Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Ixrael và Trung Đông

Loạt bài này anh viết để giáo chã trong thời gian cuộc chiến tranh ngắn ngủi giữa Ixrael và Hezbolah đang diễn ra, vào khoảng tháng 9/2006. Thấy rằng nó cũng có vài điều đáng để nhìn nhận, nên copy lưu lại về đây. Lý do anh quan tâm tới cuộc chiến của Ixrael chống lại người dân Palestin và Lebanol, bởi nó có chút liên quan về nguyên tắc hành xử quốc tế giữa quốc gia với quốc gia. So với khu vực, Ixrael tuy nhỏ nhưng là một bá cường, và người Palestin đang là một dân tộc bị thôn tính và cai trị. Lối hành xử của Ixrael hiện nay là một lối hành xử của kẻ mạnh, bất chấp luật lệ quốc tế để đàn áp, giết chóc và cai trị một dân tộc yếu hơn (Ixrael phớt lờ khoảng vài chục nghị quyết của LHQ về Trung Đông). Thế giới từng trải qua hai cuộc đại chiến khốc liệt, hàng trăm triệu người chết, nền văn minh toàn cầu bị kéo lùi, chính vì luật pháp quốc tế và các quy tắc hành xử giữa quốc gia với quốc gia không được tôn trọng. Trong một thế giới mà cá lớn có thể tuỳ tiện nuốt cá bé, sẽ là tiền đề cho những cuộc chiến thảm khốc. Điều đó lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày một mạnh lên, và ngày càng tự cho mình hành xử bất chấp luật lệ quốc tế. Sống bên lề của những nguy cơ, chiến tranh sẽ nổ ra nếu nhân loại không đấu tranh cho những giá trị của hoà hợp và tôn trọng.

Trung Đông - Tiếng tăm chôn vùi của một bá cường.
Đầu tiên anh giật cái title kêu thế cho nó câu khách. Lịt mịa, đọc báo lá cải nhiều nên thỉnh thoảng cũng nhiễm cái lối hành văn dớ dẩn ấy.

Kể từ năm 1948, 4 cuộc chiến tranh lớn và hàng trăm cuộc xung đột nhỏ đã diễn ra xoay quanh khối Ả Rập và Ixrael. Ngạo nghễ và tài năng cộng thêm với sự hỗ trợ đầy thế lực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Ixrael đã bước ra khỏi những cuộc chiến ấy với vinh quang của người chiến thắng. Kết thúc thế kỷ 20, nghiễm nhiên quốc gia 6 triệu dân này đã thành một Tiểu Bá trong khu vực. Người Ixrael có thể nói hiện nay đã lên đến gần tột bậc trong nấc thang vinh quang của họ tại Trung Đông. Có một nền kinh tế phát triển cao so với khu vực, trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, vũ khí hạt nhân với trên 200 đầu nổ đủ sức răn đe, lãnh thổ được mở rộng gấp nhiều lần qua các cuộc chiến tranh chinh phạt. Mặt trời của người Ixrael đã lên đến đỉnh cao nhất mà nó có thể đạt tới. Nhưng chỉ trong ít năm, người ta bỗng thấy một thực tế khác, bóng mặt trời ấy đang trên đà bước sang nửa bên kia của chặng hành trình. Thời vinh quang lên đến hết mức sẽ phải qua đi, nhường chỗ cho một giai đoạn thoái trào không thể đảo ngược.

Dấu hiệu đầu tiên của chu trình ấy là sự triệt thoái của Ixrael khỏi một phần dải Gaza và khu bờ tây. Dù rằng trong rất nhiều năm tới, các lực lượng chống đối và du kích của người Palextin chưa thể và không thể làm điều gì nguy hại có ý nghĩa đối với lực lượng quân lực được đánh giá tinh nhuệ vào hàng đầu thế giới của người Ixrael. Câu hỏi đặt ra là tại sao người Ixrael lại có hành vi triệt thoái khỏi một phần đất đai mà họ đã chiếm đóng? Phải chăng người Ixrael chê lãnh thổ. Lịch sử hình thành của nhà nước Ixrael cùng với đường lối cương quyết và cứng rắn một cách có hệ thống của quốc gia này, cho thấy đó không phải là câu trả lời. Sự thật nằm ở một khía cạnh khác. Ixrael đã và đang phải đối đầu với một cuộc chiến tranh nhân chủng học. Cái dân tộc tài ba và ngạo nghễ ấy, bằng sức mạnh và tài năng, liên tục mở rộng biên giới ra mọi phía, cuối cùng lại phải gánh chịu sự thất bại nằm chính trong nội tại của mình - Dân số Ixrael với 6 triệu người, luôn luôn và sẽ luôn luôn bị giới hạn sự vĩ đại của mình trong quy mô nhỏ bé ấy. Có cảm tưởng Ixrael như một con ếch khổng lồ và hung hãn, liên tục hít căng không khí để phình người ra với một kích thước lớn hơn. Nó có thể phình ra gấp rưỡi, hoặc gấp đôi so với chính bản thân mình, một điều thực sự phi thường, nhưng dù có cố gắng đến thế nào chăng nữa, một con ếch vẫn chỉ là một con ếch, vĩnh viễn không bao giờ đạt tới kích thước của một con bò như một câu chuyện ngụ ngôn ngụ ý.

Khi quan sát tình hình chính trị thế giới, và khi ngồi đàm đạo với các bác tai to mặt nhớn bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, anh đã nghiệm ra một thực tế về sự thất bại tất yếu của Ixrael với chính sách hiện nay. Hãy bắt đầu từ việc xem xét cuộc chiến Intifada, một cuộc chiến tranh ném đá, người Palestin tham gia với vũ khí của thời kỳ đồ đá, gạch và hai bàn tay không, bên kia là xe tăng, tên lửa cùng đủ thứ khí tài hiện đại hàng đầu của binh lực Ixrael. Hàng ngàn người đã chết trong cuộc chiến không cân sức ấy, thiệt hại nhân mạng là kinh hoàng. Cái chết của những người đàn ông, những thanh niên trai tráng A Rập làm xói mòn nguồn nhân lực của Palextin, nhưng với số dân và chủng tộc đông hơn, cộng thêm với sự đói nghèo và chiến tranh khiến suất sinh cao, các thế hệ người Palextin mới liên tục được sinh ra bổ sung cho những người đã chết. Cuộc chiến Intifada không thể và không bao giờ đạt được một thắng lợi nào về quân sự, nhưng nó đã đem lại một thành quả có tính lịch sử đối với người Palestin: Cuộc chiến này, với các tổn thất về nhân mạng mà người Palestin phải gánh chịu, đã tạo một tâm lý chống Ixrael trên toàn thế giới, dù rằng quyền lợi kinh tế và tham vọng duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông khiến Mỹ vĩnh viễn đứng bên Ixrael, nhưng tâm lý coi Ixrael là một nhà nước của bạo ngược và giết chóc đã lan rộng đến hầu khắp các phần còn lại. Nhưng vấn đề thực sự của thành quả mà Intifada đạt được không phải ở đó, cuộc chiến tranh ném đá này, đã khắc sâu vĩnh viễn tâm lý chống đối Ixrael trong những người dân Arap tại các vùng đất bị chiếm đóng, nó khiến khối dân cư khổng lồ này không thể và không bao giờ có thể hòa nhập vào Ixrael với tư cách một thành phần sắc tộc. Chết chóc và hủy hoại reo rắc hận thù, càng ngày theo thời gian hố sâu ngăn cách càng không thể san lấp. Ixrael đứng trước một bài toán khó: Nếu tìm cách sát nhập lãnh thổ chiếm đóng, họ buộc phải sát nhập cả cộng đồng dân cư sinh sống và coi họ như một thành phần sắc tộc. Và vấn đề ở đây lại là nhân chủng học, người Arap đông hơn, sinh sôi nhanh hơn, tất yếu nếu sự thôn tính sát nhập xảy ra, cuối cùng người do thái sẽ trở thành một sắc dân thiểu số. Và tất nhiên với ưu thế về số lượng và gần như lịch sử sẽ không cho phép sự tồn tại của một nhà nước Aparthai, tất yếu rồi chủng tộc Ả rập sẽ giành được quyền lãnh đạo chính phủ với số lượng dân cư đông hơn của mình, điều gì sẽ xảy ra với người do thái? Một sự lựa chọn khác, hữu hiệu hơn nhưng bất khả thi: Vừa thôn tính lãnh thổ vừa tàn sát trọn vẹn dân cư Arap trên vùng chiếm đóng: Thế giới văn minh không chấp nhận được chuyện đó, và điều đó chỉ dẫn việc Ixrael đến bờ vực hủy diệt sớm hơn. Cuối cùng, người Do Thái không còn cách lựa chọn nào khác: Họ buộc phải đơn phương triệt thoái và tìm cách vạch ra một đường biên giới cho riêng mình bằng bức tường an ninh. Cuối cùng, sau những cuộc chiến tranh với hào quanh chiến thắng, người Ixrael đã phải đối mặt với một sự thất bại mà họ không cách gì khắc phục nổi. Những tay chiến lược gia Arap hẳn đã nhìn thấu đáo nhược điểm đó. Uy thế của Ixrael với tư cách là một bá cường, đã đến lúc bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục sau cuộc chiến ném đá của người Palextin.

Giờ đây cuộc phiêu lưu quân sự của người Ixrael tại Lebannon đã diễn ra với thời gian suýt soát một tháng ròng. Vượt xa mọi dự kiến ban đầu và những nhược điểm trong sức mạnh quân sự của Ixrael, cái làm nên vị thế của họ tại Trung Đông suốt 70 năm qua, đã bộc lộ những nhược điểm chết người của nó. Trừ bom nguyên tử, Ixrael đã huy động tất cả những thế mạnh của bộ máy quân sự ưu việt của mình: Tên lửa hành trình, máy bay, xe tăng và những binh đoàn tinh nhuệ ưu tú. Nhưng đối mặt với Hezbollah, một lực lượng du kích mà thực lực bản chất được đánh giá có dưới 6 ngàn người (dù rằng có hàng trăm ngàn ủng hộ và sẵn sàng tham gia) quân đội Ixrael IDF lại không giành được bất cứ một thắng lợi có thể được ghi nhận nào. Pháo nã, bom rơi, tên lửa oanh tạc, gần 1000 người Lebannon tay không vũ khí, với nhiều đàn bà, trẻ em đã chết. Không còn bất cứ một thành phố nào của Lebannon không bị hủy hoại, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng bị hủy diệt hàng loạt. Những người như Hải Đăng Gaup của Thăng Long hẳn sẽ đau lòng hơn hết thẩy khi vẻ đẹp của thiên lá cải Long Tuyển "Tuyết Tùng Ơi" giờ đây chỉ còn là đống gạch vụn. Tuy nhiên, đó gần như là "thành quả" duy nhất mà quân đội Ixrael đạt được: reo rắc hủy diệt và kinh hoàng, Ixrael muốn đối phương hoảng sợ và khuất phục.


Tuy nhiên sự dũng mãnh nằm ngoài dự kiến của Hezbollah đã làm đảo lộn mọi thế cờ. CNN, rồi BBC liên tiếp đưa những thông tin, tiếc thay lại là đáng buồn cho thành công của quân đội Ixrael. Nhiều lần trong một tháng qua, người ta thấy quân đội Ixrael phải triệt thoái khỏi một mục tiêu mà họ muốn chiếm đóng. Hezbollah cuối cùng đã vực dậy niềm tự hào của người Arap, không phải chủng tộc này luôn luôn kém cỏi về quân sự như những gì các cuộc chiến tranh Trung Đông trong quá khứ đã từng thể hiện. Trong số gần 100 người Ixrael bị giết hại cho đến nay, Hezbollah đã làm nên một kỳ tích: Ngay cả CNN và BBC cũng buộc phải thừa nhận phần lớn số người Ixrael thiệt mạng lại là binh lính chứ không phải dân thường. So sánh điều này với con số gần 1000 người thiệt mạng tại Lebannon mà không ai có thể phủ nhận họ là những người không vũ khí, gồm nhiều đàn bà, trẻ em (anh đé o muốn dùng từ dân thường, bởi nhiều thằng chã ngọng sẽ lại lập luận bọn đó là Hezbollah và/hoặc ủng hộ Hezbollah), thấy rằng thành công của Hezbollah đã vượt quá mọi sự tưởng tượng.

Cuối cùng Ixrael buộc phải làm điều mà họ không mong muốn. Nếu người Ixrael dừng cuộc chiến trong lúc này, đó sẽ là một thất bại không thể phủ nhận được và nó sẽ vĩnh viễn dìm uy tín của Ixrael trong vũng bùn. Người Arap sẽ được khích lệ không gì ngăn cản nổi để tiếp tục cuộc chiến chống Ixrael của mình. Không còn sự lựa chọn nào khác, nội các Ixrael thay đổi chiến lược: thay vì hủy diệt hạ tầng nhằm đe dọa khuất phục đối phương để hạn chế tổn thất nhân mạng trong dân số chẳng lấy làm nhiều nhặn gì của người Do Thái, Ixrael giờ đây buộc phải xua quân vào Lebbanon, với một sự tổn thất sinh mạng chắc chắn là không thể hình dung trước. Điều đáng buồn với Ixrael là, thay vì hoàn cảnh thuận lợi và dễ dàng mà họ có hồi những năm 80, khi chống chọi lại Ixrael là những lực lượng Palextin, dù là người Arap, nhưng vẫn được coi là "khách", thì giờ đây đương đầu với Ixrael là Hezbollah, một lực lượng không gì có thể phủ nhận chính là người Lebannon, là chủ trên mảnh đất của họ. Điều này sẽ dẫn đến sự ủng hộ tất yếu của người Lebannon cho Hezbollah, một yếu tố hàng đầu đảm bảo cho cuộc chiến du kích của Hezbollah tồn tại: Một cuộc chiến tranh du kích không bao giờ bị thất bại, nếu nó có sự ủng hộ của những người dân thường trên vùng đất mà lực lượng du kích ấy hoạt động. Bi kịch lớn hơn của Ixrael còn nằm ở chỗ, Hezbollah được trang bị những thứ đủ khả năng chơi lại sòng phẳng với Ixrale. Mekavda, loại quái vật chiến trường khét tiếng của Ixrael, được đánh giá không thua so với M1A2 của Hoa Kỳ, nhiều chiến đã bị bắn cháy bởi tên lửa chống tăng của du kích Hezbollah. Trong một cuộc chiến du kích, khi đối phương được trang bị những thứ đủ chọi lại khí tài của lực lượng chinh phạt, đó sẽ là một câu chuyện buồn cho những người chiếm đóng.

Anh các chú sau khi ngồi ngẫm ngợi tình hình, đã gật gù mà bảo với các bác tai to mặt nhớn bạn anh. Ixrael đang phạm sai lầm và tình hình là uy thế bá cường của nó sau cuộc phiêu lưu quân sự này sẽ toi cụ nó rồi. Hezbollah sau cuộc chiến sẽ vẫn tồn tại, và với hận thù chết chóc Ixrael tiếp tục reo rắc, chiến tranh vẫn là điều không thể chấm dứt. Quan trọng hơn, người Arap đang làm nên một thắng lợi lịch sử: Tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến với tỷ lệ cao hơn mức anh dự đoán ban đầu (bắt đầu cuộc chiến anh nói nó là 1/20) nhưng giờ thực tế nó là 1/10. Với dân số 6 triệu người đối diện với nhiều trăm triệu Arap xung quanh, cộng với sự sa lầy quân sự không thể khắc phục sẽ làm giảm uy thế của quân lực Ixrael một cách không gì bù đắp nổi. Uy thế của một bá cường đang đi đến hố sâu sụp đổ.

Người ta lại thấy những tuyên bố mạnh miệng của Iran, người hoan hỉ hơn ai hết với sự kiên cường của Hezbollah. Nếu du kích Hezbollah mà còn trụ được, thì quân đội gần 1 triệu người của Iran, tinh nhuệ hơn nhiều, trang bị tốt hơn nhiều, và nếu Ixrael có bom A, thì Iran có dầu mỏ, có phóng xạ bẩn, có vũ khí hóa học. Có lý đâu lại không chọi lại một cách sòng phẳng. Dù rằng cuộc chiến này sẽ ngừng bắn với hiệp định thế nào, có một điều chắc chắn sẽ là uy thế lên cao của Iran và niềm tự hào của toàn Arap trong cuộc chiến chống Ixrael trong khu vực.
 
Kết cục của cuộc chiến
 
Chiến sự Trung Đông tạm lắng sau khi nghị quyết của LHQ có hiệu lực. Anh các chú vừa test CNN thì thấy nó tổng kết chiến quả như thế này:

http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast...main/index.html
Israel said at least 114 military personnel and 53 civilians have been been killed, and 865 civilians have been wounded.

The IDF said its troops had killed more than 530 Hezbollah fighters, releasing the names of 180 of them. But Lebanon said most of the 890 people killed before Sunday's bombardments were civilians.

According to Israeli police, nearly 4,000 Hezbollah rockets hit northern Israel.

Còn BBC thì anh thấy nó đưa tin cực phò, đến mức anh thấy thất vọng cho hãng tin này:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/wor...anontruce.shtml
Sau hơn một tháng giao tranh, hơn 1.000 người Libăng và 155 người Israel bị thiệt mạng. Có ít nhất 23 thường dân Libăng tử thương.

Nếu cái dòng bôi đậm trên là lỗi chính tả, thì cũng thể hiện sự kém cỏi quá mức của một tổ chức truyền thông danh tiếng.

Vậy là tính đến giờ Ixrael tử nạn tổng cộng 167 người, trong đó có 114 lính và 53 thường dân (theo số liệu Ixrael), cộng thêm khoảng 865 người bị thương.

Đổi lại là 890 người bị giết về phía Lebannon mà theo Ixrael thì trong số đó có 530 Hezbollah nhưng chính phủ Lebannon thì nói tuyệt đại bộ phận số đó là thường dân. Số bị thương thì chưa thể thống kê nổi, còn số người dân phải rời nhà tị nạn thì lên đến con số hàng triệu.

Tại thời điểm ngừng bắn, cánh hữu Ixrael la ó rằng chính phủ quá nhanh khi thông qua nghị quyết, khi mà Hezbollah vừa mới tỏ ra suy kém, và quân đội vẫn chưa đạt được mục tiêu thực sự nào. Khả năng phóng rocket của Hezbollah vẫn còn nguyên, lực lượng vẫn hầu như không suy xuyển. Chính phủ đã đâm dao sau lưng quân đội.

Thống kê lại phản ứng của các bên, thấy rằng mức kiên quyết của Ixrael giảm đi từng ngày trong quá trình xung đột. Nếu như ngày 31/07 Thủ tướng Ixrael tuyên bố kiên quyết không ngừng bắn cho đến khi triệt hạ được khả năng phóng rocket của Hezbollah và Hezbollah phải phóng thích hai lính Ixrael vô điều kiện, thì đến giờ chỉ hai ngày sau khi nghị quyết UN thông qua, nội các Ixrael biểu quyết với 24 phiếu thuận và chỉ một phiếu chống. Cho đến ngày chiến sự cuối cùng Hezbollah vẫn nã bền bỉ đến 250 phát rocket vào Ixrael và bắn hạ gần 10 chiến binh trong các trận chiến tại Lebannon, cho thấy mọi mục tiêu ban đầu của Ixrael đã tan thành bọt nước.

Lênh ngừng bắn hầu như mong manh, khi Ixrael giữ cho mình quyền giáng trả nếu bị tấn công, còn Hezbollah thì giữ cho mình quyền tấn công khi Ixrael còn hiện diện trên đất Lebannon. Vấn đề là ở chỗ Hezbollah thì đang ngồi bệt, gần như cóc biết sợ là gì, còn Ixrael thì vẫn đang ngồi trên đống lửa. Hủy hoại của Ixrael gây ra cho làng mạc, thành phố, hạ tầng của Lebannon quá đỗi nặng nề và reo rắc kinh hoàng, nhưng đi kèm với nó là hận thù chồng chất. Ixrael có thể ném nhiều bom hơn, giết thêm người nhiều hơn, nhưng thực chất cũng giống như Mỹ giộng bom Hà Nội năm xưa. Thực ra không có ý nghĩa nếu muốn dọa dẫm một lực lượng quyết tâm kháng chiến. Thêm vào đó, khác Mỹ, lãnh thổ Ixrael lại nằm trong tầm đạn của Hezbollah.

Nếu mong muốn của Ixrael là giải giáp Hezbollah, thì nghị quyết ngừng bắn thuần túy vạch ra một ranh giới tập kết cho Hezbollah, một ranh giới mà chẳng ai ngoài chính Hezbollah kiểm soát nổi. Vậy có chăng sau khi Ixrael rút đi, Hezbollah sẽ tái tập kết bằng hình thức này hay hình thức khác và tái trang bị từ kho cung cấp dồi dào của giáo chủ Iran mà hẳn đang vô cùng hoan hỉ. Tất nhiên, đồ của Hezbollah thì sẽ chỉ có xịn hơn chứ không kém đi, còn Ixrael, vũ khí hẳn chẳng thể nâng thêm một thế hệ nào trong vòng một thập niên mới. Lần xung đột kế tiếp, hẳn anh các chú sẽ thấy một Hezbollah và Hamas trang bị tối tân hơn, thiện chiến hơn và một Ixrael vẫn vậy. Quả là một trái đắng với người Do Thái, nếu đến bây giờ họ vẫn chưa nhìn rõ thực tế của mình để rồi thực tâm từ bỏ dã tâm thôn tính, đổi đất lấy một nền hòa bình bền vững, và thành tâm để một dân tộc khác có quyền được sinh sống trên mảnh đất ít ra cũng do công pháp quốc tế giành cho họ.
 
Vài nhận xét cuối cùng
 
Trung Đông hết bắn nhau, nên anh cũng hết hứng thú để bàn láo. Hôm nay lét mắt ngó qua một lượt mà thấy 4C viết lung tung cả. Anh buồn. 4C là tinh hoa của Việt Nam, tư duy kiểu thế anh thấy rất là đé o được.

Trước hết, anh thấy 4C băn khoăn về tính chính danh trong cuộc xung đột đẫm máu và bi thảm giữa Ixrael và Arap, mà trước hết là người Palestin, Lebannon. Rốt cuộc ai là người đúng? Đã từ rất lâu rồi, Ixrael không còn và không thể bị ai đe dọa hủy diệt được nữa. Thử hỏi quốc gia nào ở Trung Đông dám chủ động tiến công Ixrael? Không ai cả. Người Do Thái vốn cực kỳ quyết đoán, chắc chắn sẵn sàng đợi dịp để giộng bom nguyên tử nếu cần, một khi kiếm được một cái cớ là họ bị xâm lấn trước. Cái mà một số 4C bênh Do Thái cho rằng Ixrael đang phải chiến đấu để tồn tại là một tiền đề sai lầm. Không ai có thể và dám hủy diệt Ixrael, chí ít là trong phạm vi một thập niên tới. Người Do Thái vẫn đang duy trì chính sách sống bên miệng hố chiến tranh, nhưng không phải là một cuộc chiến tranh sinh tồn, mà là một cuộc chiến muốn có nhiều quyền lợi hơn, trên cơ sở tước đoạt quyền lợi sinh tồn của những dân tộc khác.

Trước hết đó chính là người Palestin, có ai dám nói rằng cuộc sống của dân Palestin ở Gaza và bờ tây hiện nay không phải là địa ngục? Không an sinh xã hội, không học vấn, không hạ tầng, luôn luôn là chiến tranh hủy hoại và chết chóc. Vừa mới đây thôi là Lebannon, 2 lính bị bắt để đổi lại quá nhiều hủy hoại mà Ixrael giáng xuống đất nước này, vốn đã từng bị Ixrael hủy hoại chỉ mới hơn chục năm trước. Chết chóc và hận thù lại chồng tiếp lên chết chóc và hận thù. Ixrael nói họ tự vệ vì bị tấn công, nhưng Hezbolah nói họ tấn công vì Ixrael vẫn đang chiếm một phần lãnh thổ của Lebannon. Vậy rốt cuộc ai mới là kẻ gây ra cuộc chiến thảm khốc này?

Ixrael đương nhiên có quyền tồn tại, nhưng sự tồn tại ấy phải trên cơ sở tôn trọng quyền tồn tại của những dân tộc khác xung quanh. Nếu Ixrael vẫn quá tự tin vào sức mạnh của mình, cho rằng có thể dùng bạo lực và chiến tranh để khuất phục kẻ thù vốn đang ngày một mạnh lên, họ sẽ phải trả giá rất đắt. Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Trung Đông, Ixrael bước ra khỏi cuộc chiến mà không thể nói rằng mình chiến thắng, tương lai lại càng không sáng sủa với đất nước này, nếu họ không thay đổi cách nhìn và chính sách. Anh các chú từ lâu đã cho rằng, giờ chính là lúc Ixrael nên đàm phán. Bằng thương thảo dứt điểm với Palestin, cùng nhau hoạch định một đường biên giới hòa bình, đó mới có thể là một lối thoát hướng tới tương lai. Còn bằng chính sách quá tự phụ như hiện nay: "Xâm lược rồi xây tường đơn phương tự mình vẽ ra một đường biên giới", chiến tranh không bao giờ chấm dứt và cái giá mà Ixrael phải trả sẽ ngày một lớn hơn. Cũng tương tự như vậy, đó là điều Ixrael nên làm với tất cả các nước xung quanh. Anh có thể đoan chắc với 4C, lúc này thế của Ixrael còn mạnh, miếng bánh của họ sẽ to, chứ đợi đến lúc Iran có trong tay bom nguyên tử, câu truyện sẽ không dễ dàng như thế nữa. Mà chặn Iran lại chăng? bằng cách nào, đụng đến Iran là đụng đến an ninh dầu mỏ toàn cầu, phương tây phát sốt, không thể đánh nhau được, Mỹ sẽ cấm. Hơn nữa Iran lại cũng chẳng yếu ớt gì, 60 triệu dân, vũ khí tiền bạc đều không thiếu, cuộc tập trận vừa rồi của Khomedi Iran khoe ra khá nhiều đồ lạ. Chơi thằng này chẳng ngon tẹo nào. Cách tốt nhất là phải tìm kiếm hòa bình. Chừng nào Ixrael chưa đàm phán để có được hòa ước trong khu vực, chừng đó thế giới Arap còn coi Ixrael là kẻ tử thù, và Iran sẽ còn nỗ lực cố gắng có trong tay bom nguyên tử.

4C lại ngồi dẫn dụ, đạo Hồi cực phò, bọn hồi vì vậy cũng phò, phò vậy cho nên Do Thái hay bất cứ thằng nào bem cũng là hợp lẽ. Mịa, không lẽ anh phải ị vào cái lập luận này. Đúng là đạo Hồi có nhiều điểm phò, đúng là cách sống của dân Hồi có nhiều chỗ phò, nhưng như thế không có nghĩa là dân Hồi không được quyền tồn tại bình đẳng với các sắc dân và các thành phần tín ngưỡng khác. Lập luận ấy có khác đé o gì việc một thằng Tây nhợn sang Việt Nam dăm ba ngày, rồi về nước phán rằng xứ này cực phò, dân Việt toàn vứt rác ra đường, phố xá dân tình toàn nhè bờ tường với gốc cây đái bậy, luật lệ giao thông loạn xà ngầu, chính quyền thì gặp tây là đòi ăn của đút... nói tóm lại cũng là cực phò. Thế nhưng nếu 4C thấy rằng dù có phò đến thế nhưng việc tồn tại của VN cũng vẫn là đương nhiên, thì 4C cũng nên mở rộng tầm nhìn ra để công nhận rằng thế giới Hồi Giáo cũng có quyền sinh tồn dựa trên lẽ phải. Ít ra, dân Trung Đông có quyền sinh sống trên lãnh thổ mà đã được vạch biên giới bởi trật tự thế giới cho đến giờ vẫn còn tồn tại là LHQ. Ngoài ra, có là người Việt nam thì mới hiểu hết bên cạnh những mặt cực phò như vứt rác bừa bãi, ị đái bậy bạ ngoài đường.... xã hội Việt vẫn có cả ngàn điều tốt đẹp vì nó có một lịch sử ít ra cũng hai nghìn năm thì anh cũng mong 4C hiểu rằng có là người Hồi Giáo mới hiểu được bên cạnh những mặt quá phò như ngược đãi phụ nữ, cổ hủ, dã man nó cũng còn cả triệu điều tốt đẹp bởi nền văn minh của nó đã có nhiều hơn năm nghìn năm lịch sử, một trong những cái nôi của loài người và đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ nhất thế giới.

Chuyện Trung Đông có lẽ nên dừng tại đây, đợi lần tới chúng nó choảng nhau anh lại vào bàn láo với 4C tiếp. Riêng anh không pro Ixrael, cũng không pro gì dân Arap. Anh từng đến Lebannon, cũng từng sang Jerusalem nhưng phải công nhận điều này, gái ở Beirut đẹp hơn hẳn gái Do Thái. Không biết có phải vì vậy mà đến giờ anh ghét cuộc chiến của Ixrael hay không? :p

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét