Có bạn lại hỏi tiếp: "Bác thích nhìn thiên hạ đánh nhau, vậy bác không thương người vô tội hay sao". Câu trả lời của anh: "Thủ đoạn đểu giả tàn bạo vô nhân đạo như anh của các bạn, xưa nay có đe'o bao giờ biết thương người vô tội, trừ khi bọn vô tội ấy có dính dáng đến nhân dân Việt Nam trung dũng anh hùng"
Cho nên với cuộc chiến khốc liệt ở Bắc Cápcadơ, đối với anh các bạn, chỉ là một sự kiện tồn tại khách quan đang diễn ra, kiểu giống lũ lụt hay giông bão gì đó, và anh từ đó đọc ra các xu thế lớn. Những xu thế ấy sẽ tác động gì đến thế lực thế giới, và đặc biệt là đến Việt Nam, đó mới là thứ anh quan tâm. Còn nhân dân vô tội ở tận đâu đâu, anh quan tâm làm cái đe'o gì. Vô tội, về mặt triết học mà nói, có khi lại chính là một tội cực nặng.
(Bài viết dưới đây anh Lãng viết vào ngày 8/8/2008, khi cuộc chiến Caucasus diễn ra đến ngày thứ hai, để dạy dỗ bọn chã về cách nhìn toàn cảnh với tình hình chiến lược và chiến cục toàn cầu)
Bắc Caucasus và một trật tự thế giới mới
Ngày 8/8, toàn thế giới hướng ánh mắt về lễ khai mạc Olimpic diễn ra ở Bắc Kinh, nhưng ở một nơi cách trung tâm của sự chú ý rất xa, chiến tranh bùng nổ. Giờ đây thay vì việc hướng sự tập trung vào các sự kiện tại đại hội thể thao lớn nhất thế giới, hệ thống truyền thông toàn cầu lại đang theo sát diễn biến của cuộc chiến tranh đang mỗi lúc một lan rộng tại Bắc Cápcadơ (Caucasus).
Cuộc chiến nổ ra có lẽ không bất ngờ với những người trong cuộc, nhưng là một sự bất ngờ lớn đối với phần còn lại của thế giới. Gruzia, một quốc gia nhỏ với 4,5 tr dân, tổng quân số hiện tại có khoảng 39.000 người, tiến công vào vùng lãnh thổ tuyên bố li khai nam Osetia, có đội quân thường trực ngót 3000 người và vỏn vẹn có 70000 dân. Điểm khác biệt duy nhất, là tuyệt đại bộ phận dân cư tại nam Ossestia đều mang quốc tịch Nga, và đã từ lâu, vùng đất này mong muốn được sát nhập vào vùng bắc Osetia, nơi có những người đồng chủng tộc và đã từ lâu là một hợp phần của nước Nga. Nga hậu thuẫn cho sự tồn tại của vùng đất li khai này, và từ lâu duy trì một lực lượng quân sự thường trực trên 2000 người với danh nghĩa gìn giữ hòa bình.
Chiến tranh Osetia bắt nguồn từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, Gruzia là một trong số 15 quốc gia tuyên bố độc lập và gia nhập cộng đồng các nước SNG. Lãnh thổ nam Osetia về mặt lịch sử, thuộc về đại đế quốc Nga trong một thời gian khá dài. Khi liên bang Xô Viết gia đời và Gruzia bị cưỡng bách gia nhập, chính quyền Xô Viết phân chia các lãnh thổ trực thuộc mình, để tiện nắn thẳng đường biên giới lãnh thổ, đã cắt phần nam Osetia rời khỏi phần bắc và giao quyền quản lí hành chính về Gruzia. Lúc đó với Liên Xô chỉ là một vấn đề quản lí hành chính có tính nội bộ, nhưng lại là tiền đề cho cuộc xung đột kéo dài gần 20 năm qua tại Bắc Capcadơ khi siêu cường ấy xụp đổ. Ngay khi Gruzia tách khỏi Liên Xô, cư dân tại nam Osetia đã tự tuyên bố độc lập và mưu cầu việc sát nhập với miền bắc Osetia thuộc Nga. Chiến sự lan rộng trong suốt những năm 91, có lúc đến tận gần thủ đô Tbilixi của Gruzia. Chỉ đến khi Nga can thiệp làm trung gian chấm dứt xung đột, chiến sự mới dừng lại và nam Osetia vẫn tồn tại một cách tách biệt với chính quyền Gruzia cho đến tận ngày nay.
Nước Nga những năm 90, vật lộn trong cơn đói kém, suy giảm uy thế trên chính trường thế giới và tình hình trong khu vực hầu như được giữ nguyên trạng thái ban đầu. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Putin lên nắm quyền và khôi phục được sức mạnh nước Nga. Trong thế mạnh ngày càng tăng của đế quốc Nga một thời, bỗng nhiên Gruzia quay trở lại thành một phần trung tâm của thế giới. Người Mỹ và đồng minh nhìn thấy ở đây một tiền đồn có thể giúp khống chế sức mạnh của Nga. Cuộc cách mạng nhung năm 2004 đưa Saakashlivi, một sinh viên du học tại Mỹ lên thành tổng thống Gruzia. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Gruzia nỗ lực tìm cách gia nhập Nato và hướng về thế giới phương tây. Điều bất hạnh với Gruzia, là họ đã có một chính phủ muốn tìm kiếm sự trợ giúp ở một nơi xa xôi, trong khi nguồn sống của Gruzia không đến từ đâu khác mà chính từ nước Nga.
Hơn một triệu người Gruzia đang sinh sống tại Nga, và hàng năm họ gửi về cho thân nhân một lượng kiều hối quan trọng để nuôi sống gia đình ở quê nhà. Gruzia thuần túy là một nước nông nghiệp, không có nguồn tài nguyên gì đáng kể, các ngành kinh tế, công nghiệp hầu như không phát triển với số dân ít ỏi chỉ khoảng 4,5 tr người, GPD bình quân đầu người năm 2006 tính theo sức mua bình quân chỉ vỏn vẹn 3500 USD, xấp xỉ với Việt Nam. Ngành xuất khẩu chính của Gruzia là rượu vang, và thị trường lớn nhất, trực tiếp nhất và quan trọng nhất của nó lại chính là nước Nga. Trước năm 2006, chính sách của Nga với Gruzia khá ưu ái. Nước này được mua khí đốt và năng lượng từ Nga với mức giá từ thời Liên Xô cũ, thấp hơn mức Nga bán cho các nước phương tây tới 12 lần. Trong nhiều năm trời, dù các vùng đất li khai Apkhazia và nam Osetia nhiều lần đề nghị Nga công nhận độc lập, nhưng Nga vẫn từ chối thực hiện điều này. Chính thái độ bài Nga của chính phủ thân phương tây Sakashvili đã khiến mọi thứ thay đổi. Đối với Nga, việc Gruzia, một nước nằm sát nước Nga gia nhập Nato là điều không chấp nhận nổi. Nhưng điều đầu tiên Sakashvili làm khi lên nắm quyền là tìm cách gia nhập tổ chức này. Putin nhiều lần cảnh cáo, và trừng phạt Gruzia với sắc lệnh cấm nhập rượu vang từ Gruzia và nâng giá khí đốt bán bằng mức giá phương Tây. Thái độ của Putin lạnh lùng nhưng rõ ràng: "Không thể chấp nhận cho những kẻ sống nhờ trên lưng chúng ta nhưng lại chơi xấu chúng ta". Thay vì việc cải thiện quan hệ với Nga và tìm cách làm dịu tình hình, Sakashvili đi một nước cờ mạo hiểm hơn, hệ thống dẫn dầu Trung Á do Mỹ khởi xướng được xây một phần qua lãnh thổ Gruzia, với ý nghĩa sẽ làm giảm vị thế của Nga đối với thị trường dầu khí phương tây khi các nguồn dầu từ Trung Á có thể đi theo một đường khác. Thái độ bài Nga của Sakashvili càng lúc càng làm tình hình xấu thêm. Nga cấp quốc tịch cho phần lớn cư dân tại nam Osetia và Apkhazia, các vùng đất li khai thuộc Gruzia, dù vẫn từ chối công nhận độc lập của các lãnh thổ này. Mỹ hậu thuẫn cho chính phủ của Sakashvili bằng các lời hứa hẹn trợ giúp gia nhập Nato, đồng thời cử viện trợ quân sự và cử cố vấn huấn luyện đến Gruzia. Những tín hiệu đó có lẽ đã khiến Sakashvili mất khả năng tư duy thực tế, và đúng vào ngày khai mạc Olimpic Bắc Kinh, Gruzia xua quân tấn công nam Osetia, gây ra cái chết cho khoảng 1500 người Osetia, và tệ hại hơn, lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình cũng bị tấn công, với 10 người tử nạn trong ngày tấn công đầu tiên.
Putin tại Bắc Kinh, trước 80 nguyên thủ quốc gia cùng đến tham dự lễ khai mạc Olimpic, nhanh chóng biểu thị thái độ và quyền uy của mình. Bài phát biểu của Putin gây một cảm giác rùng mình cho những người dự khán về một nước Nga thực sự bị chọc giận. Cùng lúc tại Mouscou, Mevedev tuyên bố những kẻ giết hại công dân Nga và xúc phạm danh dự người Nga phải bị trừng trị. Chưa có ai dám coi thường nước Nga, ngay cả vào lúc nó suy yếu nhất, huống hồ lại là bây giờ, khi Nga không còn là một nước Nga rối ren dưới thời B.Enxin. Nước Nga mới của Putin nhanh chóng đáp lời. Ngay trong ngày 8/8 sau khi Gruzia tổng tấn công Txkhinvali, thủ phủ Nam Osetia, 150 xe tăng hạng nặng của Nga thâm nhập vùng chiến sự. Sang đến ngày 9/8 Nga hầu như tái chiếm vùng lãnh thổ này. Máy bay Nga oanh tạc sâu vào các căn cứ quân sự trong lãnh thổ Gruzia. Cảng biển quan trọng nhất của Gruzia Potin bị oanh tạc nặng nề. Tin chiến sự mới nhất là Nga đã điều đến Osetia các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và 2 sư đoàn dù đột kích. Tính riêng lực lượng của tập đoàn quân 58, đã có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới hợp thành, trên 300 xe tăng hạng nặng với quân số lên tới 100.000 người, gấp 3 lần tổng binh lực Gruzia.
Cuộc chiến nổ ra có lẽ không bất ngờ với những người trong cuộc, nhưng là một sự bất ngờ lớn đối với phần còn lại của thế giới. Gruzia, một quốc gia nhỏ với 4,5 tr dân, tổng quân số hiện tại có khoảng 39.000 người, tiến công vào vùng lãnh thổ tuyên bố li khai nam Osetia, có đội quân thường trực ngót 3000 người và vỏn vẹn có 70000 dân. Điểm khác biệt duy nhất, là tuyệt đại bộ phận dân cư tại nam Ossestia đều mang quốc tịch Nga, và đã từ lâu, vùng đất này mong muốn được sát nhập vào vùng bắc Osetia, nơi có những người đồng chủng tộc và đã từ lâu là một hợp phần của nước Nga. Nga hậu thuẫn cho sự tồn tại của vùng đất li khai này, và từ lâu duy trì một lực lượng quân sự thường trực trên 2000 người với danh nghĩa gìn giữ hòa bình.
Chiến tranh Osetia bắt nguồn từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Vào thời điểm Liên Xô tan rã, Gruzia là một trong số 15 quốc gia tuyên bố độc lập và gia nhập cộng đồng các nước SNG. Lãnh thổ nam Osetia về mặt lịch sử, thuộc về đại đế quốc Nga trong một thời gian khá dài. Khi liên bang Xô Viết gia đời và Gruzia bị cưỡng bách gia nhập, chính quyền Xô Viết phân chia các lãnh thổ trực thuộc mình, để tiện nắn thẳng đường biên giới lãnh thổ, đã cắt phần nam Osetia rời khỏi phần bắc và giao quyền quản lí hành chính về Gruzia. Lúc đó với Liên Xô chỉ là một vấn đề quản lí hành chính có tính nội bộ, nhưng lại là tiền đề cho cuộc xung đột kéo dài gần 20 năm qua tại Bắc Capcadơ khi siêu cường ấy xụp đổ. Ngay khi Gruzia tách khỏi Liên Xô, cư dân tại nam Osetia đã tự tuyên bố độc lập và mưu cầu việc sát nhập với miền bắc Osetia thuộc Nga. Chiến sự lan rộng trong suốt những năm 91, có lúc đến tận gần thủ đô Tbilixi của Gruzia. Chỉ đến khi Nga can thiệp làm trung gian chấm dứt xung đột, chiến sự mới dừng lại và nam Osetia vẫn tồn tại một cách tách biệt với chính quyền Gruzia cho đến tận ngày nay.
Nước Nga những năm 90, vật lộn trong cơn đói kém, suy giảm uy thế trên chính trường thế giới và tình hình trong khu vực hầu như được giữ nguyên trạng thái ban đầu. Nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi Putin lên nắm quyền và khôi phục được sức mạnh nước Nga. Trong thế mạnh ngày càng tăng của đế quốc Nga một thời, bỗng nhiên Gruzia quay trở lại thành một phần trung tâm của thế giới. Người Mỹ và đồng minh nhìn thấy ở đây một tiền đồn có thể giúp khống chế sức mạnh của Nga. Cuộc cách mạng nhung năm 2004 đưa Saakashlivi, một sinh viên du học tại Mỹ lên thành tổng thống Gruzia. Cũng bắt đầu từ thời điểm này, Gruzia nỗ lực tìm cách gia nhập Nato và hướng về thế giới phương tây. Điều bất hạnh với Gruzia, là họ đã có một chính phủ muốn tìm kiếm sự trợ giúp ở một nơi xa xôi, trong khi nguồn sống của Gruzia không đến từ đâu khác mà chính từ nước Nga.
Hơn một triệu người Gruzia đang sinh sống tại Nga, và hàng năm họ gửi về cho thân nhân một lượng kiều hối quan trọng để nuôi sống gia đình ở quê nhà. Gruzia thuần túy là một nước nông nghiệp, không có nguồn tài nguyên gì đáng kể, các ngành kinh tế, công nghiệp hầu như không phát triển với số dân ít ỏi chỉ khoảng 4,5 tr người, GPD bình quân đầu người năm 2006 tính theo sức mua bình quân chỉ vỏn vẹn 3500 USD, xấp xỉ với Việt Nam. Ngành xuất khẩu chính của Gruzia là rượu vang, và thị trường lớn nhất, trực tiếp nhất và quan trọng nhất của nó lại chính là nước Nga. Trước năm 2006, chính sách của Nga với Gruzia khá ưu ái. Nước này được mua khí đốt và năng lượng từ Nga với mức giá từ thời Liên Xô cũ, thấp hơn mức Nga bán cho các nước phương tây tới 12 lần. Trong nhiều năm trời, dù các vùng đất li khai Apkhazia và nam Osetia nhiều lần đề nghị Nga công nhận độc lập, nhưng Nga vẫn từ chối thực hiện điều này. Chính thái độ bài Nga của chính phủ thân phương tây Sakashvili đã khiến mọi thứ thay đổi. Đối với Nga, việc Gruzia, một nước nằm sát nước Nga gia nhập Nato là điều không chấp nhận nổi. Nhưng điều đầu tiên Sakashvili làm khi lên nắm quyền là tìm cách gia nhập tổ chức này. Putin nhiều lần cảnh cáo, và trừng phạt Gruzia với sắc lệnh cấm nhập rượu vang từ Gruzia và nâng giá khí đốt bán bằng mức giá phương Tây. Thái độ của Putin lạnh lùng nhưng rõ ràng: "Không thể chấp nhận cho những kẻ sống nhờ trên lưng chúng ta nhưng lại chơi xấu chúng ta". Thay vì việc cải thiện quan hệ với Nga và tìm cách làm dịu tình hình, Sakashvili đi một nước cờ mạo hiểm hơn, hệ thống dẫn dầu Trung Á do Mỹ khởi xướng được xây một phần qua lãnh thổ Gruzia, với ý nghĩa sẽ làm giảm vị thế của Nga đối với thị trường dầu khí phương tây khi các nguồn dầu từ Trung Á có thể đi theo một đường khác. Thái độ bài Nga của Sakashvili càng lúc càng làm tình hình xấu thêm. Nga cấp quốc tịch cho phần lớn cư dân tại nam Osetia và Apkhazia, các vùng đất li khai thuộc Gruzia, dù vẫn từ chối công nhận độc lập của các lãnh thổ này. Mỹ hậu thuẫn cho chính phủ của Sakashvili bằng các lời hứa hẹn trợ giúp gia nhập Nato, đồng thời cử viện trợ quân sự và cử cố vấn huấn luyện đến Gruzia. Những tín hiệu đó có lẽ đã khiến Sakashvili mất khả năng tư duy thực tế, và đúng vào ngày khai mạc Olimpic Bắc Kinh, Gruzia xua quân tấn công nam Osetia, gây ra cái chết cho khoảng 1500 người Osetia, và tệ hại hơn, lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình cũng bị tấn công, với 10 người tử nạn trong ngày tấn công đầu tiên.
Putin tại Bắc Kinh, trước 80 nguyên thủ quốc gia cùng đến tham dự lễ khai mạc Olimpic, nhanh chóng biểu thị thái độ và quyền uy của mình. Bài phát biểu của Putin gây một cảm giác rùng mình cho những người dự khán về một nước Nga thực sự bị chọc giận. Cùng lúc tại Mouscou, Mevedev tuyên bố những kẻ giết hại công dân Nga và xúc phạm danh dự người Nga phải bị trừng trị. Chưa có ai dám coi thường nước Nga, ngay cả vào lúc nó suy yếu nhất, huống hồ lại là bây giờ, khi Nga không còn là một nước Nga rối ren dưới thời B.Enxin. Nước Nga mới của Putin nhanh chóng đáp lời. Ngay trong ngày 8/8 sau khi Gruzia tổng tấn công Txkhinvali, thủ phủ Nam Osetia, 150 xe tăng hạng nặng của Nga thâm nhập vùng chiến sự. Sang đến ngày 9/8 Nga hầu như tái chiếm vùng lãnh thổ này. Máy bay Nga oanh tạc sâu vào các căn cứ quân sự trong lãnh thổ Gruzia. Cảng biển quan trọng nhất của Gruzia Potin bị oanh tạc nặng nề. Tin chiến sự mới nhất là Nga đã điều đến Osetia các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và 2 sư đoàn dù đột kích. Tính riêng lực lượng của tập đoàn quân 58, đã có 2 sư đoàn bộ binh cơ giới hợp thành, trên 300 xe tăng hạng nặng với quân số lên tới 100.000 người, gấp 3 lần tổng binh lực Gruzia.
Chiến tranh không có chỗ cho sự ngây thơ. Và Putin thì rõ ràng không phải là một gã ngây thơ. Đã từ lâu tập đoàn quân 58 tinh nhuệ của Nga được bố trí trên hướng bắc Cápcado mà ai cũng hiểu là để sẵn sàng với những tình huống xung đột có thể có với Gruzia. Điều bất hạnh lớn nhất với Gruzia có lẽ chính từ tổng thống Gruzia Sakashvili. Chính trị gia trẻ tuổi bảnh bao, được đào tạo ở Mỹ về, đến giờ có thể nói là một người ngây thơ về chính trị không hơn không kém. Trong khi Gruzia mua khí đốt giá rẻ phi thị trường từ Nga, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp vào Nga và sống dựa vào lượng kiều hối do 1,5 triệu người Gruzia làm việc từ Nga chuyển về thì Sakashvili lại muốn đưa Gruzia gia nhập Nato và thế giới phương tây. Thay vì việc củng cố tình hữu nghị với nước Nga, Sakashvili lại tìm kiếm chiến tranh. Và giờ thì Sakashvili và cả nước Gruzia đang bàng hoàng. Nga huy động bộ máy chiến tranh kinh khủng của mình, tập kết quân đội, xe tăng hạng nặng và oanh tạc vào các căn cứ quân sự trọng yếu trên khắp lãnh thổ Gruzia. Các sân bay, cảng biển đều bị oanh kích, đường không đến Gruzia đã bị cắt đứt. Có lẽ không quá 1 ngày tới, với sự tham chiến của hạm đội biển đen, Gruzia sẽ hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, ngoại trừ phần tiếp giáp với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lúc đó, Nato và Mỹ, phản ứng chiếu lệ với lời tuyên bố kêu gọi Nga rút quân và hai phía trở về nguyên trạng. Niềm ảo tưởng của Sakashvili tan thành bọt nước trong khi Gruzia đang hứng cơn bão đạn từ sự thịnh nộ của nước Nga.
Trong lúc Nga về mặt chính thức vẫn chỉ tuyên bố tham chiến nhằm ngăn chặn Gruzia tàn sát người Osetia và tấn công vào lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Ở phía đối diện, thật khá thảm hại với người Gruzia khi tổng thống của họ hô hào tuyên chiến với nước Nga. Nếu Putin cần đến một cái cớ để dẹp bỏ chính phủ thân phương tây tại Gruzia bằng vũ lực, thì phải nói Sakashvili đã phối hợp một cách rất nhịp nhàng. Trong các phản ứng rối trí, Sakashvili nhiều lần đưa ra các tuyên bố trái ngược nhau, lúc thì kêu gọi ngừng bắn, lúc thì hô hào chiến tranh với nước Nga. Nếu nói rằng Sakashvili là một tai họa lớn nhất cho Gruzia, cũng không có gì quá mức so với sự thật.
Một điều hiển nhiên là người Nga sẽ không dừng bước. Nga đang tiếp tục tập kết quân đội và bộ máy chiến tranh kinh khủng của mình đến Bắc Capcado. Nga có hoàn toàn đầy đủ lí do để phát động tiến công "trừng phạt" Gruzia: Lính trong lực lượng gìn giữ hòa bình của họ bị tấn công trước, Sakashvili bội tín tấn công nam Osetia ngay khi đồng ý ngừng bắn với lực lượng li khai trong ngày 7/8 với sự trung gian hòa giải của Nga, và nhất là, có đến 1500 thường dân nam Osetia mang quốc tịch Nga tử nạn sau các cuộc tấn công của Gruzia vào Tskhinvali, một bằng cớ rất xác đáng để Putin gán lên đầu Sakashvili tội danh diệt chủng.
Sinh mạng chính trị của Sakashvili sẽ được an bài có lẽ trong không quá 2 tuần trước mắt. Dù kết quả cuộc chiến thế nào, chắc chắn Mỹ sẽ bị đánh bật ảnh hưởng khỏi Gruzia và vùng Capcado, và viễn cảnh đường ống dẫn dầu từ Trung Á đến châu âu qua ngả Gruzia có thể nói đã tan thành bọt nước. Tất cả hiện giờ phụ thuộc vào nước Nga và về mức độ của đòn "trừng phạt" mà Nga muốn giáng xuống đầu Gruzia.
Điều chắc chắn trong tương lai là một chính phủ thân Nga sẽ được dựng lên ở Gruzia. Nga sẽ không để tình hình rối ren quá lâu để tránh biến Gruzia thành một vùng bất ổn ngay sát nách mình. Dù sao cuộc chiến tranh này sẽ một lần nữa đánh dấu sự trở lại của nước Nga với tư cách một siêu cường sau nhiều thập niên muối mặt.
Với Bush, câu chuyện Gruzia tiếp tục thêm vào một dấu ấn buồn trong sự nghiệp của ông ta. Nước Mỹ đã chính thức phải ký kết một lịch trình rút quân khỏi Iraq, đánh dấu cho một cuộc chiến can thiệp thất bại, và giờ đây là sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một chính phủ do Mỹ dựng lên ở Gruzia. Trong lúc Putin nổi giận giộng bom xuống Gruzia, Bush không thể và không dám làm gì khác hơn ngoài lời kêu gọi ngừng bắn. Olimpic Bắc Kinh là câu chuyện của người Trung Quốc, và cuộc chiến Gruzia là câu chuyện của người Nga. Sự lặng lẽ và mờ nhạt của nước Mỹ bên cạnh những sự kiện nổi trội này, thế giới đã đến thời điểm của một trật tự mới thành hình.
ĐCM nó, trong lúc này Khựa đang ngày một mạnh lên. Nước Mỹ suy yếu và phải rời bỏ nỗ lực tại vùng Trung á và Bắc Capcado, liệu có thể nào Đông Nam Á sẽ là nơi mà người Mỹ tập trung nỗ lực? Việt Nam không phải là Gruzia và Khựa thì càng không thể hành xử theo cách mà Nga có thể làm với Gruzia. Nhưng rõ ràng tìm kiếm an ninh và hòa bình trong bối cảnh dã tâm của Khựa với biển đông ngày càng tăng theo giời gian sẽ ngày càng không đơn giản. Bức tranh chiến lược và chiến cục thế giới, sau kỳ Olimpic, cuối cùng sẽ có diễn biến gì?
Trong lúc Nga về mặt chính thức vẫn chỉ tuyên bố tham chiến nhằm ngăn chặn Gruzia tàn sát người Osetia và tấn công vào lính Nga trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Ở phía đối diện, thật khá thảm hại với người Gruzia khi tổng thống của họ hô hào tuyên chiến với nước Nga. Nếu Putin cần đến một cái cớ để dẹp bỏ chính phủ thân phương tây tại Gruzia bằng vũ lực, thì phải nói Sakashvili đã phối hợp một cách rất nhịp nhàng. Trong các phản ứng rối trí, Sakashvili nhiều lần đưa ra các tuyên bố trái ngược nhau, lúc thì kêu gọi ngừng bắn, lúc thì hô hào chiến tranh với nước Nga. Nếu nói rằng Sakashvili là một tai họa lớn nhất cho Gruzia, cũng không có gì quá mức so với sự thật.
Một điều hiển nhiên là người Nga sẽ không dừng bước. Nga đang tiếp tục tập kết quân đội và bộ máy chiến tranh kinh khủng của mình đến Bắc Capcado. Nga có hoàn toàn đầy đủ lí do để phát động tiến công "trừng phạt" Gruzia: Lính trong lực lượng gìn giữ hòa bình của họ bị tấn công trước, Sakashvili bội tín tấn công nam Osetia ngay khi đồng ý ngừng bắn với lực lượng li khai trong ngày 7/8 với sự trung gian hòa giải của Nga, và nhất là, có đến 1500 thường dân nam Osetia mang quốc tịch Nga tử nạn sau các cuộc tấn công của Gruzia vào Tskhinvali, một bằng cớ rất xác đáng để Putin gán lên đầu Sakashvili tội danh diệt chủng.
Sinh mạng chính trị của Sakashvili sẽ được an bài có lẽ trong không quá 2 tuần trước mắt. Dù kết quả cuộc chiến thế nào, chắc chắn Mỹ sẽ bị đánh bật ảnh hưởng khỏi Gruzia và vùng Capcado, và viễn cảnh đường ống dẫn dầu từ Trung Á đến châu âu qua ngả Gruzia có thể nói đã tan thành bọt nước. Tất cả hiện giờ phụ thuộc vào nước Nga và về mức độ của đòn "trừng phạt" mà Nga muốn giáng xuống đầu Gruzia.
Điều chắc chắn trong tương lai là một chính phủ thân Nga sẽ được dựng lên ở Gruzia. Nga sẽ không để tình hình rối ren quá lâu để tránh biến Gruzia thành một vùng bất ổn ngay sát nách mình. Dù sao cuộc chiến tranh này sẽ một lần nữa đánh dấu sự trở lại của nước Nga với tư cách một siêu cường sau nhiều thập niên muối mặt.
Với Bush, câu chuyện Gruzia tiếp tục thêm vào một dấu ấn buồn trong sự nghiệp của ông ta. Nước Mỹ đã chính thức phải ký kết một lịch trình rút quân khỏi Iraq, đánh dấu cho một cuộc chiến can thiệp thất bại, và giờ đây là sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một chính phủ do Mỹ dựng lên ở Gruzia. Trong lúc Putin nổi giận giộng bom xuống Gruzia, Bush không thể và không dám làm gì khác hơn ngoài lời kêu gọi ngừng bắn. Olimpic Bắc Kinh là câu chuyện của người Trung Quốc, và cuộc chiến Gruzia là câu chuyện của người Nga. Sự lặng lẽ và mờ nhạt của nước Mỹ bên cạnh những sự kiện nổi trội này, thế giới đã đến thời điểm của một trật tự mới thành hình.
ĐCM nó, trong lúc này Khựa đang ngày một mạnh lên. Nước Mỹ suy yếu và phải rời bỏ nỗ lực tại vùng Trung á và Bắc Capcado, liệu có thể nào Đông Nam Á sẽ là nơi mà người Mỹ tập trung nỗ lực? Việt Nam không phải là Gruzia và Khựa thì càng không thể hành xử theo cách mà Nga có thể làm với Gruzia. Nhưng rõ ràng tìm kiếm an ninh và hòa bình trong bối cảnh dã tâm của Khựa với biển đông ngày càng tăng theo giời gian sẽ ngày càng không đơn giản. Bức tranh chiến lược và chiến cục thế giới, sau kỳ Olimpic, cuối cùng sẽ có diễn biến gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét