Thứ Năm, 11 tháng 12, 2008

Bắc Caucasus và một trật tự thế giới mới (Phần 2)

Bài nhận định này anh Lãng viết ngày 11/12/2008, sau khi cuộc chiến Caucasus diễn ra được 4 ngày. Bọn chã có thể tìm thấy ở đó những nhận định, mà về sau có lẽ không sai khác mấy với diễn biến thực tế.

Cuộc chiến Bắc Cápcadơ bước sang ngày thứ 4 và phần nào các phía tham gia đều đã lộ hết các quân bài. Sau màn hứa hẹn hoành tráng và đẹp đẽ ban đầu của phương tây, bức màn màu hồng đối với Saakashvili hoàn toàn sụp đổ. Không thấy đâu một hành động tương trợ thực sự có ý nghĩa đến từ Mỹ hay Nato để chặn bom đạn của người Nga, trong lúc bão đạn vẫn tiếp tục giội xuống Gruzia. Lịch sử Gruzia sẽ ghi nhớ về Saakashvili, không với tư cách một tổng thống mà là một tay tội đồ, một gã tay sai đem sinh mệnh người dân và lợi ích quốc gia ra làm mồi cho bom đạn.

Đối với Putin, các mục tiêu chiến lược đều đã đạt được về căn bản. Trước hết là Nam Osetia và Apkhazia, sau cuộc chiến này, vĩnh viễn không còn khả năng tái nhập vào Gruzia. Vấn đề chỉ còn nằm ở chỗ Putin muốn xử lý những mảnh đất này như thế nào: Công nhận độc lập, sau dăm năm tổ chức trưng cầu dân ý rồi sát nhập vào Nga, hay trực tiếp nhập luôn vào lãnh thổ Nga sau cuộc chiến. Dù sao đây không phải là một vấn đề đáng bận tâm với Putin. Đế quốc Nga có lãnh thổ trải dài vắt từ Á sang Âu, việc suy giảm suất sinh khiến Nga ở tình trạng thiếu người chứ không thiếu đất.

Nhưng chính yếu nhất là hệ thống dẫn dầu xuyên từ Trung Á do Mỹ và phương tây khởi xướng. Đối với nước Nga, đây mới là cục xương mắc trong cổ họng. Hệ thống này khiến Nga mất quyền kiểm soát đối với nguồn dầu tại Kazashtan và Azecbaizan, cũng đồng thời đe dọa vị thế thống trị của Nga đối với thị trường dầu và khí đốt châu Âu. Chỉ vài ngày sau cuộc chiến, Azecbaizan tuyên bố khóa nguồn dầu và dự định chuyển sang sử dụng hệ thống ống dẫn có từ thời Xô Viết, đến Novosibiec của Nga. Ngày thứ 4 cuộc chiến, Kazashtan khóa nốt van dầu theo gót Azecbaizan. Đây là cú đòn nặng nhất giáng vào lợi ích của Mỹ và Nato tại Capcadơ, và cũng là mục tiêu chiến lược hàng đầu mà người Nga từ lâu mơ tới. Sự ngây thơ và ngờ nghệch của Saakashvili đã đem lại cho người Nga một cơ hội bằng vàng để làm được một điều vốn trước đây vẫn là không tưởng.

Với thắng lợi quá lớn đang đạt được, có thể nhận rõ chiến lược những ngày tới của người Nga sẽ không như những gì phương Tây mong muốn. Nga có thể không thèm và không cần quan tâm ngay đến số phận của Saakashvili, chính dân Gruzia sẽ lo phần tính sổ với một kẻ đem tính mạng người dân và quyền lợi quốc gia bán rẻ cho lợi ích nước ngoài. Nhưng ngược lại, thái độ của Nga với hai phần lãnh thổ li khai Nam Osetia và Apkhazia sẽ cực kỳ cứng rắn. Chắc chắn là Nga sẽ tiêu diệt bằng hết các lực lượng của Gruzia xung quanh các lãnh thổ này, và duy trì hai miền li khai này như hai phần mũi dùi cắm sâu vào Gruzia, cho đến khi tình hình chính trị tại quốc gia này nghiêng về phía phù hợp với lợi ích của Nga. Một kịch bản tuyệt đẹp là Nga sẽ lấy cớ về sự bội tín và tấn công trước của Gruzia, để tiếp tục duy trì quân đội thường trực tại các lãnh thổ này. Hơn thế nữa, học theo Mỹ với Iraq, Nga có thể định ra các vùng cấm bay, đặt toàn bộ lãnh thổ Gruzia dưới sức ép thường xuyên, mà điều cốt yếu nhất là để hệ thống ống dẫn dầu qua Gruzia không bao giờ dưới sự an toàn. Mọi chuyện còn lại chỉ là việc ngồi chờ cho đến lúc một chính phủ đáp ứng lợi ích của Nga được người Gruzia tự dựng lên ở Tbilixi. Và nếu như thế, câu chuyện Gru gia nhập Nato cũng vĩnh viễn ném vào sọt rác. Với việc Mỹ và phương tây bỏ mặc Saakashvili ngày ngày ăn bom đạn, còn ai dám đùa với tăng, pháo của người Nga? Và hơn hết thảy, giờ đây bỗng nhiên Nga lại thấy chỉ một mình kiểm soát nguồn dầu đến từ Kazashstan và Azecbaizan. Thế độc tôn khống chế mọi nguồn dầu và khí đốt Trung Á vốn người Nga chỉ có vào thời Xô Viết, cuối cùng đã lại được Saakavili ngờ nghệch dâng lên. Trái đắng này, nước Mỹ sẽ còn phải ngậm rất lâu, hàng chục tỷ USD chi cho hệ thống dẫn dầu xuyên qua Gruzia coi như đổ sông đổ biển trong tay một gã tay sai ngu nhất thời đại, mà tiếc thay, đó lại là gã tay sai do chính Mỹ đào tạo lên.
Những sự kiện chính trị xoay vần cũng nhanh chóng bộc lộ các xu thế mới. Người ta thấy xuất hiện ở Tbilixi các ngoại trưởng Pháp và Phần Lan. Bom đạn không thể đùa, nên hai ông này nhanh chóng hối thúc Saakashvili ký vào một công hàm ngừng bắn, để rồi đích thân các ông ngoại trưởng này sẽ mang sang trình với Putin. Sở dĩ có sự nhiêu khê về mặt lễ tiết này, vì cách đó một ngày khi Putin được hỏi về sự kiện Gruzia trao đích danh công hàm đề nghị ngừng bắn cho đại sứ Nga, Putin nhận xét đầy châm biếm "Gruzia vừa mới chủ động gây chiến ngày hôm qua, tôi tin rằng ông Saakashvili sẽ không mất danh dự đến nỗi kêu gọi ngừng bắn chỉ sau có một ngày. Có lẽ đó là công hàm giả". Tổng thống Pháp Sakozy cũng cấp tốc lên kế hoạch tới Nga để thuyết phục bom, pháo Nga tạm thời dừng lại. Thế nhưng người Nga có lẽ chỉ cười thầm. Nhỏ nhẹ nhưng thuyết phục, họ chỉ ra rằng Saakashvili liên tục hết tuyên bố ngừng bắn rồi lại ra lệnh tấn công đến hàng chục lần trong vỏn vẹn có 4 ngày qua. Và Nga đang tiếp tục chơi theo luật của mình. Bom pháo tiếp tục oanh tạc có chọn lọc vào các mục tiêu quân sự, một tối hậu thư được đưa ra với 4000 lính Gruzia đang tham chiến tại ngoại vi Apkhazia: Đầu hàng không điều kiện.

Bạn của Putin, bà Merkel được loan tin sẽ đến Sochi. Có lẽ người Đức sẽ tiếp tục nhận được cam kết mạnh mẽ của Putin về việc Nga sẽ bảo đảm nguồn cung ứng khí đốt và nguồn dầu. Trong bối cảnh nguồn dầu từ Kazashstan và Azecbaizan một lần nữa lại chảy qua Nga, với Nga, câu chuyện thật quá dễ dàng. Nước Đức và châu Âu còn cần gì hơn thế.

Người Ixrael cũng cất lên tiếng nói của mình, tô đậm thêm sự ngờ nghệch đáng thương của Saakashvili: Bộ ngoại giao Ixrael kiến nghị đình chỉ mọi thương vụ bán vũ khí cho Gruzia, vì có thể khiến người Nga mếch lòng. Nga mếch lòng tất nhiên cũng không làm gì được Ixrael, nhưng Nga mếch lòng lại có thể nhồi một loạt giàn phòng không tân tiến S300 cho người Iran. Liệu Ixrael có đủ can đảm tiếp tục bán vũ khí cho Gruzia, để rồi đối diện với nguy cơ tận thế của mình?

Amadinezad tất nhiên vô cùng hoan hỷ. Nga bị phương tây chọc giận, một cơ hội tuyệt vời để Iran tìm kiếm thêm tình thân thiết với người Nga, hay nói đúng hơn là với các nguồn khí tài hiện đại của Nga. Trước sức ép đến từ Mỹ và Ixrael đối với tham vọng hạt nhân của Iran, người Iran cần hơn bao giờ hết các phương tiện chiến tranh hiện đại. Mà nhất là, Iran không thiếu tiền. Cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi Iran nhanh chóng tuyên bố Saakashvili là một tay tội đồ diệt chủng, và rằng Iran sẵn sàng hỗ trợ nạn nhân, tức là nam Osetia, hay nói đúng hơn là hỗ trợ người Nga. Với lá bài Iran trong tay, Putin có thêm một đòn đấm dứ với người Mỹ: Hãy tự giới hạn hành động của mình, bằng không Iran sẽ có thêm không ít phương tiện đủ gây đau cho Mỹ và đồng minh.

Ở một nơi còn xa xôi hơn, kề sát nách nước Mỹ, Cuba cũng đã đáp lời. Raun Castro, người trưởng thành từ thời Xô Viết, nhanh chóng lên tiếng nói ủng hộ người Nga. Việc Cuba, một nước lạc hậu, nhỏ bé nằm bên rìa nước Mỹ có ủng hộ hoặc phản đối vốn chẳng có ý nghĩa gì với tình hình chiến cuộc. Nhưng ở một góc độ sâu xa hơn, nó lại rất có ý nghĩa khi gần đây Nga và Cuba đang thương thảo về kế hoạch đặt một căn cứ cho lực lượng không quân chiến lược của Nga tại hòn đảo này. Không quân chiến lược không phải vì máy bay loại chiến lược sẽ to, chuyện đó là đương nhiên. Vấn đề không phải ở chỗ máy bay to, mà các máy bay to ấy được thiết kế để mang bom và đạn đạo hạt nhân. Khi Mỹ chơi con bài lá chắn tên lửa và tìm cách đẩy biên giới Nato đến sát lãnh thổ Nga, thì Putin cũng nhẹ nhàng ra đòn đáp trả. Với Mỹ thì đây còn là cái dằm khó nuốt hơn nhiều so với cục tức đang hứng chịu tại Gruzia. Đây sẽ còn là một câu chuyện dài và hẳn không hứa hẹn điều gì sáng sủa đối với người Mỹ.

Nước Nga đang trở lại, bằng sức mạnh quân sự không ai dám nghi ngờ, và hơn hết thảy, là bằng vị trí ngày càng có ý nghĩa đối với Châu Âu. Không ai dám quên một thực tế, Putin đang nắm van dầu. Nước Đức có lẽ đã nhìn ra một thực tế, là xác suất để Nga tấn công một nước Tây Âu gần như đã giảm tới 0, trong khi đó hợp tác với một quốc gia có nhiều thế mạnh như Nga lại có thể đảm bảo an ninh chiến lược cho châu Âu cả về năng lượng lẫn quân sự. Cuộc chiến Gruzia khép lại, nhưng đằng sau nó sẽ là vị thế lên cao của người Nga và một trục hợp tác chiến lược ngày càng gắn kết hơn xuyên suốt Nga, Đức, EU. Khi Putin thân thiết hơn với châu Âu, có lẽ rồi tới lượt Pháp, Anh sẽ càng ngày càng thấy nước Mỹ trở nên thừa. Một xu thế biến chuyển toàn cầu, đang hình thành sau một lò lửa nhỏ.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2008

Bắc Caucasus và một trật tự thế giới mới (Phần 1)

Có nhiều bạn lâu nay đọc bài viết của anh đặt ra câu hỏi: "Tại sao bác Lãng hay bốc phét về kinh tế và chính trị". Câu trả lời của anh, thứ nhất là vì anh rất thích tiền, thứ hai, là vì anh thích xem thiên hạ đánh nhau. Cho nên bất cứ cái gì dính đến những chuyện như thế, anh đều rất quan tâm.

Có bạn lại hỏi tiếp: "Bác thích nhìn thiên hạ đánh nhau, vậy bác không thương người vô tội hay sao". Câu trả lời của anh: "Thủ đoạn đểu giả tàn bạo vô nhân đạo như anh của các bạn, xưa nay có đe'o bao giờ biết thương người vô tội, trừ khi bọn vô tội ấy có dính dáng đến nhân dân Việt Nam trung dũng anh hùng"

Cho nên với cuộc chiến khốc liệt ở Bắc Cápcadơ, đối với anh các bạn, chỉ là một sự kiện tồn tại khách quan đang diễn ra, kiểu giống lũ lụt hay giông bão gì đó, và anh từ đó đọc ra các xu thế lớn. Những xu thế ấy sẽ tác động gì đến thế lực thế giới, và đặc biệt là đến Việt Nam, đó mới là thứ anh quan tâm. Còn nhân dân vô tội ở tận đâu đâu, anh quan tâm làm cái đe'o gì. Vô tội, về mặt triết học mà nói, có khi lại chính là một tội cực nặng.

(Bài viết dưới đây anh Lãng viết vào ngày 8/8/2008, khi cuộc chiến Caucasus diễn ra đến ngày thứ hai, để dạy dỗ bọn chã về cách nhìn toàn cảnh với tình hình chiến lược và chiến cục toàn cầu)

Bắc Caucasus và một trật tự thế giới mới


Ngày 8/8, toàn thế giới hướng ánh mắt về lễ khai mạc Olimpic diễn ra ở Bắc Kinh, nhưng ở một nơi cách trung tâm của sự chú ý rất xa, chiến tranh bùng nổ. Giờ đây thay vì việc hướng sự tập trung vào các sự kiện tại đại hội thể thao lớn nhất thế giới, hệ thống truyền thông toàn cầu lại đang theo sát diễn biến của cuộc chiến tranh đang mỗi lúc một lan rộng tại Bắc Cápcadơ (Caucasus).


Cuộc chiến nổ ra có lẽ không bất ngờ với những người trong cuộc, nhưng là một sự bất ngờ lớn đối với phần còn lại của thế giới. Gruzia, một quốc gia nhỏ với 4,5 tr dân, tổng quân số hiện tại có khoảng 39.000 người, tiến công vào vùng lãnh thổ tuyên bố li khai nam Osetia, có đội quân thường trực ngót 3000 người và vỏn vẹn có 70000 dân. Điểm khác biệt duy nhất, là tuyệt đại bộ phận dân cư tại nam Ossestia đều mang quốc tịch Nga, và đã từ lâu, vùng đất này mong muốn được sát nhập vào vùng bắc Osetia, nơi có những người đồng chủng tộc và đã từ lâu là một hợp phần của nước Nga. Nga hậu thuẫn cho sự tồn tại của vùng đất li khai này, và từ lâu duy trì một lực lượng quân sự thường trực trên 2000 người với danh nghĩa gìn giữ hòa bình.


Chiến tranh Osetia bắt nguồn từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, Gruzia là một trong số 15 quốc gia tuyên bố độc lập và gia nhập cộng đồng các nước SNG. Lãnh thổ nam Osetia về mặt lịch sử, thuộc về đại đế quốc Nga trong một thời gian khá dài. Khi liên bang Xô Viết gia đời và Gruzia bị cưỡng bách gia nhập, chính quyền Xô Viết phân chia các lãnh thổ trực thuộc mình, để tiện nắn thẳng đường biên giới lãnh thổ, đã cắt phần nam Osetia rời khỏi phần bắc và giao quyền quản lí hành chính về Gruzia. Lúc đó với Liên Xô chỉ là một vấn đề quản lí hành chính có tính nội bộ, nhưng lại là tiền đề cho cuộc xung đột kéo dài gần 20 năm qua tại Bắc Capcadơ khi siêu cường ấy xụp đổ. Ngay khi Gruzia tách khỏi Liên Xô, cư dân tại nam Osetia đã tự tuyên bố độc lập và mưu cầu việc sát nhập với miền bắc Osetia thuộc Nga. Chiến sự lan rộng trong suốt những năm 91, có lúc đến tận gần thủ đô Tbilixi của Gruzia. Chỉ đến khi Nga can thiệp làm trung gian chấm dứt xung đột, chiến sự mới dừng lại và nam Osetia vẫn tồn tại một cách tách biệt với chính quyền Gruzia cho đến tận ngày nay.


Nước Nga những năm 90, vật lộn trong cơn đói kém, suy giảm uy thế trên chính trường thế giới và tình hình trong khu vực hầu như được giữ nguyên trạng thái ban đầu. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Putin lên nắm quyền và khôi phục được sức mạnh nước Nga. Trong thế mạnh ngày càng tăng của đế quốc Nga một thời, bỗng nhiên Gruzia quay trở lại thành một phần trung tâm của thế giới. Người Mỹ và đồng minh nhìn thấy ở đây một tiền đồn có thể giúp khống chế sức mạnh của Nga. Cuộc cách mạng nhung năm 2004 đưa Saakashlivi, một sinh viên du học tại Mỹ lên thành tổng thống Gruzia. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Gruzia nỗ lực tìm cách gia nhập Nato và hướng về thế giới phương tây. Điều bất hạnh với Gruzia, là họ đã có một chính phủ muốn tìm kiếm sự trợ giúp ở một nơi xa xôi, trong khi nguồn sống của Gruzia không đến từ đâu khác mà chính từ nước Nga.


Hơn một triệu người Gruzia đang sinh sống tại Nga, và hàng năm họ gửi về cho thân nhân một lượng kiều hối quan trọng để nuôi sống gia đình ở quê nhà. Gruzia thuần túy là một nước nông nghiệp, không có nguồn tài nguyên gì đáng kể, các ngành kinh tế, công nghiệp hầu như không phát triển với số dân ít ỏi chỉ khoảng 4,5 tr người, GPD bình quân đầu người năm 2006 tính theo sức mua bình quân chỉ vỏn vẹn 3500 USD, xấp xỉ với Việt Nam. Ngành xuất khẩu chính của Gruzia là rượu vang, và thị trường lớn nhất, trực tiếp nhất và quan trọng nhất của nó lại chính là nước Nga. Trước năm 2006, chính sách của Nga với Gruzia khá ưu ái. Nước này được mua khí đốt và năng lượng từ Nga với mức giá từ thời Liên Xô cũ, thấp hơn mức Nga bán cho các nước phương tây tới 12 lần. Trong nhiều năm trời, dù các vùng đất li khai Apkhazia và nam Osetia nhiều lần đề nghị Nga công nhận độc lập, nhưng Nga vẫn từ chối thực hiện điều này. Chính thái độ bài Nga của chính phủ thân phương tây Sakashvili đã khiến mọi thứ thay đổi. Đối với Nga, việc Gruzia, một nước nằm sát nước Nga gia nhập Nato là điều không chấp nhận nổi. Nhưng điều đầu tiên Sakashvili làm khi lên nắm quyền là tìm cách gia nhập tổ chức này. Putin nhiều lần cảnh cáo, và trừng phạt Gruzia với sắc lệnh cấm nhập rượu vang từ Gruzia và nâng giá khí đốt bán bằng mức giá phương Tây. Thái độ của Putin lạnh lùng nhưng rõ ràng: "Không thể chấp nhận cho những kẻ sống nhờ trên lưng chúng ta nhưng lại chơi xấu chúng ta". Thay vì việc cải thiện quan hệ với Nga và tìm cách làm dịu tình hình, Sakashvili đi một nước cờ mạo hiểm hơn, hệ thống dẫn dầu Trung Á do Mỹ khởi xướng được xây một phần qua lãnh thổ Gruzia, với ý nghĩa sẽ làm giảm vị thế của Nga đối với thị trường dầu khí phương tây khi các nguồn dầu từ Trung Á có thể đi theo một đường khác. Thái độ bài Nga của Sakashvili càng lúc càng làm tình hình xấu thêm. Nga cấp quốc tịch cho phần lớn cư dân tại nam Osetia và Apkhazia, các vùng đất li khai thuộc Gruzia, dù vẫn từ chối công nhận độc lập của các lãnh thổ này. Mỹ hậu thuẫn cho chính phủ của Sakashvili bằng các lời hứa hẹn trợ giúp gia nhập Nato, đồng thời cử viện trợ quân sự và cử cố vấn huấn luyện đến Gruzia. Những tín hiệu đó có lẽ đã khiến Sakashvili mất khả năng tư duy thực tế, và đúng vào ngày khai mạc Olimpic Bắc Kinh, Gruzia xua quân tấn công nam Osetia, gây ra cái chết cho khoảng 1500 người Osetia, và tệ hại hơn, lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình cũng bị tấn công, với 10 người tử nạn trong ngày tấn công đầu tiên.


Putin tại Bắc Kinh, trước 80 nguyên thủ quốc gia cùng đến tham dự lễ khai mạc Olimpic, nhanh chóng biểu thị thái độ và quyền uy của mình. Bài phát biểu của Putin gây một cảm giác rùng mình cho những người dự khán về một nước Nga thực sự bị chọc giận. Cùng lúc tại Mouscou, Mevedev tuyên bố những kẻ giết hại công dân Nga và xúc phạm danh dự người Nga phải bị trừng trị. Chưa có ai dám coi thường nước Nga, ngay cả vào lúc nó suy yếu nhất, huống hồ lại là bây giờ, khi Nga không còn là một nước Nga rối ren dưới thời B.Enxin. Nước Nga mới của Putin nhanh chóng đáp lời. Ngay trong ngày 8/8 sau khi Gruzia tổng tấn công Txkhinvali, thủ phủ Nam Osetia, 150 xe tăng hạng nặng của Nga thâm nhập vùng chiến sự. Sang đến ngày 9/8 Nga hầu như tái chiếm vùng lãnh thổ này. Máy bay Nga oanh tạc sâu vào các căn cứ quân sự trong lãnh thổ Gruzia. Cảng biển quan trọng nhất của Gruzia Potin bị oanh tạc nặng nề. Tin chiến sự mới nhất là Nga đã điều đến Osetia các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và 2 sư đoàn dù đột kích. Tính riêng lực lượng của tập đoàn quân 58, đã có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới hợp thành, trên 300 xe tăng hạng nặng với quân số lên tới 100.000 người, gấp 3 lần tổng binh lực Gruzia.
Chiến tranh không có chỗ cho sự ngây thơ. Và Putin thì rõ ràng không phải là một gã ngây thơ. Đã từ lâu tập đoàn quân 58 tinh nhuệ của Nga được bố trí trên hướng bắc Cápcado mà ai cũng hiểu là để sẵn sàng với những tình huống xung đột có thể có với Gruzia. Điều bất hạnh lớn nhất với Gruzia có lẽ chính từ tổng thống Gruzia Sakashvili. Chính trị gia trẻ tuổi bảnh bao, được đào tạo ở Mỹ về, đến giờ có thể nói là một người ngây thơ về chính trị không hơn không kém. Trong khi Gruzia mua khí đốt giá rẻ phi thị trường từ Nga, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Nga và sống dựa vào lượng kiều hối do 1,5 triệu người Gruzia làm việc từ Nga chuyển về thì Sakashvili lại muốn đưa Gruzia gia nhập Nato và thế giới phương tây. Thay vì việc củng cố tình hữu nghị với nước Nga, Sakashvili lại tìm kiếm chiến tranh. Và giờ thì Sakashvili và cả nước Gruzia đang bàng hoàng. Nga huy động bộ máy chiến tranh kinh khủng của mình, tập kết quân đội, xe tăng hạng nặng và oanh tạc vào các căn cứ quân sự trọng yếu trên khắp lãnh thổ Gruzia. Các sân bay, cảng biển đều bị oanh kích, đường không đến Gruzia đã bị cắt đứt. Có lẽ không quá 1 ngày tới, với sự tham chiến của hạm đội biển đen, Gruzia sẽ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngoại trừ phần tiếp giáp với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lúc đó, Nato và Mỹ, phản ứng chiếu lệ với lời tuyên bố kêu gọi Nga rút quân và hai phía trở về nguyên trạng. Niềm ảo tưởng của Sakashvili tan thành bọt nước trong khi Gruzia đang hứng cơn bão đạn từ sự thịnh nộ của nước Nga.


Trong lúc Nga về mặt chính thức vẫn chỉ tuyên bố tham chiến nhằm ngăn chặn Gruzia tàn sát người Osetia và tấn công vào lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Ở phía đối diện, thật khá thảm hại với người Gruzia khi tổng thống của họ hô hào tuyên chiến với nước Nga. Nếu Putin cần đến một cái cớ để dẹp bỏ chính phủ thân phương tây tại Gruzia bằng vũ lực, thì phải nói Sakashvili đã phối hợp một cách rất nhịp nhàng. Trong các phản ứng rối trí, Sakashvili nhiều lần đưa ra các tuyên bố trái ngược nhau, lúc thì kêu gọi ngừng bắn, lúc thì hô hào chiến tranh với nước Nga. Nếu nói rằng Sakashvili là một tai họa lớn nhất cho Gruzia, cũng không có gì quá mức so với sự thật.


Một điều hiển nhiên là người Nga sẽ không dừng bước. Nga đang tiếp tục tập kết quân đội và bộ máy chiến tranh kinh khủng của mình đến Bắc Capcado. Nga có hoàn toàn đầy đủ lí do để phát động tiến công "trừng phạt" Gruzia: Lính trong lực lượng gìn giữ hòa bình của họ bị tấn công trước, Sakashvili bội tín tấn công nam Osetia ngay khi đồng ý ngừng bắn với lực lượng li khai trong ngày 7/8 với sự trung gian hòa giải của Nga, và nhất là, có đến 1500 thường dân nam Osetia mang quốc tịch Nga tử nạn sau các cuộc tấn công của Gruzia vào Tskhinvali, một bằng cớ rất xác đáng để Putin gán lên đầu Sakashvili tội danh diệt chủng.


Sinh mạng chính trị của Sakashvili sẽ được an bài có lẽ trong không quá 2 tuần trước mắt. Dù kết quả cuộc chiến thế nào, chắc chắn Mỹ sẽ bị đánh bật ảnh hưởng khỏi Gruzia và vùng Capcado, và viễn cảnh đường ống dẫn dầu từ Trung Á đến châu âu qua ngả Gruzia có thể nói đã tan thành bọt nước. Tất cả hiện giờ phụ thuộc vào nước Nga và về mức độ của đòn "trừng phạt" mà Nga muốn giáng xuống đầu Gruzia.


Điều chắc chắn trong tương lai là một chính phủ thân Nga sẽ được dựng lên ở Gruzia. Nga sẽ không để tình hình rối ren quá lâu để tránh biến Gruzia thành một vùng bất ổn ngay sát nách mình. Dù sao cuộc chiến tranh này sẽ một lần nữa đánh dấu sự trở lại của nước Nga với tư cách một siêu cường sau nhiều thập niên muối mặt.


Với Bush, câu chuyện Gruzia tiếp tục thêm vào một dấu ấn buồn trong sự nghiệp của ông ta. Nước Mỹ đã chính thức phải ký kết một lịch trình rút quân khỏi Iraq, đánh dấu cho một cuộc chiến can thiệp thất bại, và giờ đây là sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một chính phủ do Mỹ dựng lên ở Gruzia. Trong lúc Putin nổi giận giộng bom xuống Gruzia, Bush không thể và không dám làm gì khác hơn ngoài lời kêu gọi ngừng bắn. Olimpic Bắc Kinh là câu chuyện của người Trung Quốc, và cuộc chiến Gruzia là câu chuyện của người Nga. Sự lặng lẽ và mờ nhạt của nước Mỹ bên cạnh những sự kiện nổi trội này, thế giới đã đến thời điểm của một trật tự mới thành hình.


ĐCM nó, trong lúc này Khựa đang ngày một mạnh lên. Nước Mỹ suy yếu và phải rời bỏ nỗ lực tại vùng Trung á và Bắc Capcado, liệu có thể nào Đông Nam Á sẽ là nơi mà người Mỹ tập trung nỗ lực? Việt Nam không phải là Gruzia và Khựa thì càng không thể hành xử theo cách mà Nga có thể làm với Gruzia. Nhưng rõ ràng tìm kiếm an ninh và hòa bình trong bối cảnh dã tâm của Khựa với biển đông ngày càng tăng theo giời gian sẽ ngày càng không đơn giản. Bức tranh chiến lược và chiến cục thế giới, sau kỳ Olimpic, cuối cùng sẽ có diễn biến gì?

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Giải pháp nào cho công giáo và hòa hợp dân tộc?


Trong nhiều năm qua, người ta thường thấy câu cửa miệng của các vị chức sắc cả tôn giáo và phi tôn giáo là chủ chương "Tốt đời, đẹp đạo". Hiểu theo một nghĩa có tính căn bản, nghĩa là Đạo và Đời hoà hợp với nhau, giữa thế tục và tín ngưỡng có sự bổ trợ để đạt tới một trình độ mới về mức sống vật chất và văn hoá tinh thần.

Tiếc thay, chủ trương ấy chỉ có thể đạt được nếu tôn giáo thực sự là một thứ không dính dáng tới thế quyền (quyền lực thế tục) và bản thân những người cầm đầu tôn giáo ấy thực sự là những người đạt tới đẳng cấp giác ngộ đối với giáo lý của mình. Lịch sử phát triển của Gia tô giáo, hay Ki tô giáo hoặc tới Việt Nam thì nó được gọi là công giáo, đáng tiếc thay, luôn là một lịch sử gắn với tham vọng nô dịch và thống trị loài người cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Trong lịch sử, Gia tô giáo thời trung cổ ở châu âu từng là một đại đế quốc, giáo hoàng đứng trên mọi vị vua, giáo lý xếp trên luật pháp. Đại đế quốc ấy từng phát động những cuộc thập tự chinh đẫm máu kinh hoàng, để tiêu diệt một Đại đế quốc khác cũng không kém phần ham hố quyền lực và tham vọng thống trị loài người là Hồi giáo. Người ta sẽ còn nhớ đến rất lâu sự kinh hoàng của những toà án dị giáo mà gia tô giáo dựng ra để tiêu diệt mọi loại tư tưởng trái với tín ngưỡng của mình. Nhiều nhà khoa học lừng danh cũng đã thành mồi cho dàn hoả thiêu. Cho đến khi màn đêm trung cổ được vén lên với kỷ nguyên phục hưng và ánh sáng, nhiều trăm triệu người đã chết vì thứ tôn giáo ham hố quyền lực ấy.

Cũng chính với tham vọng về quyền lực thế quyền, gia tô giáo ở Việt Nam chọn cách nhanh nhất để đạt tới quyền lực bằng cách bắt tay với các lực lượng xâm lăng. Công xá nhận được thật hậu hĩnh. Gia tô giáo đến Việt Nam không một tấc đất cắm dùi, chỉ sau 80 năm ngắn ngủi phục vụ công cuộc chinh phạt thuộc địa của người Pháp, người ta bỗng thấy giáo hội có hàng nghìn cơ sở thờ tự, với ruộng đất của giáo sứ và nhà thờ ngự trị khắp nơi, và thường là những mảnh đất tốt nhất ở địa phương mà nhà thờ đó mọc lên. Với việc gắn kết với chính quyền Ngô Đình Diệm, phục vụ cho người Mỹ, Gia tô giáo được nâng cấp lên một bước mới, duy nhất ở miền nam Việt Nam, nó được gọi là công giáo, hiểu theo nghĩa là giáo lý của công, hay quốc giáo. Và tên gọi đó, còn tồn tại đến tận ngày nay. Một quá trình phát triển ngắn ngủi nhưng lại thật huy hoàng của một tôn giáo phái sinh trong lịch sử dân tộc.

Câu chuyện đòi đất hôm nay của giáo hội công giáo Việt Nam, trên thực tế đã vượt quá xa ranh giới của những tranh chấp đất đai thông thường. Người ta rất ngạc nhiên khi ông Ngô Quang Kiệt khăng khăng đòi lại miếng đất tại phố Lý Quốc Sư, vốn do người Pháp phá chùa Bảo Thiên giao cho công giáo xây nhà thờ với lý do chật hẹp về cơ sở thừa tự. Trong khi giới chức địa phương đã quyết định chuyển diện tích đất ấy sang xây dựng một công viên phục vụ cho lợi ích toàn dân, và thậm chí giới thiệu cho giáo hội công giáo 3 địa điểm với diện tích lớn hơn nhiều để xây dựng các cơ sở thờ tự, nhưng ông Kiệt vẫn không đồng ý. Mục tiêu chính của ông Ngô Quang Kiệt và một số chức sắc công giáo đã quá rõ ràng, đòi đất chỉ là một cái cớ, để kích động tinh thần giáo dân, tập hợp biểu tình nhằm phô trương thanh thế và lực lượng, hậu thuẫn cho tham vọng đạt tới quyền lực thế tục. Có lẽ điều hơn hết ông Ngô Quang Kiệt và một số chức sắc công giáo muốn chứng minh là nhà thờ và giáo lý có thể gây sức ép với chính quyền, thậm chí trèo lên trên luật pháp, nhằm một lần nữa biến công giáo Việt Nam thành một thứ quốc giáo như cách đây 30 năm tại miền nam Việt Nam. Bất kể rằng tham vọng đó có dẫn tới việc bất ổn đối với đời sống xã hội, và bất ổn đối với cuộc sống của chính giáo dân, khi họ phải bỏ công bỏ việc để tập hợp biểu tình phục vụ cho tham vọng của đám chức sắc tôn giáo này.

Có lẽ bài học quá khứ với công giáo Việt Nam đã sớm được quên đi. Ông Ngô Quang Kiệt hình như đã quyên rằng một người công giáo cùng họ với ông, Tổng thống miền Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm và em trai của mình, vì việc dung dưỡng cho công giáo ngồi lên đầu đại bộ phận dân tộc, thì cả hai ông đều lãnh hai viên đạn vào đầu. Còn bản thân những thế lực mà công giáo Việt Nam từng dựa vào, để có mọi thứ từ quyền lực đến đất đai và tài sản, những thứ mà ngày nay họ đang đi đòi, là các đạo quân viễn chinh xâm lược đến từ Pháp và Mỹ thì cũng đã biến mất khỏi Việt Nam từ thế kỷ trước.
Giới chức Hà Nội hiện tại đã có vẻ mất kiên nhẫn và muốn làm mạnh tay. Có vẻ với lời tuyên bố của ông Ngô Quang Kiệt rằng các nghị quyết của Quốc Hội là không có giá trị pháp lý đã khiến họ cảm thấy bị xúc phạm khi công giáo muốn ngồi xổm lên luật pháp. Và nhất là, khi ông Kiệt với sự hớ hênh và thiếu tầm một cách khó tin với vị trí của một người đứng đầu công giáo tại Hà Nội, khi phát ngôn "tôi cảm thấy nhục khi mang hộ chiếu Việt Nam", khiến một sự phẫn nộ khó kìm chế bùng phát với đại bộ phận 80 triệu người Việt Nam phi công giáo, và thậm chí cả một số tín đồ công giáo cũng không tránh khỏi phải thở dài trước sự thiếu tầm của người chức sắc trong tín ngưỡng của mình.

Trước tình hình bất ổn do một số chức sắc công giáo ham hố quyền lực gây ra gần đây, anh Lãng đã có ý kiến gửi riêng các anh trong Uỷ Ban và bên Bộ Chính Trị, trong đó có nhấn mạnh rằng kiểu hành xử của Ngô Quang Kiệt vừa rồi cho thấy đây chỉ là một gã làm chính trị Amateur dạng Sakashvili cò con thôi, đã không diệt thì thôi, chứ nếu diệt phải diệt cho thẳng tay, tránh để kéo dài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, và nhất là ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường của bà con công giáo. Vì thế trước mắt nên xử lý thật mạnh tay và dứt điểm ngay hai cái yêu cầu vô lối của mấy tay công giáo quá khích đòi đất tại Thái Hà và Lý Quốc Sư. Nay đều đã có chủ trương xây thành công viên phục vụ đời sống nhân dân, bất cứ đứa nào sách động giáo dân bỏ công bỏ việc, làm tổn hại đến đời sống người dân đến tụ tập biểu tình, nắm đầu bắt nhốt hết đám đó ra Côn Đảo, phân loại ra mà xử, rồi nhét chúng nó vào tù cho đám đại bàng nói chuyện. Trong đám đó đứa nào có chứng cớ nhận tiền nước ngoài, xách động biểu tình gây mất ổn định chống phá nhà nước thì cứ xử đúng cái tội phản quốc, nặng thì bắn bỏ thẳng tay. Riêng với bà con công giáo, chính quyền ra một chủ trương tạo mọi điều kiện cho bà con có chỗ cầu nguyện, sinh hoạt tôn giáo lành mạnh. Thành Phố Hà Nội có thể làm gương bằng cách nghiên cứu cấp một miếng đất thật to, quy hoạch hẳn thành một trung tâm thờ tự của công giáo tại Hà Nội, hỗ trợ một phần ngân sách xây cất, rồi mời các vị linh mục ôn hoà, có đạo đức cao như Hồng Y Phạm Minh Mẫn về chủ trì coi sóc đời sống tinh thần cho bà con giáo dân. Làm vậy có thể diệt được tận gốc rễ những kẻ lợi dụng tôn giáo, khích động giáo dân bỏ công bỏ việc gây rối, tạo điều kiện cho sinh hoạt tôn giáo trở lên lành mạnh, đi về đúng bản chất của nó là khiến đời sống tinh thần của tín đồ phong phú và hướng thiện hơn.

Qua câu chuyện nhì nhằng với công giáo lần này, điều cuối cùng anh muốn nói với bày chã, là hãy luôn tin vào chính mình, tin vào năng lực sáng tạo của mình và hãy tin rằng chúng ta chính là chủ nhân cuộc sống của chính chúng ta, và chúng ta vượt trên mọi loài vật vì chúng ta có lòng bác ái. Cuộc đời không phải quá đẹp hay sao khi chúng ta vươn tới thành công bằng tài năng và sự sáng tạo của mình ? Năng lực chinh phục cuộc sống và tính thiện vốn tiềm ẩn trong chính mỗi con người. Thật đáng thương cho những kẻ phải tìm đến những thứ giáo lý mông muội được vẽ ra khi loài người ăn lông ở lỗ, lừa phỉnh loài người về những thứ huyễn hoặc siêu nhiên dạng chúa làm bày lợn bị quỷ nhập đâm đầu xuống nước chết, trái đất do chúa tạo ra và nó đứng im và đủ thứ lý luận lếu láo mà một đứa trẻ con ngày nay được giáo dục đầy đủ khi nghe cũng phải phì cười. Tiếc thay, chã trên đời, tức là bọn ngu si, vẫn còn đông nhung nhúc, khiến những thứ tôn giáo lếu láo vẫn còn nhung nhúc những đám tín đồ, những đám mà ở thế kỷ thứ 21 vẫn còn tin rằng tượng đức mẹ phát quang, chảy nước mắt, nhỏ máu. Sic.

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Tôi thấy nhục khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam!

Lịch sử phát triển của tôn giáo thường gắn với một quá trình lâu dài truyền bá đức tin. Đây không phải là một quá trình dễ dàng, vì để thuyết phục đại bộ phận một cộng đồng tin vào một giáo lý nào đó và trở thành tín đồ là điều không đơn giản.

Thiên chúa giáo gia nhập Việt Nam cùng với quá trình giao thương quốc tế, manh nha từ 3 thế kỷ trước. Trong một thời gian dài, sự thâm nhập của thứ tôn giáo này vào Việt Nam chậm chạp và khó khăn. Chỉ đến khi quân đội Pháp và súng ống xâm lược Việt Nam, cùng với những người Kito giáo đi tiên phong, trong vòng 100 năm, đạo giáo này có sức bành trướng ở tầm mức kỷ lục. Tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam tăng với một quy mô chưa từng thấy dưới thời Việt Nam bị đô hộ và mất độc lập, trong một thời gian ngắn ngủi chưa đến 100 năm.
Là một tôn giáo ngoại lai, không có gì ngạc nhiên khi Kito giáo Việt Nam, nói cách khác là Công giáo lại luôn có xu hướng gắn kết và phục vụ cho những thế lực bên ngoài. Trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, chống lại người Pháp và người Mỹ, có thể nói, Công giáo Việt Nam luôn đồng hành với cả hai đạo quân xâm lược đến từ bên ngoài này.
Sau năm 75, cùng với sự rời bỏ của các đạo quân xâm lược, Công giáo Việt Nam trở lên lặng lẽ vì mất đi các thế lực đỡ đầu. Nhiều quyền lợi của giáo hội công giáo Việt Nam có được nhờ các thành tích phục vụ ngoại xâm lần lượt bị tước bỏ. Những vấn đề thuộc về lịch sử đáng ra nên được để trôi qua, nhất là khi nó gợi nhớ lại một quá khứ đáng buồn về một thứ tôn giáo phản bội dân tộc. Tuy nhiên, có lẽ một số chức sắc giáo hội công giáo Việt Nam hiện nay lại không cho là thế.

Đằng sau các sự kiện khá ồn ào về phong trào đòi lại đất đai bị tịch thu của giáo hội công giáo Việt Nam thời gian gần đây, có thể thấy rõ sự việc không chỉ đơn thuần là như vậy. Tham vọng sâu xa của các chức sắc công giáo ở Việt Nam, điển hình là Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt có lẽ không chỉ nằm ở việc đòi lại số đất đai có được nhờ chính quyền thực dân trước đây và nay đã bị quốc hữu hoá. Từ những động thái như tập hợp giáo dân biểu tình, một số thậm chí có những hành động quá khích (đập phá tài sản công) và huy động cả số tín đồ là trẻ em tham gia, thấy rõ rằng đây không còn là một vụ tranh chấp đất đai thuần tuý. Có lẽ giới lãnh đạo giáo hội công giáo Việt Nam đang muốn một lần nữa khẳng định thế lực chính trị của thứ tôn giáo này, bằng việc chứng minh rằng có khả năng gây sức ép và mặc cả với chính quyền và tiến tới khẳng định vị thế của nó như một thế lực có khả năng đối kháng với quyền lực của pháp luật và thiết chế nhà nước. Có lẽ hơn bao giờ hết, giáo hội công giáo lại một lần nữa muốn trở thành "Công Giáo" như nó đã từng là dưới thời chế độ Ngô Đình Diệm tại miền nam trước năm 1975.

Có thể thấy rằng một số chức sắc giáo hội công giáo, điển hình là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đi quá xa. Những lời phát ngôn của TGM Kiệt trong buổi làm việc với giới chức địa phương, theo đó TGM Kiệt phủ nhận tính pháp lý của những văn bản pháp quy được ban hành bởi cơ quan lập hiến và lập pháp của Việt Nam là Quốc Hội khiến người ta có một ấn tượng rõ là có lẽ với một số lãnh đạo giáo hội công giáo Việt Nam, pháp luật không là gì mà chỉ có quyền lợi của giáo hội mới là quan trọng. Tôn giáo ngự trị trên luật pháp, có lẽ TGM Kiệt và nhiều đồng sự của mình muốn Việt Nam trở thành một thứ tương tự như Châu Âu vào thời kỳ trung cổ, khi mà Thiên chúa giáo ngự trị và đứng trên luật pháp của mọi quốc gia.

Lịch sử và sự văn minh của nhân loại là một quá trình đi lên và không thể đảo ngược. Cùng với trình độ dân trí ngày càng tăng, ảnh hưởng của những thứ tôn giáo muốn thuyết phục tín đồ vào những thứ đức tin mang tính ngu dân sẽ ngày càng mai một đi. Những vấn đề của Thiên chúa giáo trên thế giới và công giáo Việt Nam ngày hôm nay rồi cũng sẽ trôi qua, nhưng Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt thì đã tạo cơ hội cho mình có một chỗ đứng vững chắc (nhưng đáng tiếc là không kém phần nhục nhã) trong lịch sử với lời tuyên ngôn: "Tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam"

Công giáo Việt Nam có nhiều cái nhất. Năm 1954, linh mục Hoàng Quỳnh giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm đi vào lịch sử với lời tuyên ngôn "Thà mất nước còn hơn mất chúa". Rất ít người Việt Nam cho rằng câu nói của linh mục Hoàng Quỳnh là phải đạo, vì vậy mà có nhiều triệu người Việt Nam đã đổ máu để giành lại một Việt Nam độc lập và thống nhất trong những cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài vài chục năm. Tuy nhiên, quý ngài Quỳnh hôm nay có thể ngậm cười vì đã có một người kế tục rất xứng đáng là quý ngài Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Với tham vọng chính trị khá lộ liễu, với xu hướng vọng ngoại và chối bỏ nguồn gốc và nhất là với cái ý thức muốn ngồi xổm lên luật pháp của một số lãnh đạo giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, có lẽ đã quá rõ ràng để thấy một sợi chỉ xuyên suốt của vấn đề. Người ta cần đặt ra một câu hỏi: Dựa vào niềm tin nào mà TGM Ngô Quang Kiệt và một số chức sắc giáo hội công giáo khác có đủ dũng khí để có những hành động như thời gian vừa qua? Niềm tin vào chúa chăng? Đó chỉ là một cách nói khôi hài mang tính mị dân giành cho đám tín đồ ít học và mê muội.

Có lẽ rồi đây TGM Kiệt và giáo hội công giáo Việt Nam sẽ chẳng thấy vui vẻ gì nếu các nguồn thu tài chính và các khoản chi của họ bị điều tra và giám sát, và đặc biệt là những nguồn tài chính gắn với các thế lực nước ngoài. Thật đáng buồn cho một thứ tôn giáo, đáng ra nên hướng con người vào những niềm tin mang tính khuyến thiện và đạo đức, thì lại đang cố gắng muốn đạt tới tham vọng hướng tới quyền lực thế quyền, khiến cho nó trở lên quá nhiều tai tiếng.

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2008

Đôi lời về Lãng's Blog

Khi viết một bài trên mạng, đôi khi mỗi chúng ta sẽ phải tự hỏi, viết để làm gì?

Với anh Lãng, hay nói đúng hơn với nick Lãng, mạng chỉ thuần tuý là một nơi để giải trí, không hơn không kém. Điều khẳng định này tất nhiên không áp dụng cho con người thực ẩn đằng sau cái nick Lãng vô thưởng vô phạt đó. Lãng là một nick ảo, vĩnh viễn ẩn danh, và người ẩn đằng sau nó, chỉ coi đây là cách để đùa với mọi vấn đề trong cuộc sống.

Gần đây có một vài cá nhân, có lẽ cũng thuộc dạng thích đùa, nên đăng ký nick Lãng ở nhiều forum khác nhau và tự nhận rằng đó chính là nick Lãng tại diễn đàn Tathy, nơi mà trước giờ anh các chú vẫn thường đùa cợt. Dù rằng việc đó xét cho cùng cũng chẳng có vấn đề gì, dẫu sao cứ coi đó là một trò đùa. Tuy nhiên, anh quyết định rút khỏi mọi forum, để tránh những hiểu lầm đáng tiếc.

Với những bạn độc giả tình cờ đi lạc vào đây, điều đầu tiên các bạn phải biết, là anh Lãng đéo cần các bạn. Điều thứ hai các bạn cần biết giúp anh, khi anh viết về bất cứ vấn đề gì, từ chính trị, kinh tế, xã hội hay nhân sinh, là anh viết chỉ để mà đùa. Việc các bạn nhìn nhận thấy ở đó một vài trò vui giải trí, hoặc chiêm nghiệm ra từ những bài viết ấy một vài suy luận nghiêm túc, tất cả đều là tuỳ ở sự nhận thức của các bạn, anh không liên quan gì đến chuyện đó. Việc của anh là viết để đùa, như một thú vui, còn các bạn nhìn nhận những bài viết ấy thế nào là việc của các bạn. Trên cơ sở ấy, hình thành một quy tắc có lính logic tất yếu để giới hạn hành vi của các bạn: "Đây là blog của anh, anh đéo cần các bạn, nên khi các bạn định comment hay bi bô bất cứ thứ gì ở đây, đều có thể dễ dàng bị anh xoá không thương tiếc, hoặc đưa các bạn vào danh sách refuse không cần báo trước". Vì vậy, các bạn nên hết sức cân nhắc trước khi định viết bất cứ dòng nào trong blog của anh.

Về cơ bản thì các bạn nên thông minh một chút, lý do anh rất ghét lũ ngu si. Tiêu chuẩn thế nào là ngu si thì rất đáng buồn cho các bạn, ở đây, tại blog này, nó nằm ngoài sự phán đoán và ý chí chủ quan của các bạn. Nó do anh Lãng đặt ra. Theo kinh nghiệm đùa cợt lâu năm của anh, thì tỷ lệ bọn ngu si, tức là bọn chã ngố chã ngọng vốn hết sức cao. Anh khuyến cáo bạn nào vốn tự cảm nhận được mình thuộc vào cái diện chã ngố chã ngọng ấy thì nên tự động cút cụ các bạn đi, để khỏi làm bẩn blog của anh.

Anh viết vài lời, để các bạn biết quy tắc đùa của anh

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Ngày của sự nhục nhã!!!

29/04/2008, một ngày trước lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước Việt Nam, chúng ta được chứng kiến một đất nước câm lặng và thờ ơ với vận mệnh của mình.

Ngọn đuốc Olimpic đã đi một vòng trên thế giới. Là một ngọn lửa cháy lên cho sự cao đẹp của thể thao, tiếc thay, lần này, ngọn lửa ấy bị vấy bẩn bởi Trung Quốc muốn lợi dụng nó nhằm phô trương sức mạnh và sự hùng cường của mình. Không một ai có quyền lên án sự hùng cường ấy nếu đó là một quốc gia hoà hiếu. Nhưng thật đáng buồn, sự hùng cường của Trung Hoa được xây dựng trên nền tảng của sự đàn áp đẫm máu quyền tự do và dã tâm thôn tính quyền sống và lãnh thổ của các dân tộc và quốc gia khác. Trên khắp thế giới, người ta được chứng kiến một dòng người sục sôi đấu tranh cho tính mạng và quyền tự do của người dân Tây Tạng. Dù rằng dân Trung Hoa chiếm tới con số 1,3 tỷ người và kiều dân của nó sinh sống trải khắp hoàn cầu, cũng đã không có gì ngăn nổi những người tiến bộ lên tiếng tố cáo tội ác của đất nước hiếu chiến ấy.

Cuối cùng, ngọn đuốc đến Việt Nam. 60 năm qua là một câu chuyện buồn trong lịch sử Việt Nam, vì những nỗi đau thương trong những cuộc chiến tranh liên tiếp và cả vì sự ngờ nghệch và vô đạo đức đến mức đáng khinh bỉ của những người giữ trách nhiệm lèo lái đất nước này. Trung Quốc xua quân đánh chiếm trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, khi cuộc chiến thống nhất đất nước đang ở những ngày cuối cùng và người Việt Nam cả hai miền Nam Bắc không có đủ phương tiện để bảo vệ lãnh thổ thuộc về tổ tiên mình. Tiếp sau cuộc chiến xâm lược tàn bạo năm 1979 tước đi nhiều sinh mạng và của cải của người Việt Nam tại biên giới phía Bắc là những năm tháng xung đột liên miên. Vào thời điểm sự quản lý đất nước của Việt Nam lên đến đỉnh điểm của sự ngu xuẩn vì đói nghèo, Trung Quốc xua quân nam tiến chiếm trọn 9 đảo và đá tại quần đảo Trường Sa, tiến thêm một bước dài trên biển đông và tước đoạt một phần quan trọng lãnh thổ của Việt Nam. Từ đó đến nay, chưa lúc nào máu và tài nguyên của người Việt thôi bị Trung Quốc tước đoạt. Người ta được chứng kiến những sự kiện ngư dân Việt Nam và tàu thuyền đánh cá bị hải quân Trung Quốc tấn công trên vùng lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông trong suốt những năm qua. Lần gần đây nhất là hải quân Trung Quốc nổ súng bắn chết ngư dân Việt Nam tại một vị trí chỉ cách TP HCM 350 km. Dọc bờ biển Vịêt Nam liên tiếp có các vệt dầu tràn, gây ô nhiễm sinh thái nặng nề. Thủ phạm không gì khác hơn, từ chính những giếng dầu của Trung Quốc cắm trên vùng lãnh hải tại quần đảo Hoàng Sa. Tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc càn quét trên khắp vùng biển Đông, tại vịnh bắc bộ và dọc theo bờ biển Việt Nam. Máu và tài nguyên của người Việt Nam không ngừng đổ.

Ngày mai, 30/04 là ngày kỷ niệm một đất nước Việt Nam sau chiến tranh độc lập và thống nhất. Nhưng chính ngày hôm nay, 29/04/2008 là ngày đánh dấu cho sự nhục nhã của một nước Việt Nam im miệng và yếu hèn. Thế giới lên tiếng cho tự do của người Tây Tạng dọc trên suốt con đường ngọn đuốc đi qua, còn chúng ta đã câm lặng chịu nỗi nhục của sự xâm lược mà Trung Quốc đang áp lên đất nước này. Lịch sử rồi sẽ nói gì khi cờ Trung Quốc tung bay dọc các con phố mà ngọn đuốc Trung Quốc cho rước qua để biểu thị cho sự ngạo nghễ của mình ngay chính tại TP HCM. Để làm hài lòng Trung Hoa anh em, chính phủ của chúng ta đã ngăn cấm người Việt Nam được mang cờ và khẩu hiệu biểu thị lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt, và cho phép người Việt gốc Hoa cùng số kiều dân đông đảo Tàu Khựa mang cờ Trung Quốc rước đi trên lãnh thổ của mình. 2000 năm đấu tranh mòn mỏi của dân tộc Việt Nam cho quyền độc lập và gìn giữ bờ cõi của mình, hàng vạn người ngã xuống tại biên giới phía Bắc năm 1979, và máu của những người Việt Nam đổ trên biển Đông, tất cả để rồi chứng kiến một đất nước câm lặng và cúi đầu khi rừng cờ ngạo nghễ của Trung Quốc xéo qua lãnh thổ.
Và hãy chứng kiến sự nhục nhã này

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080429_torchrelayceremony.shtml

Một người gốc Hoa ở Sài Gòn, ông Lí Quan cho hãng thông tấn AFP biết rất tự hào về chặng rước đuốc cuối cùng trước khi đến Trung Quốc: "Đây là giờ phút hạnh phúc nhất đời tôi".
Bản tin của Reuters thì nói công an mặc sắc phục và thường phục tìm cách ngăn một nhóm người Trung Quốc chăng biểu ngữ gần Nhà thờ Đức Bà trong lúc đường phố tắc ngẽn xe cộ.
Một nhà báo không nêu tên nói ông chỉ tình cờ ra một điểm dọc đường rước đuốc thì thấp xung quanh đầy người Trung Quốc: 

"Nét mặt họ rất rạng rỡ, phấn khích. Khi đuốc chạy qua họ hô to bằng tiếng Trung".

Phải, đây chính là giờ hạnh phúc nhất đời đối với đám dân Tàu Khựa, sống trên lãnh thổ của chúng ta, sử dụng tài nguyên của chúng ta và làm giàu trên lưng dân tộc chúng ta.

Lịch sử sẽ nói gì với những kẻ tiếp tay cho ngọn đuốc phô đắp sự hùng cường của một Trung Quốc xâm lược Việt Nam rước đi trên đất nước này?

Một ngày của sự nhục nhã!!!

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Olimpic - Tàu Khựa - Vinh quang hay ô nhục

Nhiều năm nay Trung Hoa khát khao phô ra thế giới một hình ảnh khác. Hình ảnh giống dân Chinesse bị khinh miệt trên toàn thế giới, đại diện cho sự đê tiện, đốn mạt, thói tham lam, ích kỷ và tội ác trong quá khứ đến nay có vẻ vẫn còn in dấu ấn nặng nề. Ngày nay Trung Quốc khát khao muốn chứng minh sự hùng cường của một quốc gia lớn, với sức mạnh ngày càng tăng theo thời gian. Olimpic được coi là một cơ hội bằng vàng, và là dịp may lớn để Trung Quốc chứng tỏ sự giàu mạnh của nó. Khát khao có một Olimpic thành công, Tàu Khựa đã chi ra nhiều tiền của trong suốt 7 năm qua để đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Đáng tiếc thay, với chính sách tàn bạo và thói tham lam luôn muốn tước đoạt quyền sống, quyền tự do và không gian sinh tồn của các dân tộc khác, Trung Quốc đã chẳng làm được gì nhiều để cải thiện hình ảnh của nó.
Tibet bùng cháy. Người dân Tây Tạng từ nhiều năm qua sống trong sự kìm kẹp, với sự xâm thực ngày càng nhiều của tộc người Hán, họ mất dần văn hoá và lãnh thổ sinh tồn ngay trên chính mảnh đất của mình. Đạt Lai Lạt Ma, vị thiền sư được kính trọng bởi đạo hạnh và là thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, nhiều năm sống lưu vong, trở thành biểu tượng và khát vọng cho sự bảo tồn văn hoá của dân tộc này. Đạt Lai Lạt Ma mong muốn khá khiêm nhường, ông không đòi hỏi quyền độc lập cho dân tộc mình, cái mà họ đáng lẽ phải được hưởng bởi nền độc lập của Tây Tạng bị Trung Hoa tước đoạt. Là một thiền sư, ông mong muốn một sự bảo tồn văn hoá trong một không gian tự trị. Đáp lại nguyện vọng khiêm nhường này, Trung Nam Hải đem súng ra trả lời, một thói quen thường thấy với một chính thể tàn bạo và tham lam. Một lần nữa, sự điếm nhục một thời Thiên An Môn lại được tái hiện trong lịch sử. Máu đã đổ, người Tây Tạng không sờn lòng, và họ nhận được nhiều tiếng nói đồng tình trên toàn thế giới.

Trong lúc Tibet chưa yên, ngọn đuốc Olimpic được thắp lên ở HyLạp, Trung Quốc bắt đầu hành trình quảng bá cho sự hùng cường của mình. Nhưng ngay từ những ngày đầu, sự vinh quang dần nhường chỗ cho sự điếm nhục. Trung Quốc muốn mượn Olimpic để phô trương, thay vào đó Khựa nhận được sự coi thường và khinh ghét. Suốt từ Hy Lạp, sang đến Băng Kốc, London, Paris rồi đến NewYork, ngọn đuốc Olimpic được rước đi trong cảnh la ó và phẫn nộ của những người ủng hộ cho quyền sống và quyền tự do của người Tây Tạng. Bối rối và tức tối, Trung Quốc trịnh thượng gọi những công dân tiến bộ ấy là quân phiến loạn và lưu manh gây rối. Dàn đồng ca Khựa ra sức tuyên truyền, Opimpic là tinh thần thể thao, không phải chính trị, phản đối rước đuốc là làm hoen ố tinh thần thể thao.

Gần đây chủ tịch IOC có gọi điện cho anh. Bạn anh tâm sự với anh là ngọn lửa Olimpic vốn đại diện cho tinh thần thể thao chân chính và không nên bị la ó, dù bạn anh biết rằng bọn Khựa là một bọn cực kỳ tàn bạo, chó chết và đáng bị phỉ nhổ. Bạn anh có đề nghị anh tìm cách can thiệp để hành trình rước đuốc đuợc suôn sẻ. Anh Lãng có trả lời thế này :" Trên đời này làm đéo gì có cái thứ tinh thần thể thao thuần tuý nào? Bất cứ cái gì có khả năng chi phối tâm lý đám đông, thì đều có thể và chắc chắn sẽ là một nhánh của quyền lực chính trị. Chính trị về bản chất là nghệ thuật nô dịch đám đông, trong đó có một bộ phận tinh hoa ăn trên ngồi chốc, tiêu biểu là Lãng anh, và phần đông đảo còn lại là đám dân đen bị trị. Từ tôn giáo, thể thao cho đến báo chí, bất cứ cái gì có khả năng chi phối đám đông đều là chính trị hết. Một trận bóng đá của đội tuyển quốc gia có thể đảo ngược một cú sốc chính trường. Nếu có thứ tinh thần thể thao thuần tuý, thì Trung Quốc đã không tốn nhiều tham vọng và công sức đến thế cho kỳ Olimpic. Cho nên, việc hành trình rước đuốc lần này bị vùi dập, là chuyện đương nhiên. Nếu một đất nước hoà hiếu như Thuỵ Điển hoặc Phần Lan tổ chức kỳ Olimpic lần này, liệu có ai trên đời này phản đối hành trình rước đuốc?"

Với bản chất trịnh thượng, khát máu và hiếu chiến, Tàu Khựa đang tiếp tục phạm sai lầm. Thái độ của Tàu Khựa tại Tibet và trong suốt những ngày qua đang tiếp tục gây phẫn nộ. Tham vọng muốn lấy Olimpic để phô trương của Tàu Khựa cuối cùng biến thành một sự ô nhục. Trong quá khứ, Tàu Khựa bị khinh ghét về sự đê tiện, đốn mạt và tham lam, ngày nay chúng tiếp tục bị khinh ghét bởi sự tàn bạo, khát máu và hiếu chiến.

Ít ngày nữa ngọn đuốc sẽ tới Việt Nam. Mặc dù trong những ngày qua không ít lần Tàu Khựa tìm cách ru ngủ tinh hoa trí thức người Việt, nhưng có lẽ, không có ai từng gánh chịu những thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc nhiều hơn người Việt Nam. Người Tây Tạng đang đổ máu cho quyền bảo tồn văn hoá của họ. Chúng ta với mối nguy cơ về lãnh thổ, lại càng không thờ ơ với vận mệnh của mình.

Nên làm gì, đây chính là lúc tính quật cường dân tộc cần được thức tỉnh.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Phiếm luận tháng ba

Thời gian gần đây anh Lãng bận nhiều việc. Chã pm hỏi :"Bác Lãng đi đâu?"

Có phải lúc đéo nào Bác Lãng cũng nhiều thời gian rảnh để dậy chã được đâu. Bác Lãng cũng là người, cũng phải ăn, cũng phải chơi, cũng phải hút, phỏng các cô các chú?

Hôm nay Bác Lãng bớt chút thời gian dạy chã. Vì có nhiều sự kiện đang diễn ra, nên Lãng anh gộp chung lại trong một chủ đề gọi là phiếm luận, nghĩa là nói linh tinh, cái đéo gì cũng nói, không tập trung vào cái gì cả.

1. Một nền kinh tế đang chao đảo.

Mọi chỉ số kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây đều đáng báo động. CPI tăng cao và gần như không có dấu hiệu dừng lại. Lãi suất liên tục tăng. Sức ép điều chỉnh cung tiền và đặc biệt là thị trường chứng khoán đang chìm xuống đến đáy. Hai tháng trước Lãng anh ngồi đàm đạo với mấy bác bụng to. Các bác vuốt bụng vượt mặt, rung đùi nói rằng tài sản của các bác thời gian tới sẽ giảm xuống 1/3 về giá trị sổ sách. Kinh hoàng, nghĩa là các bác đang tính toán sẽ mất khoảng 1 - 2 nghìn tỷ. Nhưng không, với các bác bụng to thì chẳng mất cái quái gì cả. Chẳng qua lúc trước thiên hạ thống kê các bác giàu, tiền đó nằm trên thống kê, các bác có tiêu được đéo đâu, mà cũng đâu đủ sức để tiêu. Thế nên chuyện các bác đó có trong tay 6000 tỷ hay 2000 tỷ vốn nó là như nhau. Điều không thay đổi ở đây là, mỗi bác mỗi năm vẫn nhận về đều ngót 80 tỷ cổ tức, bằng tiền, tức là khoảng 5 tr USD. Thời buổi này, lạm phát có tăng gấp 10 lần, các bác ấy cũng tiêu đéo gì cho hết. Cuối cùng chỉ đám dân đen là méo mặt về mức giá tăng cao.

Chúng ta sẽ phải nói gì về cách thức điều hành hệ thống tiền tệ, nên đề cập đến vai trò của anh Giàu bạn thân anh. Nếu chỉ đơn thuần nói đến một từ Ngu, có lẽ cũng là thích hợp hơn cả. Cách đây hơn 1 năm, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều dự báo tới một sự đi xuống không thể tránh khỏi của USD và nền kinh tế Mỹ. Sa lầy trong cuộc chiến Iraq quá lâu, kém cỏi trong định hướng hệ thống kinh tế quốc nội, thâm thủng ngân sách kéo dài suốt hai nhiệm kỳ khiến mọi thành quả thăng dư dưới thời Clinton đều trôi sông trôi biển, Bush không phải là một canh bạc đáng giá để đặt cửa. Xung đột Trung Đông khiến giá dầu liên tục leo thang, cộng với hiểm hoạ một cuộc chiến tranh mới khi Iran mày mò chế bom nguyên tử, dầu tăng khiến mọi chỉ số kinh tế vĩ mô thế giới đều bị biến động. Trong bối cảnh người Trung Quốc công bố sẽ chuyển dần khối dự trữ ngoại hối 3000 tỷ USD sang các tài sản khác, đặc biệt là đông Euro, thì anh Giàu bạn anh lại quyết định bỏ tiền mua USD để trữ. Ngót 110 nghìn tỷ được ném ra để mua vào 7 tỷ USD vào cuối quý III, IV năm 2007. Bạn anh hỷ hả, nhưng cung tiền đã tăng thêm 46%. Mức giá tăng kinh hoàng trong những ngày giáp tết, bạn anh tuy choáng nhưng vẫn ấp úng biện hộ :"Tết nhất mà, giá nó phải tăng chứ". Đáng buồn, sau tết giá vẫn tiếp tục tăng cao. Thế này thì nguy quá, cuối năm làm sao lạm phát khống chế, bạn anh tính bài phát hành tín phiếu bắt buộc 20 nghìn tỷ ép hệ thống ngân hàng phải mua, mục đích nhằm rút khỏi lưu thông 20 nghìn tỷ tiền mặt, nhằm giảm cung tiền và giảm giá. Song song với nó là mệnh lệnh hành chính nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với hệ thống ngân hàng, cũng là một biện pháp giảm cung tiền hệ số hai. Đáng tiếc thay, một quyết định không dựa trên tính toán khoa học, khi thống kê thời điểm đó toàn hệ thống ngân hàng tồn két chỉ có 10 nghìn tỷ, tiền dùng để làm thanh khoản, mà thiếu thanh khoản nghĩa là mất khả năng thanh toán đối với người gửi tiền, nghĩa là sập tiệm. Hệ thống tín dụng toàn quốc nháo nhào, các ngân hàng nhỏ chạy đôn đáo vay lãi suất qua đêm tới 50% để duy trì thanh khoản. Bạn anh thấy vậy hoảng, lại bơm tiền cho vay hệ thống ngân hàng, thêm 33 nghìn tỷ được xuất. Cuối cùng mèo lại hoàn mèo, mọi biện pháp ngu xuẩn đều chuốc lấy những kết quả ngu xuẩn.
Chúng ta đang đối mặt với một sự suy thoái kỷ lục của thị trường chứng khoán. Do sức ép huy động tiền nhằm trang trải cho mệnh lệnh mua 20 nghìn tỷ tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cổ phần đua nhau nâng lãi suất, đẩy mức lãi suất huy động lên tới mức kỷ lục 12%. Hệ quả này tất nhiên gắn liền với việc gia tăng phi kiểm soát lãi suất đầu tư. Cùng với việc thu hút tiền nhàn từ lưu thông, sức cầu trên thị trường chứng khoán giảm thảm hại, và tất nhiên khi lãi suất tăng, không ai hy vọng gì vào một xu hướng quay đầu của trung tâm hệ thống tài chính. Việt Nam đang đối mặt với một thời kỳ suy giảm kỷ lục của chỉ số chứng khoán, hứa hẹn quay lại thời kỳ cách đây 8 năm, khi thị trường chứng khoán rơi vào một thời kỳ trầm lắng kéo dài ngót 4 năm.

Không thể có hai mục tiêu song hành, đó là bài toán khó đặt ra đối với những nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Để cứu nền kinh tế, vãn hồi các thành quả tăng trưởng, phải kìm chế được lạm phát, duy trì được mức lãi suất hợp lý và kiểm soát được cung tiền. Với những chỉ số kinh tế đang xấu của Việt Nam, tất yếu điều đó mâu thuẫn với việc cứu vớt thị trường chứng khoán. Những giải pháp cấp cứu kiểu SCIC mua chứng khoán blue chip, chỉ có giá trị mang tính lừa đảo dân đen, và hoàn toàn không đủ sức nặng để vớt vát thị trường chứng khoán.
Một vài ý kiến đang hô hào, nới room, cho bọn Tây vào để tăng sức cầu trên thị trường chứng khoán. Vấn đề là Tây lấy tiền ở đâu ra? Hệ thống ngân hàng thương mại đang từ chối mua vào USD, lý do USD đang tiếp tục giảm và không có dấu hiệu dừng lại. Dòng tiền ngoại tệ vào Việt Nam đang liên tục tăng, khi những thế lực kinh tế như Trung Quốc tính tới việc bỏ rơi USD, cộng với sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ, USD đang tìm cách chạy vào mọi ngóc ngách. Nghĩa là bọn Tây nhợn giờ có thể có USD, nhưng thực ra lại là bọn đéo có tiền, chúng không thể đổi ồ ạt sang VND đề mà đầu tư vào hệ thống tài chính được. Bên cạnh đó, dù có nới room, Tây cũng chỉ nhảy vào những danh mục đang ngon ăn nhất trên thị trường. Trong bối cảnh giá chứng khoán đang rơi xuống đáy, nới room chỉ là một biện pháp khiến bọn Tây nhợn mua rẻ tài nguyên quốc gia, thằng ngu nào có thể làm điều đó vào lúc này?

Những biện pháp điều hành rối như gà mắc tóc đối với hệ thống tài chính tiền tệ thời gian qua khiến mọi vấn đề trở lên trầm trọng. Xu hướng thất vọng lan tràn, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số giá. Mặc dù trong tháng 4, 5, sẽ có một đợt phục hồi do thị trường nhiều tin tốt công bố, nhưng để vực dậy thị trường tài chính, hẳn sẽ còn không ít vấn đề.

Một lời khuyên có lý vào thời điểm này, bác Giàu bạn anh nên mạnh dạn từ chức!

Tuy nhiên không thể không nhìn nhận tới một thực tế là phần lớn các đại gia bụng to đang đéo làm sao cả. Những công ty lớn nhất, những mã chứng khoán danh tiếng nhất bản chất vẫn đang làm ăn sinh lời. Kinh tế Việt nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, thương mại gia tăng, dòng vốn đầu tư hút vào vẫn lớn, và nói tóm lại vẫn là một chỗ để sinh lời. Vì vậy bất chấp mức giá niêm yết chao đảo thế nào, các bạn anh vẫn rung đùi ngồi đếm tiền cổ tức chia về, một số không ít lên tới 30%/ mệnh giá. Nếu là trước đây, khi giá chứng khoán đang cao, các bạn anh tính bài chia cổ tức bằng cổ phiếu, bây giờ giá giảm, các bạn anh tính chia cổ tức bằng tiền. Với các đại gia đang sở hữu dăm ba trăm tỷ mệnh giá, thì dẫu có nạn hồng thuỷ trên thị trường chứng khoán, các bạn vẫn đút túi đều 5 - 10 tr USD tiền mặt mỗi năm. Khoẻ.

2. Việt Nam hết cơ hội làm ăn, bác Lãng đi Lào.

Đúng, đi Lào các bạn ạ, không phải đi Somalli hay Haity. Những chỗ đó xa quá, gái lại da đen, dân lại hay vác súng vác dao chém lẫn nhau, Lào ngon hơn nhiều. Có một quan niệm sai lầm là Lào nghèo. Nghèo là nghèo thế đéo nào, dân Lào bình quân giàu hơn dân Việt nhiều. Dân số Lào đâu đó đang chòm chèm 6 - 8 triệu (chỗ này anh không nhớ rõ lắm, chú nào tra bảng của WB giúp anh xem nó là bao nhiêu), tài nguyên hầu như còn nguyên sơ, tiềm năng khai thác về mặt đất đai cực lớn. Nếu các đại gia trong các ngành gỗ, khai khoáng, phát triển hạ tầng để mắt đến Lào từ ngót chục năm trước, thì gần đây các đại gia trong ngành tài chính cũng lại đang xăm soi. Lào sắp thành lập thị trường chứng khoán, sẽ có một cái gì đó na ná như nghị định 144 được ban hành, rập khuôn từ mô hình Việt Nam. Nói tóm lại, Lào đang là một mảnh đất màu mỡ.

Dân Lào giàu, không đi ô tô thì thôi, đi thì bét nhất cũng Camry hàng xuất âu châu, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, chứ đéo có fò như dân Việt Nam. Đơn giản vì giá xe rẻ, dân ít, đường thoáng, và nhất là không có một cái hiệp hội sản xuất xe ô tô mà thực chất là một tập đoàn lợi ích, chuyên hối lộ quan chức chính phủ để duy trì mức thuế nhập khẩu cao đối với xe ôtô, cho bọn này hút máu người dân như ở Việt Nam. Đa phần dân Lào cởi mở, dễ mến và lười lao động. Mới chiều thứ 6, mà nhiều nhà hàng bọn tiếp viên đã đéo thèm làm việc, đéo thèm bán hàng, mà rủ nhau đi chơi. Sang Lào mà lạ nước lạ cái, không khéo đói vào mấy dịp cuối tuần. Tài nguyên nhiều, dân ít nên cơ bản đời sống dân Lào, nhất là tại các thành phố lớn, cơ bản là khá.

Lào được coi là đồng minh lâu năm, nơi ảnh hưởng của Việt nam khá lớn, được coi là thuận lợi cho các nhà đầu tư từ Việt Nam. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong năm năm qua, Trung Quốc đang gia tăng tầm ảnh hưởng ở Lào một cách kinh hoàng. Trung Quốc đầu tư vào mọi thứ, từ hạ tầng, dịch vụ cho đến ngành khai khoáng, lâm nghiệp, những lĩnh vực thiết yếu ở Lào với mức độ tăng liên tục qua các năm. Hơn nữa, Lào đang đối mặt với vấn đề chủng tộc, khi lượng người Hoa xâm nhập vào Lào liên tục tăng. Thống kê không chính thức có tới 400 nghìn thằng Khựa một năm. Dân số Lào 8 tr. 10 năm nữa, người Lào sẽ nói tiếng gì?

Đầu tư ở Lào cơ bản là màu mỡ vì hệ thống chóp bu vẫn có xu hướng thân Việt Nam, nhưng không an toàn với những bài tính lâu dài. Trong bối cảnh xung đột Trung Quốc, Việt Nam đang tiềm tàng và chắc chắn sẽ tăng, cộng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào không ngừng tăng qua các năm, thì đầu tư lâu dài vào Lào sẽ là một sự mạo hiểm về mặt chính trị. Ở Lào đang có một cuộc đua âm thầm, Việt Nam chưa từ bỏ nỗ lực duy trì ảnh hưởng, các tập đoàn nhà nước lớn của Việt Nam đều được bật đèn xanh để vào Lào, vấn đề là lực có đủ để duy trì, và duy trì được trong bao lâu.

Dẫu sao, Lào đang có nhiều thứ ngon ăn, 3 năm đủ sinh lời gấp 5 - 10 lần, không đi Lào là dại.

3. Olimpic, Tây Tạng và bọn Khựa.

Ít tháng nữa chính thức sẽ là ngày thế vận hội khai mạc. Khựa muốn nhân cơ hội này quảng bá một hình ảnh Trung Quốc mới đối với toàn thế giới: Một Trung Quốc hùng mạnh, phồn vinh, thống nhất và thân thiện.

Thật ra toàn thế giới từ lâu đã biết đến những điều đó ở Trung Quốc, cái mà chính quyền Trung Quốc muốn hiện nay, thực ra là một liều thuốc ru ngủ đối với 1,2 tỷ dân Tàu, đang chia rẽ trầm trọng bởi hố sâu phân cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, do hệ thống kinh tế ưu ái chỉ một thiểu số và tầng lớp tư bản đỏ. Không có gì ngạc nhiên, khi Khựa mong muốn có một hình ảnh Olimpic hoàn hảo và thành công.

Trung Quốc nép mình, dấu tham vọng để chờ thời. Vấn đề xung đột tại biển đông được Tàu Khựa tìm cách gác qua một bên. Sau phản ứng mạnh của người Việt Nam với sự kiện tam sa, bất chấp nỗ lực kìm chế khá thảm hại của chính quyền, Trung Quốc khôn khéo tìm cách né mũi nhọn của vấn đề. Thoạt tiên và việc cho một quan chức cấp tỉnh của Hải Nam tuyên bố phủ nhận kế hoạch thành lập thành phố Tam Sa, gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, dù rằng kế hoạch đã được cơ quan quyền lực cấp cao nhất là Quốc vụ viện Trung Hoa thông qua, kế tiếp đó gần đây là một tuyên bố ngoại giao, giải thích rằng Trung Quốc không có kế hoạch rước ngọn đuốc Olimpic qua quần đảo tranh chấp Hoàng Sa. Bằng việc xua chó ra sủa thay chủ, Trung Quốc đang tìm cách né vấn đề, nhằm xoa dịu các nước Asean và mong muốn một kỳ Olimpic thành công. Thủ đoạn của Trung Quốc đang hữu hiệu, không ít đồ ngu đang hỷ hả cho rằng người bạn lớn thế là biết điều, mà không nhìn nhận vào một thực tế, cơn bão sau lúc gió lặng sẽ lớn đến mức nào. Biển Đông liệu có thành một lò lửa sau kỳ thế vận hội, và thêm bao nhiêu sinh mạng ngư dân, tàu thuyền của Việt nam sẽ phải vùi dưới đáy biển trước họng súng Trung Quốc, thêm bao nhiêu km lãnh hại bị thôn tính, thêm bao nhiêu tài nguyên bị cướp phá?
Giữa lúc ấy, quả bom Tây Tạng bùng nổ.

Một miền đất có nền văn hoá riêng, phong tục riêng và ý thức tồn tại lâu đời, bị cưỡng chế sát nhập vào Trung Hoa những năm 50, đây vốn luôn là một mảnh đất tiềm tàng ý thức đấu tranh đối với nỗ lực thôn tính Hán Hoá của chính quyền Tàu Khựa. Đạt lai lạt ma, một bậc cao tăng, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, cũng đồng thời là một nhà văn hoá lớn có uy tín ở Phương Tây. Nhiều năm qua, Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong, trở thành một biểu tượng cho khát vọng tự do của người Tây Tạng. Trung Quốc trong những năm qua đầu tư không ngừng vào hạ tầng Tây Tạng, lên tới 200 tỷ USD, nhưng thực chất đó chính là một quá trình xâm chiếm về mặt gốc rễ. Người Hán tộc di cư lên Tây Tạng càng ngày càng nhiều. Đầu tư cho Tây Tạng, thực ra là đầu tư cho Hán tộc. Người Tây Tạng đang cảm thấy mất mát về lãnh thổ, về văn hoá trên chính quê hương mình. Trong bối cảnh đó, quả bom cuối cùng đã bùng nổ.

Biểu tình diễn ra liên tục trong những ngày qua, có nhiều người chết, Trung Quốc huy động quân đội trấn áp. Biểu tình lan rộng ra ngoài phạm vi thủ phủ Tây Tạng, đến những vùng xung quanh. Dư luận thế giới xôn xao, nhiều lời kêu gọi tẩy chay và kỳ thị Trung Quốc. Đối với người Tây Tạng mà nói, đây là cơ hội duy nhất để tìm kiếm quyền tự do cho mình. Đạt Lai Lạt Ma ra tuyên bố không yêu cầu độc lập, chỉ đòi quyền tự trị và bảo tồn bản sắc văn hoá trong nhà nước Trung Hoa. Hồ Cẩm Đào và chóp bu Trung Nam Hải lúng túng. Dù bất cứ diễn biến gì có xảy ra, đối với Trung Hoa mà nói, sự kiện Tây Tạng lần này là một tổn thất không nhỏ cả về mặt ngoại giao lẫn chính trị.

4. Câu chuyện Đài Loan.

Quốc dân đảng cuối cùng cũng thành công đoạt lại quyền lực từ tay đảng Dân tiến của Trần Thuỷ Biển. Quốc Dân Đảng, sáng lập bởi Tưởng Giới Thạch, thực ra là một nhánh khác của văn hoá bành trướng Trung Hoa, luôn có xu hướng tìm cách hợp nhất với đại lục. Khi Tưởng còn tại thế, một giấc mơ của Tưởng là mong chờ cơ hội tái chiếm Trung Hoa. Giấc mơ ngày càng xa dần khi Trung Quốc cộng sản ngày nay là một phức hợp của nền kinh tế tư bản đỏ, mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực ra chỉ còn là một tập đoàn cấu kết chặt chẽ để duy trì quyền thống trị, địa vị và quyền lợi. Đảng Dân tiến Đài Loan thực chất là một đảng của thổ dân bản địa, vốn bị Tưởng và Quốc dân đảng tàn sát và đè đầu cai trị trong quá khứ. Trần Thuỷ Biển luôn mơ ước đến một giấc mơ Đài Loan độc lập, với tên chính thức là Taipey, chứ không phải là Trung Hoa dân quốc. Khi Trung Quốc ngày càng vững bước trên vị thế siêu cường, giấc mơ đó ngày một xa dần. Hoa Nam tình báo cục hoạt động mạnh ở Đài Loan, uy tín của Thuỷ Biển và Dân Tiến xói mòn sau nhiều scandan tham nhũng, cuối cùng Quốc Dân Đảng lên nắm quyền. Có thể nói, Trung Quốc đã tạm yên tâm về Đài Loan, chí ít không còn phải lo dân xứ này hè nhau tuyên bố độc lập.

Diễn biến Đài Loan khiến mọi vấn đề trong khu vực sẽ có biến đổi về mặt chiến lược. Nhật Bản và Mỹ sẽ phải tự hỏi vấn đề an ninh tại eo biển Đài Loan và ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ thay đổi ra sao trong 5 năm tới. Việt Nam và một loạt nước Asean khác nơm nớp lo sợ không hiểu một Trung Quốc tàn bạo và tham lam sẽ làm gì sau kỳ Opimpic, và nhất là khi đã tạm rảnh tay với Đài Loan, và hướng sự chú ý vào Biển Đông.

Năm 2008, sẽ là một bản lề cho những thay đổi có tính chiến lược đối với cán cân quyền lực trong khu vực.

5. Bầu cử Mỹ quốc. 

Bush là một tổng thống hung hăng nhất nước Mỹ trong 30 năm trở lại đây, và cũng là một tổng thống có thành tích cai trị thê thảm nhất. Nhiệm kỳ của Bush sắp qua, để lại những hậu quả lâu dài đối với người dân và nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ dưới thời Bush liên tiếp xảy ra hai cuộc chiến tranh, đẩy mức căng thẳng và xung đột lên cao. Bush tập trung oánh nhau với những tay theo đạo Hồi cuồng tín bịt mặt, vốn là bọn ngồi bệt và ngoài cái mạng ra chẳng có cái quái gì, mà bọn đó chúng lại không tiếc mạng. Bắn mãi, đánh mãi chết thằng này lại thấy có thằng khác ra bắn súng đặt bom, Bush và nước Mỹ đang sa lầy.

Trong lúc đó, đối thủ chiến lược của Mỹ lại là Trung Hoa, thì lại đang ngày một mạnh lên. Trong lúc Bush đau đầu với bài toán chiến phí gia tăng, khiến nền kinh tế đi vào khủng hoảng, Tàu Khựa bồi thêm một đòn hiểm khi tuyên bố về kế hoach chuyển kho dự trữ ngoại hối 3000 tỷ USD sang các tài sản khác. Một kế hoạch như thế tiềm ẩn nhiều tố chất phiêu lưu, và chính Trung Quốc cũng sẽ bị tổn hại. Nhưng có vẻ Trung Quốc tính toán rằng thiệt hại là có thể chấp nhận được nếu thực sự đốn gục được đối thủ nguy hiểm nhất là Hoa Kỳ. Trung Quốc chọn đúng đối thủ và sách lược, trong lúc Bush thì mải mê đi đánh nhau với bọn tẹp nhẹp. Bush là một tổng thống ngu nhất mà nước Mỹ từng bầu ra, và bầu đến những 2 nhiệm kỳ. Nước Mỹ đang phải trả giá.

Có 3 gương mặt đang nổi lên trong kỳ bầu cử lần này. Cựu đệ nhất phu nhân Hilary Cliton, Obama, một gã da đen và một cựu chiến binh từng được tạc tượng tại Việt nam, trong một tư thế không mấy vinh dự, hai tay giơ quá đầu khi máy bay bị bắn cháy tại hồ Trúc Bạch, ngài Mc. Cain.

Thật ra đứa nào trúng cử cũng giống nhau thôi, tuy nhiên, nếu Obama thành công, ắt hẳn sẽ thấy một bộ mặt nước Mỹ khiêm nhường và tập trung nhiều vào các vấn đề quốc nội. Gã nhọ này dẫu sao cũng là một hiện tượng mới đối với nền chính trị Mỹ, và hẳn sẽ nỗ lực nhiều để tạo ra một nước Mỹ có tính hài hoà, giải quyết các vấn đề trong nội bộ nhiều hơn là việc phiêu lưu trong những canh bạc quốc tế. Obama trúng cử, sẽ là một cái lợi của nước Mỹ và là một cái hại của nhiều nước khác trên thế giới.

Hilary, ứng viên tổng thống nữ đầu tiên và rất nhiều tiềm năng, được cho là một lựa chọn sáng giá. Dân Mỹ vẫn còn nhớ đến Bin Clinton, gã play boy đẹp trai, đào hoa và có tài, từng mang lại thịnh vượng cho người Mỹ. Dẫu sao có thể tin rằng Hilary sẽ tìm cách tiếp bước sự nghiệp của chồng, tuy nhiên, nước Mỹ dưới thời Hilary sẽ thế nào trước đống bầy nhầy mà Bush con để lại?

Mc.Cain, cựu chiến binh, chính sách già đầu. Cain có thể không phải là một lựa chọn tốt nhất cho nước Mỹ. Nhưng chắc chắn là một lựa chọn tốt hơn cho nước Mỹ và phần còn lại của thế giới. Cá nhân Lãng anh mong Cain trúng cử. Dù Cain từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị bắt làm tù binh (Cain trúng cử anh sẽ là người đầu tiên đề nghị đập bỏ bức tượng đầu hàng của Cain), nhưng với một thời tuổi trẻ từng tiêu tốn ở Việt Nam, Cain vẫn giành cho đất nước này nhiều tình cảm. (Giống như Macel Bigear, luôn cho những năm tháng đẹp đẽ nhất cuộc đời là thời kỳ phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Việt nam, cho đến tận khi bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ). Hơn nữa Cain vẫn kế thừa dòng máu ăn thua của Đảng Cộng Hoà, anh tin rằng Cain sẽ có một sự chuyển hướng lớn trong việc kiềm chế đối thủ tiềm tàng Trung Quốc.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Khi phải sống dưới bóng của một nền văn minh

Bài giáo chã này Lãng anh viết khoảng tháng 6/2007, để dạy dỗ bọn chã về sự sinh tồn dưới bóng của những nền văn minh lớn. Ít nhiều cũng có nhiều điểm đáng để suy luận.

Xét về yếu tố lịch sử và văn hoá, Việt Nam và Đông Nam Á nằm trọn vẹn trong vùng ảnh hưởng của nền văn hóa và thế lực Trung Hoa. Điều này cũng giống như việc khối Đông Âu và các nước Ban Căng cũng như một phần Trung Á nằm trong vùng ảnh hưởng của nền văn minh Đại Slavơ và nước Nga, hay cũng tương tự thế khu vực Mỹ Latin luôn được coi là sân sau của Mỹ. Các biến cố lịch sử có thể ít nhiều làm thay đổi tương quan ảnh hưởng và tầm mức quan trọng của các mối quan hệ, nhưng về cơ bản không nằm ngoài một phạm vi đã được xác định. Người ta không thể hình dung ra một nước BaLan chơi tay đôi sòng phẳng với nước Nga, hoặc một Venesuela chơi ngang cơ với Mỹ. Dù rằng hiện nay nước Nga vẫn đang vật vã tái khẳng định quyền lực quốc tế, hay một Chavezt nứt dây trên trời lọt xuống gồng mình mang dầu ra thách thức quyền lực Mỹ. Sẽ không thể có thành công cho những nỗ lực như thế. Đó gần như là một tất yếu lịch sử.

Hiểu theo khía cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Trung Hoa sẽ luôn là một mối quan hệ lâu dài và không thể tư duy theo lối hoặc sấp hoặc ngửa. Trong nhiều thế kỷ Việt Nam là một cái chốt chặn tự nhiên trên con đường nam tiến của nền văn hóa và thế lực Hoa Hạ. Cái mà Việt Nam tích tụ được trong cả quá trình lâu dài ấy không phải là một sự đề kháng về văn hoá, trên thực tế nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam đã dập khuôn nền văn hóa cai trị của Trung Hoa, nhưng tinh thần đề kháng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì lại là một yếu tố ăn vào cốt tủy của mọi thế hệ người Việt. Có thể nói thế này, xét về cả triều dài lịch sử, mâu thuẫn giữa Việt Nam - Trung Hoa không gì nằm khác hơn ngoài vấn đề lãnh thổ. Hầu hết các triều đại cai trị Việt Nam trong lịch sử đều chấp nhận thực tế lịch sử: "Thần phục Trung Hoa nhưng độc lập trong cai trị và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ".

Tương quan quyền lực và đặc tính giao thoa phức tạp của các quyền lực thế giới trong thời đại hiện nay đã làm thay đổi khá căn bản mối quan hệ giữa các quốc gia. Nếu như trong quá khứ, sự tách biệt giữa các quốc gia khiến Việt Nam chỉ có một mình trong câu chuyện dài với Trung Hoa, hoặc tương tự vậy chỉ một BaLan cô lập trong mối quan hệ với Sa Hoàng. Thế kỷ thứ 20 là một thời kỳ dài đầy biến động và đẫm máu trong quá trình xác lập tính toàn cầu và hợp tác. Với những mối quan hệ và trợ giúp từ bên ngoài, người Việt Nam thành công trong nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp chống lại những thế lực từ bên ngoài, tất nhiên với cái giá rất đau thương. Và một Balan ngày nay với sự hỗ trợ của cả khối EU đằng sau đang cảm thấy ngày một tự tin hơn khi đối mặt với một nước Nga mới của Putin. Tuy nhiên có một điều chắc chắn ai cũng phải nhận ra, không ai có thể giúp Balan nếu Putin chủ động chĩa tên lửa hạt nhân chiến lược vào quốc gia này, thậm chí kể cả khi Putin ngứa tay ấn nút. Phản đối thì sẽ có đấy, nhưng toàn châu âu, thậm chí là cả Mỹ, liệu ai dám chơi sòng phẳng với kho vũ khí chiến lược của nước Nga? Tất nhiên Putin cũng không hoàn toàn điên để chơi một canh bạc có thể lật đổ toàn bộ thế giới, gồm cả nước Nga như vậy. Nhưng điều đó chứng tỏ một điều, mọi mối quan hệ đồng minh và tương quan, đều chỉ có thể cải thiện phần nào chứ hoàn toàn không thể thay đổi tương quan chiến lược của những quốc gia vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của những nền văn minh khác. Nhất là khi những mối tương quan ấy đã được xác lập trong suốt chiều dài lịch sử.

Một Việt Nam không có đồng minh, đó là một thực tế đang đặt ra đối với chúng ta hiện nay. Không nên kể đến Lào hay mối quan hệ lỏng lẻo với khối Asean, những quyền lực đó gần như không có ý nghĩa trong ván bài mặc cả với siêu cường Trung Hoa. Mặc dù Việt Nam có thể nói đã thành công khá ngoạn mục trong việc tái hòa nhập với cộng đồng thế giới, và hiện có quan hệ hòa bình với mọi quốc gia. Chính những thành công đó đã khiến Việt Nam không phải là Bắc Hàn, Cu Ba hoặc Iran. Anh và các chú chắc đều khó có thể hình dung cuộc đời mình sẽ đi đâu, về đâu nếu ngày nay chúng ta là một quốc gia khép kín như Bắc Hàn. Tiền đâu để các chú ăn hút? Thăng Long đ éo đâu ra để các chú vào nói láo? Gái sẵn đ éo đâu ra để các chú fu ck? Đứng trên giác độ này mà nói, không thể không thừa nhận rằng, cơ cấu chính trị và tầng lớp chóp bu Việt Nam, tuy tham nhũng nhưng là một chính thể tham nhũng ái quốc.

Quan hệ quốc tế có thể được cải thiện, và người ta càng ngày càng nói nhiều đến mối quan hệ gắn kết giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, theo một cách hiểu là để làm một đối trọng trong tương quan ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng cũng giống như quan hệ giữa Balan với Nga, việc thiết lập thêm các mối quan hệ quốc tế, thậm chí là đồng minh chiến lược chăng nữa, chỉ có thể cải thiện chứ không thể làm nghiêng lệch cán cân giữa hai thế lực. Năm 1979 Lê Duẩn đã khiến Việt Nam hứng một đòn đau khi công nhiên thách thức quá trớn quyền lực Trung Hoa. Một cuộc chiến tranh đáng ra đã có thể tránh được. Và cái hiệp ước đồng minh chiến lược ký với Liên Xô lúc đó đang ở đỉnh cao thế lực cũng không giúp ích gì Việt Nam trong cuộc chiến tran ngắn ngủi nhưng khốc liệt. Vẫn là người Việt đứng một mình chặn lại làn sóng tràn xuống từ phương Bắc, dù rằng có sức đề kháng mạnh và hữu hiệu những giai đoạn lịch sử trước đó.

Tìm kiếm thêm các mối quan hệ chiến lược, để cải thiện vị thế chứ không phải là để đối đầu, đó là bài toán duy nhất Viêt Nam có thể làm trong 20 năm trước mắt. Trung Hoa đang vươn lên thành một siêu cường áp đảo hoàn cầu. Hầu hết các chiến lược gia trên thế giới đều nhìn nhận tới một nước Trung Hoa đứng đầu thế giới về quyền lực chính trị và kinh tế trong 30 - 50 năm tới. Tất nhiên đó còn là một câu chuyện dài và một giai đoạn như thế lịch sử hầu như có thể được viết lại. Nhưng Việt Nam tất nhiên phải dựa vào viễn cảnh ấy để xây dựng chiến lược của mình. Mối quan hệ mà Việt Nam đang cố gắng thiết lập với Nhật Bản, và gần đây là Hoa Kỳ cũng nằm trong một bài toán lớn. Những bài toán vẫn còn dang dở và chưa nhìn thấy hết những biến số của các phương trình. Nước Mỹ có tính toán riêng của mình trong ván bài lớn đang chơi với Trung Hoa, và hoàn toàn chắc chắn rằng giới tinh hoa chính trị và kỹ trị Hoa Kỳ đang muốn tìm kiếm chỗ đứng ở Việt Nam. Nhưng anh các chú không ảo tưởng gì vào việc Việt Nam sẽ thiết lập được một mối quan hệ đủ chặt chẽ với bất cứ thế lực nào để thách thức thế lực Trung Hoa, nhưng nhìn nhận rằng Việt Nam bằng các mối liên hệ giằng chéo khác nhau, có thể phần nào cải thiện vị thế và tiếng nói trong câu chuyện dài với người khổng lồ phương Bắc.
 
Trong bối cảnh mà sức ép từ Trung Quốc và nguy cơ bị thôn tính đang ngày một cận kề, thì việc suy luận về nguyên tắc sinh tồn bên lề cái bóng của một nền văn minh lớn, lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Thể chế và ý thức

Loạt bài này anh viết để giáo chã sau chuyến thăm Hoa Kỳ của bác Triết bạn thân anh. Có nhiều điều khi nhìn nhận về nó sẽ thấy có ít nhiều ý nghĩa cho hiện tại và tương lai.

1. Thế kỷ 21, hay là một hệ thống tư duy phi đối nghịch.

Chuyến thăm của bạn thân anh sang Hoa Kỳ, một cựu thù tưng tham chiến ngót 20 năm ở Việt Nam, cộng thêm với ngót 10 năm trước đó hậu thuẫn cho cuộc chiến xâm lược của người Pháp cũng ở Đông Dương, là một sự kiện gây chú ý. Điều gì đang diễn ra trong thế giới này, khi những kẻ thù từng bất cộng đái thiên tìm thấy chung một tiếng nói cho những vấn đề của hiện tại và tương lai? 

Cũng tương tự cái khái niệm về chủ nghĩa tư bản nguyên thủy đã chết từ lâu trong xã hội Mỹ, một quan niệm về chủ nghĩa cộng sản nguyên gốc Mác Lê cũng đã ngỏm từ lâu ở các xã hội dạng như Trung Quốc hay Việt Nam. Những nước đã đạt tới trình độ phát triển cao, đều có sự ứng dụng song hành nguyên tắc kết hợp của hai thứ chủ thuyết này. Chẳng hạn những xã hội Bắc Âu, một mặt đề cao nguyên tắc tự do cạnh tranh của kinh tế thị trường, bảo vệ tư hữu (những nguyên lý căn bản của TBCN) nhưng lại thông qua chính sách thuế và hệ thống phúc lợi xã hội rộng khắp để tái phân bổ các nguồn lực xã hội, nhằm đạt tới một xã hội phát triển và hài hòa (những nguyên tắc thiết yếu của CNXH). Những xã hội này phúc lợi rất cao, và có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới, chất lượng cuộc sống cũng đạt tới ngưỡng như vậy.

Bọn chã nhao nhao phản đối, Bác Lãng dạy thế sai rồi. chúng thường lắp bắp: "chúng ta tự thay đổi chứ đ éo phải là người Mỹ", vì vậy mà chúng ta đang xích lại gần phương tây. Tư duy kiểu bọn chã đến thằng ngu nhất nước Mỹ nó cũng phải cười. Tất nhiên chúng ta phải thay đổi, còn dân Mỹ thì nó luôn phát triển nhất thế giới chính vì nó luôn luôn tự thay đổi. Anh có nói về mặt bản chất giờ không còn cái gọi là chủ nghĩa cộng sản nữa chính là vì nhận thức chung trên thế giới hiện không còn chỗ cho những xu hướng cực tả hoặc cực hữu thái quá. Những xã hội còn xót lại như Bắc Hàn hay Cu Ba rồi cũng không thoát khỏi quy luật chung, khi phải hướng tới một sự tiệm cận về mặt ý thức với xu hướng chung của thế giới. Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là việc chống lại chủ thuyết cào bằng, triệt tiêu khả năng sáng tạo cá nhân, thì rõ ràng người Mỹ luôn chống và cả người Việt Nam hiện nay cũng đang chống lại thứ đó. Còn nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là việc hướng tới một xã hội hài hòa, có tính công bằng tốt hơn và phúc lợi cộng đồng đảm bảo, thì người Mỹ và toàn thế giới đều đang phấn đấu tới mục tiêu đó, tất nhiên bao gồm cả chính chúng ta. Nói cách khác, toàn thế giới hiện nay đều thống nhất với nhau ở cùng một mục tiêu: "Tiêu diệt những thể chế, những rào cản làm triệt tiêu động lực xã hội (tính cào bằng cực đoan của chủ thuyết Mác Lê) nhưng cũng đồng thời hướng tới mục tiêu tạo dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn (chính sách xã hội rộng khắp, tái phân phối và hạn chế bớt hố sâu phân cách giàu nghèo, những mặt trái điển hình của hệ thống kinh tế dựa trên tư hữu - chủ nghĩa tư bản). Hãy nhìn vào thực tế này, luật pháp Mỹ hiện tại bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất quyền tư hữu và sở hữu cá nhân. Mặt khác nó cũng bảo vệ nguyên tắc chống độc quyền và nhất là bảo vệ quyền tồn tại và hoạt động không thể xâm phạm của các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn độc lập, vốn là một dấu ấn không thể bàn cãi của chủ nghĩa cộng sản. Nếu nói một cách hoàn toàn xác đáng rằng chủ nghĩa cộng sản cực đoan đã chết từ lâu, thì cũng xác đáng nhiều hơn khi nói rằng chủ nghĩa tư bản cực hữu cũng đã từ lâu không còn đất sống. Những xã hội văn minh luôn là sự kết hợp hài hòa của các điểm tiến bộ trong mọi học thuyết dù nó đến từ Mác hay những nhà lý luận giường cột của lý tưởng Tư hữu tư bản.

Chính với suy nghĩ chung đã có sự dung hòa điểm khác biệt và hướng tới mục tiêu chung như thế mà anh các chú nói làm đ éo gì còn cái thứ gọi là chủ nghĩa cộng sản. Mọi lý thuyết đều không phải là điểm chết đóng khung để những đứa tư duy dậm chân tại chỗ như bọn chã đem ra tụng niệm. Bọn chã cần cập nhật thêm các kiến thức về quản trị xã hội hiện đại. Gần đây anh của các chú sa đà vào con đường trụy lạc ngày đêm kiếm tiền nên ít để ý đến sách vở hàn lâm, nhưng cũng đủ để biết rằng hầu hết các nhà lý luận hiện đại đều thống nhất với nhau ở một mô hình xã hội Dân chủ - Pháp quyền.

Sự khác biệt về cách thức đi lên khiến mô hình tổ chức xã hội thượng tầng của Việt Nam và Mỹ hiện tại rất khác nhau. Nhưng mục tiêu phát triển xã hội có thể nói là hoàn toàn giống nhau. Có lẽ anh nên mượn câu phát ngôn của cụ Giáp, một nhân vật lịch sử mà anh rất kính mến "Bạn ơi, chủ nghĩa xã hội là bất cứ thứ gì mang lại hạnh phúc cho nhân dân". Câu này cụ Giáp nói bằng tiếng Pháp, đại loại dịch nôm ra thì nó thành như thế.


2. Sự cáo chung của những ý thức hệ đối nghịch.

Có lẽ nên nói một cách cụ thể hơn, đó là sự cáo chung của ý thức hệ cộng sản thuần tuý và đồng thời là ý thức hệ tư bản nguyên thuỷ.

Tiền đề để nhận xét một chính thể đang đi theo một chủ nghĩa gì, biểu hiện ở hệ thống luật pháp mà chính thể ấy đang dựng ra để quản trị xã hội là thứ luật gì.

1. Tại sao Lãng anh nói chủ nghĩa tư bản đã chết? Chủ nghĩa Tư Bản, hay nhà nước Tư Bản vào thời của Marx là chính thể được dựng lên để bảo vệ quyền lợi tối thượng của giai cấp hữu sản. Luật pháp được dựng ra để bảo đảm quyền sở hữu tư nhân là bất khả xâm phạm. Cũng với luật đó quy định về cách thức phân chia giá trị trong xã hội thông qua quyền sở hữu. Nền sản xuất lớn tư bản tự nó đã phát triển vượt bậc dựa trên cơ sở đó, khi mà sở hữu gắn liền với phân phối và khuyến khích khả năng sáng tạo lên đến mức cao nhất của mỗi cá thể. Vào thời của Marx, chủ nghĩa Tư Bản, nói cách khác nhà nước Tư Bản không có khái niệm phân phối lại. Chính quyền được giai cấp hữu sản dựng lên, kiểm soát và chi phối nó, ngân sách được dùng để duy trì bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát, tất cả chỉ nhằm một mục tiêu là đảm bảo trật tự cho quyền sở hữu tư nhân và quyền thụ hưởng của cải xã hội gắn liền với quyền sở hữu ấy. Biểu hiện căn bản nhất của chủ nghĩa Tư Bản là hệ thống luật của nó được dựng ra để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và bảo vệ quyền được thụ hưởng (phân phối) giá trị gắn với quyền sở hữu ấy.

Ngày nay, với sự tồn tại của các nhà nước phúc lợi. Thứ chủ nghĩa ấy đã chết. Đặc thù nổi bật của chủ nghĩa tư bản là quyền phân phối gắn liền với quyền sở hữu. Có tài sản thì mới có tiền. Của ai nấy hưởng. Luật dựng ra để bảo vệ và duy trì hình thức sở hữu và phân phối duy nhất ấy. Nhưng khi nền sản xuất xã hội đã phát triển đến một trình độ cao, tổng của cải do toàn xã hội tạo ra đã đạt đến một ngưỡng nhất định, chính dưới tác động của các học thuyết yêu cầu về tính công bằng như của Marx, các phong trào công nhân đã buộc bản thân những xã hội tiền tư bản phải có sự biến đổi. Việc phân chia của cải xã hội được tiến hành theo một hệ thống kép. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì phân phối gắn với quyền sở hữu, nhà nước can thiệp vào hệ thống tái phân phối thông qua việc đánh thuế và đưa giá trị phân bổ vào các chương trình phúc lợi như y tế, giáo dục, trợ cấp thất nghiệp... Quyền phân phối những giá trị đó, được xây dựng gắn với một hình thức khác là sở hữu cộng đồng, hiểu theo nghĩa ai cũng có phần trong lợi ích của nhà nước mà họ dựng lên. Hệ thống luật pháp do đó có sự thay đổi. Bên cạnh việc duy trì các điều luật bảo vệ quyền sở hữu và thụ hưởng tư nhân là một hệ thống luật khác được dựng lên để đảm bảo việc thực thi các chương trình phân phối lại. Sự thay đổi này, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa Tư Bản truyền thống. Sự ra đời của kênh phân phối lại dựa trên một dạng sở hữu có tính cộng đồng như thế về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của các xã hội phương Tây. Cùng với các chương trình xã hội ngày càng được cải thiện, phúc lợi toàn xã hội ngày càng cao, có thể nói đã dẫn tới sự ra đời của một mô hình tổ chức xã hội mới: Nhà nước phúc lợi - pháp quyền. Ở vấn đề này, anh thấy trên kia có trường hợp gái Lumine nói rất đúng, mốt bây giờ là trào lưu và khái niệm về xã hội dân sự, hay Civil society. (Lumine, hàng họ như nào mà dám vào ghẹo Lãng anh? )

2. Chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại không? Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là nhà nước gắn với sự cai trị của Đảng cộng sản, thì chừng nào còn ĐCS, chừng đó còn chủ nghĩa cộng sản. Hiểu như thế, đúng là thang bậc cao của trình ngu dốt.

Bất cứ một chính Đảng nào cũng có một chương trình hành động và một lý tưởng mà đảng viên phải tuyên thệ trung thành. Lý tưởng của đảng ấy là cái gì, nó thể hiện ra như thế nào. Anh xin thưa, nó thể hiện ra chính ở hệ thống luật mà chính đảng ấy dựng ra để quản trị xã hội.

Tại sao nước Anh có Nữ Hoàng được xác lập vị trí thông qua thế tập, nước Mỹ có Tổng Thống được xác lập vị trí thông qua bầu cử, nhưng hai nước ấy vẫn được coi là có chủ thuyết giống nhau. Anh xin thưa, chính vì hệ thống luật pháp của chúng về cơ bản là như nhau. Cuối cùng chính hệ thống Luật và Hiến Pháp sẽ quyết định một thể chế đang là cái gì, chứ không phải ở việc một đảng cầm quyền mang tên gọi là gì, có xuất phát điểm từ lý tưởng gì.

Từ những thay đổi về pháp lý trong nhiều năm qua, hệ thống luật của Việt Nam đã biến đổi như thế nào? Từ chỗ không công nhận sở hữu tư nhân, không công nhận những thành phần kinh doanh cá thể, giờ đây, so với nước Anh, thậm chí là chính nước Mỹ, hệ thống Luật Việt Nam không còn quá nhiều dị biệt. Từ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập, luật thương mại... tất cả đều đã và đang thay đổi tương thích với một tiêu chuẩn chung của toàn thế giới. Hệ thống luật, hay nói đúng hơn là ý thức hệ của thiết chế cầm quyền, đang nói lên rằng thứ chủ nghĩa xã hội nguyên thủy Mac Lê hiện không còn tồn tại.

Nếu giả sử cái Đảng đang cầm quyền ở Việt Nam có tên là đảng Xanh ( hình như ở Ý có cái đảng này, đảng viên chuyên trèo lên cây cố thủ mỗi khi có dấu hiệu chính phủ chặt phá rừng ), mà hệ thống luật của Việt Nam vẫn cấm toàn bộ nền sản xuất cá thể và tư nhân, chỉ công nhận sở hữu tập thể và nhà nước thì chính thể ấy vẫn đang theo chủ thuyết Communism Lênin Stalin bất chấp Đảng cầm quyền là đảng Xanh . Luật, nói cách khác là ý thức hệ của thiết chế cầm quyền, sẽ nói lên rằng chế độ ấy theo chủ thuyết gì.


Bọn chã thường phê phán những sự rủi ro của nền cai trị một đảng. Anh cũng không biết đây là các chú vô ý hay cố tình. Anh của các chú không phải là một người làm chính trị và anh coi cái trò tranh luận về đa nguyên là cái trò vô bổ. King Maker, hay nói đúng hơn giới nắm quyền lực thật sự ở VN không quan tâm đến chuyện đó. Và ngoài ra TL không phải chỗ để tuyên truyền hay mị dân, tuy nhiên chú đã nhắc thì anh cũng nêu đôi lời nhận xét. Một nền chính trị độc đảng trong những thời điểm nhất định lại có giá trị to lớn đối với lịch sử của một quốc gia. Cho đến giờ người dân Nam Hàn vẫn còn đầy mâu thuẫn khi đánh giá về thời gian cầm quyền của Pak Chung Hee, một nhà độc tài, nhưng ái quốc. Pak đàn áp đối lập bằng những biện pháp đầy tàn bạo, cấm đoán báo chí viết bài chống đối, thủ tiêu những người bất đồng chính kiến. Nhưng chế độ của Pak lại biết tập trung nguồn lực xã hội để đưa đất nước đi lên. Những ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, thậm chí là Nhật Bản đều có bóng dáng của sự độc đảng cai trị nhưng đều không mâu thuẫn với sự phồn thịnh quốc gia. Trong nhiều năm liền, phương tây vẫn nói đảng của Lý Quang Diệu đã sử dụng lợi thế độc tài của mình để kìm kẹp và tiêu diệt các đảng đối lập. Quả là trong 40 năm qua, Lý Quang Diệu chưa bao giờ để phe đối lập có được cơ hội vào quá 3 người trong cơ quan lập pháp.

Cũng như một viễn cảnh thống trị thế giới sau 30 năm nữa của người TQ vẫn còn là một câu chuyện chưa đoán biết. Việc nền chính trị độc đảng sẽ tồn tại và sẽ biến đổi theo cách thức nào đến giờ vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Chắc chắn rằng hơn bất cứ ai, rất nhiều nước muốn nền chính trị của TQ chia năm xẻ bảy, và chắc chắn rằng nền cai trị một đảng kiểu TQ vẫn đang đảm bảo cho cường quốc ấy đi lên. Nhiều người nói rằng tương lai tất yếu cuối cùng nó phải là sự phân chia thành cơ chế tam quyền phân lập để đảm bảo sự chia sẻ quyền lực và giám sát giữa các hệ thống. Một số người khác, trong đó có Lãng anh, lại đưa ra phỏng đoán rằng những chính thể như thế sẽ ngự trị, cho đến điểm kết là một nền chính trị phi đảng phái. Cũng không có gì ngạc nhiên khi Onwell, tác giả trứ danh của cuốn truyện giả tưởng chính trị "Trang trại súc vật", trong đó nêu bật sự tồn tại phi nhân bản của nhà nước xô viết thông qua một câu chuyện giả tưởng về một trang trại súc vật, được coi là một người có thành kiến cực kỳ sâu nặng với chủ nghĩa cộng sản, thì cũng đồng thời là người có nhận xét rằng, nền chính trị phương tây chỉ là một nền chính trị của lũ băng đảng.

3. Trường hợp của Venezuela hoàn toàn không phải là sự trỗi dậy của các dòng Marxism. Bọn chã ưa nhìn trên biểu hiện bên ngoài mà đánh giá nên có những nhận xét anh nói thật rất rất viển vông và ảo tưởng. Hugo Charvet đang làm một cuộc cách mạng xã hội. Nhưng cuộc cách mạng ấy không làm thay đổi hệ thống pháp lý đang vận hành tại Venezuela, mà chỉ làm thay đổi các chương trình an sinh xã hội. Venezuela quốc hữu hóa các nguồn lợi kinh tế chính của quốc gia như giàu mỏ và hệ thống y tế, bệnh viện nhưng như thế không có nghĩa là luật pháp Venezuela đang tiến tới xóa bỏ sở hữu và nền sản xuất tư nhân. Nhìn bề ngoài thì thấy dường như sở hữu nhà nước, một biểu hiện căn bản của nền kinh tế tập trung kiểu Mác Lê đang được củng cố ở Venezuela. Nhưng như Lãng anh đã nhận xét, về mặt bản chất đó chỉ là việc giành lại quyền kiểm soát quốc gia những nguồn lực kinh tế đang nằm trong tay các tập đoàn và giới mại bản nước ngoài. Chavezt đang thu hồi tài nguyên quốc gia cho người Venezuela, và đang dựng ra một chương trình phúc lợi có tính dân túy dựa trên sự dồi dào từ nguồn thu dầu mỏ. Chương trình đó thích ứng với quyền lợi và đặc điểm của một nước như Venezuela. Hệ thống pháp lý căn bản của nó, hoàn toàn không có sự thay đổi đủ để biến nó thành một thứ chủ nghĩa khác. Ở đây Chavezt chỉ thuần túy làm một chương trình cải cách phúc lợi xã hội lấy cảm hứng từ lý tưởng Communism, còn hình thức tổ chức xã hội của Venezuela có thể nói là không thay đổi. Đây cũng là một ví dụ sinh động cho thấy di sản của Marxism vẫn còn đậm nét thế nào ở thế giới này.

Ixrael và Trung Đông

Loạt bài này anh viết để giáo chã trong thời gian cuộc chiến tranh ngắn ngủi giữa Ixrael và Hezbolah đang diễn ra, vào khoảng tháng 9/2006. Thấy rằng nó cũng có vài điều đáng để nhìn nhận, nên copy lưu lại về đây. Lý do anh quan tâm tới cuộc chiến của Ixrael chống lại người dân Palestin và Lebanol, bởi nó có chút liên quan về nguyên tắc hành xử quốc tế giữa quốc gia với quốc gia. So với khu vực, Ixrael tuy nhỏ nhưng là một bá cường, và người Palestin đang là một dân tộc bị thôn tính và cai trị. Lối hành xử của Ixrael hiện nay là một lối hành xử của kẻ mạnh, bất chấp luật lệ quốc tế để đàn áp, giết chóc và cai trị một dân tộc yếu hơn (Ixrael phớt lờ khoảng vài chục nghị quyết của LHQ về Trung Đông). Thế giới từng trải qua hai cuộc đại chiến khốc liệt, hàng trăm triệu người chết, nền văn minh toàn cầu bị kéo lùi, chính vì luật pháp quốc tế và các quy tắc hành xử giữa quốc gia với quốc gia không được tôn trọng. Trong một thế giới mà cá lớn có thể tuỳ tiện nuốt cá bé, sẽ là tiền đề cho những cuộc chiến thảm khốc. Điều đó lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày một mạnh lên, và ngày càng tự cho mình hành xử bất chấp luật lệ quốc tế. Sống bên lề của những nguy cơ, chiến tranh sẽ nổ ra nếu nhân loại không đấu tranh cho những giá trị của hoà hợp và tôn trọng.

Trung Đông - Tiếng tăm chôn vùi của một bá cường.
Đầu tiên anh giật cái title kêu thế cho nó câu khách. Lịt mịa, đọc báo lá cải nhiều nên thỉnh thoảng cũng nhiễm cái lối hành văn dớ dẩn ấy.

Kể từ năm 1948, 4 cuộc chiến tranh lớn và hàng trăm cuộc xung đột nhỏ đã diễn ra xoay quanh khối Ả Rập và Ixrael. Ngạo nghễ và tài năng cộng thêm với sự hỗ trợ đầy thế lực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Ixrael đã bước ra khỏi những cuộc chiến ấy với vinh quang của người chiến thắng. Kết thúc thế kỷ 20, nghiễm nhiên quốc gia 6 triệu dân này đã thành một Tiểu Bá trong khu vực. Người Ixrael có thể nói hiện nay đã lên đến gần tột bậc trong nấc thang vinh quang của họ tại Trung Đông. Có một nền kinh tế phát triển cao so với khu vực, trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, vũ khí hạt nhân với trên 200 đầu nổ đủ sức răn đe, lãnh thổ được mở rộng gấp nhiều lần qua các cuộc chiến tranh chinh phạt. Mặt trời của người Ixrael đã lên đến đỉnh cao nhất mà nó có thể đạt tới. Nhưng chỉ trong ít năm, người ta bỗng thấy một thực tế khác, bóng mặt trời ấy đang trên đà bước sang nửa bên kia của chặng hành trình. Thời vinh quang lên đến hết mức sẽ phải qua đi, nhường chỗ cho một giai đoạn thoái trào không thể đảo ngược.

Dấu hiệu đầu tiên của chu trình ấy là sự triệt thoái của Ixrael khỏi một phần dải Gaza và khu bờ tây. Dù rằng trong rất nhiều năm tới, các lực lượng chống đối và du kích của người Palextin chưa thể và không thể làm điều gì nguy hại có ý nghĩa đối với lực lượng quân lực được đánh giá tinh nhuệ vào hàng đầu thế giới của người Ixrael. Câu hỏi đặt ra là tại sao người Ixrael lại có hành vi triệt thoái khỏi một phần đất đai mà họ đã chiếm đóng? Phải chăng người Ixrael chê lãnh thổ. Lịch sử hình thành của nhà nước Ixrael cùng với đường lối cương quyết và cứng rắn một cách có hệ thống của quốc gia này, cho thấy đó không phải là câu trả lời. Sự thật nằm ở một khía cạnh khác. Ixrael đã và đang phải đối đầu với một cuộc chiến tranh nhân chủng học. Cái dân tộc tài ba và ngạo nghễ ấy, bằng sức mạnh và tài năng, liên tục mở rộng biên giới ra mọi phía, cuối cùng lại phải gánh chịu sự thất bại nằm chính trong nội tại của mình - Dân số Ixrael với 6 triệu người, luôn luôn và sẽ luôn luôn bị giới hạn sự vĩ đại của mình trong quy mô nhỏ bé ấy. Có cảm tưởng Ixrael như một con ếch khổng lồ và hung hãn, liên tục hít căng không khí để phình người ra với một kích thước lớn hơn. Nó có thể phình ra gấp rưỡi, hoặc gấp đôi so với chính bản thân mình, một điều thực sự phi thường, nhưng dù có cố gắng đến thế nào chăng nữa, một con ếch vẫn chỉ là một con ếch, vĩnh viễn không bao giờ đạt tới kích thước của một con bò như một câu chuyện ngụ ngôn ngụ ý.

Khi quan sát tình hình chính trị thế giới, và khi ngồi đàm đạo với các bác tai to mặt nhớn bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, anh đã nghiệm ra một thực tế về sự thất bại tất yếu của Ixrael với chính sách hiện nay. Hãy bắt đầu từ việc xem xét cuộc chiến Intifada, một cuộc chiến tranh ném đá, người Palestin tham gia với vũ khí của thời kỳ đồ đá, gạch và hai bàn tay không, bên kia là xe tăng, tên lửa cùng đủ thứ khí tài hiện đại hàng đầu của binh lực Ixrael. Hàng ngàn người đã chết trong cuộc chiến không cân sức ấy, thiệt hại nhân mạng là kinh hoàng. Cái chết của những người đàn ông, những thanh niên trai tráng A Rập làm xói mòn nguồn nhân lực của Palextin, nhưng với số dân và chủng tộc đông hơn, cộng thêm với sự đói nghèo và chiến tranh khiến suất sinh cao, các thế hệ người Palextin mới liên tục được sinh ra bổ sung cho những người đã chết. Cuộc chiến Intifada không thể và không bao giờ đạt được một thắng lợi nào về quân sự, nhưng nó đã đem lại một thành quả có tính lịch sử đối với người Palestin: Cuộc chiến này, với các tổn thất về nhân mạng mà người Palestin phải gánh chịu, đã tạo một tâm lý chống Ixrael trên toàn thế giới, dù rằng quyền lợi kinh tế và tham vọng duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông khiến Mỹ vĩnh viễn đứng bên Ixrael, nhưng tâm lý coi Ixrael là một nhà nước của bạo ngược và giết chóc đã lan rộng đến hầu khắp các phần còn lại. Nhưng vấn đề thực sự của thành quả mà Intifada đạt được không phải ở đó, cuộc chiến tranh ném đá này, đã khắc sâu vĩnh viễn tâm lý chống đối Ixrael trong những người dân Arap tại các vùng đất bị chiếm đóng, nó khiến khối dân cư khổng lồ này không thể và không bao giờ có thể hòa nhập vào Ixrael với tư cách một thành phần sắc tộc. Chết chóc và hủy hoại reo rắc hận thù, càng ngày theo thời gian hố sâu ngăn cách càng không thể san lấp. Ixrael đứng trước một bài toán khó: Nếu tìm cách sát nhập lãnh thổ chiếm đóng, họ buộc phải sát nhập cả cộng đồng dân cư sinh sống và coi họ như một thành phần sắc tộc. Và vấn đề ở đây lại là nhân chủng học, người Arap đông hơn, sinh sôi nhanh hơn, tất yếu nếu sự thôn tính sát nhập xảy ra, cuối cùng người do thái sẽ trở thành một sắc dân thiểu số. Và tất nhiên với ưu thế về số lượng và gần như lịch sử sẽ không cho phép sự tồn tại của một nhà nước Aparthai, tất yếu rồi chủng tộc Ả rập sẽ giành được quyền lãnh đạo chính phủ với số lượng dân cư đông hơn của mình, điều gì sẽ xảy ra với người do thái? Một sự lựa chọn khác, hữu hiệu hơn nhưng bất khả thi: Vừa thôn tính lãnh thổ vừa tàn sát trọn vẹn dân cư Arap trên vùng chiếm đóng: Thế giới văn minh không chấp nhận được chuyện đó, và điều đó chỉ dẫn việc Ixrael đến bờ vực hủy diệt sớm hơn. Cuối cùng, người Do Thái không còn cách lựa chọn nào khác: Họ buộc phải đơn phương triệt thoái và tìm cách vạch ra một đường biên giới cho riêng mình bằng bức tường an ninh. Cuối cùng, sau những cuộc chiến tranh với hào quanh chiến thắng, người Ixrael đã phải đối mặt với một sự thất bại mà họ không cách gì khắc phục nổi. Những tay chiến lược gia Arap hẳn đã nhìn thấu đáo nhược điểm đó. Uy thế của Ixrael với tư cách là một bá cường, đã đến lúc bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục sau cuộc chiến ném đá của người Palextin.

Giờ đây cuộc phiêu lưu quân sự của người Ixrael tại Lebannon đã diễn ra với thời gian suýt soát một tháng ròng. Vượt xa mọi dự kiến ban đầu và những nhược điểm trong sức mạnh quân sự của Ixrael, cái làm nên vị thế của họ tại Trung Đông suốt 70 năm qua, đã bộc lộ những nhược điểm chết người của nó. Trừ bom nguyên tử, Ixrael đã huy động tất cả những thế mạnh của bộ máy quân sự ưu việt của mình: Tên lửa hành trình, máy bay, xe tăng và những binh đoàn tinh nhuệ ưu tú. Nhưng đối mặt với Hezbollah, một lực lượng du kích mà thực lực bản chất được đánh giá có dưới 6 ngàn người (dù rằng có hàng trăm ngàn ủng hộ và sẵn sàng tham gia) quân đội Ixrael IDF lại không giành được bất cứ một thắng lợi có thể được ghi nhận nào. Pháo nã, bom rơi, tên lửa oanh tạc, gần 1000 người Lebannon tay không vũ khí, với nhiều đàn bà, trẻ em đã chết. Không còn bất cứ một thành phố nào của Lebannon không bị hủy hoại, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng bị hủy diệt hàng loạt. Những người như Hải Đăng Gaup của Thăng Long hẳn sẽ đau lòng hơn hết thẩy khi vẻ đẹp của thiên lá cải Long Tuyển "Tuyết Tùng Ơi" giờ đây chỉ còn là đống gạch vụn. Tuy nhiên, đó gần như là "thành quả" duy nhất mà quân đội Ixrael đạt được: reo rắc hủy diệt và kinh hoàng, Ixrael muốn đối phương hoảng sợ và khuất phục.


Tuy nhiên sự dũng mãnh nằm ngoài dự kiến của Hezbollah đã làm đảo lộn mọi thế cờ. CNN, rồi BBC liên tiếp đưa những thông tin, tiếc thay lại là đáng buồn cho thành công của quân đội Ixrael. Nhiều lần trong một tháng qua, người ta thấy quân đội Ixrael phải triệt thoái khỏi một mục tiêu mà họ muốn chiếm đóng. Hezbollah cuối cùng đã vực dậy niềm tự hào của người Arap, không phải chủng tộc này luôn luôn kém cỏi về quân sự như những gì các cuộc chiến tranh Trung Đông trong quá khứ đã từng thể hiện. Trong số gần 100 người Ixrael bị giết hại cho đến nay, Hezbollah đã làm nên một kỳ tích: Ngay cả CNN và BBC cũng buộc phải thừa nhận phần lớn số người Ixrael thiệt mạng lại là binh lính chứ không phải dân thường. So sánh điều này với con số gần 1000 người thiệt mạng tại Lebannon mà không ai có thể phủ nhận họ là những người không vũ khí, gồm nhiều đàn bà, trẻ em (anh đé o muốn dùng từ dân thường, bởi nhiều thằng chã ngọng sẽ lại lập luận bọn đó là Hezbollah và/hoặc ủng hộ Hezbollah), thấy rằng thành công của Hezbollah đã vượt quá mọi sự tưởng tượng.

Cuối cùng Ixrael buộc phải làm điều mà họ không mong muốn. Nếu người Ixrael dừng cuộc chiến trong lúc này, đó sẽ là một thất bại không thể phủ nhận được và nó sẽ vĩnh viễn dìm uy tín của Ixrael trong vũng bùn. Người Arap sẽ được khích lệ không gì ngăn cản nổi để tiếp tục cuộc chiến chống Ixrael của mình. Không còn sự lựa chọn nào khác, nội các Ixrael thay đổi chiến lược: thay vì hủy diệt hạ tầng nhằm đe dọa khuất phục đối phương để hạn chế tổn thất nhân mạng trong dân số chẳng lấy làm nhiều nhặn gì của người Do Thái, Ixrael giờ đây buộc phải xua quân vào Lebbanon, với một sự tổn thất sinh mạng chắc chắn là không thể hình dung trước. Điều đáng buồn với Ixrael là, thay vì hoàn cảnh thuận lợi và dễ dàng mà họ có hồi những năm 80, khi chống chọi lại Ixrael là những lực lượng Palextin, dù là người Arap, nhưng vẫn được coi là "khách", thì giờ đây đương đầu với Ixrael là Hezbollah, một lực lượng không gì có thể phủ nhận chính là người Lebannon, là chủ trên mảnh đất của họ. Điều này sẽ dẫn đến sự ủng hộ tất yếu của người Lebannon cho Hezbollah, một yếu tố hàng đầu đảm bảo cho cuộc chiến du kích của Hezbollah tồn tại: Một cuộc chiến tranh du kích không bao giờ bị thất bại, nếu nó có sự ủng hộ của những người dân thường trên vùng đất mà lực lượng du kích ấy hoạt động. Bi kịch lớn hơn của Ixrael còn nằm ở chỗ, Hezbollah được trang bị những thứ đủ khả năng chơi lại sòng phẳng với Ixrale. Mekavda, loại quái vật chiến trường khét tiếng của Ixrael, được đánh giá không thua so với M1A2 của Hoa Kỳ, nhiều chiến đã bị bắn cháy bởi tên lửa chống tăng của du kích Hezbollah. Trong một cuộc chiến du kích, khi đối phương được trang bị những thứ đủ chọi lại khí tài của lực lượng chinh phạt, đó sẽ là một câu chuyện buồn cho những người chiếm đóng.

Anh các chú sau khi ngồi ngẫm ngợi tình hình, đã gật gù mà bảo với các bác tai to mặt nhớn bạn anh. Ixrael đang phạm sai lầm và tình hình là uy thế bá cường của nó sau cuộc phiêu lưu quân sự này sẽ toi cụ nó rồi. Hezbollah sau cuộc chiến sẽ vẫn tồn tại, và với hận thù chết chóc Ixrael tiếp tục reo rắc, chiến tranh vẫn là điều không thể chấm dứt. Quan trọng hơn, người Arap đang làm nên một thắng lợi lịch sử: Tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến với tỷ lệ cao hơn mức anh dự đoán ban đầu (bắt đầu cuộc chiến anh nói nó là 1/20) nhưng giờ thực tế nó là 1/10. Với dân số 6 triệu người đối diện với nhiều trăm triệu Arap xung quanh, cộng với sự sa lầy quân sự không thể khắc phục sẽ làm giảm uy thế của quân lực Ixrael một cách không gì bù đắp nổi. Uy thế của một bá cường đang đi đến hố sâu sụp đổ.

Người ta lại thấy những tuyên bố mạnh miệng của Iran, người hoan hỉ hơn ai hết với sự kiên cường của Hezbollah. Nếu du kích Hezbollah mà còn trụ được, thì quân đội gần 1 triệu người của Iran, tinh nhuệ hơn nhiều, trang bị tốt hơn nhiều, và nếu Ixrael có bom A, thì Iran có dầu mỏ, có phóng xạ bẩn, có vũ khí hóa học. Có lý đâu lại không chọi lại một cách sòng phẳng. Dù rằng cuộc chiến này sẽ ngừng bắn với hiệp định thế nào, có một điều chắc chắn sẽ là uy thế lên cao của Iran và niềm tự hào của toàn Arap trong cuộc chiến chống Ixrael trong khu vực.
 
Kết cục của cuộc chiến
 
Chiến sự Trung Đông tạm lắng sau khi nghị quyết của LHQ có hiệu lực. Anh các chú vừa test CNN thì thấy nó tổng kết chiến quả như thế này:

http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast...main/index.html
Israel said at least 114 military personnel and 53 civilians have been been killed, and 865 civilians have been wounded.

The IDF said its troops had killed more than 530 Hezbollah fighters, releasing the names of 180 of them. But Lebanon said most of the 890 people killed before Sunday's bombardments were civilians.

According to Israeli police, nearly 4,000 Hezbollah rockets hit northern Israel.

Còn BBC thì anh thấy nó đưa tin cực phò, đến mức anh thấy thất vọng cho hãng tin này:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/wor...anontruce.shtml
Sau hơn một tháng giao tranh, hơn 1.000 người Libăng và 155 người Israel bị thiệt mạng. Có ít nhất 23 thường dân Libăng tử thương.

Nếu cái dòng bôi đậm trên là lỗi chính tả, thì cũng thể hiện sự kém cỏi quá mức của một tổ chức truyền thông danh tiếng.

Vậy là tính đến giờ Ixrael tử nạn tổng cộng 167 người, trong đó có 114 lính và 53 thường dân (theo số liệu Ixrael), cộng thêm khoảng 865 người bị thương.

Đổi lại là 890 người bị giết về phía Lebannon mà theo Ixrael thì trong số đó có 530 Hezbollah nhưng chính phủ Lebannon thì nói tuyệt đại bộ phận số đó là thường dân. Số bị thương thì chưa thể thống kê nổi, còn số người dân phải rời nhà tị nạn thì lên đến con số hàng triệu.

Tại thời điểm ngừng bắn, cánh hữu Ixrael la ó rằng chính phủ quá nhanh khi thông qua nghị quyết, khi mà Hezbollah vừa mới tỏ ra suy kém, và quân đội vẫn chưa đạt được mục tiêu thực sự nào. Khả năng phóng rocket của Hezbollah vẫn còn nguyên, lực lượng vẫn hầu như không suy xuyển. Chính phủ đã đâm dao sau lưng quân đội.

Thống kê lại phản ứng của các bên, thấy rằng mức kiên quyết của Ixrael giảm đi từng ngày trong quá trình xung đột. Nếu như ngày 31/07 Thủ tướng Ixrael tuyên bố kiên quyết không ngừng bắn cho đến khi triệt hạ được khả năng phóng rocket của Hezbollah và Hezbollah phải phóng thích hai lính Ixrael vô điều kiện, thì đến giờ chỉ hai ngày sau khi nghị quyết UN thông qua, nội các Ixrael biểu quyết với 24 phiếu thuận và chỉ một phiếu chống. Cho đến ngày chiến sự cuối cùng Hezbollah vẫn nã bền bỉ đến 250 phát rocket vào Ixrael và bắn hạ gần 10 chiến binh trong các trận chiến tại Lebannon, cho thấy mọi mục tiêu ban đầu của Ixrael đã tan thành bọt nước.

Lênh ngừng bắn hầu như mong manh, khi Ixrael giữ cho mình quyền giáng trả nếu bị tấn công, còn Hezbollah thì giữ cho mình quyền tấn công khi Ixrael còn hiện diện trên đất Lebannon. Vấn đề là ở chỗ Hezbollah thì đang ngồi bệt, gần như cóc biết sợ là gì, còn Ixrael thì vẫn đang ngồi trên đống lửa. Hủy hoại của Ixrael gây ra cho làng mạc, thành phố, hạ tầng của Lebannon quá đỗi nặng nề và reo rắc kinh hoàng, nhưng đi kèm với nó là hận thù chồng chất. Ixrael có thể ném nhiều bom hơn, giết thêm người nhiều hơn, nhưng thực chất cũng giống như Mỹ giộng bom Hà Nội năm xưa. Thực ra không có ý nghĩa nếu muốn dọa dẫm một lực lượng quyết tâm kháng chiến. Thêm vào đó, khác Mỹ, lãnh thổ Ixrael lại nằm trong tầm đạn của Hezbollah.

Nếu mong muốn của Ixrael là giải giáp Hezbollah, thì nghị quyết ngừng bắn thuần túy vạch ra một ranh giới tập kết cho Hezbollah, một ranh giới mà chẳng ai ngoài chính Hezbollah kiểm soát nổi. Vậy có chăng sau khi Ixrael rút đi, Hezbollah sẽ tái tập kết bằng hình thức này hay hình thức khác và tái trang bị từ kho cung cấp dồi dào của giáo chủ Iran mà hẳn đang vô cùng hoan hỉ. Tất nhiên, đồ của Hezbollah thì sẽ chỉ có xịn hơn chứ không kém đi, còn Ixrael, vũ khí hẳn chẳng thể nâng thêm một thế hệ nào trong vòng một thập niên mới. Lần xung đột kế tiếp, hẳn anh các chú sẽ thấy một Hezbollah và Hamas trang bị tối tân hơn, thiện chiến hơn và một Ixrael vẫn vậy. Quả là một trái đắng với người Do Thái, nếu đến bây giờ họ vẫn chưa nhìn rõ thực tế của mình để rồi thực tâm từ bỏ dã tâm thôn tính, đổi đất lấy một nền hòa bình bền vững, và thành tâm để một dân tộc khác có quyền được sinh sống trên mảnh đất ít ra cũng do công pháp quốc tế giành cho họ.
 
Vài nhận xét cuối cùng
 
Trung Đông hết bắn nhau, nên anh cũng hết hứng thú để bàn láo. Hôm nay lét mắt ngó qua một lượt mà thấy 4C viết lung tung cả. Anh buồn. 4C là tinh hoa của Việt Nam, tư duy kiểu thế anh thấy rất là đé o được.

Trước hết, anh thấy 4C băn khoăn về tính chính danh trong cuộc xung đột đẫm máu và bi thảm giữa Ixrael và Arap, mà trước hết là người Palestin, Lebannon. Rốt cuộc ai là người đúng? Đã từ rất lâu rồi, Ixrael không còn và không thể bị ai đe dọa hủy diệt được nữa. Thử hỏi quốc gia nào ở Trung Đông dám chủ động tiến công Ixrael? Không ai cả. Người Do Thái vốn cực kỳ quyết đoán, chắc chắn sẵn sàng đợi dịp để giộng bom nguyên tử nếu cần, một khi kiếm được một cái cớ là họ bị xâm lấn trước. Cái mà một số 4C bênh Do Thái cho rằng Ixrael đang phải chiến đấu để tồn tại là một tiền đề sai lầm. Không ai có thể và dám hủy diệt Ixrael, chí ít là trong phạm vi một thập niên tới. Người Do Thái vẫn đang duy trì chính sách sống bên miệng hố chiến tranh, nhưng không phải là một cuộc chiến tranh sinh tồn, mà là một cuộc chiến muốn có nhiều quyền lợi hơn, trên cơ sở tước đoạt quyền lợi sinh tồn của những dân tộc khác.

Trước hết đó chính là người Palestin, có ai dám nói rằng cuộc sống của dân Palestin ở Gaza và bờ tây hiện nay không phải là địa ngục? Không an sinh xã hội, không học vấn, không hạ tầng, luôn luôn là chiến tranh hủy hoại và chết chóc. Vừa mới đây thôi là Lebannon, 2 lính bị bắt để đổi lại quá nhiều hủy hoại mà Ixrael giáng xuống đất nước này, vốn đã từng bị Ixrael hủy hoại chỉ mới hơn chục năm trước. Chết chóc và hận thù lại chồng tiếp lên chết chóc và hận thù. Ixrael nói họ tự vệ vì bị tấn công, nhưng Hezbolah nói họ tấn công vì Ixrael vẫn đang chiếm một phần lãnh thổ của Lebannon. Vậy rốt cuộc ai mới là kẻ gây ra cuộc chiến thảm khốc này?

Ixrael đương nhiên có quyền tồn tại, nhưng sự tồn tại ấy phải trên cơ sở tôn trọng quyền tồn tại của những dân tộc khác xung quanh. Nếu Ixrael vẫn quá tự tin vào sức mạnh của mình, cho rằng có thể dùng bạo lực và chiến tranh để khuất phục kẻ thù vốn đang ngày một mạnh lên, họ sẽ phải trả giá rất đắt. Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Trung Đông, Ixrael bước ra khỏi cuộc chiến mà không thể nói rằng mình chiến thắng, tương lai lại càng không sáng sủa với đất nước này, nếu họ không thay đổi cách nhìn và chính sách. Anh các chú từ lâu đã cho rằng, giờ chính là lúc Ixrael nên đàm phán. Bằng thương thảo dứt điểm với Palestin, cùng nhau hoạch định một đường biên giới hòa bình, đó mới có thể là một lối thoát hướng tới tương lai. Còn bằng chính sách quá tự phụ như hiện nay: "Xâm lược rồi xây tường đơn phương tự mình vẽ ra một đường biên giới", chiến tranh không bao giờ chấm dứt và cái giá mà Ixrael phải trả sẽ ngày một lớn hơn. Cũng tương tự như vậy, đó là điều Ixrael nên làm với tất cả các nước xung quanh. Anh có thể đoan chắc với 4C, lúc này thế của Ixrael còn mạnh, miếng bánh của họ sẽ to, chứ đợi đến lúc Iran có trong tay bom nguyên tử, câu truyện sẽ không dễ dàng như thế nữa. Mà chặn Iran lại chăng? bằng cách nào, đụng đến Iran là đụng đến an ninh dầu mỏ toàn cầu, phương tây phát sốt, không thể đánh nhau được, Mỹ sẽ cấm. Hơn nữa Iran lại cũng chẳng yếu ớt gì, 60 triệu dân, vũ khí tiền bạc đều không thiếu, cuộc tập trận vừa rồi của Khomedi Iran khoe ra khá nhiều đồ lạ. Chơi thằng này chẳng ngon tẹo nào. Cách tốt nhất là phải tìm kiếm hòa bình. Chừng nào Ixrael chưa đàm phán để có được hòa ước trong khu vực, chừng đó thế giới Arap còn coi Ixrael là kẻ tử thù, và Iran sẽ còn nỗ lực cố gắng có trong tay bom nguyên tử.

4C lại ngồi dẫn dụ, đạo Hồi cực phò, bọn hồi vì vậy cũng phò, phò vậy cho nên Do Thái hay bất cứ thằng nào bem cũng là hợp lẽ. Mịa, không lẽ anh phải ị vào cái lập luận này. Đúng là đạo Hồi có nhiều điểm phò, đúng là cách sống của dân Hồi có nhiều chỗ phò, nhưng như thế không có nghĩa là dân Hồi không được quyền tồn tại bình đẳng với các sắc dân và các thành phần tín ngưỡng khác. Lập luận ấy có khác đé o gì việc một thằng Tây nhợn sang Việt Nam dăm ba ngày, rồi về nước phán rằng xứ này cực phò, dân Việt toàn vứt rác ra đường, phố xá dân tình toàn nhè bờ tường với gốc cây đái bậy, luật lệ giao thông loạn xà ngầu, chính quyền thì gặp tây là đòi ăn của đút... nói tóm lại cũng là cực phò. Thế nhưng nếu 4C thấy rằng dù có phò đến thế nhưng việc tồn tại của VN cũng vẫn là đương nhiên, thì 4C cũng nên mở rộng tầm nhìn ra để công nhận rằng thế giới Hồi Giáo cũng có quyền sinh tồn dựa trên lẽ phải. Ít ra, dân Trung Đông có quyền sinh sống trên lãnh thổ mà đã được vạch biên giới bởi trật tự thế giới cho đến giờ vẫn còn tồn tại là LHQ. Ngoài ra, có là người Việt nam thì mới hiểu hết bên cạnh những mặt cực phò như vứt rác bừa bãi, ị đái bậy bạ ngoài đường.... xã hội Việt vẫn có cả ngàn điều tốt đẹp vì nó có một lịch sử ít ra cũng hai nghìn năm thì anh cũng mong 4C hiểu rằng có là người Hồi Giáo mới hiểu được bên cạnh những mặt quá phò như ngược đãi phụ nữ, cổ hủ, dã man nó cũng còn cả triệu điều tốt đẹp bởi nền văn minh của nó đã có nhiều hơn năm nghìn năm lịch sử, một trong những cái nôi của loài người và đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ nhất thế giới.

Chuyện Trung Đông có lẽ nên dừng tại đây, đợi lần tới chúng nó choảng nhau anh lại vào bàn láo với 4C tiếp. Riêng anh không pro Ixrael, cũng không pro gì dân Arap. Anh từng đến Lebannon, cũng từng sang Jerusalem nhưng phải công nhận điều này, gái ở Beirut đẹp hơn hẳn gái Do Thái. Không biết có phải vì vậy mà đến giờ anh ghét cuộc chiến của Ixrael hay không? :p