Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2008

Khi phải sống dưới bóng của một nền văn minh

Bài giáo chã này Lãng anh viết khoảng tháng 6/2007, để dạy dỗ bọn chã về sự sinh tồn dưới bóng của những nền văn minh lớn. Ít nhiều cũng có nhiều điểm đáng để suy luận.

Xét về yếu tố lịch sử và văn hoá, Việt Nam và Đông Nam Á nằm trọn vẹn trong vùng ảnh hưởng của nền văn hóa và thế lực Trung Hoa. Điều này cũng giống như việc khối Đông Âu và các nước Ban Căng cũng như một phần Trung Á nằm trong vùng ảnh hưởng của nền văn minh Đại Slavơ và nước Nga, hay cũng tương tự thế khu vực Mỹ Latin luôn được coi là sân sau của Mỹ. Các biến cố lịch sử có thể ít nhiều làm thay đổi tương quan ảnh hưởng và tầm mức quan trọng của các mối quan hệ, nhưng về cơ bản không nằm ngoài một phạm vi đã được xác định. Người ta không thể hình dung ra một nước BaLan chơi tay đôi sòng phẳng với nước Nga, hoặc một Venesuela chơi ngang cơ với Mỹ. Dù rằng hiện nay nước Nga vẫn đang vật vã tái khẳng định quyền lực quốc tế, hay một Chavezt nứt dây trên trời lọt xuống gồng mình mang dầu ra thách thức quyền lực Mỹ. Sẽ không thể có thành công cho những nỗ lực như thế. Đó gần như là một tất yếu lịch sử.

Hiểu theo khía cạnh đó, quan hệ Việt Nam - Trung Hoa sẽ luôn là một mối quan hệ lâu dài và không thể tư duy theo lối hoặc sấp hoặc ngửa. Trong nhiều thế kỷ Việt Nam là một cái chốt chặn tự nhiên trên con đường nam tiến của nền văn hóa và thế lực Hoa Hạ. Cái mà Việt Nam tích tụ được trong cả quá trình lâu dài ấy không phải là một sự đề kháng về văn hoá, trên thực tế nhiều triều đại phong kiến của Việt Nam đã dập khuôn nền văn hóa cai trị của Trung Hoa, nhưng tinh thần đề kháng để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ thì lại là một yếu tố ăn vào cốt tủy của mọi thế hệ người Việt. Có thể nói thế này, xét về cả triều dài lịch sử, mâu thuẫn giữa Việt Nam - Trung Hoa không gì nằm khác hơn ngoài vấn đề lãnh thổ. Hầu hết các triều đại cai trị Việt Nam trong lịch sử đều chấp nhận thực tế lịch sử: "Thần phục Trung Hoa nhưng độc lập trong cai trị và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ".

Tương quan quyền lực và đặc tính giao thoa phức tạp của các quyền lực thế giới trong thời đại hiện nay đã làm thay đổi khá căn bản mối quan hệ giữa các quốc gia. Nếu như trong quá khứ, sự tách biệt giữa các quốc gia khiến Việt Nam chỉ có một mình trong câu chuyện dài với Trung Hoa, hoặc tương tự vậy chỉ một BaLan cô lập trong mối quan hệ với Sa Hoàng. Thế kỷ thứ 20 là một thời kỳ dài đầy biến động và đẫm máu trong quá trình xác lập tính toàn cầu và hợp tác. Với những mối quan hệ và trợ giúp từ bên ngoài, người Việt Nam thành công trong nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp chống lại những thế lực từ bên ngoài, tất nhiên với cái giá rất đau thương. Và một Balan ngày nay với sự hỗ trợ của cả khối EU đằng sau đang cảm thấy ngày một tự tin hơn khi đối mặt với một nước Nga mới của Putin. Tuy nhiên có một điều chắc chắn ai cũng phải nhận ra, không ai có thể giúp Balan nếu Putin chủ động chĩa tên lửa hạt nhân chiến lược vào quốc gia này, thậm chí kể cả khi Putin ngứa tay ấn nút. Phản đối thì sẽ có đấy, nhưng toàn châu âu, thậm chí là cả Mỹ, liệu ai dám chơi sòng phẳng với kho vũ khí chiến lược của nước Nga? Tất nhiên Putin cũng không hoàn toàn điên để chơi một canh bạc có thể lật đổ toàn bộ thế giới, gồm cả nước Nga như vậy. Nhưng điều đó chứng tỏ một điều, mọi mối quan hệ đồng minh và tương quan, đều chỉ có thể cải thiện phần nào chứ hoàn toàn không thể thay đổi tương quan chiến lược của những quốc gia vốn nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của những nền văn minh khác. Nhất là khi những mối tương quan ấy đã được xác lập trong suốt chiều dài lịch sử.

Một Việt Nam không có đồng minh, đó là một thực tế đang đặt ra đối với chúng ta hiện nay. Không nên kể đến Lào hay mối quan hệ lỏng lẻo với khối Asean, những quyền lực đó gần như không có ý nghĩa trong ván bài mặc cả với siêu cường Trung Hoa. Mặc dù Việt Nam có thể nói đã thành công khá ngoạn mục trong việc tái hòa nhập với cộng đồng thế giới, và hiện có quan hệ hòa bình với mọi quốc gia. Chính những thành công đó đã khiến Việt Nam không phải là Bắc Hàn, Cu Ba hoặc Iran. Anh và các chú chắc đều khó có thể hình dung cuộc đời mình sẽ đi đâu, về đâu nếu ngày nay chúng ta là một quốc gia khép kín như Bắc Hàn. Tiền đâu để các chú ăn hút? Thăng Long đ éo đâu ra để các chú vào nói láo? Gái sẵn đ éo đâu ra để các chú fu ck? Đứng trên giác độ này mà nói, không thể không thừa nhận rằng, cơ cấu chính trị và tầng lớp chóp bu Việt Nam, tuy tham nhũng nhưng là một chính thể tham nhũng ái quốc.

Quan hệ quốc tế có thể được cải thiện, và người ta càng ngày càng nói nhiều đến mối quan hệ gắn kết giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, theo một cách hiểu là để làm một đối trọng trong tương quan ảnh hưởng của Trung Quốc với Việt Nam. Nhưng cũng giống như quan hệ giữa Balan với Nga, việc thiết lập thêm các mối quan hệ quốc tế, thậm chí là đồng minh chiến lược chăng nữa, chỉ có thể cải thiện chứ không thể làm nghiêng lệch cán cân giữa hai thế lực. Năm 1979 Lê Duẩn đã khiến Việt Nam hứng một đòn đau khi công nhiên thách thức quá trớn quyền lực Trung Hoa. Một cuộc chiến tranh đáng ra đã có thể tránh được. Và cái hiệp ước đồng minh chiến lược ký với Liên Xô lúc đó đang ở đỉnh cao thế lực cũng không giúp ích gì Việt Nam trong cuộc chiến tran ngắn ngủi nhưng khốc liệt. Vẫn là người Việt đứng một mình chặn lại làn sóng tràn xuống từ phương Bắc, dù rằng có sức đề kháng mạnh và hữu hiệu những giai đoạn lịch sử trước đó.

Tìm kiếm thêm các mối quan hệ chiến lược, để cải thiện vị thế chứ không phải là để đối đầu, đó là bài toán duy nhất Viêt Nam có thể làm trong 20 năm trước mắt. Trung Hoa đang vươn lên thành một siêu cường áp đảo hoàn cầu. Hầu hết các chiến lược gia trên thế giới đều nhìn nhận tới một nước Trung Hoa đứng đầu thế giới về quyền lực chính trị và kinh tế trong 30 - 50 năm tới. Tất nhiên đó còn là một câu chuyện dài và một giai đoạn như thế lịch sử hầu như có thể được viết lại. Nhưng Việt Nam tất nhiên phải dựa vào viễn cảnh ấy để xây dựng chiến lược của mình. Mối quan hệ mà Việt Nam đang cố gắng thiết lập với Nhật Bản, và gần đây là Hoa Kỳ cũng nằm trong một bài toán lớn. Những bài toán vẫn còn dang dở và chưa nhìn thấy hết những biến số của các phương trình. Nước Mỹ có tính toán riêng của mình trong ván bài lớn đang chơi với Trung Hoa, và hoàn toàn chắc chắn rằng giới tinh hoa chính trị và kỹ trị Hoa Kỳ đang muốn tìm kiếm chỗ đứng ở Việt Nam. Nhưng anh các chú không ảo tưởng gì vào việc Việt Nam sẽ thiết lập được một mối quan hệ đủ chặt chẽ với bất cứ thế lực nào để thách thức thế lực Trung Hoa, nhưng nhìn nhận rằng Việt Nam bằng các mối liên hệ giằng chéo khác nhau, có thể phần nào cải thiện vị thế và tiếng nói trong câu chuyện dài với người khổng lồ phương Bắc.
 
Trong bối cảnh mà sức ép từ Trung Quốc và nguy cơ bị thôn tính đang ngày một cận kề, thì việc suy luận về nguyên tắc sinh tồn bên lề cái bóng của một nền văn minh lớn, lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

Thể chế và ý thức

Loạt bài này anh viết để giáo chã sau chuyến thăm Hoa Kỳ của bác Triết bạn thân anh. Có nhiều điều khi nhìn nhận về nó sẽ thấy có ít nhiều ý nghĩa cho hiện tại và tương lai.

1. Thế kỷ 21, hay là một hệ thống tư duy phi đối nghịch.

Chuyến thăm của bạn thân anh sang Hoa Kỳ, một cựu thù tưng tham chiến ngót 20 năm ở Việt Nam, cộng thêm với ngót 10 năm trước đó hậu thuẫn cho cuộc chiến xâm lược của người Pháp cũng ở Đông Dương, là một sự kiện gây chú ý. Điều gì đang diễn ra trong thế giới này, khi những kẻ thù từng bất cộng đái thiên tìm thấy chung một tiếng nói cho những vấn đề của hiện tại và tương lai? 

Cũng tương tự cái khái niệm về chủ nghĩa tư bản nguyên thủy đã chết từ lâu trong xã hội Mỹ, một quan niệm về chủ nghĩa cộng sản nguyên gốc Mác Lê cũng đã ngỏm từ lâu ở các xã hội dạng như Trung Quốc hay Việt Nam. Những nước đã đạt tới trình độ phát triển cao, đều có sự ứng dụng song hành nguyên tắc kết hợp của hai thứ chủ thuyết này. Chẳng hạn những xã hội Bắc Âu, một mặt đề cao nguyên tắc tự do cạnh tranh của kinh tế thị trường, bảo vệ tư hữu (những nguyên lý căn bản của TBCN) nhưng lại thông qua chính sách thuế và hệ thống phúc lợi xã hội rộng khắp để tái phân bổ các nguồn lực xã hội, nhằm đạt tới một xã hội phát triển và hài hòa (những nguyên tắc thiết yếu của CNXH). Những xã hội này phúc lợi rất cao, và có mức thu nhập bình quân cao nhất thế giới, chất lượng cuộc sống cũng đạt tới ngưỡng như vậy.

Bọn chã nhao nhao phản đối, Bác Lãng dạy thế sai rồi. chúng thường lắp bắp: "chúng ta tự thay đổi chứ đ éo phải là người Mỹ", vì vậy mà chúng ta đang xích lại gần phương tây. Tư duy kiểu bọn chã đến thằng ngu nhất nước Mỹ nó cũng phải cười. Tất nhiên chúng ta phải thay đổi, còn dân Mỹ thì nó luôn phát triển nhất thế giới chính vì nó luôn luôn tự thay đổi. Anh có nói về mặt bản chất giờ không còn cái gọi là chủ nghĩa cộng sản nữa chính là vì nhận thức chung trên thế giới hiện không còn chỗ cho những xu hướng cực tả hoặc cực hữu thái quá. Những xã hội còn xót lại như Bắc Hàn hay Cu Ba rồi cũng không thoát khỏi quy luật chung, khi phải hướng tới một sự tiệm cận về mặt ý thức với xu hướng chung của thế giới. Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là việc chống lại chủ thuyết cào bằng, triệt tiêu khả năng sáng tạo cá nhân, thì rõ ràng người Mỹ luôn chống và cả người Việt Nam hiện nay cũng đang chống lại thứ đó. Còn nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là việc hướng tới một xã hội hài hòa, có tính công bằng tốt hơn và phúc lợi cộng đồng đảm bảo, thì người Mỹ và toàn thế giới đều đang phấn đấu tới mục tiêu đó, tất nhiên bao gồm cả chính chúng ta. Nói cách khác, toàn thế giới hiện nay đều thống nhất với nhau ở cùng một mục tiêu: "Tiêu diệt những thể chế, những rào cản làm triệt tiêu động lực xã hội (tính cào bằng cực đoan của chủ thuyết Mác Lê) nhưng cũng đồng thời hướng tới mục tiêu tạo dựng một xã hội nhân bản và công bằng hơn (chính sách xã hội rộng khắp, tái phân phối và hạn chế bớt hố sâu phân cách giàu nghèo, những mặt trái điển hình của hệ thống kinh tế dựa trên tư hữu - chủ nghĩa tư bản). Hãy nhìn vào thực tế này, luật pháp Mỹ hiện tại bảo vệ một cách nghiêm ngặt nhất quyền tư hữu và sở hữu cá nhân. Mặt khác nó cũng bảo vệ nguyên tắc chống độc quyền và nhất là bảo vệ quyền tồn tại và hoạt động không thể xâm phạm của các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn độc lập, vốn là một dấu ấn không thể bàn cãi của chủ nghĩa cộng sản. Nếu nói một cách hoàn toàn xác đáng rằng chủ nghĩa cộng sản cực đoan đã chết từ lâu, thì cũng xác đáng nhiều hơn khi nói rằng chủ nghĩa tư bản cực hữu cũng đã từ lâu không còn đất sống. Những xã hội văn minh luôn là sự kết hợp hài hòa của các điểm tiến bộ trong mọi học thuyết dù nó đến từ Mác hay những nhà lý luận giường cột của lý tưởng Tư hữu tư bản.

Chính với suy nghĩ chung đã có sự dung hòa điểm khác biệt và hướng tới mục tiêu chung như thế mà anh các chú nói làm đ éo gì còn cái thứ gọi là chủ nghĩa cộng sản. Mọi lý thuyết đều không phải là điểm chết đóng khung để những đứa tư duy dậm chân tại chỗ như bọn chã đem ra tụng niệm. Bọn chã cần cập nhật thêm các kiến thức về quản trị xã hội hiện đại. Gần đây anh của các chú sa đà vào con đường trụy lạc ngày đêm kiếm tiền nên ít để ý đến sách vở hàn lâm, nhưng cũng đủ để biết rằng hầu hết các nhà lý luận hiện đại đều thống nhất với nhau ở một mô hình xã hội Dân chủ - Pháp quyền.

Sự khác biệt về cách thức đi lên khiến mô hình tổ chức xã hội thượng tầng của Việt Nam và Mỹ hiện tại rất khác nhau. Nhưng mục tiêu phát triển xã hội có thể nói là hoàn toàn giống nhau. Có lẽ anh nên mượn câu phát ngôn của cụ Giáp, một nhân vật lịch sử mà anh rất kính mến "Bạn ơi, chủ nghĩa xã hội là bất cứ thứ gì mang lại hạnh phúc cho nhân dân". Câu này cụ Giáp nói bằng tiếng Pháp, đại loại dịch nôm ra thì nó thành như thế.


2. Sự cáo chung của những ý thức hệ đối nghịch.

Có lẽ nên nói một cách cụ thể hơn, đó là sự cáo chung của ý thức hệ cộng sản thuần tuý và đồng thời là ý thức hệ tư bản nguyên thuỷ.

Tiền đề để nhận xét một chính thể đang đi theo một chủ nghĩa gì, biểu hiện ở hệ thống luật pháp mà chính thể ấy đang dựng ra để quản trị xã hội là thứ luật gì.

1. Tại sao Lãng anh nói chủ nghĩa tư bản đã chết? Chủ nghĩa Tư Bản, hay nhà nước Tư Bản vào thời của Marx là chính thể được dựng lên để bảo vệ quyền lợi tối thượng của giai cấp hữu sản. Luật pháp được dựng ra để bảo đảm quyền sở hữu tư nhân là bất khả xâm phạm. Cũng với luật đó quy định về cách thức phân chia giá trị trong xã hội thông qua quyền sở hữu. Nền sản xuất lớn tư bản tự nó đã phát triển vượt bậc dựa trên cơ sở đó, khi mà sở hữu gắn liền với phân phối và khuyến khích khả năng sáng tạo lên đến mức cao nhất của mỗi cá thể. Vào thời của Marx, chủ nghĩa Tư Bản, nói cách khác nhà nước Tư Bản không có khái niệm phân phối lại. Chính quyền được giai cấp hữu sản dựng lên, kiểm soát và chi phối nó, ngân sách được dùng để duy trì bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát, tất cả chỉ nhằm một mục tiêu là đảm bảo trật tự cho quyền sở hữu tư nhân và quyền thụ hưởng của cải xã hội gắn liền với quyền sở hữu ấy. Biểu hiện căn bản nhất của chủ nghĩa Tư Bản là hệ thống luật của nó được dựng ra để bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và bảo vệ quyền được thụ hưởng (phân phối) giá trị gắn với quyền sở hữu ấy.

Ngày nay, với sự tồn tại của các nhà nước phúc lợi. Thứ chủ nghĩa ấy đã chết. Đặc thù nổi bật của chủ nghĩa tư bản là quyền phân phối gắn liền với quyền sở hữu. Có tài sản thì mới có tiền. Của ai nấy hưởng. Luật dựng ra để bảo vệ và duy trì hình thức sở hữu và phân phối duy nhất ấy. Nhưng khi nền sản xuất xã hội đã phát triển đến một trình độ cao, tổng của cải do toàn xã hội tạo ra đã đạt đến một ngưỡng nhất định, chính dưới tác động của các học thuyết yêu cầu về tính công bằng như của Marx, các phong trào công nhân đã buộc bản thân những xã hội tiền tư bản phải có sự biến đổi. Việc phân chia của cải xã hội được tiến hành theo một hệ thống kép. Bên cạnh việc tiếp tục duy trì phân phối gắn với quyền sở hữu, nhà nước can thiệp vào hệ thống tái phân phối thông qua việc đánh thuế và đưa giá trị phân bổ vào các chương trình phúc lợi như y tế, giáo dục, trợ cấp thất nghiệp... Quyền phân phối những giá trị đó, được xây dựng gắn với một hình thức khác là sở hữu cộng đồng, hiểu theo nghĩa ai cũng có phần trong lợi ích của nhà nước mà họ dựng lên. Hệ thống luật pháp do đó có sự thay đổi. Bên cạnh việc duy trì các điều luật bảo vệ quyền sở hữu và thụ hưởng tư nhân là một hệ thống luật khác được dựng lên để đảm bảo việc thực thi các chương trình phân phối lại. Sự thay đổi này, đánh dấu sự cáo chung của chủ nghĩa Tư Bản truyền thống. Sự ra đời của kênh phân phối lại dựa trên một dạng sở hữu có tính cộng đồng như thế về cơ bản đã làm thay đổi bản chất của các xã hội phương Tây. Cùng với các chương trình xã hội ngày càng được cải thiện, phúc lợi toàn xã hội ngày càng cao, có thể nói đã dẫn tới sự ra đời của một mô hình tổ chức xã hội mới: Nhà nước phúc lợi - pháp quyền. Ở vấn đề này, anh thấy trên kia có trường hợp gái Lumine nói rất đúng, mốt bây giờ là trào lưu và khái niệm về xã hội dân sự, hay Civil society. (Lumine, hàng họ như nào mà dám vào ghẹo Lãng anh? )

2. Chủ nghĩa cộng sản còn tồn tại không? Nếu hiểu chủ nghĩa cộng sản là nhà nước gắn với sự cai trị của Đảng cộng sản, thì chừng nào còn ĐCS, chừng đó còn chủ nghĩa cộng sản. Hiểu như thế, đúng là thang bậc cao của trình ngu dốt.

Bất cứ một chính Đảng nào cũng có một chương trình hành động và một lý tưởng mà đảng viên phải tuyên thệ trung thành. Lý tưởng của đảng ấy là cái gì, nó thể hiện ra như thế nào. Anh xin thưa, nó thể hiện ra chính ở hệ thống luật mà chính đảng ấy dựng ra để quản trị xã hội.

Tại sao nước Anh có Nữ Hoàng được xác lập vị trí thông qua thế tập, nước Mỹ có Tổng Thống được xác lập vị trí thông qua bầu cử, nhưng hai nước ấy vẫn được coi là có chủ thuyết giống nhau. Anh xin thưa, chính vì hệ thống luật pháp của chúng về cơ bản là như nhau. Cuối cùng chính hệ thống Luật và Hiến Pháp sẽ quyết định một thể chế đang là cái gì, chứ không phải ở việc một đảng cầm quyền mang tên gọi là gì, có xuất phát điểm từ lý tưởng gì.

Từ những thay đổi về pháp lý trong nhiều năm qua, hệ thống luật của Việt Nam đã biến đổi như thế nào? Từ chỗ không công nhận sở hữu tư nhân, không công nhận những thành phần kinh doanh cá thể, giờ đây, so với nước Anh, thậm chí là chính nước Mỹ, hệ thống Luật Việt Nam không còn quá nhiều dị biệt. Từ luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật thuế thu nhập, luật thương mại... tất cả đều đã và đang thay đổi tương thích với một tiêu chuẩn chung của toàn thế giới. Hệ thống luật, hay nói đúng hơn là ý thức hệ của thiết chế cầm quyền, đang nói lên rằng thứ chủ nghĩa xã hội nguyên thủy Mac Lê hiện không còn tồn tại.

Nếu giả sử cái Đảng đang cầm quyền ở Việt Nam có tên là đảng Xanh ( hình như ở Ý có cái đảng này, đảng viên chuyên trèo lên cây cố thủ mỗi khi có dấu hiệu chính phủ chặt phá rừng ), mà hệ thống luật của Việt Nam vẫn cấm toàn bộ nền sản xuất cá thể và tư nhân, chỉ công nhận sở hữu tập thể và nhà nước thì chính thể ấy vẫn đang theo chủ thuyết Communism Lênin Stalin bất chấp Đảng cầm quyền là đảng Xanh . Luật, nói cách khác là ý thức hệ của thiết chế cầm quyền, sẽ nói lên rằng chế độ ấy theo chủ thuyết gì.


Bọn chã thường phê phán những sự rủi ro của nền cai trị một đảng. Anh cũng không biết đây là các chú vô ý hay cố tình. Anh của các chú không phải là một người làm chính trị và anh coi cái trò tranh luận về đa nguyên là cái trò vô bổ. King Maker, hay nói đúng hơn giới nắm quyền lực thật sự ở VN không quan tâm đến chuyện đó. Và ngoài ra TL không phải chỗ để tuyên truyền hay mị dân, tuy nhiên chú đã nhắc thì anh cũng nêu đôi lời nhận xét. Một nền chính trị độc đảng trong những thời điểm nhất định lại có giá trị to lớn đối với lịch sử của một quốc gia. Cho đến giờ người dân Nam Hàn vẫn còn đầy mâu thuẫn khi đánh giá về thời gian cầm quyền của Pak Chung Hee, một nhà độc tài, nhưng ái quốc. Pak đàn áp đối lập bằng những biện pháp đầy tàn bạo, cấm đoán báo chí viết bài chống đối, thủ tiêu những người bất đồng chính kiến. Nhưng chế độ của Pak lại biết tập trung nguồn lực xã hội để đưa đất nước đi lên. Những ví dụ như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, thậm chí là Nhật Bản đều có bóng dáng của sự độc đảng cai trị nhưng đều không mâu thuẫn với sự phồn thịnh quốc gia. Trong nhiều năm liền, phương tây vẫn nói đảng của Lý Quang Diệu đã sử dụng lợi thế độc tài của mình để kìm kẹp và tiêu diệt các đảng đối lập. Quả là trong 40 năm qua, Lý Quang Diệu chưa bao giờ để phe đối lập có được cơ hội vào quá 3 người trong cơ quan lập pháp.

Cũng như một viễn cảnh thống trị thế giới sau 30 năm nữa của người TQ vẫn còn là một câu chuyện chưa đoán biết. Việc nền chính trị độc đảng sẽ tồn tại và sẽ biến đổi theo cách thức nào đến giờ vẫn còn là một câu hỏi ngỏ. Chắc chắn rằng hơn bất cứ ai, rất nhiều nước muốn nền chính trị của TQ chia năm xẻ bảy, và chắc chắn rằng nền cai trị một đảng kiểu TQ vẫn đang đảm bảo cho cường quốc ấy đi lên. Nhiều người nói rằng tương lai tất yếu cuối cùng nó phải là sự phân chia thành cơ chế tam quyền phân lập để đảm bảo sự chia sẻ quyền lực và giám sát giữa các hệ thống. Một số người khác, trong đó có Lãng anh, lại đưa ra phỏng đoán rằng những chính thể như thế sẽ ngự trị, cho đến điểm kết là một nền chính trị phi đảng phái. Cũng không có gì ngạc nhiên khi Onwell, tác giả trứ danh của cuốn truyện giả tưởng chính trị "Trang trại súc vật", trong đó nêu bật sự tồn tại phi nhân bản của nhà nước xô viết thông qua một câu chuyện giả tưởng về một trang trại súc vật, được coi là một người có thành kiến cực kỳ sâu nặng với chủ nghĩa cộng sản, thì cũng đồng thời là người có nhận xét rằng, nền chính trị phương tây chỉ là một nền chính trị của lũ băng đảng.

3. Trường hợp của Venezuela hoàn toàn không phải là sự trỗi dậy của các dòng Marxism. Bọn chã ưa nhìn trên biểu hiện bên ngoài mà đánh giá nên có những nhận xét anh nói thật rất rất viển vông và ảo tưởng. Hugo Charvet đang làm một cuộc cách mạng xã hội. Nhưng cuộc cách mạng ấy không làm thay đổi hệ thống pháp lý đang vận hành tại Venezuela, mà chỉ làm thay đổi các chương trình an sinh xã hội. Venezuela quốc hữu hóa các nguồn lợi kinh tế chính của quốc gia như giàu mỏ và hệ thống y tế, bệnh viện nhưng như thế không có nghĩa là luật pháp Venezuela đang tiến tới xóa bỏ sở hữu và nền sản xuất tư nhân. Nhìn bề ngoài thì thấy dường như sở hữu nhà nước, một biểu hiện căn bản của nền kinh tế tập trung kiểu Mác Lê đang được củng cố ở Venezuela. Nhưng như Lãng anh đã nhận xét, về mặt bản chất đó chỉ là việc giành lại quyền kiểm soát quốc gia những nguồn lực kinh tế đang nằm trong tay các tập đoàn và giới mại bản nước ngoài. Chavezt đang thu hồi tài nguyên quốc gia cho người Venezuela, và đang dựng ra một chương trình phúc lợi có tính dân túy dựa trên sự dồi dào từ nguồn thu dầu mỏ. Chương trình đó thích ứng với quyền lợi và đặc điểm của một nước như Venezuela. Hệ thống pháp lý căn bản của nó, hoàn toàn không có sự thay đổi đủ để biến nó thành một thứ chủ nghĩa khác. Ở đây Chavezt chỉ thuần túy làm một chương trình cải cách phúc lợi xã hội lấy cảm hứng từ lý tưởng Communism, còn hình thức tổ chức xã hội của Venezuela có thể nói là không thay đổi. Đây cũng là một ví dụ sinh động cho thấy di sản của Marxism vẫn còn đậm nét thế nào ở thế giới này.

Ixrael và Trung Đông

Loạt bài này anh viết để giáo chã trong thời gian cuộc chiến tranh ngắn ngủi giữa Ixrael và Hezbolah đang diễn ra, vào khoảng tháng 9/2006. Thấy rằng nó cũng có vài điều đáng để nhìn nhận, nên copy lưu lại về đây. Lý do anh quan tâm tới cuộc chiến của Ixrael chống lại người dân Palestin và Lebanol, bởi nó có chút liên quan về nguyên tắc hành xử quốc tế giữa quốc gia với quốc gia. So với khu vực, Ixrael tuy nhỏ nhưng là một bá cường, và người Palestin đang là một dân tộc bị thôn tính và cai trị. Lối hành xử của Ixrael hiện nay là một lối hành xử của kẻ mạnh, bất chấp luật lệ quốc tế để đàn áp, giết chóc và cai trị một dân tộc yếu hơn (Ixrael phớt lờ khoảng vài chục nghị quyết của LHQ về Trung Đông). Thế giới từng trải qua hai cuộc đại chiến khốc liệt, hàng trăm triệu người chết, nền văn minh toàn cầu bị kéo lùi, chính vì luật pháp quốc tế và các quy tắc hành xử giữa quốc gia với quốc gia không được tôn trọng. Trong một thế giới mà cá lớn có thể tuỳ tiện nuốt cá bé, sẽ là tiền đề cho những cuộc chiến thảm khốc. Điều đó lại càng có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày một mạnh lên, và ngày càng tự cho mình hành xử bất chấp luật lệ quốc tế. Sống bên lề của những nguy cơ, chiến tranh sẽ nổ ra nếu nhân loại không đấu tranh cho những giá trị của hoà hợp và tôn trọng.

Trung Đông - Tiếng tăm chôn vùi của một bá cường.
Đầu tiên anh giật cái title kêu thế cho nó câu khách. Lịt mịa, đọc báo lá cải nhiều nên thỉnh thoảng cũng nhiễm cái lối hành văn dớ dẩn ấy.

Kể từ năm 1948, 4 cuộc chiến tranh lớn và hàng trăm cuộc xung đột nhỏ đã diễn ra xoay quanh khối Ả Rập và Ixrael. Ngạo nghễ và tài năng cộng thêm với sự hỗ trợ đầy thế lực của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Ixrael đã bước ra khỏi những cuộc chiến ấy với vinh quang của người chiến thắng. Kết thúc thế kỷ 20, nghiễm nhiên quốc gia 6 triệu dân này đã thành một Tiểu Bá trong khu vực. Người Ixrael có thể nói hiện nay đã lên đến gần tột bậc trong nấc thang vinh quang của họ tại Trung Đông. Có một nền kinh tế phát triển cao so với khu vực, trình độ khoa học kỹ thuật vượt trội, vũ khí hạt nhân với trên 200 đầu nổ đủ sức răn đe, lãnh thổ được mở rộng gấp nhiều lần qua các cuộc chiến tranh chinh phạt. Mặt trời của người Ixrael đã lên đến đỉnh cao nhất mà nó có thể đạt tới. Nhưng chỉ trong ít năm, người ta bỗng thấy một thực tế khác, bóng mặt trời ấy đang trên đà bước sang nửa bên kia của chặng hành trình. Thời vinh quang lên đến hết mức sẽ phải qua đi, nhường chỗ cho một giai đoạn thoái trào không thể đảo ngược.

Dấu hiệu đầu tiên của chu trình ấy là sự triệt thoái của Ixrael khỏi một phần dải Gaza và khu bờ tây. Dù rằng trong rất nhiều năm tới, các lực lượng chống đối và du kích của người Palextin chưa thể và không thể làm điều gì nguy hại có ý nghĩa đối với lực lượng quân lực được đánh giá tinh nhuệ vào hàng đầu thế giới của người Ixrael. Câu hỏi đặt ra là tại sao người Ixrael lại có hành vi triệt thoái khỏi một phần đất đai mà họ đã chiếm đóng? Phải chăng người Ixrael chê lãnh thổ. Lịch sử hình thành của nhà nước Ixrael cùng với đường lối cương quyết và cứng rắn một cách có hệ thống của quốc gia này, cho thấy đó không phải là câu trả lời. Sự thật nằm ở một khía cạnh khác. Ixrael đã và đang phải đối đầu với một cuộc chiến tranh nhân chủng học. Cái dân tộc tài ba và ngạo nghễ ấy, bằng sức mạnh và tài năng, liên tục mở rộng biên giới ra mọi phía, cuối cùng lại phải gánh chịu sự thất bại nằm chính trong nội tại của mình - Dân số Ixrael với 6 triệu người, luôn luôn và sẽ luôn luôn bị giới hạn sự vĩ đại của mình trong quy mô nhỏ bé ấy. Có cảm tưởng Ixrael như một con ếch khổng lồ và hung hãn, liên tục hít căng không khí để phình người ra với một kích thước lớn hơn. Nó có thể phình ra gấp rưỡi, hoặc gấp đôi so với chính bản thân mình, một điều thực sự phi thường, nhưng dù có cố gắng đến thế nào chăng nữa, một con ếch vẫn chỉ là một con ếch, vĩnh viễn không bao giờ đạt tới kích thước của một con bò như một câu chuyện ngụ ngôn ngụ ý.

Khi quan sát tình hình chính trị thế giới, và khi ngồi đàm đạo với các bác tai to mặt nhớn bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, anh đã nghiệm ra một thực tế về sự thất bại tất yếu của Ixrael với chính sách hiện nay. Hãy bắt đầu từ việc xem xét cuộc chiến Intifada, một cuộc chiến tranh ném đá, người Palestin tham gia với vũ khí của thời kỳ đồ đá, gạch và hai bàn tay không, bên kia là xe tăng, tên lửa cùng đủ thứ khí tài hiện đại hàng đầu của binh lực Ixrael. Hàng ngàn người đã chết trong cuộc chiến không cân sức ấy, thiệt hại nhân mạng là kinh hoàng. Cái chết của những người đàn ông, những thanh niên trai tráng A Rập làm xói mòn nguồn nhân lực của Palextin, nhưng với số dân và chủng tộc đông hơn, cộng thêm với sự đói nghèo và chiến tranh khiến suất sinh cao, các thế hệ người Palextin mới liên tục được sinh ra bổ sung cho những người đã chết. Cuộc chiến Intifada không thể và không bao giờ đạt được một thắng lợi nào về quân sự, nhưng nó đã đem lại một thành quả có tính lịch sử đối với người Palestin: Cuộc chiến này, với các tổn thất về nhân mạng mà người Palestin phải gánh chịu, đã tạo một tâm lý chống Ixrael trên toàn thế giới, dù rằng quyền lợi kinh tế và tham vọng duy trì ảnh hưởng tại Trung Đông khiến Mỹ vĩnh viễn đứng bên Ixrael, nhưng tâm lý coi Ixrael là một nhà nước của bạo ngược và giết chóc đã lan rộng đến hầu khắp các phần còn lại. Nhưng vấn đề thực sự của thành quả mà Intifada đạt được không phải ở đó, cuộc chiến tranh ném đá này, đã khắc sâu vĩnh viễn tâm lý chống đối Ixrael trong những người dân Arap tại các vùng đất bị chiếm đóng, nó khiến khối dân cư khổng lồ này không thể và không bao giờ có thể hòa nhập vào Ixrael với tư cách một thành phần sắc tộc. Chết chóc và hủy hoại reo rắc hận thù, càng ngày theo thời gian hố sâu ngăn cách càng không thể san lấp. Ixrael đứng trước một bài toán khó: Nếu tìm cách sát nhập lãnh thổ chiếm đóng, họ buộc phải sát nhập cả cộng đồng dân cư sinh sống và coi họ như một thành phần sắc tộc. Và vấn đề ở đây lại là nhân chủng học, người Arap đông hơn, sinh sôi nhanh hơn, tất yếu nếu sự thôn tính sát nhập xảy ra, cuối cùng người do thái sẽ trở thành một sắc dân thiểu số. Và tất nhiên với ưu thế về số lượng và gần như lịch sử sẽ không cho phép sự tồn tại của một nhà nước Aparthai, tất yếu rồi chủng tộc Ả rập sẽ giành được quyền lãnh đạo chính phủ với số lượng dân cư đông hơn của mình, điều gì sẽ xảy ra với người do thái? Một sự lựa chọn khác, hữu hiệu hơn nhưng bất khả thi: Vừa thôn tính lãnh thổ vừa tàn sát trọn vẹn dân cư Arap trên vùng chiếm đóng: Thế giới văn minh không chấp nhận được chuyện đó, và điều đó chỉ dẫn việc Ixrael đến bờ vực hủy diệt sớm hơn. Cuối cùng, người Do Thái không còn cách lựa chọn nào khác: Họ buộc phải đơn phương triệt thoái và tìm cách vạch ra một đường biên giới cho riêng mình bằng bức tường an ninh. Cuối cùng, sau những cuộc chiến tranh với hào quanh chiến thắng, người Ixrael đã phải đối mặt với một sự thất bại mà họ không cách gì khắc phục nổi. Những tay chiến lược gia Arap hẳn đã nhìn thấu đáo nhược điểm đó. Uy thế của Ixrael với tư cách là một bá cường, đã đến lúc bộc lộ những nhược điểm không thể khắc phục sau cuộc chiến ném đá của người Palextin.

Giờ đây cuộc phiêu lưu quân sự của người Ixrael tại Lebannon đã diễn ra với thời gian suýt soát một tháng ròng. Vượt xa mọi dự kiến ban đầu và những nhược điểm trong sức mạnh quân sự của Ixrael, cái làm nên vị thế của họ tại Trung Đông suốt 70 năm qua, đã bộc lộ những nhược điểm chết người của nó. Trừ bom nguyên tử, Ixrael đã huy động tất cả những thế mạnh của bộ máy quân sự ưu việt của mình: Tên lửa hành trình, máy bay, xe tăng và những binh đoàn tinh nhuệ ưu tú. Nhưng đối mặt với Hezbollah, một lực lượng du kích mà thực lực bản chất được đánh giá có dưới 6 ngàn người (dù rằng có hàng trăm ngàn ủng hộ và sẵn sàng tham gia) quân đội Ixrael IDF lại không giành được bất cứ một thắng lợi có thể được ghi nhận nào. Pháo nã, bom rơi, tên lửa oanh tạc, gần 1000 người Lebannon tay không vũ khí, với nhiều đàn bà, trẻ em đã chết. Không còn bất cứ một thành phố nào của Lebannon không bị hủy hoại, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng bị hủy diệt hàng loạt. Những người như Hải Đăng Gaup của Thăng Long hẳn sẽ đau lòng hơn hết thẩy khi vẻ đẹp của thiên lá cải Long Tuyển "Tuyết Tùng Ơi" giờ đây chỉ còn là đống gạch vụn. Tuy nhiên, đó gần như là "thành quả" duy nhất mà quân đội Ixrael đạt được: reo rắc hủy diệt và kinh hoàng, Ixrael muốn đối phương hoảng sợ và khuất phục.


Tuy nhiên sự dũng mãnh nằm ngoài dự kiến của Hezbollah đã làm đảo lộn mọi thế cờ. CNN, rồi BBC liên tiếp đưa những thông tin, tiếc thay lại là đáng buồn cho thành công của quân đội Ixrael. Nhiều lần trong một tháng qua, người ta thấy quân đội Ixrael phải triệt thoái khỏi một mục tiêu mà họ muốn chiếm đóng. Hezbollah cuối cùng đã vực dậy niềm tự hào của người Arap, không phải chủng tộc này luôn luôn kém cỏi về quân sự như những gì các cuộc chiến tranh Trung Đông trong quá khứ đã từng thể hiện. Trong số gần 100 người Ixrael bị giết hại cho đến nay, Hezbollah đã làm nên một kỳ tích: Ngay cả CNN và BBC cũng buộc phải thừa nhận phần lớn số người Ixrael thiệt mạng lại là binh lính chứ không phải dân thường. So sánh điều này với con số gần 1000 người thiệt mạng tại Lebannon mà không ai có thể phủ nhận họ là những người không vũ khí, gồm nhiều đàn bà, trẻ em (anh đé o muốn dùng từ dân thường, bởi nhiều thằng chã ngọng sẽ lại lập luận bọn đó là Hezbollah và/hoặc ủng hộ Hezbollah), thấy rằng thành công của Hezbollah đã vượt quá mọi sự tưởng tượng.

Cuối cùng Ixrael buộc phải làm điều mà họ không mong muốn. Nếu người Ixrael dừng cuộc chiến trong lúc này, đó sẽ là một thất bại không thể phủ nhận được và nó sẽ vĩnh viễn dìm uy tín của Ixrael trong vũng bùn. Người Arap sẽ được khích lệ không gì ngăn cản nổi để tiếp tục cuộc chiến chống Ixrael của mình. Không còn sự lựa chọn nào khác, nội các Ixrael thay đổi chiến lược: thay vì hủy diệt hạ tầng nhằm đe dọa khuất phục đối phương để hạn chế tổn thất nhân mạng trong dân số chẳng lấy làm nhiều nhặn gì của người Do Thái, Ixrael giờ đây buộc phải xua quân vào Lebbanon, với một sự tổn thất sinh mạng chắc chắn là không thể hình dung trước. Điều đáng buồn với Ixrael là, thay vì hoàn cảnh thuận lợi và dễ dàng mà họ có hồi những năm 80, khi chống chọi lại Ixrael là những lực lượng Palextin, dù là người Arap, nhưng vẫn được coi là "khách", thì giờ đây đương đầu với Ixrael là Hezbollah, một lực lượng không gì có thể phủ nhận chính là người Lebannon, là chủ trên mảnh đất của họ. Điều này sẽ dẫn đến sự ủng hộ tất yếu của người Lebannon cho Hezbollah, một yếu tố hàng đầu đảm bảo cho cuộc chiến du kích của Hezbollah tồn tại: Một cuộc chiến tranh du kích không bao giờ bị thất bại, nếu nó có sự ủng hộ của những người dân thường trên vùng đất mà lực lượng du kích ấy hoạt động. Bi kịch lớn hơn của Ixrael còn nằm ở chỗ, Hezbollah được trang bị những thứ đủ khả năng chơi lại sòng phẳng với Ixrale. Mekavda, loại quái vật chiến trường khét tiếng của Ixrael, được đánh giá không thua so với M1A2 của Hoa Kỳ, nhiều chiến đã bị bắn cháy bởi tên lửa chống tăng của du kích Hezbollah. Trong một cuộc chiến du kích, khi đối phương được trang bị những thứ đủ chọi lại khí tài của lực lượng chinh phạt, đó sẽ là một câu chuyện buồn cho những người chiếm đóng.

Anh các chú sau khi ngồi ngẫm ngợi tình hình, đã gật gù mà bảo với các bác tai to mặt nhớn bạn anh. Ixrael đang phạm sai lầm và tình hình là uy thế bá cường của nó sau cuộc phiêu lưu quân sự này sẽ toi cụ nó rồi. Hezbollah sau cuộc chiến sẽ vẫn tồn tại, và với hận thù chết chóc Ixrael tiếp tục reo rắc, chiến tranh vẫn là điều không thể chấm dứt. Quan trọng hơn, người Arap đang làm nên một thắng lợi lịch sử: Tổn thất nhân mạng trong cuộc chiến với tỷ lệ cao hơn mức anh dự đoán ban đầu (bắt đầu cuộc chiến anh nói nó là 1/20) nhưng giờ thực tế nó là 1/10. Với dân số 6 triệu người đối diện với nhiều trăm triệu Arap xung quanh, cộng với sự sa lầy quân sự không thể khắc phục sẽ làm giảm uy thế của quân lực Ixrael một cách không gì bù đắp nổi. Uy thế của một bá cường đang đi đến hố sâu sụp đổ.

Người ta lại thấy những tuyên bố mạnh miệng của Iran, người hoan hỉ hơn ai hết với sự kiên cường của Hezbollah. Nếu du kích Hezbollah mà còn trụ được, thì quân đội gần 1 triệu người của Iran, tinh nhuệ hơn nhiều, trang bị tốt hơn nhiều, và nếu Ixrael có bom A, thì Iran có dầu mỏ, có phóng xạ bẩn, có vũ khí hóa học. Có lý đâu lại không chọi lại một cách sòng phẳng. Dù rằng cuộc chiến này sẽ ngừng bắn với hiệp định thế nào, có một điều chắc chắn sẽ là uy thế lên cao của Iran và niềm tự hào của toàn Arap trong cuộc chiến chống Ixrael trong khu vực.
 
Kết cục của cuộc chiến
 
Chiến sự Trung Đông tạm lắng sau khi nghị quyết của LHQ có hiệu lực. Anh các chú vừa test CNN thì thấy nó tổng kết chiến quả như thế này:

http://www.cnn.com/2006/WORLD/meast...main/index.html
Israel said at least 114 military personnel and 53 civilians have been been killed, and 865 civilians have been wounded.

The IDF said its troops had killed more than 530 Hezbollah fighters, releasing the names of 180 of them. But Lebanon said most of the 890 people killed before Sunday's bombardments were civilians.

According to Israeli police, nearly 4,000 Hezbollah rockets hit northern Israel.

Còn BBC thì anh thấy nó đưa tin cực phò, đến mức anh thấy thất vọng cho hãng tin này:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/wor...anontruce.shtml
Sau hơn một tháng giao tranh, hơn 1.000 người Libăng và 155 người Israel bị thiệt mạng. Có ít nhất 23 thường dân Libăng tử thương.

Nếu cái dòng bôi đậm trên là lỗi chính tả, thì cũng thể hiện sự kém cỏi quá mức của một tổ chức truyền thông danh tiếng.

Vậy là tính đến giờ Ixrael tử nạn tổng cộng 167 người, trong đó có 114 lính và 53 thường dân (theo số liệu Ixrael), cộng thêm khoảng 865 người bị thương.

Đổi lại là 890 người bị giết về phía Lebannon mà theo Ixrael thì trong số đó có 530 Hezbollah nhưng chính phủ Lebannon thì nói tuyệt đại bộ phận số đó là thường dân. Số bị thương thì chưa thể thống kê nổi, còn số người dân phải rời nhà tị nạn thì lên đến con số hàng triệu.

Tại thời điểm ngừng bắn, cánh hữu Ixrael la ó rằng chính phủ quá nhanh khi thông qua nghị quyết, khi mà Hezbollah vừa mới tỏ ra suy kém, và quân đội vẫn chưa đạt được mục tiêu thực sự nào. Khả năng phóng rocket của Hezbollah vẫn còn nguyên, lực lượng vẫn hầu như không suy xuyển. Chính phủ đã đâm dao sau lưng quân đội.

Thống kê lại phản ứng của các bên, thấy rằng mức kiên quyết của Ixrael giảm đi từng ngày trong quá trình xung đột. Nếu như ngày 31/07 Thủ tướng Ixrael tuyên bố kiên quyết không ngừng bắn cho đến khi triệt hạ được khả năng phóng rocket của Hezbollah và Hezbollah phải phóng thích hai lính Ixrael vô điều kiện, thì đến giờ chỉ hai ngày sau khi nghị quyết UN thông qua, nội các Ixrael biểu quyết với 24 phiếu thuận và chỉ một phiếu chống. Cho đến ngày chiến sự cuối cùng Hezbollah vẫn nã bền bỉ đến 250 phát rocket vào Ixrael và bắn hạ gần 10 chiến binh trong các trận chiến tại Lebannon, cho thấy mọi mục tiêu ban đầu của Ixrael đã tan thành bọt nước.

Lênh ngừng bắn hầu như mong manh, khi Ixrael giữ cho mình quyền giáng trả nếu bị tấn công, còn Hezbollah thì giữ cho mình quyền tấn công khi Ixrael còn hiện diện trên đất Lebannon. Vấn đề là ở chỗ Hezbollah thì đang ngồi bệt, gần như cóc biết sợ là gì, còn Ixrael thì vẫn đang ngồi trên đống lửa. Hủy hoại của Ixrael gây ra cho làng mạc, thành phố, hạ tầng của Lebannon quá đỗi nặng nề và reo rắc kinh hoàng, nhưng đi kèm với nó là hận thù chồng chất. Ixrael có thể ném nhiều bom hơn, giết thêm người nhiều hơn, nhưng thực chất cũng giống như Mỹ giộng bom Hà Nội năm xưa. Thực ra không có ý nghĩa nếu muốn dọa dẫm một lực lượng quyết tâm kháng chiến. Thêm vào đó, khác Mỹ, lãnh thổ Ixrael lại nằm trong tầm đạn của Hezbollah.

Nếu mong muốn của Ixrael là giải giáp Hezbollah, thì nghị quyết ngừng bắn thuần túy vạch ra một ranh giới tập kết cho Hezbollah, một ranh giới mà chẳng ai ngoài chính Hezbollah kiểm soát nổi. Vậy có chăng sau khi Ixrael rút đi, Hezbollah sẽ tái tập kết bằng hình thức này hay hình thức khác và tái trang bị từ kho cung cấp dồi dào của giáo chủ Iran mà hẳn đang vô cùng hoan hỉ. Tất nhiên, đồ của Hezbollah thì sẽ chỉ có xịn hơn chứ không kém đi, còn Ixrael, vũ khí hẳn chẳng thể nâng thêm một thế hệ nào trong vòng một thập niên mới. Lần xung đột kế tiếp, hẳn anh các chú sẽ thấy một Hezbollah và Hamas trang bị tối tân hơn, thiện chiến hơn và một Ixrael vẫn vậy. Quả là một trái đắng với người Do Thái, nếu đến bây giờ họ vẫn chưa nhìn rõ thực tế của mình để rồi thực tâm từ bỏ dã tâm thôn tính, đổi đất lấy một nền hòa bình bền vững, và thành tâm để một dân tộc khác có quyền được sinh sống trên mảnh đất ít ra cũng do công pháp quốc tế giành cho họ.
 
Vài nhận xét cuối cùng
 
Trung Đông hết bắn nhau, nên anh cũng hết hứng thú để bàn láo. Hôm nay lét mắt ngó qua một lượt mà thấy 4C viết lung tung cả. Anh buồn. 4C là tinh hoa của Việt Nam, tư duy kiểu thế anh thấy rất là đé o được.

Trước hết, anh thấy 4C băn khoăn về tính chính danh trong cuộc xung đột đẫm máu và bi thảm giữa Ixrael và Arap, mà trước hết là người Palestin, Lebannon. Rốt cuộc ai là người đúng? Đã từ rất lâu rồi, Ixrael không còn và không thể bị ai đe dọa hủy diệt được nữa. Thử hỏi quốc gia nào ở Trung Đông dám chủ động tiến công Ixrael? Không ai cả. Người Do Thái vốn cực kỳ quyết đoán, chắc chắn sẵn sàng đợi dịp để giộng bom nguyên tử nếu cần, một khi kiếm được một cái cớ là họ bị xâm lấn trước. Cái mà một số 4C bênh Do Thái cho rằng Ixrael đang phải chiến đấu để tồn tại là một tiền đề sai lầm. Không ai có thể và dám hủy diệt Ixrael, chí ít là trong phạm vi một thập niên tới. Người Do Thái vẫn đang duy trì chính sách sống bên miệng hố chiến tranh, nhưng không phải là một cuộc chiến tranh sinh tồn, mà là một cuộc chiến muốn có nhiều quyền lợi hơn, trên cơ sở tước đoạt quyền lợi sinh tồn của những dân tộc khác.

Trước hết đó chính là người Palestin, có ai dám nói rằng cuộc sống của dân Palestin ở Gaza và bờ tây hiện nay không phải là địa ngục? Không an sinh xã hội, không học vấn, không hạ tầng, luôn luôn là chiến tranh hủy hoại và chết chóc. Vừa mới đây thôi là Lebannon, 2 lính bị bắt để đổi lại quá nhiều hủy hoại mà Ixrael giáng xuống đất nước này, vốn đã từng bị Ixrael hủy hoại chỉ mới hơn chục năm trước. Chết chóc và hận thù lại chồng tiếp lên chết chóc và hận thù. Ixrael nói họ tự vệ vì bị tấn công, nhưng Hezbolah nói họ tấn công vì Ixrael vẫn đang chiếm một phần lãnh thổ của Lebannon. Vậy rốt cuộc ai mới là kẻ gây ra cuộc chiến thảm khốc này?

Ixrael đương nhiên có quyền tồn tại, nhưng sự tồn tại ấy phải trên cơ sở tôn trọng quyền tồn tại của những dân tộc khác xung quanh. Nếu Ixrael vẫn quá tự tin vào sức mạnh của mình, cho rằng có thể dùng bạo lực và chiến tranh để khuất phục kẻ thù vốn đang ngày một mạnh lên, họ sẽ phải trả giá rất đắt. Lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh Trung Đông, Ixrael bước ra khỏi cuộc chiến mà không thể nói rằng mình chiến thắng, tương lai lại càng không sáng sủa với đất nước này, nếu họ không thay đổi cách nhìn và chính sách. Anh các chú từ lâu đã cho rằng, giờ chính là lúc Ixrael nên đàm phán. Bằng thương thảo dứt điểm với Palestin, cùng nhau hoạch định một đường biên giới hòa bình, đó mới có thể là một lối thoát hướng tới tương lai. Còn bằng chính sách quá tự phụ như hiện nay: "Xâm lược rồi xây tường đơn phương tự mình vẽ ra một đường biên giới", chiến tranh không bao giờ chấm dứt và cái giá mà Ixrael phải trả sẽ ngày một lớn hơn. Cũng tương tự như vậy, đó là điều Ixrael nên làm với tất cả các nước xung quanh. Anh có thể đoan chắc với 4C, lúc này thế của Ixrael còn mạnh, miếng bánh của họ sẽ to, chứ đợi đến lúc Iran có trong tay bom nguyên tử, câu truyện sẽ không dễ dàng như thế nữa. Mà chặn Iran lại chăng? bằng cách nào, đụng đến Iran là đụng đến an ninh dầu mỏ toàn cầu, phương tây phát sốt, không thể đánh nhau được, Mỹ sẽ cấm. Hơn nữa Iran lại cũng chẳng yếu ớt gì, 60 triệu dân, vũ khí tiền bạc đều không thiếu, cuộc tập trận vừa rồi của Khomedi Iran khoe ra khá nhiều đồ lạ. Chơi thằng này chẳng ngon tẹo nào. Cách tốt nhất là phải tìm kiếm hòa bình. Chừng nào Ixrael chưa đàm phán để có được hòa ước trong khu vực, chừng đó thế giới Arap còn coi Ixrael là kẻ tử thù, và Iran sẽ còn nỗ lực cố gắng có trong tay bom nguyên tử.

4C lại ngồi dẫn dụ, đạo Hồi cực phò, bọn hồi vì vậy cũng phò, phò vậy cho nên Do Thái hay bất cứ thằng nào bem cũng là hợp lẽ. Mịa, không lẽ anh phải ị vào cái lập luận này. Đúng là đạo Hồi có nhiều điểm phò, đúng là cách sống của dân Hồi có nhiều chỗ phò, nhưng như thế không có nghĩa là dân Hồi không được quyền tồn tại bình đẳng với các sắc dân và các thành phần tín ngưỡng khác. Lập luận ấy có khác đé o gì việc một thằng Tây nhợn sang Việt Nam dăm ba ngày, rồi về nước phán rằng xứ này cực phò, dân Việt toàn vứt rác ra đường, phố xá dân tình toàn nhè bờ tường với gốc cây đái bậy, luật lệ giao thông loạn xà ngầu, chính quyền thì gặp tây là đòi ăn của đút... nói tóm lại cũng là cực phò. Thế nhưng nếu 4C thấy rằng dù có phò đến thế nhưng việc tồn tại của VN cũng vẫn là đương nhiên, thì 4C cũng nên mở rộng tầm nhìn ra để công nhận rằng thế giới Hồi Giáo cũng có quyền sinh tồn dựa trên lẽ phải. Ít ra, dân Trung Đông có quyền sinh sống trên lãnh thổ mà đã được vạch biên giới bởi trật tự thế giới cho đến giờ vẫn còn tồn tại là LHQ. Ngoài ra, có là người Việt nam thì mới hiểu hết bên cạnh những mặt cực phò như vứt rác bừa bãi, ị đái bậy bạ ngoài đường.... xã hội Việt vẫn có cả ngàn điều tốt đẹp vì nó có một lịch sử ít ra cũng hai nghìn năm thì anh cũng mong 4C hiểu rằng có là người Hồi Giáo mới hiểu được bên cạnh những mặt quá phò như ngược đãi phụ nữ, cổ hủ, dã man nó cũng còn cả triệu điều tốt đẹp bởi nền văn minh của nó đã có nhiều hơn năm nghìn năm lịch sử, một trong những cái nôi của loài người và đã từng có thời kỳ phát triển rực rỡ nhất thế giới.

Chuyện Trung Đông có lẽ nên dừng tại đây, đợi lần tới chúng nó choảng nhau anh lại vào bàn láo với 4C tiếp. Riêng anh không pro Ixrael, cũng không pro gì dân Arap. Anh từng đến Lebannon, cũng từng sang Jerusalem nhưng phải công nhận điều này, gái ở Beirut đẹp hơn hẳn gái Do Thái. Không biết có phải vì vậy mà đến giờ anh ghét cuộc chiến của Ixrael hay không? :p

Công giáo, tôn giáo hay là sự phản bội?

Bọn chã nghe xong tiêu đề sẽ nhảy dựng lên, Bác Lãng nói thế là không được, như thế là phỉ báng tôn giáo, là gây chia rẽ trong nội bộ dân tộc ...

Thiên chúa giáo vốn là một trong 3 tôn giáo lớn nhất hành tinh hiện nay. Cũng là một trong hai tôn giáo phản động nhất thế giới hiện nay, sánh ngang cùng hồi giáo. Hai thứ tôn giáo này, được xây dựng dựa trên sự mê muội về đức tin và lừa phỉnh tín đồ, từng là những đại đế quốc tồn tại trong lịch sử và gây ra những tội ác đẫm máu đối với nhân loại. Duy nhất Phật giáo là khác biệt với những thứ tôn giáo này, và Enstein, bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ 20, cũng từng bình luận rằng "Nếu có tôn giáo nào phù hợp với lòng tin khoa học, đó chính là phật giáo".

Thật ra, những kẻ phải tìm đến một đức tin tôn giáo dựa trên lòng tin mê muội, phần lớn là những kẻ yếu đuối, ngu muội và đầy tội lỗi. Cái lũ tín đồ các thể loại cần, là một sự an ủi về tinh thần, và một niềm tin mơ hồ về việc sẽ được tha thứ khỏi những tội lỗi mà chúng phạm phải. Không phải tự nhiên mà những nhà khoa học có cái đầu xuất chúng, vốn tạo ra phần lớn tri thức cho nhân loại noi theo, đều là những người có xu hướng vô thần một cách tự nhiên, hoặc nếu không thì cũng là những tín đồ thuộc loại ghẻ lở, vì ít hoặc hầu như không có niềm tin tôn giáo.

Nếu các vị độc giả đọc đến đây mà cảm thấy bị xúc phạm, thì khẳng định rằng đó chính là vì các vị là những kẻ yếu đuối, ngu muội và thối tha. Nói cách khác các vị là Chã. Mà nếu như thế thì phiền các vị cút cụ các vị đi. Anh léo thừa hơi mà giáo một lũ bò không thể biến đổi gen như thế.

Những ngày gần đây, giáo hội công giáo phát động những cuộc biểu tình thắp nến cầu nguyện rầm rộ của tín đồ công giáo tại khắp mọi miền đất nước, nhằm đòi lại các tài sản đất đai bị tịch thu trong các chính sách cải tạo đất đai của nhà nước sau các biến cố lịch sử năm 1954 và 1975. Phối hợp cùng với các phong trào đòi đất rầm rộ của tín đồ, là lực lượng công giáo và dân chủ hải ngoại, đang lớn tiếng đề nghị các nghị sỹ Mỹ, Vatican và chính quyền nhiều nước làm áp lực để Việt Nam phải thoả mãn các đòi hỏi của người công giáo.
Một điều thật sự trớ trêu, là trong lúc các cuộc tuần hành của thanh niên Việt nam, nhằm biểu đạt lòng ái quốc và bảo vệ lãnh thổ khỏi dã tâm xâm lược của Trung Hoa, thì bị cấm đoán và kìm kẹp, thì các cuộc biểu tình mà giáo hội công giáo đang phát động khắp Bắc - Trung - Nam, đang được tự do diễn ra và có quy mô càng ngày càng lớn. Những đòi hỏi của giáo hội công giáo đang đặt chính quyền trước những thách thức đau đầu. Những yêu sách này có thể dẫn tới những xáo trộn cực lớn về xã hội, và làm đảo lộn trật tự của nhiều vấn đề lịch sử. Trong lúc Việt nam đang chịu sức ép về ngoại xâm, thì đòi hỏi của giáo hội công giáo, có lẽ cũng gần giống như một sự ngoại xâm khác, làm vấn đề trầm trọng và phức tạp.

Lịch sử hình thành của giáo hội công giáo ở Việt Nam, là một lịch sử phụng sự cho thực dân Pháp xâm lược và cướp bóc.Oái oăm thay, hầu hết các tài sản của giáo hội công giáo, đều có được nhờ thực dân Pháp ban cho do những "cống hiến" to lớn giúp đỡ đội quân viễn chinh xâm lược An Nam thuộc địa. Lấy ví dụ ngay chính địa phận toà Khâm sứ mà giáo hội đang huy động giáo dân biểu tình đòi, hoá ra chính là đất thuộc về chùa Báo Thiên và tháp Bảo Thiên, một trong tứ khí của kinh đô Thăng Long, có lịch sử gần 1000 năm lịch sử, bị thực dân Pháp phá đi cấp cho giáo hội làm đất xây nhà thờ lớn Hà Nội vào thế kỷ 19. Một thứ tôn giáo phụng sự kẻ xâm lược, đang tìm cách đòi lại những tài sản có được nhờ những kẻ xâm lược ban cho, bất chấp việc đó có thể gây những khó khăn rất lớn về ổn định xã hội, vì làm xáo trộn những chính sách đất đai được thực hiện trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Có thể nói, đó là thứ tôn giáo của sự đê tiện và đáng phỉ nhổ.
Anh rất ngạc nhiên vì đến tận bây giờ, khi chúng ta đã sống trong thế kỷ 21, mà thứ giáo lý lếu láo rằng tồn tại đâu đó một thằng chã gọi là chúa trời, đang sống trên thiên đàng, chăn dắt đàn cừu (tức là lũ giáo dân) vẫn được nhiều đứa tin sái cổ. Sự ngu dốt và thiếu niềm tin đã khiến bọn tín đồ này mê muội một cách đáng thương hại. Vatican và các phân nhánh của nó, có thừa sự lọc lõi và biện pháp mê hoặc con người trong suốt 2000 năm tồn tại. Chỉ có điều, sự tồn tại dai dẳng của cái thứ tôn giáo lếu láo như thế đặt cho chúng ta một câu hỏi, đến bao giờ loài người mới thực sự giải phóng chính mình.

Trở lại câu chuyện về giáo hội công giáo Việt Nam đi đòi đất, có thể thấy tôn giáo này đang bộc lộ rõ bộ mặt về một thứ tôn giáo cướp đoạt và trơ trẽn. Một tôn giáo đi đòi đất có được nhờ ngoại xâm ban cho, rồi bị tịch thu sau khi quân xâm lược bị đánh bại, thì tôn giáo ấy có bộ mặt gì? Dựa vào chiêu bài chống đàn áp và kỳ thị tôn giáo làm sức ép, có thể thấy rõ giáo hội công giáo đang làm già và tìm cách bắt nạt chính quyền. Một tình huống khá tiến thoái lưỡng nan, nếu thoả mãn yêu sách của công giáo, trước hết sẽ là có tội đối với đại bộ phận dân tộc, khi trả lại cho cái tôn giáo phục vụ ngoại xâm tài sản có được do ngoại xâm ban phát, mặt khác, có thể dẫn đến một trào lưu đòi lại đất đai của những tổ chức, cá nhân bị tịch thu sau năm 54 và 75, dẫn đến bất ổn cực lớn trong xã hội. Hơn nữa, nếu trả lại, chính quyền sẽ phải nói thế nào đây với đại bộ phận những tín đồ Phật giáo và những người có thiện cảm với giáo lý Phật giáo, vốn chiếm đa số tại Việt nam, về trách nhiệm đạo lý với những tài sản của giáo hội đã bị thực dân Pháp cướp đoạt cho công giáo? Mặt khác, nếu mạnh tay đàn áp, chính quyền phải đối mặt với đám tín đồ mê muội cộng với lời cáo buộc đàn áp tôn giáo hẳn sẽ được đồng thanh ca ở nước ngoài.

Giáo hội công giáo Việt Nam đang đi một nước cờ vụng dại và ngu xuẩn. Sẽ có bao nhiêu người nhìn hành động này của họ như một hành động phá hoại trật tự quốc gia, và hơn thế, sẽ có bao nhiêu người chuộng lẽ công bằng cảm thấy bất bình khi những kẻ phụng sự xâm lược đi đòi lại tài sản được ngoại xâm cấp phát, hay nói một cách đúng đắn hơn, những kẻ ăn cướp đang đi đòi lại những tài sản ăn cướp. Ngay cả những tín đồ công giáo có tri thức và lương tâm, hẳn cũng cảm thấy hổ thẹn với tổ tiên. Trước khi họ là tín đồ công giáo, thì tổ tiên, ông cha họ, phải là người Việt nam, và từng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Vấn đề là cái tôn giáo đê tiện ấy đang có trong tay 6 triệu tín đồ, cố kết chặt chẽ với nhau bởi sự ngu muội của chúng về một thằng chã Jesu nào đó mà hẳn léo thể so nổi với Lãng anh về tầm vĩ đại. Nếu có điều gì đó cần nhắc nhở để bọn tín đồ ngu xuẩn ấy ý thức rõ hơn về chúa của chúng, anh sẽ lấy ví dụ thế này:
Trong lúc bọn chã mê muội đang xì xụp khấn vái Jesu, thì một thằng nhóc 5 tuổi đang vạch chim đứng đái ngoài đường có thể hỏi một cách lếu láo rằng :"Jesu đã bao giờ lên mặt trăng chưa? Năm anh 30 tuổi, bằng tuổi lúc Jesu đang đi bộ và truyền bá thứ giáo lý lếu láo về quyền lực của chúa tạo ra một trái đất không quay, anh sẽ lên mặt trăng, vừa đứng tè vừa ngắm trái đất quay".

Game theory - Đời có là một trò chơi?

Có nhiều sự việc, thuộc những lĩnh vực rất khác nhau, nhưng khi đi đến tận cùng, người ta lại thấy rằng chúng vận động theo một quy luật chung nào đấy. Cách đây nhiều năm, khi lần đầu đọc cuốn Game theory của Drew Fudenberg viết chung với Jean Tirole, anh các chú đã đặt ra một câu hỏi, Đời liệu có phải chỉ là một trò chơi?

Bản chất của cái gọi là lý thuyết trò chơi, có thể hình dung như một Matrix tổng hợp giữa lựa chọn và kết quả. Lý luận dựa trên nền tảng toán học hiện đại phương tây này thật đáng ngạc nhiên lại có nét tương đồng rất sâu sắc với triết lý Phật giáo phương đông. Quy luật vận động xã hội được Phật giáo cô đọng bởi chữ Nhân và Quả. Game theory lại dựa trên một phân tích tổng hợp giữa hành vi của các chủ thể tham gia để đưa đến một sự đánh giá về kết quả cuối cùng. Rất nhiều thứ trong xã hội, đang ngày ngày vận động trong quy luật ấy.
Lý thuyết trò chơi nói với chúng ta rằng, trong một sự cạnh tranh giữa một số lượng hữu hạn đối thủ, biết rõ thông tin về nhau, thì mỗi bên, nếu hành động một cách lý trí, sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình trên cơ sở tính toán về hành vi của đối thủ để tránh điều bất lợi nhất có thể xảy ra. Cuối cùng, dù không mong muốn, nhưng các bên sẽ cùng điều chỉnh hành vi tiệm cận về một đường biên lợi ích, mà ở đó quyền lợi của các bên là khả thi hơn cả. Có thể lấy ví dụ về game theory một cách hết sức đơn giản như thế này. Hai doanh nghiệp kinh doanh bao cao su là OK và Durex đang cạnh tranh trong một lĩnh vực hẹp. Vì BCS chỉ có hai ứng dụng cơ bản, một là đem sử dụng một lần, hai là đem thổi làm bóng bay. Nhưng vì giá bán OK đang là 1$/1c còn Durex đâu đó cũng cỡ 0,99$ nên ngoài việc đem dùng vào cái việc đó ra thì rất ít ai đem đi thổi bóng. Chính sách bán hàng của OK và Durex sẽ dẫn đến các phản ứng khác nhau của thị trường, tức là người tiêu thụ, và từ đó cũng ảnh hưởng đến lợi ích mà OK và Durex thu được. Hãy nhìn vào ma trận hành vi này:


phương án OK Durex Bọn chã
P/A 1 giá 1$/c. Lợi nhuận 5 $ giá 0,99$/c. Lợi nhuận 4 $ Đắt quá, ngày ông làm nhát thôi
P/A2 Phải cạnh tranh chiếm thị trường, ông mày giảm giá 0,7$/c.
Lợi nhuận tổng hợp 8 $
Láo, ông cũng theo. Giá xuống 0,68$/c.
Lợi nhuận tổng hợp 7,9$
Giá này được đấy, công suất tăng gấp đôi: 2 nhát/ngày
P/A 3 Down tiếp xem nó theo được không
0,4$/c. Lợi nhuận 10 $
Chơi. Giá còn 0,37$/c. Lợi nhuận 9 $ Rẻ, còn dư tiền bồi dưỡng. Công suất lên 3 phát/ngày
P/A 4 ông Hốt tất liệt, vét hêt thị trường
Giá 0,1$/c. Lợi nhuận 3 $
Tao chơi đến cùng
giá 0,075$/c. Lợi nhuận 2,5 $
Khặc, khặc. Máy móc công suất tối đa rồi. 3 phát/ngày, hơn nữa thế léo nào được?

Bọn chã ngó xong cái bảng bên trên sẽ thấy tối hù. Chúng sẽ bảo nhau, bảng léo gì mà khó hiểu thế này. Thứ duy nhất chúng mày hiểu trên kia chắc là các từ Bao cao su, OK hay Durex. Phản ứng của chúng mày là tất nhiên, nếu không chúng mày đã không phải là chã. 

Khái luận về ma trận hành vi trên có thể hiểu thế này. Ở phương án 1, OK định giá bán sản phẩm là 1$/bcs; chiến lược giá tương ứng của Durex là 0,99. Mức giá này với bọn chã là cao, tiền léo đâu ra mà xài nhiều được. Nên dù nhu cầu có lớn hơn, thì chã cũng chỉ dám ngày làm một nhát. Kết quả là với chính sách giá và lượng cầu thị trường như vậy, lợi nhuận của OK là 5$ trong khi Durex thu được 4$.

CEO của OK về bóp trán ngẫm nghĩ, thế này léo được, hàng mình ngon hơn, nhãn hiệu ngon hơn mà lại không lấn được sân, để thằng kia cạnh tranh ngang ngửa. Đã vậy ông giảm giá, OK xuống giá còn 0,7đ. Durex không chịu kém, À, mày định chơi bẩn hả, giá cũng xuống còn 0,68đ. Bọn chã hồ hởi, giá này được đấy, công suất hoạt động tăng lên 2 nhát/ngày. Do thị trường tăng nên lượng sản phẩm của OK và Durex tiêu thụ mạnh. Dù giá giảm khiến lợi nhuận cận biên giảm xuống, nhưng lợi nhuận tổng hợp lại tăng do doanh số tăng. Kết quả là lợi nhuận của cả hai tăng lên tương ứng: 8đ và 7,9đ

Trong phương án 3, OK quyết tâm tiếp tục cạnh tranh, xuống giá còn 0,4$. Durex không chịu kém, giá xuống còn 0,37$. Trước sức cạnh tranh này, nhu cầu của chã tăng mạnh, do còn thừa tiền để mua Minh mạng thang tẩm bổ, chúng nâng công suất lên 3 phát/ngày. Lợi nhuận tăng do doanh số tăng, CEO OK hỉ hả đếm được 10 đồng, còn Durex cũng thoả mãn đút túi 9 đồng.

Phương án 4, OK bóp trán, thằng này lỳ thật, chuyến này ông chơi tất tay xem mày chịu được nhiệt không? Ok xuống giá 0,1 $ nhằm Hốt Tất Liệt thị trường. Durex chấp nhận chiến đến cùng, giá lùi còn 0,75$/c. Nhưng dù giá xuống thê thảm, công suất của chã cũng đến tới hạn rồi. 3 phát/ngày không thể tăng hơn được nữa. Điều này dẫn đến lợi nhuận của OK và Durex sụt giảm cực mạnh, còn tương ứng 3 đ và 2,5 đ.
Tổng hợp hành vi của OK và Durex trong bối cảnh thị trường năng lực hành vi giới hạn của chã dẫn đến hình thành một loại trò chơi. Do CEO của cả OK và Durex đều là dạng Hải Đăng, nên dù không bàn bạc với nhau, trong đầu của cả hai thằng đều phác ra cùng một ma trận hành vi, theo đó lợi ích của các bên được tính toán trên cơ sở xem xét chiến lược phản ứng có thể có của đối thủ. Trong trò chơi này, cả hai bên khi quyết định một chính sách cạnh tranh về giá, đều phải tính toán đến phản ứng tiếp sau của đối thủ, từ đó ước lượng được lợi ích có thể thu được của mình. Nếu hai phía có lượng thông tin giống nhau, và có khả năng tính toán chính xác như nhau, thì tự khắc các chiến lược giá sẽ cùng gặp nhau tại phương án 3, ở chính sách mà lợi ích các bên là lớn nhất. Tự điều chỉnh hành vi, để có một kết quả chấp nhận được cho các phía, chính là bản chất cái gọi là lý thuyết trò chơi.

Nhìn nhận tổng hợp cuộc sống dưới nhãn quan của game theory, thấy rằng từ chuyện cua gái cho đến chuyện làm ăn, hoặc những chuyện bàn trời nói đất như chính trị và chủ quyền, đều có thể lấy game theory ra làm căn bản.

Từ nhiều ngày qua, vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa nóng lên rất nhanh. Theo các hành vi leo thang của người Tàu, càng ngày mối nguy chủ quyền càng đậm nét. Bọn chã có thể sẽ nói, àh, sợ léo gì, đây là vấn đề thuộc về game theory. Mỗi phương án của Trung Quốc sẽ đều phải tính đến phản ứng của chúng ta. Và chắc cũng sẽ tồn tại đâu đó một phương án trung dung đem lại kết quả chấp nhận được cho tất cả các bên. Bọn chã hỷ hả, nghĩ rằng chúng rất thông minh vì học bài Bác Lãng dạy một cách nhanh đến thế.

Nhưng bọn chã không thể tư duy được như Bác Lãng. Đúng là mỗi một phản ứng từ Trung Quốc sẽ dẫn tới một sự đáp trả nào đó từ phía Việt Nam, tưởng chừng ở đây sẽ hình thành cái gọi là một trò chơi ràng buộc hành vi giữa các bên. Thực ra hoàn toàn không phải vậy. Một trò chơi chỉ có thể được xác lập nếu các phía tham gia đều dám và chấp nhận chơi tới cùng. Chẳng hạn như OK và Durex, sẵn sàng chơi đến phương án phá giá tất tay. Câu chuyện giữa TQ và Việt Nam hoàn toàn không phải vậy. Hãy cũng xem các diễn biến trong 18 năm qua, tính từ thời điểm bình thường hoá quan hệ năm 1991. Trong suốt một thời kỳ dài mà 16 chữ vàng được coi là yếu chỉ trong hoạt động ngoại giao, trên thực tế Việt Nam gần như một con rối thảm hại trong tay người Trung Quốc. Quá khứ của Việt nam thường được coi là một bản hùng ca đẫm máu, nhưng lịch sử dường như đã dừng lại ở năm 1979. Trong lúc mọi tài liệu, sách báo, sách lịch sử, sách giáo khoa ở Việt nam thường nói rất chi tiết về các cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp thì có một khoảng trắng gần như đã bị xoá đi, về cuộc xâm lược ngắn ngủi nhưng tàn bạo của người Trung Quốc năm 79, rồi liên tiếp các hoạt động chiến tranh cục bộ trong những năm 80, và đặc biệt là thảm bại đắng cay tại Trường Sa năm 88, khi hải quân Việt Nam thúc thủ và Trung Hoa xâm lược 9 đảo và đá thuộc chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Một lịch sử phải đổi bằng máu nhưng không còn được nhắc đến, hay nói đúng hơn, không được nhắc đến xứng tầm với sự thiêng liêng của nó.

Đâu là câu trả lời? Phải chăng chúng ta cần xoá lịch sử đi, để có quan hệ ngoại giao tốt hơn cho tương lai đất nước? Vậy chúng ta nói gì đây khi lịch sử bi thảm của các cuộc chiến tranh Đông Dương khốc liệt với người Pháp và người Mỹ vẫn được ngợi ca, chúng ta vẫn bắt tay họ và đặt nền tảng cho những mối quan hệ hữu ái và thiết thực. Hành vi không tôn trọng lịch sử của chính chúng ta, chỉ nói lên một thực tế rằng, Trung Quốc đã can thiệp và gây sức ép quá sâu đối với giới tinh hoa chính trị của đất nước này. Về phương diện nào đó, Việt Nam đã bị khuất phục. Hậu quả của sự quỵ luỵ có thể được nhìn thấy một cách nhãn tiền. Một lịch sử trải dài 18 năm qua trên biển đông, là một lịch sử mà lá cờ đại bá của Trung Quốc từng bước xuôi về phía nam. Sau khi đặt chân thành công lên Trường Sa, Trung Quốc gấp gáp hiện đại hoá lực lượng không hải, từng bước xua hải đội và bàn tay đẫm máu xuống phía nam. Sau các câu chuyện còn nhiều nghi vấn về lợi ích của Việt nam trên biên giới phía Bắc và vịnh Bắc Bộ sau các hiệp định phân giới, người Trung Quốc tiếp tục xua tàu thuyền càn quét tài nguyên hải sản ở Biển Đông, đặt một loạt các dàn khoan hút dầu tại những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa. Tàu quân sự của Trung Quốc hoạt động thường xuyên. Số vụ bắn giết ngư dân Việt Nam bởi tàu Hải Quân Trung Quốc tăng dần qua các năm. Sự kiện 9 ngư dân thiệt mạng năm 2005, rồi phiên toà hài kịch mà Bắc Kinh lôi ra xử ngư dân Việt Nam tội hải tặc và tuyên trắng án. Cho đến vụ chạm súng bắn chìm tàu ngư dân VN mới đây tại vùng biển cách TP HCM chỉ 350 km ngay trước mũi hai chiến hạm của Việt Nam (đến quan sát, dừng lại từ xa và thúc thủ). Gần đây nhất, thông tin về một tàu đánh cá Việt nam bị "tàu lạ" tông chìm, dẫn đến mất tích của 10 ngư dân (xác tàu mới đây đã được tìm thấy, cùng với xác của một người Việt Nam trên mảnh vỡ). Trong trò chơi ở Biển Đông suốt 18 năm qua, Trung Quốc là người chơi duy nhất. Phản ứng có tính trường kỳ và nhất quán của Việt Nam: "Chúng tôi cực lực phản đối, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chủ quyền ...." Cuốn băng cũng được tua đi tua lại trong suốt 18 năm. Người ta sẽ phải đặt dấu hỏi, nó sẽ được tua đến bao giờ, liệu có vì cũ quá mà bị đứt và không còn tua được nữa. Chưa ai có thể trả lời câu hỏi đó.

Rõ ràng trong cuộc chơi tại Biển Đông, Việt Nam chưa dám tham gia như một người chơi thực thụ, và vì thế, cái gọi là tương quan game theory đã không thể được xác lập. Hãy thử cùng phác một ma trận sơ lược về các hành vi tại Biển Đông, để xem đáng ra, và thực ra chúng ta cần phải làm gì:


Phương án Trung Quốc Việt Nam Kết quả
P/A1 Tuyên bố chủ quyền, đẩy mạnh các hoạt động dân sự Tuyên bố chủ quyền đáp trả. Chủ trương giữ nguyên trạng Giữ nguyên trạng thái
P/A2 Gây hấn bằng các hành vi khiêu khích Phản đối ngoại giao, xúc tiến chuẩn bị Giữ nguyên trạng thái, tồn tại căng thẳng
P/A 3 Dùng vũ lực khiêu khích, gây sức ép quân sự Đẩy mạnh chuẩn bị đề phòng chiến tranh, tìm kiếm đồng minh, xem xét quan hệ với các thế lực mới, xem xét lại chính sách về Đài Loan và tìm cách chia sẻ quyền lợi với Asean tại Biển Đông, nhằm thiết lập một mặt trận đề kháng Xúc tiến đàm phán, tìm kiếm giải pháp chấp nhận được cho cả hai bên. Kìm chế tránh chiến tranh
P/A 4 Dùng vũ lực xâm lươợ Chiến tranh toàn diện Lợi ích các bên tại Biển Đông giảm xuống bằng 0 trong suốt thời kỳ chiên tranh. Lợi ích các phía bị tổn hại nặng khi cuộc chiến kéo dài.

Nếu đứng trên giác độ lý thuyết trò chơi mà đánh giá, thì dường như lựa chọn tốt nhất cho cả hai phía VN, TQ và phù hợp với tình hình hiện tại, là trạng thái thứ 3. Nhưng điều đó chỉ xảy ra khi và chỉ khi, một điều kiện tiên quyết là Việt nam dám tham gia vào cuộc chơi với tư cách một người chơi sòng phẳng. Rất đáng thất vọng, hiện tại chúng ta chưa có được cái thế và dũng khí để chứng minh cho TQ thấy chúng ta đáng là một người chơi như thế, khiến người Tàu cũng buộc phải giới hạn lại hành vi của mình.

Việt Nam đang tăng cường hiện đại hoá Hải Quân. Người ta đang nói tới nhiều chiến hạm đã được đặt mua và nhiều chiến hạm khác đang được đặt hàng đóng mới. Đối với người Việt nam đang sống bên lề của nguy cơ, mọi tin tức như thế đều rất ấm lòng. Nhưng một thực tế khác là số trang thiết bị tuy lớn và mới đối với VN nhưng so với TQ đang nâng mức chi tiêu quân sự lên hàng trăm tỷ USD một năm thì chỉ là hạt cát so với biển cả. Việt Nam đang không làm hết những điều có thể làm để đối phó lại với nguy cơ. Trong nhiều năm qua, chúng ta thất bại trong việc xây dựng một mặt trận đoàn kết nói chung để đề kháng lại với Trung Quốc, ngay trong lòng Asean. Chúng ta không đủ lực để đối kháng lại TQ, đáng ra cần tới một bó đũa để tránh TQ bẻ gẫy từng chiếc một, thì Việt nam lại sai lầm tiếp cận theo lối tay đôi với người Tàu. Chúng ta bị ép trên mọi vấn đề. Thậm chí phải nhắm mắt và xoá đi cả một phần lịch sử đẫm máu để đổi lấy sự hài lòng và trịnh thượng của người Trung Quốc. Sau tuyên bố chung về Biển Đông ký tháng 11/2002, là một tiền đề tốt cho sự khởi đầu về một nỗ lực đoàn kết chống áp lực thôn tính của người Tàu, đáng lý ra, chính Asean phải dựng ra một nhóm đàm phán giữa các nước thành viên, để tìm kiếm giải pháp phân chia quyền lợi tại Biển Đông, và thống nhất cách thức hành xử với TQ. Chính Việt Nam, nước có quyền lợi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, cũng đồng thời bị coi là kẻ cứng cổ nhất, đáng ra phải là người khởi xướng cho tiến trình đàm phán nội bộ Asean ấy. Chúng ta đã không làm gì, TQ nhanh chóng lấn tới và tìm cách phá nát cái hiệp ước ấy. Mắt xích yếu nhất là Philipin. Thoả ước thăm dò khai thác giữa TQ và Philipin ký kết năm 2004 và VN sau khi phản đối đã buộc phải tham gia đánh dấu một thất bại thảm hại trong việc đoàn kết nội bộ Asean. Chúng ta không làm điều cần làm, trong khi TQ lựa chọn một cách đi thâm độc. Từ thất bại này đến thất bại khác, Việt nam thực sự trở thành một kẻ đơn độc trước nguy cơ từ Trung Hoa bá quyền và hùng mạnh. Nỗi lo bảo tồn thể chế có lẽ lớn hơn mối lo chủ quyền, Việt Nam hầu như không làm được gì để xúc tiến quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ và thế giới Phương Tây, nhằm kiềm chế ảnh hưởng từ Trung Quốc. Trong lúc Ấn Độ mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn với Việt nam, người ta không hiểu tại sao VN lại đi nhập súng bắn tỉa của Pakistan, điều mà người Ấn không muốn thấy. Chúng ta quá ngây thơ, hay có ai đó quá dại dột để phải luôn tìm cách tránh làm mất lòng gã láng giềng bất hảo? Thật khó có câu trả lời.

Phong trào phản kháng tự phát đầy lòng yêu nước của thanh niên Việt Nam cuối năm 2007 đã thổi một làn gió mới vào mọi vấn đề. Việt Nam dường như bừng tỉnh, và nhiệt huyết của người Việt Nam bất chấp sự cấm đoán và phản ứng thụ động của chính quyền có lẽ đã gửi một vài thông điệp có ý nghĩa cho người Tàu và cả những kẻ theo đuôi Trung Hoa hèn nhát trong nước. Thoạt tiên TQ phản ứng một cách trịnh thượng và điên cuồng, khi Tần Cương lớn tiếng dạy dỗ các cuộc biểu tình đó làm tổn hại quan hệ Việt Trung, và yêu cầu Việt Nam ngăn cấm. Một loạt các cuộc biểu tình phản đối của người Việt diễn ra tiếp nối sau đó ở nhiều nước khác nhau. Sự áp chế của chính quyền trong nước trở lên mạnh mẽ hơn, nhưng mọi thứ sau đó bỗng chợt thay đổi. TQ đột nhiên trở lên hoà hoãn và biết điều hơn, khi cho một quan chức địa phương tuyên bố kế hoạch Tam Sa thực ra không có thực (trong khi đó kế hoạch này được Quốc vụ viện, cơ quan pháp lý cao nhất của TQ thông qua nghị quyết). Nhiều tuyên bố ngoại giao tiếp nối sau đó thể hiện một sự xoa dịu đáng ngạc nhiên, khi người Tàu đột nhiên nhấn mạnh đến cái gọi là tình hữu hảo. Trung Quốc đủ thâm độc và khôn ngoan. Kinh nghiệm hàng nghìn năm ở VN chắc đã dậy TQ rằng đừng dại để dân tộc này kết thành một khối và đánh thức lòng tự hào không bao giờ tắt của nó. TQ có lẽ đang tìm cách lùi để tiến, tìm cách xoa dịu công luận nói chung, vì người Việt Nam khi biểu tình đã gửi đến thế giới một thông điêp khôn ngoan : "Hành vi xâm lược của TQ đang đe doạ cả Á Châu". Có lẽ TQ cho rằng đàm phán tay đôi với các chính phủ yếu và chủ trương quỵ luỵ sẽ là ngon ăn hơn so với việc đối mặt với một dân tộc phẫn nộ, và nhiều dân tộc khác cũng có cùng mối lo. Cũng rất có thể, với bản tính thâm độc và xảo quyệt của người Tàu, Trung Quốc đang dự kiến cho một hành vi bất ngờ sau Olimpic Bắc Kinh, khi họ đã đủ mạnh để sẵn sàng đơn phương xâm lược, trong khi Việt Nam còn đang đơn độc và ít khả năng đáp trả. Chính xác đó là những lựa chọn chắc chắn đang nằm trên bàn cân của người Trung Quốc.

Truyền thông Việt nam sau các cuộc tuần hành đột nhiên bừng tỉnh. Dù thông tin về các cuộc biểu tình bị cấm nhắc đến trên báo chí, nhưng một sự thay đổi có tính đột phá, các tin bài đưa tin về các hoạt động tại Trường Sa bỗng xuất hiện hàng ngày trên báo chí. Điều chưa bao giờ diễn ra trước đó, ngoài việc năm thì mười hoạ có một tuyên bố phản ứng ngoại giao yếu ớt của người phát ngôn BNG Việt nam trước các hành vi gây hấn của TQ. Rõ ràng, áp lực từ lòng yêu nước của người Việt Nam đã có một sức mạnh không phải chỉ với bên ngoài, mà còn với chính những thành phần bên trong người Việt Nam.

Sự thức tỉnh tuy đáng quý, nhưng vẫn có phần muộn màng.

Để thực sự trở thành một người chơi thực thụ trên bàn cờ Biển Đông, vẫn còn đó những việc mà chúng ta cần phải làm. Còn thời gian để làm, nhưng cũng không nhiều nữa:

1. Nỗ lực hết mức xây dựng một sự thống nhất ý chí trong Asean, đề nghị thành lập một nhóm đàm phán về quyền lợi của các nước Asean có liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông. Thậm chí có thể tính tới việc tạm thời chấp nhận ý tưởng các nước Asean cùng phối hợp khai thác Biển Đông, tạm gác chủ quyền trong nội bộ khối sang một bên, nhưng tất cả đồng lòng phản đối hành vi xâm chiếm của TQ. Điều này nếu làm được, thực sự sẽ tạo dựng được một sức mạnh đồng thuận đối kháng lại TQ.

2. Đẩy mạnh hết mức có thể các mối quan hệ với Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ ở phương tây về mặt quân sự. Đánh giá các khả năng nhập khí tài, tìm kiếm sự trợ giúp huấn luyện, cùng tập trận chung. Nghiên cứu khả năng hợp tác quân sự hoặc cho thuê quân cảng Cam Ranh. Sự khác biệt về thể chế là hạn chế lớn đối với giải pháp này, nhưng ít nhất, cần nhìn nhận mối quan hệ thuận lợi với Hoa Kỳ và phương tây là khả năng duy nhất để VN tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ trong trường hợp cần phải chiến tranh toàn diện với TQ.

3. Xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược đi vào thực chất với Nhật Bản và Ấn Độ. Việt Nam với Nhật Bản và Ấn Độ từng nhiều lần tuyên bố nhấn mạnh, đó là các mối quan hệ đồng minh chiến lược. Chúng ta đã có sự hợp tác kinh tế chặt chẽ và thiết thực với Nhật Bản. Do có cùng mối nguy về Trung Hoa, Việt Nam nhận được thiện cảm rõ rệt của chính giới Nhật. Dù cường quốc này đang có một hiến pháp hoà bình phi quân đội, nên khả năng hợp tác quân sự bị giới hạn, tuy nhiên việc tham khảo các kinh nghiệm về công nghiệp quốc phòng thì Nhật lại có thừa tiềm năng. Ngược lại, với Ấn Độ, quan hệ kinh tế VN chưa có một tầm quan trọng nhưng hợp tác về mặt chính trị lại tiến trước rất xa. Ấn Độ là đối thủ trực tiếp và mạnh mẽ hàng đầu của TQ tại châu Á. Ấn Độ đang có nhiều lý do để hợp tác xây dựng một Việt nam hùng mạnh đứng cạnh TQ. Có thể làm gì để khai thác hết các thế mạnh mà các mối quan hệ này đem lại?

Và trên hết, sức mạnh thực sự của Việt nam, nằm ở ý chí dám chống đến cùng, kể cả việc chấp nhận chiến tranh toàn diện với Trung Hoa, một khi cái đất nước hiếu chiến ấy quyết tâm xâm lược. Lý thuyết trò chơi sẽ chỉ ra rằng, trong tình huống ấy, TQ sẽ không được lợi gì. Chỉ có bằng cái quyết tâm ấy, mới có thể khiến TQ phải tự mình giới hạn hành vi, và thực sự VN thành một người chơi sòng phẳng.

Vẫn còn đó một câu chuyện dài, và lịch sử vẫn đang ở phía trước.

P/S: Anh xin thông báo cho các thể loại bọn chim non em chã mò vào đây nghiêng ngó, cái anh cần là chúng mày vào đọc và nghiền ngẫm, đéo cần chúng mày phát biểu lung tung. Sự kiên nhẫn với chã của anh vốn cực kỳ giới hạn. Phương pháp đơn giản để diệt chã của anh là xoá comment hoặc nhét chúng mày vào danh sách refuse cho nó gọn. Cho nên chúng mày nên tự biết giới hạn hành vi sao cho phù hợp với Game theory, không rồi sau lại trách anh ác.

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2008

Blog, để làm gì nhỉ?

Khi máy tính bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, tôi còn nhớ đó là một chiếc máy tính đen xì, không ổ cứng, khởi động bằng đĩa mềm có kích thước rất to, dung lượng đâu đó khoảng 850 kb với hệ điều hành MS_DOS. Lúc đó gần như thao tác máy tính chẳng để làm gì, chỉ dùng để tham khảo và lập một vài chương trình đơn giản trên ngôn ngữ C hoặc Basic. Từ lúc đó đến nay, tương tác với máy tính đã thay đổi quá nhiều. Cả một thế giới mới cũng theo đó mà hình thành. Chính là cái mà tôi và các bạn ngày nay đang là một phần của nó - Thế giới mạng.

Tò mò thử làm một search nhỏ trên google với nickname quen thuộc tôi vẫn dùng trong thế giới mạng, tự nhiên thấy bật ra rất nhiều bài viết mà tôi đã từng post ở nhiều forum khác nhau. Chúng tồn tại đâu đó rải rác trên khắp thế giới ảo mênh mông. Có nhiều bài viết trong số đó tôi còn nhớ nội dung, và cũng có nhiều thứ, tôi đã quên từ lâu. Những bài viết ấy, vô tình hay hữu ý cũng là một phần cuộc đời mà tôi từng trải nghiệm. Khi đọc lại những bài viết mà tôi đã quên đi, chợt thấy nảy ra một ý nghĩ, tại sao không tạo một blog cho riêng mình, để tập hợp lại những cái tôi đã từng viết, và cả những cái tôi sắp viết? 

Blog này, vẫn gắn với cái nickname tôi đã dùng từ lâu. Đây sẽ không bao giờ là một cái gì dạng như nhật ký, nhưng sẽ là nơi mà tôi nêu lên một vài quan điểm và một góc nhìn về cuộc đời.

Cho những gì đã, đang và sẽ diễn ra.

Lãng.