Thứ Hai, 22 tháng 9, 2008

Tôi thấy nhục khi mang cuốn hộ chiếu Việt Nam!

Lịch sử phát triển của tôn giáo thường gắn với một quá trình lâu dài truyền bá đức tin. Đây không phải là một quá trình dễ dàng, vì để thuyết phục đại bộ phận một cộng đồng tin vào một giáo lý nào đó và trở thành tín đồ là điều không đơn giản.

Thiên chúa giáo gia nhập Việt Nam cùng với quá trình giao thương quốc tế, manh nha từ 3 thế kỷ trước. Trong một thời gian dài, sự thâm nhập của thứ tôn giáo này vào Việt Nam chậm chạp và khó khăn. Chỉ đến khi quân đội Pháp và súng ống xâm lược Việt Nam, cùng với những người Kito giáo đi tiên phong, trong vòng 100 năm, đạo giáo này có sức bành trướng ở tầm mức kỷ lục. Tài sản của giáo hội công giáo Việt Nam tăng với một quy mô chưa từng thấy dưới thời Việt Nam bị đô hộ và mất độc lập, trong một thời gian ngắn ngủi chưa đến 100 năm.
Là một tôn giáo ngoại lai, không có gì ngạc nhiên khi Kito giáo Việt Nam, nói cách khác là Công giáo lại luôn có xu hướng gắn kết và phục vụ cho những thế lực bên ngoài. Trong các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, chống lại người Pháp và người Mỹ, có thể nói, Công giáo Việt Nam luôn đồng hành với cả hai đạo quân xâm lược đến từ bên ngoài này.
Sau năm 75, cùng với sự rời bỏ của các đạo quân xâm lược, Công giáo Việt Nam trở lên lặng lẽ vì mất đi các thế lực đỡ đầu. Nhiều quyền lợi của giáo hội công giáo Việt Nam có được nhờ các thành tích phục vụ ngoại xâm lần lượt bị tước bỏ. Những vấn đề thuộc về lịch sử đáng ra nên được để trôi qua, nhất là khi nó gợi nhớ lại một quá khứ đáng buồn về một thứ tôn giáo phản bội dân tộc. Tuy nhiên, có lẽ một số chức sắc giáo hội công giáo Việt Nam hiện nay lại không cho là thế.

Đằng sau các sự kiện khá ồn ào về phong trào đòi lại đất đai bị tịch thu của giáo hội công giáo Việt Nam thời gian gần đây, có thể thấy rõ sự việc không chỉ đơn thuần là như vậy. Tham vọng sâu xa của các chức sắc công giáo ở Việt Nam, điển hình là Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt có lẽ không chỉ nằm ở việc đòi lại số đất đai có được nhờ chính quyền thực dân trước đây và nay đã bị quốc hữu hoá. Từ những động thái như tập hợp giáo dân biểu tình, một số thậm chí có những hành động quá khích (đập phá tài sản công) và huy động cả số tín đồ là trẻ em tham gia, thấy rõ rằng đây không còn là một vụ tranh chấp đất đai thuần tuý. Có lẽ giới lãnh đạo giáo hội công giáo Việt Nam đang muốn một lần nữa khẳng định thế lực chính trị của thứ tôn giáo này, bằng việc chứng minh rằng có khả năng gây sức ép và mặc cả với chính quyền và tiến tới khẳng định vị thế của nó như một thế lực có khả năng đối kháng với quyền lực của pháp luật và thiết chế nhà nước. Có lẽ hơn bao giờ hết, giáo hội công giáo lại một lần nữa muốn trở thành "Công Giáo" như nó đã từng là dưới thời chế độ Ngô Đình Diệm tại miền nam trước năm 1975.

Có thể thấy rằng một số chức sắc giáo hội công giáo, điển hình là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã đi quá xa. Những lời phát ngôn của TGM Kiệt trong buổi làm việc với giới chức địa phương, theo đó TGM Kiệt phủ nhận tính pháp lý của những văn bản pháp quy được ban hành bởi cơ quan lập hiến và lập pháp của Việt Nam là Quốc Hội khiến người ta có một ấn tượng rõ là có lẽ với một số lãnh đạo giáo hội công giáo Việt Nam, pháp luật không là gì mà chỉ có quyền lợi của giáo hội mới là quan trọng. Tôn giáo ngự trị trên luật pháp, có lẽ TGM Kiệt và nhiều đồng sự của mình muốn Việt Nam trở thành một thứ tương tự như Châu Âu vào thời kỳ trung cổ, khi mà Thiên chúa giáo ngự trị và đứng trên luật pháp của mọi quốc gia.

Lịch sử và sự văn minh của nhân loại là một quá trình đi lên và không thể đảo ngược. Cùng với trình độ dân trí ngày càng tăng, ảnh hưởng của những thứ tôn giáo muốn thuyết phục tín đồ vào những thứ đức tin mang tính ngu dân sẽ ngày càng mai một đi. Những vấn đề của Thiên chúa giáo trên thế giới và công giáo Việt Nam ngày hôm nay rồi cũng sẽ trôi qua, nhưng Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt thì đã tạo cơ hội cho mình có một chỗ đứng vững chắc (nhưng đáng tiếc là không kém phần nhục nhã) trong lịch sử với lời tuyên ngôn: "Tôi cảm thấy nhục nhã khi cầm cuốn hộ chiếu Việt Nam"

Công giáo Việt Nam có nhiều cái nhất. Năm 1954, linh mục Hoàng Quỳnh giáo phận Bùi Chu, Phát Diệm đi vào lịch sử với lời tuyên ngôn "Thà mất nước còn hơn mất chúa". Rất ít người Việt Nam cho rằng câu nói của linh mục Hoàng Quỳnh là phải đạo, vì vậy mà có nhiều triệu người Việt Nam đã đổ máu để giành lại một Việt Nam độc lập và thống nhất trong những cuộc chiến tranh liên tiếp kéo dài vài chục năm. Tuy nhiên, quý ngài Quỳnh hôm nay có thể ngậm cười vì đã có một người kế tục rất xứng đáng là quý ngài Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt.

Với tham vọng chính trị khá lộ liễu, với xu hướng vọng ngoại và chối bỏ nguồn gốc và nhất là với cái ý thức muốn ngồi xổm lên luật pháp của một số lãnh đạo giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay, có lẽ đã quá rõ ràng để thấy một sợi chỉ xuyên suốt của vấn đề. Người ta cần đặt ra một câu hỏi: Dựa vào niềm tin nào mà TGM Ngô Quang Kiệt và một số chức sắc giáo hội công giáo khác có đủ dũng khí để có những hành động như thời gian vừa qua? Niềm tin vào chúa chăng? Đó chỉ là một cách nói khôi hài mang tính mị dân giành cho đám tín đồ ít học và mê muội.

Có lẽ rồi đây TGM Kiệt và giáo hội công giáo Việt Nam sẽ chẳng thấy vui vẻ gì nếu các nguồn thu tài chính và các khoản chi của họ bị điều tra và giám sát, và đặc biệt là những nguồn tài chính gắn với các thế lực nước ngoài. Thật đáng buồn cho một thứ tôn giáo, đáng ra nên hướng con người vào những niềm tin mang tính khuyến thiện và đạo đức, thì lại đang cố gắng muốn đạt tới tham vọng hướng tới quyền lực thế quyền, khiến cho nó trở lên quá nhiều tai tiếng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét