Thời gian gần đây anh Lãng bận nhiều việc. Chã pm hỏi :"Bác Lãng đi đâu?"
Có phải lúc đéo nào Bác Lãng cũng nhiều thời gian rảnh để dậy chã được đâu. Bác Lãng cũng là người, cũng phải ăn, cũng phải chơi, cũng phải hút, phỏng các cô các chú?
Hôm nay Bác Lãng bớt chút thời gian dạy chã. Vì có nhiều sự kiện đang diễn ra, nên Lãng anh gộp chung lại trong một chủ đề gọi là phiếm luận, nghĩa là nói linh tinh, cái đéo gì cũng nói, không tập trung vào cái gì cả.
1. Một nền kinh tế đang chao đảo.
Mọi chỉ số kinh tế của Việt Nam thời gian gần đây đều đáng báo động. CPI tăng cao và gần như không có dấu hiệu dừng lại. Lãi suất liên tục tăng. Sức ép điều chỉnh cung tiền và đặc biệt là thị trường chứng khoán đang chìm xuống đến đáy. Hai tháng trước Lãng anh ngồi đàm đạo với mấy bác bụng to. Các bác vuốt bụng vượt mặt, rung đùi nói rằng tài sản của các bác thời gian tới sẽ giảm xuống 1/3 về giá trị sổ sách. Kinh hoàng, nghĩa là các bác đang tính toán sẽ mất khoảng 1 - 2 nghìn tỷ. Nhưng không, với các bác bụng to thì chẳng mất cái quái gì cả. Chẳng qua lúc trước thiên hạ thống kê các bác giàu, tiền đó nằm trên thống kê, các bác có tiêu được đéo đâu, mà cũng đâu đủ sức để tiêu. Thế nên chuyện các bác đó có trong tay 6000 tỷ hay 2000 tỷ vốn nó là như nhau. Điều không thay đổi ở đây là, mỗi bác mỗi năm vẫn nhận về đều ngót 80 tỷ cổ tức, bằng tiền, tức là khoảng 5 tr USD. Thời buổi này, lạm phát có tăng gấp 10 lần, các bác ấy cũng tiêu đéo gì cho hết. Cuối cùng chỉ đám dân đen là méo mặt về mức giá tăng cao.
Chúng ta sẽ phải nói gì về cách thức điều hành hệ thống tiền tệ, nên đề cập đến vai trò của anh Giàu bạn thân anh. Nếu chỉ đơn thuần nói đến một từ Ngu, có lẽ cũng là thích hợp hơn cả. Cách đây hơn 1 năm, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều dự báo tới một sự đi xuống không thể tránh khỏi của USD và nền kinh tế Mỹ. Sa lầy trong cuộc chiến Iraq quá lâu, kém cỏi trong định hướng hệ thống kinh tế quốc nội, thâm thủng ngân sách kéo dài suốt hai nhiệm kỳ khiến mọi thành quả thăng dư dưới thời Clinton đều trôi sông trôi biển, Bush không phải là một canh bạc đáng giá để đặt cửa. Xung đột Trung Đông khiến giá dầu liên tục leo thang, cộng với hiểm hoạ một cuộc chiến tranh mới khi Iran mày mò chế bom nguyên tử, dầu tăng khiến mọi chỉ số kinh tế vĩ mô thế giới đều bị biến động. Trong bối cảnh người Trung Quốc công bố sẽ chuyển dần khối dự trữ ngoại hối 3000 tỷ USD sang các tài sản khác, đặc biệt là đông Euro, thì anh Giàu bạn anh lại quyết định bỏ tiền mua USD để trữ. Ngót 110 nghìn tỷ được ném ra để mua vào 7 tỷ USD vào cuối quý III, IV năm 2007. Bạn anh hỷ hả, nhưng cung tiền đã tăng thêm 46%. Mức giá tăng kinh hoàng trong những ngày giáp tết, bạn anh tuy choáng nhưng vẫn ấp úng biện hộ :"Tết nhất mà, giá nó phải tăng chứ". Đáng buồn, sau tết giá vẫn tiếp tục tăng cao. Thế này thì nguy quá, cuối năm làm sao lạm phát khống chế, bạn anh tính bài phát hành tín phiếu bắt buộc 20 nghìn tỷ ép hệ thống ngân hàng phải mua, mục đích nhằm rút khỏi lưu thông 20 nghìn tỷ tiền mặt, nhằm giảm cung tiền và giảm giá. Song song với nó là mệnh lệnh hành chính nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với hệ thống ngân hàng, cũng là một biện pháp giảm cung tiền hệ số hai. Đáng tiếc thay, một quyết định không dựa trên tính toán khoa học, khi thống kê thời điểm đó toàn hệ thống ngân hàng tồn két chỉ có 10 nghìn tỷ, tiền dùng để làm thanh khoản, mà thiếu thanh khoản nghĩa là mất khả năng thanh toán đối với người gửi tiền, nghĩa là sập tiệm. Hệ thống tín dụng toàn quốc nháo nhào, các ngân hàng nhỏ chạy đôn đáo vay lãi suất qua đêm tới 50% để duy trì thanh khoản. Bạn anh thấy vậy hoảng, lại bơm tiền cho vay hệ thống ngân hàng, thêm 33 nghìn tỷ được xuất. Cuối cùng mèo lại hoàn mèo, mọi biện pháp ngu xuẩn đều chuốc lấy những kết quả ngu xuẩn.
Chúng ta đang đối mặt với một sự suy thoái kỷ lục của thị trường chứng khoán. Do sức ép huy động tiền nhằm trang trải cho mệnh lệnh mua 20 nghìn tỷ tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng, đặc biệt là hệ thống ngân hàng cổ phần đua nhau nâng lãi suất, đẩy mức lãi suất huy động lên tới mức kỷ lục 12%. Hệ quả này tất nhiên gắn liền với việc gia tăng phi kiểm soát lãi suất đầu tư. Cùng với việc thu hút tiền nhàn từ lưu thông, sức cầu trên thị trường chứng khoán giảm thảm hại, và tất nhiên khi lãi suất tăng, không ai hy vọng gì vào một xu hướng quay đầu của trung tâm hệ thống tài chính. Việt Nam đang đối mặt với một thời kỳ suy giảm kỷ lục của chỉ số chứng khoán, hứa hẹn quay lại thời kỳ cách đây 8 năm, khi thị trường chứng khoán rơi vào một thời kỳ trầm lắng kéo dài ngót 4 năm.
Không thể có hai mục tiêu song hành, đó là bài toán khó đặt ra đối với những nhà hoạch định chính sách vĩ mô. Để cứu nền kinh tế, vãn hồi các thành quả tăng trưởng, phải kìm chế được lạm phát, duy trì được mức lãi suất hợp lý và kiểm soát được cung tiền. Với những chỉ số kinh tế đang xấu của Việt Nam, tất yếu điều đó mâu thuẫn với việc cứu vớt thị trường chứng khoán. Những giải pháp cấp cứu kiểu SCIC mua chứng khoán blue chip, chỉ có giá trị mang tính lừa đảo dân đen, và hoàn toàn không đủ sức nặng để vớt vát thị trường chứng khoán.
Một vài ý kiến đang hô hào, nới room, cho bọn Tây vào để tăng sức cầu trên thị trường chứng khoán. Vấn đề là Tây lấy tiền ở đâu ra? Hệ thống ngân hàng thương mại đang từ chối mua vào USD, lý do USD đang tiếp tục giảm và không có dấu hiệu dừng lại. Dòng tiền ngoại tệ vào Việt Nam đang liên tục tăng, khi những thế lực kinh tế như Trung Quốc tính tới việc bỏ rơi USD, cộng với sự yếu kém của nền kinh tế Mỹ, USD đang tìm cách chạy vào mọi ngóc ngách. Nghĩa là bọn Tây nhợn giờ có thể có USD, nhưng thực ra lại là bọn đéo có tiền, chúng không thể đổi ồ ạt sang VND đề mà đầu tư vào hệ thống tài chính được. Bên cạnh đó, dù có nới room, Tây cũng chỉ nhảy vào những danh mục đang ngon ăn nhất trên thị trường. Trong bối cảnh giá chứng khoán đang rơi xuống đáy, nới room chỉ là một biện pháp khiến bọn Tây nhợn mua rẻ tài nguyên quốc gia, thằng ngu nào có thể làm điều đó vào lúc này?
Những biện pháp điều hành rối như gà mắc tóc đối với hệ thống tài chính tiền tệ thời gian qua khiến mọi vấn đề trở lên trầm trọng. Xu hướng thất vọng lan tràn, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số giá. Mặc dù trong tháng 4, 5, sẽ có một đợt phục hồi do thị trường nhiều tin tốt công bố, nhưng để vực dậy thị trường tài chính, hẳn sẽ còn không ít vấn đề.
Một lời khuyên có lý vào thời điểm này, bác Giàu bạn anh nên mạnh dạn từ chức!
Tuy nhiên không thể không nhìn nhận tới một thực tế là phần lớn các đại gia bụng to đang đéo làm sao cả. Những công ty lớn nhất, những mã chứng khoán danh tiếng nhất bản chất vẫn đang làm ăn sinh lời. Kinh tế Việt nam vẫn đang tiếp tục tăng trưởng, thương mại gia tăng, dòng vốn đầu tư hút vào vẫn lớn, và nói tóm lại vẫn là một chỗ để sinh lời. Vì vậy bất chấp mức giá niêm yết chao đảo thế nào, các bạn anh vẫn rung đùi ngồi đếm tiền cổ tức chia về, một số không ít lên tới 30%/ mệnh giá. Nếu là trước đây, khi giá chứng khoán đang cao, các bạn anh tính bài chia cổ tức bằng cổ phiếu, bây giờ giá giảm, các bạn anh tính chia cổ tức bằng tiền. Với các đại gia đang sở hữu dăm ba trăm tỷ mệnh giá, thì dẫu có nạn hồng thuỷ trên thị trường chứng khoán, các bạn vẫn đút túi đều 5 - 10 tr USD tiền mặt mỗi năm. Khoẻ.
2. Việt Nam hết cơ hội làm ăn, bác Lãng đi Lào.
Đúng, đi Lào các bạn ạ, không phải đi Somalli hay Haity. Những chỗ đó xa quá, gái lại da đen, dân lại hay vác súng vác dao chém lẫn nhau, Lào ngon hơn nhiều. Có một quan niệm sai lầm là Lào nghèo. Nghèo là nghèo thế đéo nào, dân Lào bình quân giàu hơn dân Việt nhiều. Dân số Lào đâu đó đang chòm chèm 6 - 8 triệu (chỗ này anh không nhớ rõ lắm, chú nào tra bảng của WB giúp anh xem nó là bao nhiêu), tài nguyên hầu như còn nguyên sơ, tiềm năng khai thác về mặt đất đai cực lớn. Nếu các đại gia trong các ngành gỗ, khai khoáng, phát triển hạ tầng để mắt đến Lào từ ngót chục năm trước, thì gần đây các đại gia trong ngành tài chính cũng lại đang xăm soi. Lào sắp thành lập thị trường chứng khoán, sẽ có một cái gì đó na ná như nghị định 144 được ban hành, rập khuôn từ mô hình Việt Nam. Nói tóm lại, Lào đang là một mảnh đất màu mỡ.
Dân Lào giàu, không đi ô tô thì thôi, đi thì bét nhất cũng Camry hàng xuất âu châu, đạt tiêu chuẩn khí thải Euro 4, chứ đéo có fò như dân Việt Nam. Đơn giản vì giá xe rẻ, dân ít, đường thoáng, và nhất là không có một cái hiệp hội sản xuất xe ô tô mà thực chất là một tập đoàn lợi ích, chuyên hối lộ quan chức chính phủ để duy trì mức thuế nhập khẩu cao đối với xe ôtô, cho bọn này hút máu người dân như ở Việt Nam. Đa phần dân Lào cởi mở, dễ mến và lười lao động. Mới chiều thứ 6, mà nhiều nhà hàng bọn tiếp viên đã đéo thèm làm việc, đéo thèm bán hàng, mà rủ nhau đi chơi. Sang Lào mà lạ nước lạ cái, không khéo đói vào mấy dịp cuối tuần. Tài nguyên nhiều, dân ít nên cơ bản đời sống dân Lào, nhất là tại các thành phố lớn, cơ bản là khá.
Lào được coi là đồng minh lâu năm, nơi ảnh hưởng của Việt nam khá lớn, được coi là thuận lợi cho các nhà đầu tư từ Việt Nam. Đó là một quan niệm sai lầm. Trong năm năm qua, Trung Quốc đang gia tăng tầm ảnh hưởng ở Lào một cách kinh hoàng. Trung Quốc đầu tư vào mọi thứ, từ hạ tầng, dịch vụ cho đến ngành khai khoáng, lâm nghiệp, những lĩnh vực thiết yếu ở Lào với mức độ tăng liên tục qua các năm. Hơn nữa, Lào đang đối mặt với vấn đề chủng tộc, khi lượng người Hoa xâm nhập vào Lào liên tục tăng. Thống kê không chính thức có tới 400 nghìn thằng Khựa một năm. Dân số Lào 8 tr. 10 năm nữa, người Lào sẽ nói tiếng gì?
Đầu tư ở Lào cơ bản là màu mỡ vì hệ thống chóp bu vẫn có xu hướng thân Việt Nam, nhưng không an toàn với những bài tính lâu dài. Trong bối cảnh xung đột Trung Quốc, Việt Nam đang tiềm tàng và chắc chắn sẽ tăng, cộng với ảnh hưởng của Trung Quốc ở Lào không ngừng tăng qua các năm, thì đầu tư lâu dài vào Lào sẽ là một sự mạo hiểm về mặt chính trị. Ở Lào đang có một cuộc đua âm thầm, Việt Nam chưa từ bỏ nỗ lực duy trì ảnh hưởng, các tập đoàn nhà nước lớn của Việt Nam đều được bật đèn xanh để vào Lào, vấn đề là lực có đủ để duy trì, và duy trì được trong bao lâu.
Dẫu sao, Lào đang có nhiều thứ ngon ăn, 3 năm đủ sinh lời gấp 5 - 10 lần, không đi Lào là dại.
3. Olimpic, Tây Tạng và bọn Khựa.
Ít tháng nữa chính thức sẽ là ngày thế vận hội khai mạc. Khựa muốn nhân cơ hội này quảng bá một hình ảnh Trung Quốc mới đối với toàn thế giới: Một Trung Quốc hùng mạnh, phồn vinh, thống nhất và thân thiện.
Thật ra toàn thế giới từ lâu đã biết đến những điều đó ở Trung Quốc, cái mà chính quyền Trung Quốc muốn hiện nay, thực ra là một liều thuốc ru ngủ đối với 1,2 tỷ dân Tàu, đang chia rẽ trầm trọng bởi hố sâu phân cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội, do hệ thống kinh tế ưu ái chỉ một thiểu số và tầng lớp tư bản đỏ. Không có gì ngạc nhiên, khi Khựa mong muốn có một hình ảnh Olimpic hoàn hảo và thành công.
Trung Quốc nép mình, dấu tham vọng để chờ thời. Vấn đề xung đột tại biển đông được Tàu Khựa tìm cách gác qua một bên. Sau phản ứng mạnh của người Việt Nam với sự kiện tam sa, bất chấp nỗ lực kìm chế khá thảm hại của chính quyền, Trung Quốc khôn khéo tìm cách né mũi nhọn của vấn đề. Thoạt tiên và việc cho một quan chức cấp tỉnh của Hải Nam tuyên bố phủ nhận kế hoạch thành lập thành phố Tam Sa, gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, dù rằng kế hoạch đã được cơ quan quyền lực cấp cao nhất là Quốc vụ viện Trung Hoa thông qua, kế tiếp đó gần đây là một tuyên bố ngoại giao, giải thích rằng Trung Quốc không có kế hoạch rước ngọn đuốc Olimpic qua quần đảo tranh chấp Hoàng Sa. Bằng việc xua chó ra sủa thay chủ, Trung Quốc đang tìm cách né vấn đề, nhằm xoa dịu các nước Asean và mong muốn một kỳ Olimpic thành công. Thủ đoạn của Trung Quốc đang hữu hiệu, không ít đồ ngu đang hỷ hả cho rằng người bạn lớn thế là biết điều, mà không nhìn nhận vào một thực tế, cơn bão sau lúc gió lặng sẽ lớn đến mức nào. Biển Đông liệu có thành một lò lửa sau kỳ thế vận hội, và thêm bao nhiêu sinh mạng ngư dân, tàu thuyền của Việt nam sẽ phải vùi dưới đáy biển trước họng súng Trung Quốc, thêm bao nhiêu km lãnh hại bị thôn tính, thêm bao nhiêu tài nguyên bị cướp phá?
Giữa lúc ấy, quả bom Tây Tạng bùng nổ.
Một miền đất có nền văn hoá riêng, phong tục riêng và ý thức tồn tại lâu đời, bị cưỡng chế sát nhập vào Trung Hoa những năm 50, đây vốn luôn là một mảnh đất tiềm tàng ý thức đấu tranh đối với nỗ lực thôn tính Hán Hoá của chính quyền Tàu Khựa. Đạt lai lạt ma, một bậc cao tăng, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, cũng đồng thời là một nhà văn hoá lớn có uy tín ở Phương Tây. Nhiều năm qua, Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong, trở thành một biểu tượng cho khát vọng tự do của người Tây Tạng. Trung Quốc trong những năm qua đầu tư không ngừng vào hạ tầng Tây Tạng, lên tới 200 tỷ USD, nhưng thực chất đó chính là một quá trình xâm chiếm về mặt gốc rễ. Người Hán tộc di cư lên Tây Tạng càng ngày càng nhiều. Đầu tư cho Tây Tạng, thực ra là đầu tư cho Hán tộc. Người Tây Tạng đang cảm thấy mất mát về lãnh thổ, về văn hoá trên chính quê hương mình. Trong bối cảnh đó, quả bom cuối cùng đã bùng nổ.
Biểu tình diễn ra liên tục trong những ngày qua, có nhiều người chết, Trung Quốc huy động quân đội trấn áp. Biểu tình lan rộng ra ngoài phạm vi thủ phủ Tây Tạng, đến những vùng xung quanh. Dư luận thế giới xôn xao, nhiều lời kêu gọi tẩy chay và kỳ thị Trung Quốc. Đối với người Tây Tạng mà nói, đây là cơ hội duy nhất để tìm kiếm quyền tự do cho mình. Đạt Lai Lạt Ma ra tuyên bố không yêu cầu độc lập, chỉ đòi quyền tự trị và bảo tồn bản sắc văn hoá trong nhà nước Trung Hoa. Hồ Cẩm Đào và chóp bu Trung Nam Hải lúng túng. Dù bất cứ diễn biến gì có xảy ra, đối với Trung Hoa mà nói, sự kiện Tây Tạng lần này là một tổn thất không nhỏ cả về mặt ngoại giao lẫn chính trị.
4. Câu chuyện Đài Loan.
Quốc dân đảng cuối cùng cũng thành công đoạt lại quyền lực từ tay đảng Dân tiến của Trần Thuỷ Biển. Quốc Dân Đảng, sáng lập bởi Tưởng Giới Thạch, thực ra là một nhánh khác của văn hoá bành trướng Trung Hoa, luôn có xu hướng tìm cách hợp nhất với đại lục. Khi Tưởng còn tại thế, một giấc mơ của Tưởng là mong chờ cơ hội tái chiếm Trung Hoa. Giấc mơ ngày càng xa dần khi Trung Quốc cộng sản ngày nay là một phức hợp của nền kinh tế tư bản đỏ, mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc thực ra chỉ còn là một tập đoàn cấu kết chặt chẽ để duy trì quyền thống trị, địa vị và quyền lợi. Đảng Dân tiến Đài Loan thực chất là một đảng của thổ dân bản địa, vốn bị Tưởng và Quốc dân đảng tàn sát và đè đầu cai trị trong quá khứ. Trần Thuỷ Biển luôn mơ ước đến một giấc mơ Đài Loan độc lập, với tên chính thức là Taipey, chứ không phải là Trung Hoa dân quốc. Khi Trung Quốc ngày càng vững bước trên vị thế siêu cường, giấc mơ đó ngày một xa dần. Hoa Nam tình báo cục hoạt động mạnh ở Đài Loan, uy tín của Thuỷ Biển và Dân Tiến xói mòn sau nhiều scandan tham nhũng, cuối cùng Quốc Dân Đảng lên nắm quyền. Có thể nói, Trung Quốc đã tạm yên tâm về Đài Loan, chí ít không còn phải lo dân xứ này hè nhau tuyên bố độc lập.
Diễn biến Đài Loan khiến mọi vấn đề trong khu vực sẽ có biến đổi về mặt chiến lược. Nhật Bản và Mỹ sẽ phải tự hỏi vấn đề an ninh tại eo biển Đài Loan và ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ thay đổi ra sao trong 5 năm tới. Việt Nam và một loạt nước Asean khác nơm nớp lo sợ không hiểu một Trung Quốc tàn bạo và tham lam sẽ làm gì sau kỳ Opimpic, và nhất là khi đã tạm rảnh tay với Đài Loan, và hướng sự chú ý vào Biển Đông.
Năm 2008, sẽ là một bản lề cho những thay đổi có tính chiến lược đối với cán cân quyền lực trong khu vực.
5. Bầu cử Mỹ quốc.
Bush là một tổng thống hung hăng nhất nước Mỹ trong 30 năm trở lại đây, và cũng là một tổng thống có thành tích cai trị thê thảm nhất. Nhiệm kỳ của Bush sắp qua, để lại những hậu quả lâu dài đối với người dân và nền kinh tế Mỹ. Nước Mỹ dưới thời Bush liên tiếp xảy ra hai cuộc chiến tranh, đẩy mức căng thẳng và xung đột lên cao. Bush tập trung oánh nhau với những tay theo đạo Hồi cuồng tín bịt mặt, vốn là bọn ngồi bệt và ngoài cái mạng ra chẳng có cái quái gì, mà bọn đó chúng lại không tiếc mạng. Bắn mãi, đánh mãi chết thằng này lại thấy có thằng khác ra bắn súng đặt bom, Bush và nước Mỹ đang sa lầy.
Trong lúc đó, đối thủ chiến lược của Mỹ lại là Trung Hoa, thì lại đang ngày một mạnh lên. Trong lúc Bush đau đầu với bài toán chiến phí gia tăng, khiến nền kinh tế đi vào khủng hoảng, Tàu Khựa bồi thêm một đòn hiểm khi tuyên bố về kế hoach chuyển kho dự trữ ngoại hối 3000 tỷ USD sang các tài sản khác. Một kế hoạch như thế tiềm ẩn nhiều tố chất phiêu lưu, và chính Trung Quốc cũng sẽ bị tổn hại. Nhưng có vẻ Trung Quốc tính toán rằng thiệt hại là có thể chấp nhận được nếu thực sự đốn gục được đối thủ nguy hiểm nhất là Hoa Kỳ. Trung Quốc chọn đúng đối thủ và sách lược, trong lúc Bush thì mải mê đi đánh nhau với bọn tẹp nhẹp. Bush là một tổng thống ngu nhất mà nước Mỹ từng bầu ra, và bầu đến những 2 nhiệm kỳ. Nước Mỹ đang phải trả giá.
Có 3 gương mặt đang nổi lên trong kỳ bầu cử lần này. Cựu đệ nhất phu nhân Hilary Cliton, Obama, một gã da đen và một cựu chiến binh từng được tạc tượng tại Việt nam, trong một tư thế không mấy vinh dự, hai tay giơ quá đầu khi máy bay bị bắn cháy tại hồ Trúc Bạch, ngài Mc. Cain.
Thật ra đứa nào trúng cử cũng giống nhau thôi, tuy nhiên, nếu Obama thành công, ắt hẳn sẽ thấy một bộ mặt nước Mỹ khiêm nhường và tập trung nhiều vào các vấn đề quốc nội. Gã nhọ này dẫu sao cũng là một hiện tượng mới đối với nền chính trị Mỹ, và hẳn sẽ nỗ lực nhiều để tạo ra một nước Mỹ có tính hài hoà, giải quyết các vấn đề trong nội bộ nhiều hơn là việc phiêu lưu trong những canh bạc quốc tế. Obama trúng cử, sẽ là một cái lợi của nước Mỹ và là một cái hại của nhiều nước khác trên thế giới.
Hilary, ứng viên tổng thống nữ đầu tiên và rất nhiều tiềm năng, được cho là một lựa chọn sáng giá. Dân Mỹ vẫn còn nhớ đến Bin Clinton, gã play boy đẹp trai, đào hoa và có tài, từng mang lại thịnh vượng cho người Mỹ. Dẫu sao có thể tin rằng Hilary sẽ tìm cách tiếp bước sự nghiệp của chồng, tuy nhiên, nước Mỹ dưới thời Hilary sẽ thế nào trước đống bầy nhầy mà Bush con để lại?
Mc.Cain, cựu chiến binh, chính sách già đầu. Cain có thể không phải là một lựa chọn tốt nhất cho nước Mỹ. Nhưng chắc chắn là một lựa chọn tốt hơn cho nước Mỹ và phần còn lại của thế giới. Cá nhân Lãng anh mong Cain trúng cử. Dù Cain từng tham chiến ở Việt Nam và từng bị bắt làm tù binh (Cain trúng cử anh sẽ là người đầu tiên đề nghị đập bỏ bức tượng đầu hàng của Cain), nhưng với một thời tuổi trẻ từng tiêu tốn ở Việt Nam, Cain vẫn giành cho đất nước này nhiều tình cảm. (Giống như Macel Bigear, luôn cho những năm tháng đẹp đẽ nhất cuộc đời là thời kỳ phiêu lưu trong cuộc chiến tranh Việt nam, cho đến tận khi bị bắt làm tù binh tại Điện Biên Phủ). Hơn nữa Cain vẫn kế thừa dòng máu ăn thua của Đảng Cộng Hoà, anh tin rằng Cain sẽ có một sự chuyển hướng lớn trong việc kiềm chế đối thủ tiềm tàng Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét