Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Formosa, câu chuyện không thể lãng quên!

Formosa, câu chuyện không thể lãng quên.
Cuối cùng thì những cuộc biểu tình đầy đau thương của những người dân ưu tư với lợi ích cộng đồng đã không uổng phí. Chính quyền sau nhiều tháng trì hoãn trong sự im lặng lạ lùng và bóp cổ gắt gao dư luận đã đưa ra mức án phạt 500 tr USD đối với các hành vi gây ô nhiễm của Formosa. Số tiền này chỉ là muối bỏ bể so với quy mô gây hại tới môi trường của cuộc khủng hoảng. Rặng san hô cần tới 50 năm để hồi phục và các chất độc hại vẫn còn nằm nguyên cùng với đám trầm tích đáy biển, tiếp tục gây hại cho sức khỏe người Việt Nam một cách lâu dài.
Hầu hết các kiến nghị với chính quyền trong nhiều bài viết ở trang face này giờ đây đang được họ thực thi. Tuy nhiên, với mức độ nhẹ hơn trông đợi rất nhiều. Chỉ hy vọng rằng họ đã đủ thức tỉnh để chú trọng ngăn ngừa khả năng gây ô nhiễm trong tương lai của Formosa. Đất nước này cần những điều kiện tối thiểu để người dân có thể sinh tồn nhằm hy vọng vào tương lai khi họ còn sức khoẻ.
Tôi không rõ chính quyền sẽ có kế hoạch sử dụng ra sao với số tiền 500 tr USD ít ỏi này để khắc phục sự cố môi trường. Làm thế nào để có thể loại bỏ các tác nhân gây hại vẫn đang tồn tại, đó là chuyện của TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng với các lãnh đạo khác. Tuy nhiên tôi muốn cảnh báo các vị rằng đất nước đang mở to mắt để quan sát hành động của các vị trong việc khắc phục hậu quả và trừng phạt những kẻ tiếp tay cho thủ phạm. Mọi hành động hôm nay của các vị với tư cách những người đứng đầu đều là những bút toán được ghi sổ và sẽ được kết toán trong tương lai. 
Với những người đã xuống đường trong các cuộc tuần hành liên tiếp vì môi trường và chịu nhiều sự đàn áp dã man, đất nước này chịu ơn các bạn. Các bạn đã thắp sáng ngọn lửa cho công lý và lợi ích cộng đồng sau quá nhiều đổ vỡ và thờ ơ. Nó sẽ không tắt. Với những người ủng hộ tuần hành, xin cảm ơn vì niềm tin vào lẽ phải trong các bạn.
Câu chuyện giờ đây đã rõ ràng nhưng nó không trôi qua. Hậu quả với mỗi người dân vẫn còn đó. Tôi hy vọng các nhóm xã hội dân sự sẽ có những hành động thiết thực nhằm trợ giúp về y tế và pháp lý cho những người dân bị nhiễm độc trong vùng ô nhiễm. Tôi cũng kêu các luật sư có những hành động cụ thể để cố vấn pháp lý cho những người chịu thiệt hại về kinh tế và sức khoẻ, mà hầu hết đều nghèo và đang lặng lẽ chịu đựng nỗi đau mà không biết phải làm gì để đòi công lý. Và tôi cũng mong rằng xã hội sẽ không bỏ rơi những người đã thiệt mạng và những người đang gánh chịu bệnh tật vì sự cố môi trường khủng khiếp này.
Chúng ta cần tiếp tục hành động cho hôm nay và để ngăn chặn những thảm hoạ tương tự trong tương lai.
LikeShow more reactions
Comment

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Một phán quyết lịch sử!!!

Một phán quyết lịch sử!
Phán quyết lịch sử của Toà trọng tài thường trực (PCA) về đường chín đoạn và một loạt các vấn đề liên quan đến cách diễn giải công ước quốc tế về biển đông đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới đối với vùng biển đông đúc chật hẹp và đầy rẫy tranh chấp này.
Phán quyết 12/07 được công bố tại Lahay đã chấm dứt nhiều thập kỷ thiếu vắng ràng buộc pháp lý tại biển đông. Dù tất cả các nước đưa ra các yêu sách chủ quyền trong vùng biển này đều là thành viên của Công ước quốc tế về luật biển - UNCLOS 1982, nhưng việc diễn giải và áp dụng công ước này lại được thực hiện một cách hết sức tuỳ tiện bởi Trung Quốc, nước mạnh nhất và hung hăng nhất trong các hành động đơn phương trên biển.
Trung Quốc đã phản đối dữ dội phán quyết này, một điều hoàn toàn hợp logic khi hầu hết các đòi hỏi quan trọng nhất của họ đã bị phán quyết của toàn PCA bác bỏ. Họ đã tốn vài năm trời cố tình tìm cách bác bỏ vai trò của phiên toà và hậu quả pháp lý của nó nhưng thất bại. Điều này đặt Trung Quốc trước một tình huống cực kỳ bất lợi: Bất cứ động thái leo thang nào của họ nhằm vi phạm phán quyết và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông đều sẽ là trái với luật pháp quốc tế. Đây là thất bại nặng nề không phải chỉ về mặt ngoại giao, mà nó còn để lại những hậu quả hết sức lâu dài đối với chiến lược bành trướng xuyên suốt nhiều thập kỷ của Trung Quốc.
Phán quyết pháp lý quan trọng nhất và có tác động lớn nhất đối với biển đông của PCA là việc bác bỏ hoàn toàn đường lưỡi bò - Vốn là một tuyên bố chủ quyền phi lý và hoang đường nhất trong các tranh chấp biển hiện hữu trên thế giới. Điều này củng cố những chứng lý quan trong nhất để đàm phán ranh giới biển giữa các nước có tham gia tranh chấp như Vietnam, Philipin, Indonesia, Malaysia, Bruney trước các đòi hỏi của Trung Quốc. Nó cũng mở đường cho các cường quốc bên ngoài dễ dàng can thiệp vào khu vực khi phán quyết mở ra những ranh giới rất rõ về các vùng biển lưu thông tự do.
Tuy nhiên, chính phán quyết thứ hai về các đảo và bãi đá tại Trường Sa mới là phần bổ sung quan trọng nhất để giải quyết các tranh chấp trong phiên toà lịch sử này: PCA tuyên bố xét cả về hoàn cảnh lịch sử lẫn điều kiện tự nhiên, các đảo và đá tại Trường Sa đều thiếu vắng sự hiện diện thường xuyên, liên tục của đời sống kinh tế dân sự thông thường. Việc hiện diện của các lực lượng công vụ của các quốc gia tranh chấp trên các hòn đảo tại đây không phải là căn cứ và không tạo cơ sở cho sự hiện diện kinh tế đơn thuần. Do đó, các đảo này không tạo ra yêu sách về lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Đây là một nội dung hết sức quan trọng của phán quyết. Nó tạo cơ sở cho việc đàm phán chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế của tất cả các quốc gia đang có tranh chấp ở Trường Sa. Quyền chiếm hữu các đảo và đá của mỗi nước có thể tiếp tục duy trì, nhưng quyền về vùng đặc quyền kinh tế thì không còn phụ thuộc vào chúng nữa. Đây là lối thoát cho tất cả các nước trong hoà bình.
Với riêng Việt Nam, nội dung phán quyết thứ hai này cũng mở ra cơ hội cho việc giải quyết các tranh chấp tại quần đảo Hoàng Sa. Một số đảo tại Hoàng Sa có kích thước lớn (Ví dụ Phú Lâm) và đã được Trung Quốc củng cố và tôn tạo nhiều thập niên sau khi chiếm đóng sau cuộc chạm súng khốc liệt với hải quân Việt Nam Cộng Hoà. Cho đến nay, với các phương tiện chiến tranh TQ đưa ra Hoàng Sa, gồm chiến đấu cơ, các hệ thống phòng không và tên lửa đối hải, cộng với lực lượng hải quân khiến việc tiếp cận của Việt Nam với Hoàng Sa hầu như vô vọng. Cùng với đường lưỡi bò, Trung Quốc dựa vào các yêu sách pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế của các đảo tạo Hoàng Sa để đòi hỏi rất sâu vào vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ngay từ lúc này, Việt Nam cần nghiên cứu rất kỹ phán quyết 12/07 của PCA và cân nhắc một vụ kiện tương tự với tình trạng các đảo tại Hoàng Sa. Nếu vô hiệu hoá được quyền yêu sách lãnh hải của các đảo này thì dù Trung Quốc có tiếp tục duy trì quyền chiếm đóng Hoàng Sa, nhưng Việt Nam sẽ cải thiện được tình trạng tranh chấp chênh vênh ở vùng biển miền Bắc và miền Trung Việt Nam.
Trung Quốc là nước chịu nhiều bất lợi nhất sau phán quyết này. Điều đó khá dễ hiểu vì họ là nước đưa ra những đòi hỏi chủ quyền phi lý nhất, nó hầu như chỉ dựa trên sức mạnh và sự ngang ngược chứ không dựa trên bất cứ một căn cứ phù hợp đạo lý nào. Phán quyết của PCA có lẽ sẽ không làm giảm sự hung hăng của Trung Quốc trong ngắn hạn, thậm chí trung hạn, nhưng nó đánh dấu sự thất bại chiến lược của Trung Quốc và nước này sớm muộn sẽ phải tái định hình lại chính sách của mình. Mỹ và phương tây sẽ có những bước tiến dài trên biển đông vì hành lang pháp lý giờ đây đã rõ ràng hơn cho các hoạt động của họ.
Người ta nói nhiều đến các động thái cực đoan của Trung Quốc, như việc gọi tái ngũ lực lượng hải quân, hoặc các tuyên bố bác bỏ lớn lối của Trung Quốc đối với phán quyết, nhưng đó chỉ có thể là những động thái hình thức bên ngoài. Thất bại của họ mang tính chiến lược. Và bài học nước Nga tại Crimea cho thấy phát động một cuộc chiến xâm lăng thì dễ, thậm chí là đạt được quyền chiếm hữu cũng không phải quá khó khăn với các cường quốc, nhưng rút chân ra khỏi nó và khắc phục các hậu quả lâu dài là điều không hề dễ dàng. Nhất là trên biển đông, có nhiều nước tham gia và không thiếu gì quốc gia cứng cổ.
Ngày 12/07/2016 là một ngày lành ở biển đông. Đó cũng là một ngày lành với riêng anh Lãng.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Xin cảm ơn - Tôi rất tự hào!

Xin cảm ơn.
Tôi rất tự hào!

tôi tin rằng đây là thông điệp mạnh mẽ của người dân về sự thức tỉnh và niềm khát khao công lý.

Lần đầu tiên trong lịch sử bầu cử 41 năm ở Việt Nam tính từ 1975.

Đây sẽ là động lực để tôi tiếp tục.
http://vnexpress.net/…/nhieu-la-phieu-gach-gan-het-ung-vien…

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160524/nhieu-kha-nang-khong-bau-du-500-dai-bieu-quoc-hoi/1106299.html


LikeShow more reactions
Comment

Tấm vé cho chuyến tàu thịnh vượng cuối cùng!!!

Tấm vé cho chuyến tàu thịnh vượng cuối cùng!!!
Vậy là tổng thống mỹ Barack Obama đã kết thúc hành trình của mình ở Hà Nội. Ông sẽ có một ngày làm việc tại thành phố lớn nhất Việt Nam, cũng là nơi mà di sản của nước Mỹ còn nhiều nhất, đó là Sài Gòn (cách gọi đối với người Mỹ trước năm 1975), hay TP Hồ Chí Minh (Theo tên gọi chính thức về mặt hành chính hiện nay). Sau đó Obama sẽ rời Việt Nam để ghé thăm một đồng minh trọng yếu nhất của nước Mỹ là Nhật Bản.
Obama là tổng thống đương nhiệm thứ ba của nước Mỹ đến thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Cũng giống như ông Bin Clinton, Obama chỉ ghé Việt Nam khi nhiệm kỳ của mình đã trong những ngày cuối cùng. Ông Bush đã ghé Việt Nam trong một chuyến thăm khi ở giữa nhiệm kỳ vào năm 2006, tuy nhiên, thực ra ông đã đến Việt Nam vì đằng nào ông cũng phải tham gia hội nghị APEC, thời điểm đó do Việt Nam tổ chức.
Nếu nhìn lại lịch sử đầy bão táp trong quan hệ hai nước, có thể nói những chuyến thăm của ba đời tổng thống Mỹ trong thời bình đến Việt Nam (Có hai tổng thống khác đã đến miền nam Việt Nam trước năm 1975), đều là những dấu ấn quan trọng trong sự hàn gắn quan hệ song phương. Tuy nhiên, việc các tổng thống Mỹ chỉ dành những ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của mình (Clinton 2000, Obama 2016) hoặc tranh thủ dự một hội nghị (Bush 2006) cho thấy trong mối quan tâm của nước Mỹ, Việt Nam xếp ở hàng thứ yếu. Thậm chí ông Obama còn ghé thăm Campuchia vào năm 2015, thời điểm ông vẫn còn đang có khả năng định hướng các chiến lược ngoại giao của nước Mỹ.
Dù vậy thì quan hệ Việt Mỹ vẫn có những bước tiến rất dài. Kể từ thời điểm bình thường hoá quan hệ đến nay, kim ngạch thương mại song phương đã đạt tới con số 41,43 tỷ USD năm 2015, trong đó Việt Nam suất siêu tới 26,03 tỷ USD, biến Mỹ thành đối tác sinh lợi hàng đầu và quan trọng nhất của Việt Nam. Có thể nói, thị trường Mỹ hiện tại đóng vai trò quan trọng số 1 trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Quan hệ song phương sẽ vẫn còn tiến rất nhanh. Sau triển vọng TPP, hiệp hội doanh nghiệp Mỹ ở Việt Nam (AmCham) đưa ra dự báo kim ngạch thương mại song phương sẽ lên đến 80 tỷ USD vào năm 2020, trong đó, phần thặng dư vẫn nghiêng gần như tuyệt đối về phía Việt Nam.
Không thể nghi ngờ gì, mối quan hệ với Mỹ sẽ tiếp tục là một cầu nối quan trọng kết nối Việt Nam với thế giới và với cả sự thịnh vượng.
Tháng 9/2015, khi thỏa ước TPP vẫn còn đang trong quá trình đàm phán với nhiều khó khăn, tôi có viết một phân tích về quan hệ song phương Việt Mỹ và đánh giá các vấn đề về chiến lược của mỗi nước. Tiêu đề của nó là "Việt Nam - Hoa Kỳ và sự dịch chuyển của dòng quyền lực Á Châu" https://www.facebook.com/notes/lang-anh/việt-nam-hoa-kỳ-và-sự-dịch-chuyển-quyền-lực-á-châu/10203321422676370 . Ở thời điểm này nhìn lại, nhiều nhận định trong bài viết ấy vẫn còn nguyên giá trị.
Ông Obama đến Việt Nam trong những ngày nắm quyền cuối cùng không phải để khởi đầu cho những chính sách ngoại giao mới giữa hai nước. Mà ông đến để củng cố những gì ông đã định hình trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của mình. Hiệp định khung TPP là một di sản quan trọng của Obama đối với Việt Nam và thế giới. Tất nhiên nó sẽ còn phải chờ được phê duyệt tại quốc hội mỗi nước, sẽ có nhiều khó khăn, nhưng đó là tiến trình không đảo ngược. Mặt khác, ông đến để tuyên bố món quà mà người Việt Nam chờ đợi từ lâu: "Dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương" - rào chắn cuối cùng của lịch sử đối với quan hệ hai nước. Trong những ngày nắm quyền cuối cùng, Obama đến Việt Nam để mở nốt những ô cửa cuối cùng còn khép giữa hai bên. Dù rằng câu nói "Save the best for last" (Để điều tốt nhất cho cuối cùng) là một câu nói đầy tính ngoại giao, nhưng thiện chí của Obama và nước Mỹ đối với Việt Nam là không thể phủ nhận.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng những cơ hội nước Mỹ giành cho Việt Nam là cực kỳ quan trọng để xây dựng một đất nước cường thịnh và giữ được chủ quyền. Nước Mỹ không tặng không ai cái gì. Họ cho cơ hội, nhưng có nắm được cơ hội đó hay không thì phụ thuộc vào những nỗ lực của chính quyền và các doanh nghiệp Việt Nam. Có thoát được sự lệ thuộc kinh tế với người Tàu hay không, mấu chốt nằm ở chuyến tàu TPP mà Việt Nam được ưu ái tham gia dù là quốc gia lạc hậu nhất về mọi mặt, gồm cả kinh tế lẫn thể chế chính trị độc tài.
Tôi tin rằng chuyến thăm của tổng thống Obama là một cú hích quan trọng với Việt Nam. Đây là chuyến tàu hướng tới sự thịnh vượng và độc lập cuối cùng của Việt Nam. Nếu đất nước này bỏ lỡ, lịch sử sẽ chất vấn những người đang nắm quyền. Ngay lúc này, thế hệ lãnh đạo tại nhiệm của Việt Nam cần ý thức trách nhiệm của họ trước đất nước và dân tộc. Cần có những cải cách mạnh mẽ về thể chế chính trị, để tạo cú hích cho nền kinh tế. Nếu làm được, họ sẽ là anh hùng, nếu tiếp tục đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi quốc gia, thì rồi họ và con cháu họ sẽ phải trả lời với lịch sử.
Ở một phương diện khác, những chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam đều gợi lên một niềm hân hoan mạnh mẽ trong dân chúng. Những gương mặt đón Clinton, Bush, Obama đều mang niềm hồ bởi và mến khách, thật trái ngược với những cuộc biểu tình phản đối trong chuyến thăm gần đây của ông Tập Cận Bình. Sự hiện diện của nguyên thủ một quốc gia mạnh nhất hành tinh, với các giá trị văn minh và tự do, luôn tạo ra sự khao khát và hy vọng đối với người dân Việt Nam, dù nhiều người trong số họ đã từng cầm vũ khí trước năm 1975 và những vết thương chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn lành vết.
Có một điều các lãnh đạo Việt Nam sẽ phải học hỏi nhiều về phong cách của tổng thống Obama. Đứng đầu một cường quốc với GDP tới 17000 tỷ USD, ông ấy bước vào một quán bún chả bình dân trên phố Lê Văn Hưu, ngồi trên một chiếc ghế nhựa không tựa lưng giá dưới 5 USD, trước mặt là một chiếc bàn inox rẻ tiền, và ăn một xuất bún chả có giá 2 USD. Dù là hành động mang tính ngoại giao hay là một phong cách gắn liền với một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất thế giới, Obama đang chứng minh vì sao ông ấy xứng đáng là lãnh đạo của nước Mỹ. Chưa bao giờ có ai trong các tứ trụ ở Việt Nam có một bữa ăn bình dân tương tự, dù họ đang lãnh đạo đất nước này. Khi sống quá xa dân, chưa bao giờ ăn những thứ người dân đang ăn hàng ngày, thì làm sao có thể hiểu và chia sẻ được những điều người dân vẫn nghĩ??? Các lãnh đạo Việt Nam nên học tập điều này, dù vì thật lòng hay vì ngoại giao. Sau những hành động tương tự, tôi tin rằng các vị sẽ biết thực tế ở đất nước này ra sao, từ đó có thể có những thay đổi trong tư duy của các vị.
Nước Mỹ mang đến cơ hội cho Việt Nam. Nhưng đó không phải món quà miễn phí. Có lên được chuyến tàu hướng tới thịnh vượng hay không, phụ thuộc vào những thay đổi trong tư duy của chính phủ và giới lãnh đạo Việt Nam. Cơ hội lịch sử này sẽ không lặp lại.
'Tổng thống Obama ăn bún chat trong một nhà hàng bình dân trên phố Lê Văn Hưu'
'Giữa sự chào đón đầy thân thiện của người Hà Nội'
'Thống kê kim ngạch thương mại Việt Mỹ giai đoạn 1994 - 2015'
'Biểu đồ kim ngạch thương mại của Việt Nam với một số đối tác chính.'
'Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ năm 2015'






Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Phong trào MỘT LÁ PHIẾU, MỘT CÁI TÊN cho cuộc Bầu cử Quốc Hội.

Phong trào MỘT LÁ PHIẾU, MỘT CÁI TÊN cho cuộc Bầu cử Quốc Hội.
Sau khi các sự kiện diễn ra và mọi việc được phơi bày, đã có nhiều điều trở nên rất rõ ràng. Trong bài viết này, tôi muốn nói về bầu cử. Tôi coi đây tiếp tục là một phần của cuộc đấu tranh ôn hòa lâu dài mà người Việt Nam cần tiến hành để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội và cả biến đất nước trong hòa bình.
Tôi muốn nói tóm lược một chút về cơ chế bầu cử ở Việt Nam để nếu ai đó còn có chút mơ hồ thì sẽ hiểu rõ về cái luôn được tuyên truyền là hệ thống chính trị dân chủ nhất thế giới này:
Ở Việt Nam tồn tại một tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là chính đảng hiếm hoi trên thế giới được ghi hẳn quyền cai trị vào Hiến Pháp.
Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của mình hư thế nào? Hiện nay có 4,5 tr Đảng viên cộng sản (5% dân số). Định kỳ 4 năm một lần, Đảng nhóm họp cơ quan quyền lưc tối cao của nó, nghĩa là Đại hội đảng. Kỳ đại hội gần nhất được tổ chức chính là Đại hội lần thứ 12, diễn ra từ ngày 20 – 28/01/2016. Có 1510 đại biểu đại diện cho 4,5 tr Đảng viên đã tham dự đại hội. Đại hội đảng bầu ra Ủy viên ban chấp hành Trung Ương đảng (200 người, gồm 180 chính thức và 20 dự khuyết). Đại hội này cũng bầu ra người đứng đầu Đảng Cộng Sản, chức vụ tổng bí thư, và bầu ra cơ quan quyền lực nhất của nó, nghĩa là Bộ Chính Trị (19 thành viên). Tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị đều sẽ là những người nắm những vị trí trọng yếu nhất trong bộ máy quyền lực nhà nước. Các vị trí Chủ Tịch nước, Thủ Tướng và Chủ tịch quốc hội cũng được chọn từ các thành viên của Bộ Chính Trị. Những vị trí trọng yếu nhất này, cũng đồng thời được quyết định tại Đại Hội Đảng. Nghĩa là Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ quyết định ai sẽ là Thủ tướng, Chủ Tịch nước và Chủ tịch quốc hội. Mặc dù theo quy định của Hiến Pháp, tất cả các vị trí này sẽ được quyết định và bầu chọn tại quốc hội, tuy nhiên bằng sự lắt léo của mình, Đảng cộng sản sẽ dàn xếp để mọi quyết định họ đưa ra đều sẽ phải được quốc hội thi hành. Cơ chế này sẽ được nói chi tiết dưới đây.
Luật bầu cử quốc hội ngày 25/06/2015 Quy định rằng mọi công dân trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử ĐBQH. Tuy nhiên đó chỉ là điều được ghi trên giấy. Có một cơ quan sẽ quyết định ngay từ đầu rằng ai sẽ được quyền có mặt trong danh sách ứng cử cuối cùng. Cơ quan này được gọi là Mặt Trận Tổ Quốc, đứng đầu là một vị Ủy Viên Bộ Chính Trị. Để chọn ra các thành viên ứng cử vào quốc hội, Mặt Trận Tổ Quốc sẽ phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội của Đảng Cộng Sản để quyết định một danh sách giới thiệu ứng viên. Hầu hết các thành viên trong danh sách này đều là các Đảng viên cộng sản. Năm 2016 có hơn một trăm ứng viên tự ứng cử trên khắp cả nước. 99% họ đều bị loại bỏ sau các màn đấu tố kiểu lấy tín nhiệm tại địa phương cư trú một cách rất mù mờ và thiếu minh bạch. Nếu có ứng viên nào may mắn lọt qua vòng đấu tố, thì họ cũng chẳng có cơ may nào trong vòng hiệp thương cuối cùng do Mặt Trận Tổ Quốc chủ trì, với các thành viên được quyết định bởi riêng Đảng Cộng Sản. Vòng hiệp thương thứ 3 này sẽ quyết định danh sách cuối cùng được ứng cử vào quốc hội. Danh sách này, tuyệt đại bộ phận đều là các Đảng viên cộng sản.
Cuối cùng thì danh sách này được đem ra cho cử tri cả nước bầu chọn. Và vì thế dù muốn dù không, họ chỉ có thể bầu cho những người trong danh sách được sắp xếp bởi duy nhất Đảng Cộng Sản. Quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu cũng hoàn toàn thiếu vắng sự giám sát của các tổ chức xã hội độc lập hoặc các quan sát viên quốc tế. Vì thế mà toàn bộ quá trình từ quyết định danh sách, tổ chức bầu cử và kiểm phiếu đều nằm trọn dưới sự chi phối của Đảng Cộng Sản. Bằng cách đó, Đảng quyết định tỷ lệ Đảng viên trong quốc hội Việt Nam. Tỷ lệ này chưa bao giờ dưới 90% trong suốt 41 năm qua.
Điều lệ của Đảng cộng sản quy định rõ, mọi Đảng viên sẽ phải chấp hành các nghị quyết của Đảng. Vì thế, khi Đảng Cộng Sản đã quyết định chọn ai sẽ là người giữ các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội và ban hành nghị quyết thì mọi đảng viên ĐCS có chân trong Quốc hội sẽ phải chấp hành. Và với số lượng đảng viên luôn chiếm trên 90% số ĐBQH, Đảng chi phối mọi thứ.
Đó chính là toàn bộ cơ chế thực của việc bầu cử Quốc Hội tại Việt Nam. 4,5 triệu Đảng Viên sẽ chọn ra các đại biểu để tham dự đại hội Đảng. Đại Hội này sẽ bầu ra và quyết định những vị trí đứng đầu nhà nước Việt Nam. Với cuộc bầu cử quốc hội, Đảng cộng sản thao túng toàn bộ quá trình, từ việc quyết định danh sách những người ứng cử, đến việc tổ chức bầu và cả khâu kiểm phiếu, để đảm bảo số Đảng viên đảng cộng sản luôn chiếm tỷ lệ hầu như tuyệt đối tại quốc hội. Do đó, Đảng có khả năng kiểm soát mọi thứ, thông qua mọi thứ và chính cái Ban chấp hành TW đảng với 200 vị ủy viên mới là cơ quan quyền lực nhất tại Việt Nam. Cái ủy ban dân không bầu ra này sẽ quyết định mọi việc.
Đến đây chắc dù ai còn mơ hồ nhất ắt cũng đã hiểu rõ: “Cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra ngày 22/05/2016 tới đây, là một màn kịch được đạo diễn toàn bộ bởi Đảng Cộng Sản. Kết quả của nó cũng đã được biết trước, sẽ có tối thiểu 90% nếu không muốn nói là nhiều hơn số người trúng cử quốc hội là các đảng viên đảng cộng sản. Họ kiểm soát mọi thứ, quyết định mọi thứ. Cử tri, nghĩa là người dân, chỉ đóng duy nhất một vai trò ở đây, nghĩa là một diễn viên quần chúng tham gia để màn kịch được hoàn thành. Trong mọi trường hợp, ý chí của cử tri sẽ không thể ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử”
Căn nguyên của mọi bất cập xã hội ở Việt Nam xuất phát từ chính cơ chế tổ chức chính trị này. Người dân không có quyền và không tác động được gì vào việc bầu chọn ra cơ quan quyền lực nhà nước cũng nh các vị trí đứng đầu nhà nước. Tất cả đều được quyết định bởi Đảng Cộng Sản, do đó nhà nước chỉ là công cụ của Đảng Cộng Sản, hay nói đúng hơn chính là bộ phận cấu thành của ĐCS. Do không được dân bầu, nên cái bộ máy này không đặt mục tiêu phục vụ nhân dân lên tối cao. Mục tiêu tối cao của nó là phục vụ cho Đảng Cộng Sản, phục vụ cho sự trường tồn của ĐCS và kéo dài sự ngự trị của Đảng đối với xã hội bằng mọi giá. So với sự tồn tại của Đảng, thì lợi ích xã hội hay quyền lợi quốc gia đều chỉ là thứ yếu. Đó chính là lý do tại sao tôi đã nhiều lần gọi hệ thống chính trị này là một hệ thống lỗi. Nó không hề phụng sự quốc gia mà chỉ phụng sự chính nó. Và đây chính là gốc rễ mọi nguyên nhân cho sự tụt hậu, bất công, tham nhũng và yếu kém về chủ quyền của Việt Nam.
Tôi muốn thay đổi thực trạng này. Rõ ràng hệ thống chính trị lỗi này đang khiến Việt Nam ngày một yếu ớt, đất nước đang dần trượt tới mép vực. Các Đảng viên ĐCS sẽ vơ vét mọi thứ, phung phí mọi thứ và tiêu đến những đồng của cải cuối cùng của xã hội trước khi tháo chạy và để lại một đất nước hoang tàn. Lúc đó sẽ là một vực thẳm của đói nghèo, của bạo loạn, và những kẻ xâm lăng sẽ tận dụng thời cơ để nuốt trọn những gì chúng muốn.
Vì người dân sẽ không thể thay đổi gì với kết quả cuộc bầu cử dàn dựng khép kín ngay từ đầu này, tôi kêu gọi mọi người lựa chọn bất hợp tác. Có hai giải pháp:
(1) Không đi bầu – Để làm được điều này, mỗi cử tri cần giữ thẻ cử tri của mình, không cho phép ai động đến nó. Và bạn chỉ việc mặc kệ cuộc bầu cử diễn ra và từ chối tham gia làm diễn viên trong màn kịch này. Phương án này có một số phiền toái. Đầu tiên là tên bạn sẽ bị ghi sổ đen bởi các quan chức địa phương. Họ sẽ đến tận nhà gọi bạn ra bầu, và những ai không đi hẳn sẽ bị ghi sổ. Thứ hai là ngay cả bạn không ra thì cũng không có gì chắc chắn là các cán bộ tổ chức bầu cử sẽ không tự lấy phiếu và bỏ thay dưới danh nghĩa của bạn. Như vậy là trái luật, tất nhiên, nhưng ở Việt Nam làm gì có luật, chỉ có ý chí của Đảng Cộng Sản.
(2) Đi bầu – Việc này là một chọn lựa dễ chịu hơn vì bạn sẽ không bị chú ý, không ai ghi nhớ tên bạn vì có vẻ bạn đang hợp tác. Và đây chính là điều tôi khuyên: Hãy gạch toàn bộ tên các ứng viên, và chỉ để lại một cái tên duy nhất. Điều này khiến lá phiếu của bạn hợp lệ, đồng thời vẫn chi phối được kết quả bầu cử. Đảng sẽ phải gian lận khâu kiểm phiếu nhưng đồng thời họ sẽ nắm rất rõ số liệu về những cử tri thức tỉnh và thấu hiểu trò lừa bịp của họ. Nếu con số này lên tới hàng triệu, vậy là bạn đã gửi một thông điệp đắt giá đến Đảng Cộng Sản: Thời của cai trị ngu dân đã qua, và họ phải thay đổi nếu không trước sau cũng sẽ bị lật đổ.
Khẩu hiệu mà tôi kêu gọi ở đây rất đơn giản: “Một lá phiếu, Một cái tên”. Hãy gạch hết chỉ chừa lại một người duy nhất, đây chính là thông điệp cho thấy sự thức tỉnh của người dân và ý chí từ chối tham gia màn kịch được xếp đặt từ đầu đến cuối này.
Các bạn sẽ hỏi, vậy chúng ta sẽ gạch ai và bầu ai? Có đến 90% nếu không muốn nói là 99% những kẻ có tên trong danh sách ứng cử đều là những kẻ đê tiện vì họ chính là những diễn viên chính trong màn kịch vô đạo đức về chính trị này. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn đưa ra một danh sách để các bạn tham khảo, bởi theo quan điểm của tôi, giữa việc buộc phải chọn những kẻ chẳng ra gì, chúng ta không thể chọn ra người tốt, vậy hãy chọn kẻ nào ít tồi tệ nhất.
Tôi tin chắc rằng điều này sẽ có đóng góp tới sự tiến bộ xã hội ở Việt Nam. Sự thức tỉnh và tích cực hành động của mỗi cử tri sẽ được cộng sổ vào những đóng góp cho xã hội thay đổi, để Đảng cộng sản và hệ thống chính trị này phải thay đổi. Những cố gắng hợp pháp và hoàn toàn khả thi này của mỗi công dân sẽ chính là những điều có thể giúp đất nước né tránh vực thẳm và thay đổi trong hòa bình.
Tiêu chí để chọn lựa trong danh sách của tôi như sau:
(1) Mỗi đơn vị bầu cử chỉ chọn duy nhất một ứng viên, các ứng viên khác hãy gạch bỏ toàn bộ
(2) Một số ứng viên thực sự có phẩm chất (rất ít, có 4 ủy viên bộ chính trị được tôi lựa chọn)
(3) Những ứng viên có chuyên môn luật, kinh tế được ưu tiên
(4) Những ứng viên không có hoặc có trình độ càng thấp càng tốt về lý luận chính trị được ưu tiên
(5) Ứng viên càng trẻ càng tốt, nhưng diện con ông cháu cha là một bất lợi
(6) Ứng viên thuộc diện quân xanh (giáo viên, nông dân …) được ưu tiên.
Trên cơ sở đó, xin giới thiệu với các bạn danh sách 183 ứng viên tương ứng với 183 đơn vị bầu cử mà tôi lựa chọn:
(*) Tham khảo danh sách 810 ứng viên ĐBQH: http://baochinhphu.vn/…/Danh%20sach%20ung%20cu%20DBQH%2063%…






Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Người đàn ông cô đơn!



Người đàn ông cô đơn!
Chiều ngày 15/05/2016, có một người đàn ông ngồi cô đơn với một tấm biểu ngữ nhỏ giơ cao giữa đường đi bộ Nguyễn Huệ.
Tôi đã phải dừng lại rất lâu khi xem bức hình này, với nhiều cảm xúc khó nói thành lời.
Một nhóm người sau đó nhanh chóng áp sát và khống chế lôi người đàn ông này đi với số lượng gấp 3.
Tôi nhớ tới một người đàn ông vô danh đã chặn đoàn xe tăng tiến vào Thiên An Môn năm 1989. Đã không ai biết số phận người sau này được gọi là Tank man đó ra sao.
Tôi hy vọng sẽ được biết danh tính người đàn ông cô đơn giữa đường Nguyễn Huệ vào chiều ngày 15/05/2016 ấy.
Xin nhường lời cho những bức ảnh và dòng cảm nhận của nhiếp ảnh gia Bùi Dzũ (*)
(*) Chiều ngày 15/06/2016, từ nóc một tòa chung cư cũ, nhiếp ảnh gia Bùi Dzũ ghi lại được hình ảnh về một người đàn ông ngồi cô đơn giữa đường Nguyễn Huệ. Những dòng cảm nghĩ mà anh ghi lại hẳn sẽ phải khiến nhiều người day dứt: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10153459073507041&set=a.174938562040.129222.641272040&type=3&theater

Khi chính quyền chỉ tìm kiếm sự đối đầu!!!

Khi chính quyền chỉ tìm kiếm sự đối đầu!!!
Chương trình thời sự VTV1 phát vào 19h ngày 15/05/2016 dành hẳn một thời lượng lớn vào đúng giờ vàng để làm một chuyên mục về các sự kiện xoay quanh các cuộc tuần hành hòa bình và sự kiện ô nhiễm miền Trung (*1). Những thông tin được nêu ra trong chương trình này để lại những góc nhìn thú vị.
Một mặt thì có vẻ chính quyền và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đọc rất kỹ những khuyến cáo được viết ở trang facebook này: Ông Phúc hùng hồn tuyên bố trên VTV sẽ kiên quyết điều tra bất cứ đối tượng nào, bất cứ tổ chức nào gây tổn hại môi trường. Lời khuyên này được đưa ra ở đây cho ông Phúc đã 16 ngày trước(*2). Là một chính trị gia, phản xạ của ông trước một sự cố nghiêm trọng cấp quốc gia, chậm hơn rất nhiều so với các vị đồng nhiệm trên thế giới. Điểm tích cực, là các ông không phải không chịu nghe.
Mặt khác, trong nỗ lực muốn dựng lên một kẻ thù ảo tưởng, chính phủ vẫn xếp tất cả những trí thức, công dân tiến bộ yêu nước sang phía đối lập theo lối diễn giải quen thuộc: Đó là những đối tượng xấu, kích động lôi kéo chống chính quyền. Sự thiếu thiện chí này cho thấy tư tưởng độc quyền cai trị và độc quyền tư tưởng đã gắn kết quá sâu vào huyết quản của bộ máy chính trị Việt Nam. Họ hầu như không thể chấp nhận hoặc nhìn nhận những ý kiến phản biện ôn hoà của các công dân yêu nước, mà tất cả chỉ đặt lợi ích quốc gia lên tối thượng. Việc mặc định dán nhãn các công dân tiến bộ thành kẻ thù sẽ dẫn đến một kết quả tất yếu: "Trước sau gì chính quyền cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng một bên chỉ có chính họ và bên còn lại là toàn bộ người dân", bởi xu hướng văn minh khiến các tư tưởng tiến bộ ngày càng phổ cập sâu rộng trong nhân dân và đây là điều không thể đảo ngược.
Rất khó để trả lời là đến bao giờ thể chế chính trị độc tài này mới chịu nhận ra, thiện chí lắng nghe, hoà giải và hoà bình với những công dân tiến bộ của đất nước sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các bên. Và trên hết, nó giúp đất nước bước sang một kỷ nguyên mới nơi các tư tưởng văn minh lên ngôi, đất nước được soi sáng bởi ánh sáng tri thức và sự hoà giải ôn hoà trở thành lối hành xử chuẩn mực giữa người với người trong một đất nước.
Cũng vì vậy mà tôi buộc phải nhấn mạnh lại quan điểm của mình: "Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài. Đừng nản lòng. Vì trước sau gì văn minh cũng sẽ chiến thắng" (*3)
Tham khảo:
(*1) Chương trình thời sự giờ vàng VTV1 19h ngày 15/05. Tác giả ẩn danh được điểm danh trên màn hình vào phút 32m43s, tất nhiên được đẩy sang phía "đối tượng xấu", dù chắc chắn các quan chức đọc cẩn thận từng lời phản biện đã được viết với không một lời cảm ơn: http://vtv.vn/video/thoi-su-19h-15-5-2016-134860.htm
(*2) Tham luận "Góp ý với Đảng Cộng Sản" ngày 30/04/2015: https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10204772149103624
(*3) Cương lĩnh cho cuộc đấu tranh "Vì sự tiến bộ xã hội": https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10204824521012889

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

Chúng ta vẫn tiến về phía trước


Sáng mai 9h sáng ngày 15/05/2016 sẽ là một thời khắc có ý nghĩa với nhiều người.
Tôi biết rằng sẽ có nhiều gương mặt dũng cảm quen thuộc hiện diện. Họ đã quen với thử thách.
Tôi biết rằng sẽ có thêm nhiều gương mặt mới, vì họ đã được thắp lên ngọn lửa về niềm tin và khát khao cho một đất nước tốt đẹp hơn.
Tôi biết rằng có hàng triệu và hàng triệu người khác sẽ dõi ánh mắt theo và cầu nguyện cho những người phía trước, vì ai cũng tin vào lẽ phải.
Ngày mai, sẽ là sự hội tụ của niềm tin công lý và hoà bình. Hãy để lòng dũng cảm của chúng ta biến thành sức mạnh đoàn kết. Hãy để ánh sáng tri thức soi sáng cho con đường hoà bình mà chúng ta quyết tâm đi.
Hẹn gặp các bạn tại Trung tâm Hà Nội, Sài gòn và những thành phố khác nữa. Tôi tin rằng các bạn sẽ tìm thấy nhau và tụ lại giống như những giọt nước trước khi đổ ra biển cả. Hãy thắp lên ước vọng màu xanh cho đất nước này.
(*1) Hãy đọc kỹ cương lĩnh đấu tranh ở đây: Tôn chỉ tối cao là hoà bình https://www.facebook.com/Langlanhtu/posts/10204824521012889
(*2) Hãy mang theo một dải băng xanh trên tay hay trên trán, hoặc bất cứ một thứ gì đó có màu xanh. Nó sẽ giúp các bạn tìm đến nhau dễ hơn và nhân lên niềm tin cho mỗi người.
(*3) Tôi tin là chính quyền sẽ phải cẩn trọng trong mọi hành vi đàn áp. Sự hiện diện của giới báo chi và các quan sát viên quốc tế ở Việt Nam trước thềm chuyến thăm của Tổng Thống Mỹ chính là sự hậu thuẫn cho các bạn. Thế giới này không ai ủng hộ bạo quyền. Hơn nữa, chính hành vi đàn áp dã man của chính quyền ngày 08/05/2016 đã dẫn tới việc chúng ta phải tiếp tục hiện diện vào ngày mai để chặn lại bạo quyền. Vì thế, tôi hy vọng và mong chờ rằng ngày 15/05/2016, thiện chí hoà giải và hoà bình sẽ không chỉ được thấy ở những người đấu tranh cho tự do, mà còn ở cả phía chính quyền nữa. Dù sao, chúng ta vẫn cứ tiến về phía trước.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

"Một vành đai, một con đường" - Chiến lược của nước lớn và cái bẫy hội nhập.


Về đề xuất chiến lược "Một con đường, một vành đai của Trung Quốc" trước thềm chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng thống Obama.
Tôi có được đọc bài viết "Việt Nam không thể đứng ngoài sân chơi Một vành đai, một con đường" đăng ngày 10/05/2016, dẫn lời hai chuyên gia là Tiến sỹ Nguyễn Đức Thành của viện nghiên cứu Verp và Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành, giám đốc chương trình giảng dạy Fullbright. (*) Một kiến nghị về chính sách của Việt Nam với chiến lược địa chính trị của các nước lớn là điều rất bình thường, nhưng trước thềm chuyến thăm của ông Obama sang Việt Nam, mà chắc chắn một nội dung trọng yếu sẽ được đem ra bàn là các biện pháp thúc đẩy thực thi một chiến lược khác là TPP, do Mỹ làm trung tâm khiến tôi buộc phải xem xét kỹ vấn đề và từ đó thấy rằng phải đưa ra một góc nhìn khác.
Ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành cho rằng Việt Nam phải tham gia cuộc chơi do TQ khởi xướng, bằng cách kết nối hạ tầng với khu vực nếu không sẽ bị đứng ngoài lề và trở thành vệ tinh của TQ. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành cũng đưa ra quan điểm tương tự, tuy nhiên, đi sâu hơn khi đặt ra câu hỏi phải lấy vốn từ đâu để tiến hành các khoản đầu tư hạ tầng đường bộ, cảng biển để kết nối với chiến lược của Trung Quốc. Tuy nhiên cả hai ông đều không nhắc gì đến nội dung quan trọng nhất: Lợi ích kinh tế và thương mại của Việt Nam sẽ là gì, kể cả khi vay nợ được để tiến hành các khoản đầu tư hạ tầng tốn kém này, và mất bao nhiêu năm mới hoàn được vốn? Chiến lược này sẽ giúp thương mại xuất khẩu của Việt Nam tăng được thêm bao nhiêu?
Khi phân tích chính sách mà không đánh giá về lợi ích, thì sẽ là thiếu sót quá lớn, thậm chí khiến những đề xuất trở thành sai lầm.
Hiệp định đối tác xuyên thái bình dương TPP và chiến lược Một vành đai, một con đường là hai luật chơi thương mại khác hẳn nhau về bản chất, do hai cường quốc mạnh nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc khởi xướng. Mỗi nước đang cố gắng thu hút càng nhiều càng tốt các nước khác tham gia chiến lược thương mại của mình, qua đó áp đặt ảnh hưởng toàn cầu. Với một số nước ở rất xa, ví dụ EU, có thể họ đánh giá cả hai chiến lược này đều có ảnh hưởng tương tự nhau đối với nền kinh tế toàn khối. Nhưng với những nước như Việt Nam, tác động của TPP và chiến lược Một vành đai, một con đường là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
TPP nhắm nhiều vào và tạo cơ hội cho việc thúc đẩy thương mại của tất cả các nước thành viên. Muc tiêu chính của nó là gia tăng thương mại giữa các nước thành viên qua việc đề cao xuất xứ hàng hoá, giảm thuế nội khối và do đó gạt dần các nước không tham gia TPP ra khỏi thị trường nội địa của các nước TPP. Với sự hiện diện của Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, cũng đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất thế giới và của Nhật, một siêu cường kinh tế, khiến TPP trở nên rất quan trọng. Một tác động của TPP mà dù không nói rõ nhưng ai cũng hiểu, là các ngành hàng xuất khẩu của nền kinh tế xuất khẩu lớn nhất thế giới là Trung Quốc, sẽ bị gạt dần ra khỏi nền kinh tế nhập khẩu lớn nhất thế giới là Mỹ bằng các sắc thuế, vì TQ không có khả năng tham gia TPP trong tương lai gần. Do đó, sẽ để lại khoảng trống thị trường cho nhiều nước thành viên TPP khác. Khoảng trống này rất lớn, ví dụ chỉ một ngành hàng dệt may khi TQ bị gạt dần khỏi Mỹ, đã có khả năng giúp khoảng 5 nước có quy mô tương tự ngành dệt may hiện tại của Việt Nam chiếm lĩnh, vì thế Việt Nam được cho là một nước hưởng lợi lớn từ TPP. Đây là cơ hội, còn đạt được lợi ích thế nào thì phụ thuộc vào sự chuẩn bị của Việt Nam. Tôi buộc phải nói rằng cả chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm được gì nhiều để đón TPP 2018. Do đó, tôi nhấn mạnh rằng Trọng tâm chính sách và đầu tư của chính phủ Việt Nam trong hai năm tới phải tập trung vào việc chuẩn bị đón lấy các cơ hội mà TPP mang lại.
Trong khi đó, chiến lược Một vành đai, Một con đường để kết nối đường dây kinh tế Á Âu của TQ hoàn toàn khác. Nó không giúp những nước giống Việt Nam tăng được gì từ thương mại hay nền sản xuất nội địa, mà chỉ thúc đẩy việc tạo ra một chuỗi hệ thống cơ sở hạ tầng, để phục vụ hàng hoá Trung Quốc tiếp cận thuận lợi hơn với thị trường chính ở châu Âu và khu vực Trung Á. Mục đích của chiến lược này mang tính địa chính trị sâu sắc với Trung Quốc. Thứ nhất, nó giúp dòng thương mại của TQ ra thế giới bớt lệ thuộc vào cái cổ chai Mallaca khi có nhiều tuyến đường khác để đi, đồng thời giúp TQ gia tăng ảnh hưởng sâu vào khu vực Trung Á. Thứ hai, thông qua việc cho vay các khoản đầu tư hạ tầng, Trung Quốc sẽ thành chủ nợ lớn của các nước nghèo nằm trên tuyến đường này như Việt Nam, trong khi hạ tầng được tạo ra sẽ chủ yếu để phục vụ cho dòng hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc. Các nước ven tuyến đường này khó thu thêm được gì ngoài phí trung chuyển hàng hoá, đồng thời hạ tầng phát triển khiến hàng hoá Trung Quốc dễ chèn ép chính nền sản xuất các nước này do chi phí vận tải hàng từ TQ sẽ giảm xuống.
Do mọi phân tích đều mang tính định tính mà thiếu số liệu, vì mọi dữ kiện đều ở thì tương lai, nhưng dựa trên những đặc điểm hiện tại của Việt Nam, về năng lực sản xuất nội địa, chỉ số cạnh tranh và quy mô nền kinh tế, tôi có thể nhận định nhanh như sau:
(1) Là quốc gia có đường biển kéo dài, và mọi khu vực nội địa đều thông với các cảng biển với khoảng cách ngắn, kinh tế Việt Nam vẫn phải lấy hướng biển là hướng thương mại quan trọng nhất.
(2) Ngoài Trung Quốc, hai nước giáp biên giới đất liền với Việt Nam là Lào và Campuchia đều là những thị trường nhỏ bé. Hàng hoá Việt Nam xuất đi tất cả các nước khác theo đường biển vẫn là đường có chi phí vận tải nhỏ nhất, trong khi vận tải đường bộ chi phí rất lớn, khi khoảng cách trên 500 km tính từ biên giới Việt Nam. Từ ý nghĩa đó, việc đầu tư hệ thống hạ tầng đường bộ kết nối với Trung Quốc, Lào, Campuchia quá tốn kém mà hiệu quả thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa không đáng là bao.
(3) Năng lực hệ thống cảng biển hiện nay của Việt Nam chua được khai thác hết với quy mô của nền kinh tế hiện tại. Còn nếu đầu tư ồ ạt cảng biển để thu phí trung chuyển hàng hoá thì phải tính toán rất kỹ vì khoản phí trung chuyển không đáng là bao so với quy mô vốn phải bỏ ra, nhất là trong bối cảnh nợ công Việt Nam đã rất lớn. Nếu đầu tư cảng biển để xuất hàng thu phí trung chuyển cho Trung Quốc thì đó mới thực sự là Việt Nam mắc kẹt nợ nần và biến thành nền kinh tế phái sinh của Trung Quốc.
Vì thế, yếu tố trọng yếu nhất không phải ở chỗ Việt Nam có tham gia hay không chiến lược Một vành đai, một con đường của Trung Quốc, mà là phải trả lời ba câu hỏi sau:
(1) Chiến lược này của Trung Quốc có giúp gì cho hàng hoá Việt Nam ra thế giới hơn hiện nay? Và mức độ ảnh hưởng sẽ ra sao với sản xuất nội địa khi hạ tầng kết nối với Trung Quốc phát triển giúp hàng hoá Trung Quốc vào sâu Việt Nam dễ hơn, rẻ hơn?
(2) Vốn đầu tư cho hạ tầng kết nối đường bộ với TQ, Lào, Campuchia và các cảng biển để phục vụ hàng hoá TQ trung chuyển sẽ lấy từ đâu? Vay Trung Quốc? Vay ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á do TQ sáng lập? Hay vay các nước khác?Lợi ích tăng thêm ra sao, thuế, phí tăng thêm được bao nhiêu? Bao nhiêu năm mới hoàn vốn đầu tư. Vay nợ thêm những khoản khổng lồ có ảnh hưởng gì đến khả năng vỡ nợ của Việt Nam khi nợ công đã chạm giới hạn chi trả của ngân sách hiện tại?
(3)Trong bối cảnh các nguồn lực của Việt Nam có hạn, tập trung cho cái này sẽ phải giảm bớt cái khác. Nếu Việt Nam dành các nguồn lực hạn chế của mình để tham gia chiến lược của TQ thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc tập trung nguồn lực chuẩn bị cho TPP?
Từ những góc độ trên, tôi cho rằng ý kiến của tiến sỹ Nguyễn Đức Thành và tiến sỹ Nguyễn Xuân Thành có phần vội vàng, nếu không muốn nói là thiếu cơ sở. Tôi không nghĩ rằng một nước với nguồn lực hạn chế và vị trí đặc thù như Việt Nam mà cứ phải tham gia mọi cuộc chơi do các nước lớn đưa ra vì nỗi ám ảnh bị cô lập hay gạt ra bên lề là một nỗi sợ có tính thổi phồng. Ngược lại, việc tham gia cái gì và vào thời điểm nào phải dựa trên những đánh giá được mất rõ ràng, vì nguồn lực của Việt Nam chỉ có thế và vị trí thì vẫn ở đó và không di chuyển đi đâu khác được.
Hội nhập có thể xấu, có thể tốt, tuỳ theo từng trường hợp khi nó mang lại những gì. 
(*) Bài phân tích "Việt Nam cần gia nhập Một vành đai, Một con đường nếu không sẽ trở thành vệ tinh": http://bizlive.vn/…/viet-nam-khong-the-dung-ngoai-san-choi-…
Lưu ý: Bài viết này được tác giả giữ bản quyền và đồng ý chia sẻ tự do, với điều kiện dẫn tên tác giả và đường link đến trang facebook này.

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

Cương lĩnh - Vì sự tiến bộ xã hội





VÌ SỰ TIẾN BỘ XÃ HỘI.
Tôi không còn nhiều thời gian. Đây có lẽ là một trong số các status cuối cùng của tôi, vì thế tôi sẽ cố gắng viết thật ngắn gọn:
1. ĐÂY LÀ CUỘC ĐẤU TRANH ĐỂ XÂY DỰNG, THAY VÌ HUỶ HOẠI.
(1.1) Đây là hoạt động phản kháng trong hoà bình, bằng cách sử dụng quyền tuần hành và biểu tình theo đúng hiến pháp. Mục đích tối cao của nó là xây dựng, không phải là hủy hoại xã hội.
(1.2) Tôi không kêu gọi lật đổ chính quyền. Tôi kêu gọi người dân thực hiện quyền đồng thuận xã hội, để nêu kiến nghị, tạo sức mạnh khiến chính quyền hiện nay buộc phải lắng nghe và hành động tích cực. Đã đến lúc người Việt Nam phải có một chính phủ chịu lắng nghe, thay vì chỉ dùng bạo quyền đàn áp.
(1.3) Cuộc đấu tranh này không có kẻ thù cá nhân. Bất cứ ai thấy cần có một xã hội tốt đẹp hơn đều có thể tham gia, không phân biệt chính kiến hay tôn giáo. Những người tuần hành không được nhắm vào ai. Mục đích của nó là xây dựng bằng ánh sáng tri thức và hòa bình để chiến thắng thù hận. Cuối cùng để có thể có một hệ thống chính trị tốt hơn cho đất nước.
(1.4) Mọi hành động của những người tham gia tuần hành, đều phải đặt nguyên tắc hành xử ôn hoà và hoà bình làm nguyên tắc tối cao. Mọi hành động phản kháng vũ lực đều phải bị ngăn cấm. Mọi hành động gây tổn hại tài sản công và tài sản tư đều phải bị loại bỏ.
2. ĐÂY LÀ CUỘC ĐẤU TRANH LÂU DÀI
(2.1) Mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh là thay đổi cách hành xử và kết cấu của bộ máy chính quyền hiện nay bằng các biện pháp hoà bình để có một hệ thống chính trị minh bạch, công bằng cho mỗi người dân.
(2.2) Đây là cuộc đấu tranh hết sức lâu dài. Nó không thể chỉ thành công với một vài cuộc tuần hành hoà bình, mà sẽ cần nhiều hơn thế. Cuộc đấu tranh này sẽ cần đến các cuộc biểu tình hoà bình liên tiếp trong 2 năm, 3 năm, 5 năm, thậm chí là nhiều hơn nữa.
(2.3) Hãy kiên nhẫn và không nản chí, để có thể giữ lửa và nhân rộng, giúp cuộc đấu tranh ngày một lớn mạnh.
3. CÁC NGUYÊN TẮC HÀNH ĐỘNG
3.1 Cần luôn tôn trọng hoà bình, đó là nguyên tắc hành xử tối cao bao trùm mọi nguyên tắc khác.
3.2 Cần tìm mọi cách thuyết phục những người khác, gồm cả lực lượng đàn áp để họ nhận ra thiện ý tốt đẹp của những người đấu tranh hoà bình.
3.3 Cần tranh thủ mọi sự giúp đỡ để giúp tinh thần của cuộc đấu tranh được gìn giữ và nhân rộng.
3.4 Những người không thể tuần hành trên thực địa có thể hỗ trợ cho những người phía trước bằng các ủng hộ vật chất và tinh thần. Có thể góp phần giữ lửa bằng cách nói đến, nhắc đến và phổ biến các thông điệp tranh đấu càng nhiều càng tốt.
3.5 Triệt để tôn trọng lối hành xử hoà bình. Mọi hành động đấu tranh không được phép làm tổn hại sức khoẻ, tính mạng, thân thể của lực lượng đàn áp hay bất cứ ai khác.
3.6 Không được mang theo vũ khí hay bất cứ thứ gì có thể được sử dụng để gây tổn hại người khác.
3.7 Khi bị tấn công hay bắt bớ, hãy xiết chặt nhau thành một khối, làm thành các vòng tròn bảo vệ nhau. Nếu một ai đó bị tách khỏi vòng tay của những người khác, đừng phản kháng đơn lẻ, hãy chấp nhận sự khống chế của lực lượng đàn áp.
3.8 Phải dũng cảm đối mặt với bạo lực. Những người tranh đấu có thể che chắn khi bị tấn công nhưng tuyệt đối không được tấn công lại lực lượng đàn áp.
3.9 Đây là cuộc đấu tranh để đất nước tốt đẹp hơn. Những người tham gia cần gây cảm hoá bằng hành động của mình. Tuyệt đối không làm tổn hại tài sản công và tư, tuyệt đối không làm tổn hại môi trường.
3.10 Không hành động đơn lẻ, phải luôn hành động trong tập thể. Ngay cả khi đến địa điểm tuần hành, hãy chờ nhau và kết thành từng nhóm tối thiểu 20 - 30 người. Các nhóm hãy nhập lại với nhau đông hơn. Chỉ tiến về trung tâm với đội ngũ tối thiểu 500 người. Hãy tuần hành dọc vùng ngoài một cách hoà bình, văn minh cho đến khi có đủ số người nhập đoàn.
3.11 Đây là cuộc đấu tranh tự phát của mọi công dân tiến bộ và không (hoặc chưa) có tổ chức. Mỗi nhóm gồm 20 - 30 người hãy bầu chọn nhanh một người lãnh đạo lâm thời, bảo vệ người đó và hành động tập trung một cách thống nhất.
3.12 Hãy chia sẻ phương thức liên lạc cá nhân với những người trong nhóm, để mọi người liên lạc và cảnh báo với cộng đồng giúp bạn nếu bạn bị câu lưu sau mỗi cuộc tuần hành.
Tôi không có tư cách đặt tên cho cuộc đấu tranh này. Nhưng tôi gọi nó là "Phong trào vì tiến bộ xã hội của Việt Nam".
Ngày 15/05/2016 Mỗi người tham gia hãy mang theo một lá đơn kiến nghị gồm 3 điểm:
(1) Đề nghị chính phủ Việt Nam nhanh chóng công bố nguyên nhân gây ô nhiễm miền Trung. Điều tra và trừng phạt thủ phạm (nếu có) để tránh đất nước bị tổn hại trong tương lai.
(2) Đề nghị chính phủ Việt Nam công bố một chương trình cứu trợ khẩn cấp cho những người dân bị ảnh hưởng bởi thảm họa ô nhiễm. Tiến hành các hoạt động khẩn cấp nhằm chặn đứng và loại trừ thành phần gây ô nhiễm trong môi trường. Ngăn chặn việc phát tán và sử dụng thực phẩm gây ô nhiễm tới mọi khu vực khác.
(3) Đề nghị chính phủ Việt Nam khẩn cấp ban hành luật biểu tình. Đồng thời điều tra truy tố hành vi tấn công và bắt bớ những người tuần hành hoà bình trong thời gian qua. Phải tổ chức lực lượng hành pháp bảo vệ, giữ trật tự và tạo điều kiện để người dân thực hiện quyền tuần hành hoà bình một cách an toàn.
Lá đơn này có thể được gửi riêng lẻ hoặc lấy chữ ký tập thể. Mọi cuộc tuần hành sẽ kết thúc trong hoà bình khi lá đơn được bỏ vào hòm thư của chính phủ Việt Nam tại trung tâm Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố khác.
Để lan truyền niềm tin cho nhau, những người tuần hành hãy mang một dải băng xanh trên tay hay trên trán mình, hoặc một chiếc áo, một chiếc ô hay bất cứ một thứ gì khác có màu xanh. Đó sẽ là biểu tượng của cuộc đấu tranh - Cho hoà bình, cho sự sống, cho sự tiến bộ xã hội.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Cái thiện và cái ác

Cái thiện và cái ác
Cuộc đàn áp hung bạo những người tuần hành hoà bình vì môi trường ngày 08/05/2016 tại Hà Nội và Sài Gòn, cuối cùng đã lắng xuống cùng với những dư âm của nó. Khi các sự kiện dần lộ ra, người ta đánh giá được tất cả mọi vấn đề.
Người mẹ bị hành hung trước mặt con mình trong bức ảnh gây căm phẫn và trở thành biểu tượng của sự đàn áp bạo quyền chính là chị Hoàng Mỹ Uyên (1). Chị là một doanh nhân, sở hữu công ty của riêng mình, kinh doanh hợp pháp và chắc chắn là đóng thuế cho nhà nước cao hơn khá nhiều mức bình quân của người Việt.
Ngày 08/05/2016, là người có thu nhập cao, đáng ra người mẹ ấy có thể cùng gia đình mình vui chơi tại một khu resort cao cấp nào đó. Nhưng vì khát vọng cho một Việt Nam sạch hơn, công bằng hơn và an toàn hơn khi hàng loạt thảm họa môi trường đang diễn ra và chưa hề có động thái nào khắc phục từ phía chính quyền, chị đã đưa con gái của mình cùng tham gia cuộc tuần hành hoà bình.
Người phụ nữ ấy muốn nguyện vọng của mình được lắng nghe, người mẹ ấy cũng muốn con gái mình được gieo vào trong tim khát vọng hoà bình và công lý. Kết quả thì đã quá rõ. Bức ảnh người mẹ bị hành hung đầy vết thương đang cố ghì chặt đứa con gái nhỏ của mình trong vòng tay đã nói lên quá nhiều điều về cái gì đang thực sự diễn ra ở đất nước này. Một làn sóng bôi xấu người mẹ ấy sau đó đã diễn ra. Họ nói người phụ nữ ấy là Việt Tân, đi biểu tình lấy 500 nghìn đồng và dàn cảnh để ăn vạ chính quyền. Tất nhiên, ai cũng đều hiểu những kẻ đó là ai. Chúng cũng cùng chiến tuyến với những kẻ ác đã hành hung người mẹ trẻ ấy. Chúng nói rằng người phụ nữ trẻ và xinh đẹp, một doanh nhân thành đạt đang đóng nhiều thuế cho chính quyền, một bà mẹ luôn lo lắng cho con mình, đi biểu tình chỉ để nhận vài trăm nghìn đồng. Nhưng cái ác và cái xấu không thể đứng vững trước điều tốt: Chị Hoàng Mỹ Uyên đã từ lâu nay là người chủ của một hòm bánh mỳ từ thiện tại Sài Gòn, nơi bất cứ người nào cũng có thể dừng chân lấy cho mình một cái. (2) Sự thật sẽ tự có ánh sáng của riêng mình.
Tôi viết status này để nói về một người không quen biết. Dù có thể những tổn thương cả về thể xác và cả về tinh thần bởi những lời tấn công thấp hèn sẽ khiến người phụ nữ xinh đẹp đầy lòng nhân ái và ý thức trách nhiệm ấy phải thất vọng về xã hội. Tôi muốn nói với chị Uyên rằng những điều chị phải gánh chịu sẽ không ai quên. Số kẻ nhận lương để bạo hành và miệt thị chị chỉ chiếm thiểu số trong xã hội. Cái ác tuy hung bạo nhưng chúng sẽ vĩnh viễn là thiểu số và cuối cùng chúng sẽ lụi tàn. Thật cay đắng là hiện nay chúng đang được nuôi sống bằng những đồng tiền thuế của tôi, của chị và của 90 tr người Việt Nam.
Tôi muốn nói với tất cả những người đang đọc những dòng chữ này, vì có thể thời gian để tôi còn có thể nói được với các bạn không còn nhiều nữa. Người mẹ và cô con gái nhỏ của mình đã bị hành hung trong một cuộc tuần hành hoà bình, đấu tranh cho một đất nước trong sạch và công bằng hơn, cho mọi người và cho chính bạn nữa. Họ đã bị đánh vì thiếu những cánh tay bảo vệ cho họ. Họ đã bị đàn áp dã man vì số người sẵn sàng tuần hành cho công lý chưa đủ đông. Hãy nhìn những bức ảnh và tự vấn lương tâm mình. Trong nhiều năm qua, môi trường sống ngày một tồi đi, nạn tham nhũng ngày một nhiều thêm, bất công xã hội ngày một tăng và oan khuất mỗi lúc một đến nhiều hơn với những người lương thiện. Miền Nam đang chết khát, người dân Bến Tre và nhiều vùng khác đang phải uống nước muối có độ mặn gấp 6 lần nước muối y tế, thực phẩm độc giờ đã tràn tới bữa cơm từng gia đình và giết hại dần con cái của mỗi gia đình. Không khí ở Hà Nội giờ đã có thủy ngân, và giờ đây thảm họa biển miền Trung đang tận diệt cả một dải bờ biển. Bạn có thể trốn trong nhà, cố trồng rau sạch với hy vọng mình được an toàn. Nhưng bạn và con cái bạn vẫn phải hít chung một bầu không khí và rất có thể rồi một ngày ảm đạm, sẽ có một dự án tương tự Formosa được khởi công ngay chính gần nơi bạn ở. Chẳng ai có thể tránh, chẳng ai có thể trốn thoát. Cái ác, sự bất công, sự tàn phá rồi sẽ tìm đến chính cửa nhà mỗi người nếu không ai chịu làm gì để chặn chúng lại.
Đã đến lúc cần đối diện với sự sợ hãi của mình, đã đến lúc phải vượt qua sợ hãi vì lòng tin vào cái tốt. Ngày 15/05/2016, xin hãy cùng góp cánh tay trong một cuộc tuần hành hoà bình. Tôi không kêu gọi lật đổ ai hay cái gì ở đây. Thay vì thế, tôi kêu gọi xã hội hành động một cách hoà bình để buộc chính quyền phải lắng nghe và hành xử tích cực. Đã đến lúc họ phải xây, thay vì chỉ phá. Để vãn hồi sự suy tàn của đất nước này.
Ai cũng sợ hãi, cả tôi cũng vậy. Có ai trân trọng sự sống mà lại không sợ hãi cái ác và bạo quyền? Nhưng cũng vì trân trọng sự sống, đã đến lúc chúng ta phải bước qua sợ hãi.
(1) Trang facebook của chị Hoàng Mỹ Uyên, một phụ nữ xinh đẹp, một người mẹ đầy lòng nhân ái và là một doanh nhân thành đạt: https://web.facebook.com/ubee.crazee?fref=nf
(2) Chị Hoàng Mỹ Uyên đã từ lâu là người chủ của một hòm bánh mỳ từ thiện ở Sài Gòn nơi bất cứ ai cũng có thể dừng chân lấy: http://cafebiz.vn/…/chu-quay-banh-mi-tu-thien-o-sai-gon-bot…
P/S Cho những ý kiến hỏi rằng tôi nhận được bao nhiêu tiền cho những bài viết của mình: Là một kẻ xấu xa, nên danh dự của tôi cao giá lắm, đến mức chính tôi cũng còn không mua nổi huống hồ bất cứ ai.
Dành riêng cho những kẻ sẵn sàng chụp mũ những người có tâm huyết với đất nước là phản động, là Việt Tân: Những năm 1920 ông Hồ Chí Minh buộc tội chế độ thuộc địa của Pháp: "Người Pháp bắt đầu bắt bớ và khủng bố hàng loạt người dân vì cộng sản, trong lúc ở Việt Nam chưa có bất cứ một đảng viên cộng sản nào". Xem ra bài học ông Hồ tổng kết bị bỏ quên không đưa vào giáo án đào tạo Dư luận viên. Bằng cách chụp mũ cho tất cả những người lên tiếng vì đất nước là Việt Tân, xin chia buồn với những kẻ đẻ ra cái luận điệu này, các vị đang giúp quảng bá không công cho chính cái mà các vị đang thù ghét. Ở đâu có bạo tàn, ở đó thật hiếm thấy trí thông minh.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Tội ác sẽ chỉ gây thêm căm hờn



Tội ác sẽ chỉ gây thêm căm hờn.
Những kẻ gây ra những hành vi này có thể làm tổn thương một số người dân. Nhưng sự căm hờn tích tụ lại sẽ là những nhát cuốc đào mồ chôn chế độ bạo quyền.
Vài quân đốn mạt lu loa rằng tại sao những người làm cha mẹ này lại mang theo con cái của mình để chúng bị bạo hành??? Lối nghĩ ấy đốn mạt và đê hèn cũng giống nhận thức và nhân cách của chúng vậy. Đây là một cuộc tuần hành vì hoà bình, trẻ em cũng có quyền và phải tham gia vì chúng đang sống, đang lớn lên và đang hít thở cùng một bầu không khí. Chúng không trách những tên côn đồ được nhà nước trao quyền mà lại trách người dân tại sao lại để lũ côn đồ được pháp luật bảo kê ấy đánh? Lũ khốn kiếp.
Trong một cái tổ vỡ thì làm gì có trứng lành. Khi đến thứ căn bản nhất là một đất nước có bầu không khí có thể thở được cũng không còn thì vì lý do gì mà những người làm cha mẹ ấy không được mang theo con cái họ, cũng chính là niềm hy vọng đau đáu của họ để đấu tranh trong hoà bình?
Có những kẻ đánh đồng một cách hèn mạt rằng người mẹ này cũng giống những kẻ xấu trong quá khứ, khi dùng trẻ em như một công cụ đấu tranh. Không có người mẹ nào dùng con mình làm lá chắn hết. Những kẻ cộng sản từng trao súng vào tay trẻ em, khuyến khích chúng bắn giết và đánh bom, đào tạo chúng thành những công cụ giết người. Người mẹ này dắt con mình đi trong cuộc tuần hành hoà bình, trao vào tay con mình niềm khát khao công lý. Đó là sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa văn minh và bạo tàn.
Bạo quyền rồi sẽ chỉ đổi lấy căm hờn. Những kẻ đàn áp người dân của đất nước và cả những kẻ ủng hộ chúng rồi sẽ phải trả giá đắt cho tội ác này.
Hãy nhìn kỹ những bức hình này, hãy suy nghĩ về nó. Người mẹ này và em bé này đã bị đánh chỉ vì biểu lộ khát vọng có một đất nước sạch hơn cho mình, cho con cái mình, cho cả những người khác nữa trong ôn hoà. Họ tuần hành trong hoà bình với hy vọng được lắng nghe, và chúng lắng nghe bằng vũ lực và đàn áp. Họ bị đánh vì họ còn lẻ loi và thiếu những bàn tay che chở cho họ. Đừng để thứ bạo quyền gây căm hờn này hoành hành thêm nữa. Lần sau, hãy góp cánh tay mình.
Ngay bây giờ, tôi kêu gọi một cuộc tuần hành khác. Chủ nhật ngày 15/05/2016, 9h sáng, tại Hà Nội là Nhà Hát Lớn và Sài Gòn là công viên 30/4. Những thành phố khác cũng hãy đáp lời. Chúng ta đòi chính quyền này điều tra ra kẻ gây hủy diệt miền Trung Và hành động để đất nước không bị hủy diệt thêm nữa. Chúng ta đòi chính quyền này truy tố những kẻ đánh người dân, đánh phụ nữ và trẻ em khi họ tuần hành hoà bình theo đúng hiến pháp. Chúng ta đòi chấm dứt tội ác và bất công từ chính những kẻ mặc sắc phục công quyền. Những người không thể đi thì hãy ủng hộ, những người Việt ở nước ngoài, xin hãy nói giúp với thế giới điều gì đang diễn ra ở đây, đừng để bạo quyền bị che dấu. Hãy cùng nắm tay trong hòa bình để đối mặt với bạo quyền. Nếu chế độ này không chịu nghe mà chỉ muốn vùi dập người dân trong lầm than, chúng ta cần đối đầu với nó. Hãy góp cánh tay của bạn. Chúng muốn người dân bị sợ hãi và tan tác, chúng ta sẽ đáp trả bằng sự dũng cảm và đoàn kết. Chúng dùng bạo lực và khủng bố, chúng ta sẽ đáp trả bằng ánh sáng và hoà bình. Chúng ta quyết không để bóng tối kéo dài mãi mãi. Xin hãy lan truyền thông điệp này. Xin hãy đối diện với lương tâm của mình.

Không ai còn nhắc tới chiến thắng

Không ai còn nhắc tới chiến thắng!
Ngày 07/05/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, một thiếu tướng Pháp bị bắt sống cùng 16 tiểu đoàn quân viễn chinh, một trung đoàn pháo binh và một phi đội máy bay trực chiến cùng với đơn vị xe tăng phối thuộc. Người Pháp mất tổng cộng 17 nghìn người trong đó có 11 nghìn bị bắt sống. Đây là một chiến thắng lớn trong lịch sử quân đội hiện đại. Người Việt đã đánh bại đạo quân tinh nhuệ nhất của Pháp và hất cẳng một cường quốc khỏi Đông Dương.
Một chiến thắng đáng tự hào, chỉ tiếc thay, hào quang quân sự ấy lại dẫn tới sự cai trị của một chế độ độc tài cộng sản hủ bại đến 62 năm tính từ Điện Biên Phủ 1954. Hàng vạn người Việt Nam đã chết cho chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân dân bị phản bội, chiến thắng bị đánh cắp. Ngày 07/05/2016, không ai còn nhắc tới chiến thắng.
Miền Nam đang chết khát trong khô hạn. Mùa màng thất bát khiến hàng triệu người lâm vào cảnh khó khăn. Cả một dải bờ biển miền Trung cá chết trắng bờ, và đáy biển thì giờ đã biến thành nghĩa địa với sự hủy diệt của hệ sinh thái biển. Cả nước thì đang chết dần mòn với thực phẩm tẩm độc. Nền kinh tế điêu đứng què cụt với dòng hàng lậu tự do đến từ bên kia biên giới phía Bắc. Chiến hạm của Trung Quốc vùng vẫy ngược xuôi trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam còn tàu ngư dân liên tiếp bị tông chìm.
Không ai còn nói tới chiến thắng. Người ta chỉ còn nói tới việc cần phải làm gì đó để thay đổi thực trạng khốn cùng ở đất nước này. Đất nước đang chết dần chết mòn, và ngồi không có nghĩa là chờ đợi tương lai đen tối nhất đến với mỗi người.
Sáng ngày 08/05/2016, lời kêu gọi cho một cuộc tuần hành vì hoà bình, vì môi trường, vì sự sinh tồn của đất nước đã được lan nhanh khắp các kênh giao tiếp của người dân.
Thông điệp tôi muốn nói tới rất ngắn gọn thôi: Hãy tuần hành, trong hoà bình, để đòi lấy quyền sinh tồn cho chính chúng ta và cũng là cho đất nước này!!!
Tôi không kêu gọi lật đổ ai hay cái gì ở đây, nhưng đã đến lúc người dân cần bắt chính quyền hiện nay phải xây, thay vì chỉ phá. Lịch sử dân tộc đã đến lúc cần đến một chiến thắng khác, chiến thắng của văn minh, dân chủ trước độc tài và bạo quyền. Hãy hành động để con cháu có thể nói tới chiến thắng trong hoà bình ấy một cách tự hào, với một đất nước thịnh vượng và văn minh.