy mô GDP (danh nghĩa) do 4,5 tr
người Việt đang tạo ra mỗi năm sẽ lên tới 120 tỷ USD. Do cộng đồng này
sống tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ, không thể có đối chiếu để tính
được quy mô này theo nguyên tắc PPP. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ lao
động thương binh xã hội, trong 4,5 tr người Việt ở nước ngoài, có khoảng
500 nghìn đến 825 nghìn người thuộc diện xuất khẩu lao động, năm 2014
họ gửi về nước tổng cộng 1,6 tỷ USD. Như vậy đóng góp chủ yếu trong kiều
hối là những người Việt định cư ở nước ngoài.
Để so sánh khách
quan, xin nêu thêm con số về tiền kiều hối của Philippin: Philippin có
10 tr người lao động ở nước ngoài, năm 2014 gửi về nước 22 tỷ USD. Nếu
đối chiếu với số lượng 4,5 tr người Việt gửi về 12 tỷ USD thì người Việt
đang gửi nhiều hơn. Tuy nhiên phải lưu ý một sự khác biệt rất lớn giữa
cộng đồng người Việt và cộng đồng Philipin: Cộng đồng người Việt phần
lớn là người lưu vong, và định cư ở quốc gia mới, họ chỉ gửi về giúp
thân nhân một phần nhỏ thu nhập. Cộng đồng Phillipin phần lớn là người
xuất khẩu lao động, ra nước ngoài kiếm tiền chứ không định cư và gửi hầu
hết thu nhập tích lũy được về cho thân nhân trong nước. Do đó tỷ lệ GDP
tạo ra của người Philipin ở nước ngoài thấp xa so với người Việt.
Trên thực tế, nếu phản ánh đúng bản chất, thu nhập của cộng đồng người
Việt chỉ là một phần trong giá trị sản phẩm và dịch vụ mà họ tạo ra (W).
Trong khi đó, công thức tính GDP=W+R+i+Pr+Ti+De, trong đó W chính là
tiền lương, tức là tiền lương chỉ là một phần nhỏ trong giá trị hàng hóa
dịch vụ do một cộng đồng tạo ra. Phần thu nhập người Việt ở nước ngoài
được trả chủ yếu là lương, theo logic thông thường, các nhà tư bản chỉ
trả cho người làm thuê một mức lương tương ứng với một phần nhỏ giá trị
mà họ tạo ra. Giả định người lao động được trả công bằng 20% giá trị mà
họ làm ra, nếu vậy, với tổng mức thu nhập 60 tỷ, người Việt ở nước ngoài
đã làm ra được một lượng sản phẩm có giá trị khoảng 300 tỷ USD. Tuy
nhiên nếu đưa con số này vào so sánh thì sẽ không khách quan, vì như thế
là cộng gộp cả phần đóng góp về kỹ năng quản lý và lao động trí óc của
các nhà tư bản ngoại quốc vào phần giá trị người Việt ở nước ngoài tạo
ra. Do đó, ở đây chỉ xét riêng và so sánh giữa tổng giá trị người Việt
trong nước làm ra (trong đó bao gồm cả lương người lao động được trả) và
số tiền người Việt ở nước noài kiếm được mỗi năm. Kết quả rất rõ ràng,
trong những điều kiện tốt, thể chế và môi trường tốt, người Việt tạo ra
được lượng giá trị vượt trội gấp nhiều chục lần những người Việt ở trong
nước.
Có nhiều ý kiến phản ánh rằng kiều hối có một bộ phận quay
vòng, là tiền trong nước chuyển lậu ra ngoài rồi quay lại qua đường
kiều hối. Ở đây có hai điểm cần làm rõ. Chính xác là có tiền chuyển lậu
ra nước ngoài. Theo nghiên cứu của tiến sỹ Nguyễn Quang Việt, nó đạt tới
9 tỷ usd vào năm 2013. Tuy nhiên, đây chính là điểm thứ hai, số tiền
này chuyển lậu chính là thanh toán cho dòng hàng nhập lậu từ Trung Quốc.
Con số nhập lậu này đến nay đã được khẳng định. Cuối năm 2014, chênh
lệch số liệu giữa thống kê của Tổng cục thống kê TQ và Việt Nam vênh tới
20 tỷ usd hàng TQ xuất vào Việt Nam. Trong số này sẽ có sai số về cách
tính xuất xứ, ngoài ra, cũng sẽ có dòng tài nguyên thô xuất lậu từ Việt
Nam sang TQ, ước khoảng 4 tỷ usd, nhung phần còn lại chênh hàng chục tỷ
Usd chính là hàng lậu. Đương nhiên nó sẽ được thanh toán bằng chuyển
tiền lậu. Số tiền này chuyển ra trả cho các nhà sản xuất TQ đương nhiên
sẽ không quay lại và chẳng dính gì đến kiều hối. Một bộ phận tiền chuyển
lậu ra nước ngoài quan trọng khác là tiền tham nhũng. Số tiền này đương
nhiên sẽ được cất ở ngân hàng và các tài sản ở nước ngoài chứ không
quay lại Việt Nam. Cũng có nhiều phân tích cho rằng trong dòng kiều hối
có một bộ phận là tiền bất hợp pháp được rửa ở Việt Nam. Ý kiến này khá
võ đoán hoặc nếu có thì tỷ trọng không quá lớn vì các nước như Mỹ sẽ
theo dõi rất sát các khoản chuyển tiền khi nó xuất hiện trên hệ thống
ngân hàng, mà toàn bộ kiều hối thì đều được chuyển qua con đường ngân
hàng chính thức. (Khoảng 57% kiều hối chuyển về là từ Mỹ, nguồn theo
nghiên cứu của Viện quản lý trung ương vn) Người chuyển tiền sẽ ngay
phải lập tức giải trình về nguồn gốc số tiền khi chuyển qua ngân hàng
nếu nó bất thường. Một số ý kiến khác cho rằng dòng kiều hối tăng do
người Việt huy động tiền chuyển về nước gửi ngân hàng để hưởng chênh
lệch lãi suất giữa tiền Việt và usd, đây là ý kiến thiếu chuyên môn vì
rủi do tỷ giá giữa tiền Việt và Usd là rất lớn, việc chuyển tiền nhằm
mục đích này, nếu có, chỉ là các trường hợp hãn hữu với số tiền nhỏ lẻ.
Kết luận rút ra ở đây, là dòng tiền kiều hối miễn phí hàng năm đang là
cái phao cứu sinh cho nền kinh tế Việt Nam, để bù trừ vào tiền trả cho
dòng hàng nhập lậu từ TQ và tiền tham nhũng chuyển ra nước ngoài. Nếu
không, Việt nam đã mất năng lực chi trả từ lâu. Nó cũng phản ánh một
thực tế, TQ đang bòn rút người Việt ở một mức độ kinh khủng hơn thống kê
chính thức. Và nếu thương mại hai nước bị đình trệ, thì sẽ có vô số nhà
máy TQ sẽ sập tiệm vì dòng thặng dư thương mại họ đang được hưởng từ
Việt Nam có thể lên tới 40 tỷ usd. Trung Quốc sẽ thiệt hại lớn hơn nhiều
Việt Nam nếu giao thương hai nước vì lý do nào đó mà bị kiểm soát.
Nhân có ý kiến nói về doanh nghiệp sân sau của quan chức, anh phân tích
rõ hơn một chút. Các doanh nghiệp sân sau được hưởng lợi nhờ thông tin
chính sách, nhờ hậu thuẫn quyền lực từ quan chức. Vốn để hoạt động của
nó không bao giờ là tiền từ quan chức bỏ vào (nếu có cũng rất ít) mà
được móc ra từ hệ thống ngân hàng (cũng do hậu thuẫn quyền lực mà vay
được dễ dàng). Nhiệm vụ cua doanh nghiệp sân sau là kiếm tiền chia cho
quan chức, số tiền này trừ đi số phè phỡn ở Việt Nam thì phần lớn sẽ
được chuyển lậu cất ở nước ngoài, chúng không bao giờ quay trở lại và là
những nguồn lực bị mất hút.
Và thông điệp cuối cùng: Đây chỉ là
bài viết mang tính tham khảo cho vui, các thông số phần nhiều đều là ước
đoán (trên cơ sở những số liệu xác thực). Nếu có bạn nào cảm thấy tự ái
rằng 90 tr người Việt sao thua kém thế nghĩa là hiểu nhầm hoàn toàn
thông điệp của bài viết. Ở đây chỉ là một phân tích nhỏ để chỉ ra thực
tế người Việt Nam có thể làm được những gì, tạo ra được những gì nếu
được sống ở những môi trường tốt. Và do đó 90 triệu người Việt Nam, nếu
môi trường trong nước được cải thiện, họ sẽ có khả năng đưa đất nước này
đi đến tận đâu. Vậy thôi.
Anh không muốn tự huyễn hoặc hay ru
ngủ mình. Người Việt trong nước giờ rất tệ hại, nếu không đã chẳng thể
để chế độ bóc lột tệ lậu lâu đến như thế này, phải nhìn thẳng vào đó để
hiểu ta đang ở đâu. Nhưng mọi phân tích đều dẫn đến một kết luận, họ
hoàn toàn có thể làm rất tốt nếu có được một thể chế cai trị tốt hơn,
dựa trên pháp luật, kỷ cương và nhân văn. Họ hoàn toàn có thể lột xác
giống những người đồng chủng tộc đang được sống trong những môi trường
tốt. Chẳng có miếng bánh nào miễn phí, do đó, mỗi cá nhân phải tự thay
đổi chính mình và đấu tranh cho sự thay đổi chung của xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét