Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Olimpic - Tàu Khựa - Vinh quang hay ô nhục

Nhiều năm nay Trung Hoa khát khao phô ra thế giới một hình ảnh khác. Hình ảnh giống dân Chinesse bị khinh miệt trên toàn thế giới, đại diện cho sự đê tiện, đốn mạt, thói tham lam, ích kỷ và tội ác trong quá khứ đến nay có vẻ vẫn còn in dấu ấn nặng nề. Ngày nay Trung Quốc khát khao muốn chứng minh sự hùng cường của một quốc gia lớn, với sức mạnh ngày càng tăng theo thời gian. Olimpic được coi là một cơ hội bằng vàng, và là dịp may lớn để Trung Quốc chứng tỏ sự giàu mạnh của nó. Khát khao có một Olimpic thành công, Tàu Khựa đã chi ra nhiều tiền của trong suốt 7 năm qua để đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Đáng tiếc thay, với chính sách tàn bạo và thói tham lam luôn muốn tước đoạt quyền sống, quyền tự do và không gian sinh tồn của các dân tộc khác, Trung Quốc đã chẳng làm được gì nhiều để cải thiện hình ảnh của nó.
Tibet bùng cháy. Người dân Tây Tạng từ nhiều năm qua sống trong sự kìm kẹp, với sự xâm thực ngày càng nhiều của tộc người Hán, họ mất dần văn hoá và lãnh thổ sinh tồn ngay trên chính mảnh đất của mình. Đạt Lai Lạt Ma, vị thiền sư được kính trọng bởi đạo hạnh và là thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, nhiều năm sống lưu vong, trở thành biểu tượng và khát vọng cho sự bảo tồn văn hoá của dân tộc này. Đạt Lai Lạt Ma mong muốn khá khiêm nhường, ông không đòi hỏi quyền độc lập cho dân tộc mình, cái mà họ đáng lẽ phải được hưởng bởi nền độc lập của Tây Tạng bị Trung Hoa tước đoạt. Là một thiền sư, ông mong muốn một sự bảo tồn văn hoá trong một không gian tự trị. Đáp lại nguyện vọng khiêm nhường này, Trung Nam Hải đem súng ra trả lời, một thói quen thường thấy với một chính thể tàn bạo và tham lam. Một lần nữa, sự điếm nhục một thời Thiên An Môn lại được tái hiện trong lịch sử. Máu đã đổ, người Tây Tạng không sờn lòng, và họ nhận được nhiều tiếng nói đồng tình trên toàn thế giới.

Trong lúc Tibet chưa yên, ngọn đuốc Olimpic được thắp lên ở HyLạp, Trung Quốc bắt đầu hành trình quảng bá cho sự hùng cường của mình. Nhưng ngay từ những ngày đầu, sự vinh quang dần nhường chỗ cho sự điếm nhục. Trung Quốc muốn mượn Olimpic để phô trương, thay vào đó Khựa nhận được sự coi thường và khinh ghét. Suốt từ Hy Lạp, sang đến Băng Kốc, London, Paris rồi đến NewYork, ngọn đuốc Olimpic được rước đi trong cảnh la ó và phẫn nộ của những người ủng hộ cho quyền sống và quyền tự do của người Tây Tạng. Bối rối và tức tối, Trung Quốc trịnh thượng gọi những công dân tiến bộ ấy là quân phiến loạn và lưu manh gây rối. Dàn đồng ca Khựa ra sức tuyên truyền, Opimpic là tinh thần thể thao, không phải chính trị, phản đối rước đuốc là làm hoen ố tinh thần thể thao.

Gần đây chủ tịch IOC có gọi điện cho anh. Bạn anh tâm sự với anh là ngọn lửa Olimpic vốn đại diện cho tinh thần thể thao chân chính và không nên bị la ó, dù bạn anh biết rằng bọn Khựa là một bọn cực kỳ tàn bạo, chó chết và đáng bị phỉ nhổ. Bạn anh có đề nghị anh tìm cách can thiệp để hành trình rước đuốc đuợc suôn sẻ. Anh Lãng có trả lời thế này :" Trên đời này làm đéo gì có cái thứ tinh thần thể thao thuần tuý nào? Bất cứ cái gì có khả năng chi phối tâm lý đám đông, thì đều có thể và chắc chắn sẽ là một nhánh của quyền lực chính trị. Chính trị về bản chất là nghệ thuật nô dịch đám đông, trong đó có một bộ phận tinh hoa ăn trên ngồi chốc, tiêu biểu là Lãng anh, và phần đông đảo còn lại là đám dân đen bị trị. Từ tôn giáo, thể thao cho đến báo chí, bất cứ cái gì có khả năng chi phối đám đông đều là chính trị hết. Một trận bóng đá của đội tuyển quốc gia có thể đảo ngược một cú sốc chính trường. Nếu có thứ tinh thần thể thao thuần tuý, thì Trung Quốc đã không tốn nhiều tham vọng và công sức đến thế cho kỳ Olimpic. Cho nên, việc hành trình rước đuốc lần này bị vùi dập, là chuyện đương nhiên. Nếu một đất nước hoà hiếu như Thuỵ Điển hoặc Phần Lan tổ chức kỳ Olimpic lần này, liệu có ai trên đời này phản đối hành trình rước đuốc?"

Với bản chất trịnh thượng, khát máu và hiếu chiến, Tàu Khựa đang tiếp tục phạm sai lầm. Thái độ của Tàu Khựa tại Tibet và trong suốt những ngày qua đang tiếp tục gây phẫn nộ. Tham vọng muốn lấy Olimpic để phô trương của Tàu Khựa cuối cùng biến thành một sự ô nhục. Trong quá khứ, Tàu Khựa bị khinh ghét về sự đê tiện, đốn mạt và tham lam, ngày nay chúng tiếp tục bị khinh ghét bởi sự tàn bạo, khát máu và hiếu chiến.

Ít ngày nữa ngọn đuốc sẽ tới Việt Nam. Mặc dù trong những ngày qua không ít lần Tàu Khựa tìm cách ru ngủ tinh hoa trí thức người Việt, nhưng có lẽ, không có ai từng gánh chịu những thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc nhiều hơn người Việt Nam. Người Tây Tạng đang đổ máu cho quyền bảo tồn văn hoá của họ. Chúng ta với mối nguy cơ về lãnh thổ, lại càng không thờ ơ với vận mệnh của mình.

Nên làm gì, đây chính là lúc tính quật cường dân tộc cần được thức tỉnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét