Nhân có ý kiến của một bạn thắc mắc về một bài viết gần đây của anh liên quan đến tình hình Việt Nam, trong đó có câu hỏi, tại sao, Dũng bạn thân anh nhiều sai lầm thế, nhưng anh Lãng lại cho rằng bạn anh nên tiếp tục tại vị trong hàng ngũ cầm quyền tối cao? Phải chăng anh Lãng tiền hậu bất nhất, và chồng chéo nhau về những giải pháp?
Đây là một câu hỏi đúng, nhưng ngây thơ. Nó phù hợp cho những người còn ít va chạm với những tồn tại đích thực trong cuộc sống. Không phải tự nhiên mà Bill Gates đưa ra lời nhận định đầy triết lý: "Cuộc sống ai cũng mong muốn những điều tốt và loại bỏ những điều xấu xa, nhưng người ta cần học cả cách chấp nhận và sống chung với cái xấu xa ấy nữa”. Bản thân cuộc sống không phải là những mệnh đề toán học, nơi logic ngự trị tuyệt đối và có những tiêu chí rõ ràng để xác định đâu là một định đề đúng hoặc sai. Chính trị, bản chất của nó là nghệ thuật nô dịch và cai trị con người, càng không có chỗ cho những khái niệm đúng hay sai tuyệt đối.
Một bạn thân của anh, bố già Lý Quang Diệu của Singapore, một elite man của châu Á, cảm thán lúc cuối đời : “Không phải mọi điều tôi làm đều đúng và tốt đẹp. Tôi từng đưa ra những quyết định xấu xa, thậm chí là vi hiến, khi từng cầm tù những người bạn bè quen mà không qua xét xử. Nhưng những điều tôi làm, đều để nhắm tới những mục tiêu cao cả”. Lý là một chính trị gia hết sức thành công, một lãnh tụ của người dân Singapore, và thực sự là cha già của quốc đảo này, Lý đã dùng cả cuộc đời mình để chứng minh thực tiễn rằng Lý và cộng sự luôn sống để cống hiến cho lợi ích quốc gia. Nhưng cuộc đời của Lý cũng có không ít khoảng đen, những điều xấu mà Lý buộc phải làm. Đơn giả bởi đó là cuộc đời, chúng không phải những tiêu chuẩn đạo lý theo sách vở.
Cái xấu, trong chính trị, do đó tồn tại vô cùng phổ biến. Những ngôn từ cao đẹp, với những giá trị đẹp đẽ và những viễn cảnh huy hoàng, thường đều là những thủ đoạn mị dân dùng để tuyên truyền và lừa bịp đám dân đen ngu dốt.
Chính trị Việt Nam, do đặc điểm thể chế của nó, đã làm băng hoại tài năng và thoái hóa về đạo đức. Tham nhũng giờ đây là một căn bệnh ăn sâu vào bộ máy từ thấp tới cao, nguồn thu nhập chủ yếu của công chức tại vị hầu hết đều đến từ ngoài đồng lương chính thức. Trên con thuyền của những kẻ cầm quyền, đều chất đầy những kẻ dựa vào quyền lực để vơ vét tài sản cá nhân, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hệ thống công ty sân sau, của con em, hay các thành phần thân hữu. Lấy đâu ra một chính trị gia có tâm có đức trong bối cảnh ấy? Thậm chí ngay cả nếu thành phần ấy mà có tồn tại, thì cũng sẽ bị những kẻ khác trên con tàu quyền lực ném xuống biển vì dám chơi trái với lệ chung. Đây là một bức tranh toàn cảnh, một thực trạng mà xã hội phải thừa nhận, thậm chí chấp nhận.
Một số thằng ngu thường hô hào rằng, thể chế tồi tệ đến thế, cần đập bỏ nó đi và xây dựng một thể chế mới. Nghe rất có lý nếu đối chiếu với những tiêu chí đúng sai giấy lộn, nhưng đầy ngu ngốc vì chúng ta đang đề cập đến một vấn đề ảnh hưởng tới cuộc sống của gần 100 triệu con người, trong đó, có những quyền lợi thuộc về cái sống và cái chết.
Chúng ta luôn muốn xã hội tốt lên, nhưng phải có đủ tầm nhìn xa, và đủ sự thông thái để hiểu rằng một xã hội tốt ngay là điều bất khả. Thậm chí phải đủ kiên nhẫn để học cách sống chung với những thứ xấu xa, cải biến nó dần dần để hướng tới một tương lai tốt đẹp.
Đấu đá trong Bộ chính trị Việt Nam giữa các bạn anh chỉ là một phần nhỏ của vấn đề. Nếu các bạn cũng có cùng tầm nhìn như anh, các bạn sẽ thấy rằng những mục tiêu mà những người sáng suốt ủng hộ không nhằm hướng tới một cái đúng hay cái sai tuyệt đối về lý thuyết, mà là nhắm tới những giải pháp có thể thực thi và cải thiện quyền lợi số đông.
Các bạn cho rằng có thể và nên loại bỏ một nhân vật chính trị đầy quyền lực khỏi hệ thống chăng? Đặt ra câu hỏi này, đã là một sự ngu đần. Bởi đơn giản đó là điều bất khả. Chính trị Việt Nam chưa có điều kiện và chưa đủ trưởng thành để làm được những điều như vậy. Cuộc đấu giữa những kẻ đang nắm quyền khi bị dồn tới chân tường, có thể gây những tổn hại sâu sắc đến tính ổn định quốc gia, và sự thiệt thòi tất nhiên không bao giờ ở phần của những kẻ mà gia tài đã đủ giàu để thoát khỏi mọi biến cố. Thiệt thòi, luôn thuộc về đám dân đen. Cố nhiên còn một loại người nữa, giống như anh, cũng sẽ chẳng bao giờ thua thiệt vì đó là một thứ người có đủ thủ đoạn, đểu giả và đủ tài năng để tồn tại ăn trên ngồi chốc trong mọi hoàn cảnh. Chúng ta đang tư duy theo cách duy trì lợi ích số đông, chứ không phải bàn đến những mục tiêu lý thuyết, đẹp, nhưng ảo tưởng.
Thay vì việc đưa ra những đề nghị mang tính phá hoại, hãy biết kiên nhẫn chấp nhận cái xấu và đưa ra những giải pháp có tính thực tiễn hơn. Nói đúng hơn, là những giải pháp có thể nâng cao lợi ích dân đen, nhưng, điều kiện tiên quyết là, giải pháp ấy phải có tính khả thi, tức là nó có điều kiện để làm được trên thực tế.
Anh ủng hộ Dũng bạn thân anh lên vị trí chủ tịch nước. Đơn giản, bởi trước hết, muốn loại bạn anh khỏi hàng ngũ tối cao là điều không thể. Bạn anh có đủ thế lực gây tổn thương đến mọi đối thủ, bởi các đối thủ này điểm xấu cũng chẳng mấy kém gì bạn thân anh. Hơn nữa, bạn anh chứng minh được khả năng trong lĩnh vực ngoại giao chính trị, qua những thành tựu có tính đột phá Việt Nam có được trong câu chuyện ở Biển Đông và quan hệ với các cường quốc cựu thù. Dũng tại vị ở hàng ngũ lãnh đạo tối cao sẽ là điều cần thiết để đảm bảo tính xuyên suốt của các cam kết quốc tế mà Dũng có tham gia với vai trò quan trọng.
Anh Lãng chỉ bàn đến những gì có tính thực tiễn, chứ không bàn đến những câu chuyện thuộc về ảo tưởng.
Sẽ phải mất một thời gian dài để xã hội Việt Nam trưởng thành, có một hệ thống chính trị vì con người nhiều hơn. Trong thời gian ấy, cần học cách chấp nhận với những thứ xấu xa. Miễn sao, các bạn, nghĩa là bọn con bò, luôn không buông xuôi.
Anh chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc, đó là đại bộ phận người dân Việt Nam, một ngày nào đó đều có đủ tầm nhìn và tri thức, để là một con người tự chủ như anh, nghĩa là đều mang tầm lãnh tụ. Bởi lúc đó, cũng là lúc Việt Nam ngồi ngang hàng với mọi cường quốc. Nhưng cũng giống như câu chuyện đúng sai trong chính trị, đó là một mong muốn bất khả thi trong hiện tại và một tương lai còn xa. Các bạn cần học cách sống chung với anh, và anh cũng cần học cách sống chung với một bọn con bò mà thực lòng anh luôn quý mến
Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Triều Tiên và bất ổn Đông Á
Vài bạn kêu gào anh Lãng cho ý kiến chỉ đạo về tình hình Triều Tiên. Việc dân việc nước bộn bề, anh nêu dăm ý kiến ngắn như sau:
Các bạn đánh giá vấn đề cần có độ tỉnh táo và lạnh lùng mà phân tích. Vài trăm phát pháo Bắc Hàn nã chẳng qua chỉ là vấn đề nội bộ của bố con họ Kim. Giải pháp gây căng thẳng biên giới để kiểm soát nội bộ của Kim con trong tiến trình chuyển giao quyền lực là một trò đùa mạo hiểm, nhưng không đủ gây chiến tranh. Ở đây Kim con đang muốn tái hiện hình ảnh của Kim ông nội, bằng cách coi các hành động gây hấn tấn công lực lượng Nam Hàn như những "chiến công" cho sự nghiệp củng cố quyền lực cai trị tại Bắc Triều Tiên. Làm đại tướng thì ít nhất cũng cần dăm "chiến tích". Đây là lý do thực của những diễn biến căng thẳng tại Triều Tiên hiện nay. Tình hình này sẽ tiếp tục dẫn đến can dự mạnh hơn của Mỹ vào khu vực. Nhật sẽ đẩy mạnh quá trình tái vũ trang.
Ở phía bên kia của nền văn minh, những nước có quyền lợi liên quan trực tiếp nhất đến bán đảo Triều Tiên là Nhật, Mỹ, Hàn. Một điểm chung là các nước này giàu, quý trọng sự sống, và hiểu rằng họ đang phải đối phó với một thằng khùng có trong tay vũ khí hạch tâm. Phản ứng của Mỹ, Hàn do đó sẽ ở mức kiên quyết nhưng có giới hạn và kiềm chế.
Ở phía bóng tối của sự nghèo đói, mặt khác, triều đình của Kim bố, Kim con hiện tại cũng không phải là những thằng đần, dù rằng chính thể Triều Tiên hiện tại vẫn đang thành công trong nỗ lực ngu hóa và làm thoái hóa giống nòi người dân sống tại Bắc Triều Tiên. Là vua một nước thì bất kể dân chết đói hàng ngày, vua vẫn sống trong nhung lụa. Triều Tiên nhiều sâm, gái chịu khó tuyển thì cũng lắm đứa ngon, do đó, các bạn phải hiểu Kim bố, Kim con còn yêu đời và mong sống lâu lắm. Do đó, bản thân Kim con cũng sẽ tự biết đâu là giới hạn còn chấp nhận được để duy trì mạng sống của mình. Một cuộc chiến Triều Tiên tổng lực xảy ra, anh tin chắc bố con nhà Kim hiểu rõ họ sẽ không có cơ hội dùng đến vũ khí nguyên tử, bởi nếu Mỹ, Hàn bị ép vào thế buộc phải ra tay, đòn tấn công sẽ là triệt hạ hủy diệt trước khi Kim có khả năng giộng nguyên tử vào Mỹ và đồng minh của nó.
Thật ra khi quan sát tình hình Triều Tiên, anh từng đặt ra câu hỏi: Liệu có khả năng Kim con hiện đang chịu sự chống phá mạnh từ bên trong, và có thể những sự kiện như chìm tàu Chongnan hay pháo kích Nam Hàn là những diễn biến nằm ngoài tầm kiểm soát của Kim con, do thế lực nội bộ chống đối bên trong muốn gây rối loạn Bắc TT và lật đổ triều đình họ Kim. Đây sẽ không phải là một sự phỏng đoán nếu hiện tại Kim bố đang nguy kịch, thoi thóp và chờ ngày chết. Nhưng sự thực là Kim bố vẫn có khả năng ngọ ngoậy, và với kinh nghiệm cai trị 30 năm tại Bắc TT thì chắc chắn quyền lực vẫn nằm tuyệt đối dưới sự khống chế của họ Kim. Giả thuyết này, vì thế không có cơ sở thực tiễn.
Diễn biến tại Triều Tiên, do đó, tất yếu sẽ nằm trong khuôn khổ của những phản ứng hạn chế, khi những người trong cuộc đều biết đâu là giới hạn của vấn đề.Chiến tranh thế giới đéo nào ở đây?
Điều tích cực của tình hình là biến chuyển khu vực tiếp tục có lợi cho Việt Nam. Niềm hy vọng của dân Nam Hàn vào đám dân đồng chủng tộc nhưng đã được ngu hóa gần triệt để trong 50 năm qua sẽ ngày một ít đi. Đầu tư của Hàn do đó sẽ ít có hy vọng hướng vào miền Bắc. Do đó, luồng vốn này sẽ tiếp tục đổ về Đông Nam Á, mà Việt Nam hiện cũng có những lợi thế cạnh tranh.
Đông Á bất ổn, khiến sức chú ý của Mỹ và đồng minh càng tập trung hơn vào khu vực. Quan hệ giữa Mỹ, Nhật, Hàn sẽ được đẩy lên một nấc mới. Trong viễn cảnh sống chung với Bắc Hàn, cả Nhật, Hàn đều thấy sự sinh tồn của họ gắn liền với Mỹ. Điều này càng khiến Trung Quốc chịu áp lực mạnh trong tương lai.
Mặt khác thì Nhật Bản chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái vũ trang. Trước hết là để duy trì sức mạnh răn đe vì dù sao Nhật cũng không thể phó mặc sinh mệnh sinh tồn cho Mỹ. Điều này về ngắn hạn thì có tác dụng kiềm chế Triều Tiên, nhưng về dài hạn thì lại là mối đe dọa trực tiếp đến mọi dã tâm của Trung Quốc. Hơn nữa, tái vũ trang có lẽ cũng là một cách hiệu quả kích cầu với nền kinh tế Nhật, bởi suất đầu tư nhiều lĩnh vực khác của Nhật Bản đã đạt tới bão hòa.
Với Trung Quốc, sự hung hăng của Triều Tiên sẽ tiếp tục là những cú thôi sơn khiến quốc gia này liên tiếp gặp vận rủi. Thế giới giờ đây nhìn Trung Quốc như một thứ quái vật hung hăng với tiềm năng đe dọa hòa bình. Không phải tự nhiên mà tính vỏn vẹn từ tháng 06/2010 đến nay, Trung Quốc liên tiếp đưa ra lời tuyên bố “Trung Quốc phát triển hòa bình và không đe dọa ai”. Theo thống kê của anh, thì cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và một loạt quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố này không dưới 10 lần.
Điều khiến anh Lãng thích thú, là Trung Quốc càng tuyên bố về hòa bình, thế giới càng không tin. Hiện tại mà nói, Trung Quốc đã quá đau đầu vì những phản ứng bất lợi của các nước trong khu vực và thế giới trong nỗ lực chống lại dã tâm thôn tính của Trung Quốc tại biên giới Ấn Độ, vùng biển Đông Á và biển Đông Nam Á. Giờ đây Triều Tiên tiếp tục tọng vào họng Trung Quốc một khúc xương. Nếu hậu thuẫn Bắc Hàn (điều chắc chắn TQ phải làm), hà hơi cho triều đình phong kiến cha truyền con nối của họ Kim tiếp tục tồn tại, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì một quân bài lợi hại để kiểm chế Mỹ, Nhật và đồng minh tại khu vực Đông Á. Điều này cần cho chiến lược của Trung Quốc, như một quân bài đối trọng với lá bài Đài Loan của Mỹ. Nhưng sự hung hăng của Triều Tiên càng khiến thế giới thêm ác cảm và coi Trung Quốc, thế lực hậu thuẫn cho sự sinh tồn của Triều Tiên là một mối đe dọa hòa bình. Trung Quốc không được gì thêm khi tiếp tục hậu thuẫn Bắc Hàn, mà lại càng mất đi nhiều thêm khi nỗ lực muốn tạo ra vỏ bọc một quốc gia thân thiện càng đi vào vô vọng. Mặt khác, nếu ra mặt gây sức ép mạnh với Bắc Triều Tiên, đến đường cùng chỉ khiến cho bố con anh Chí nổi điên, hoặc họ Kim sẽ tìm đường ngả về phía Mỹ, Hàn nhanh hơn (đây sẽ là ác mộng với Trung Quốc), hoặc thậm chí bố con nhà chí Kim sẽ quay lại xỉa cho cụ Bá Trung Quốc một nhát dao cũng chưa biết chừng.
Nói chung Hồ Cẩm Đào và bộ sậu về cơ bản ngu hơn anh Lãng, nhưng cũng không phải bọn đần. Trung Quốc do đó sẽ tiếp tục phải thu liễm dã tâm, tìm cách trụ qua cơn sóng gió.
Tình hình, về cơ bản, có lợi cho sự nghiệp cách mạng kháng Khựa của nhân dân ta. Đây là lúc các bạn cần hướng sự chú ý vào những vấn đề nội tại của Việt Nam. Những vấn đề rất lớn về tương lai quốc gia đang tiếp tục được các thế lực chính trị cân nhắc hàng ngày trong võ đài sắp xếp nhân sự trong kỳ đại hội này. Nói chung, chúng ta cần quan tâm đến những thứ gắn trực tiếp với tương lai phát triển của Việt Nam hiện nay, chứ không cần quan tâm nhiều đến những diễn biến bên ngoài, vốn tự thân nó đang diễn biến có lợi cho Việt Nam.
Khi đối thủ đe dọa trực tiếp đến Việt Nam đang lúng túng như gà mắc tóc, chúng ta cần tranh thủ âm thầm đưa đất nước đi lên. Do đó, chúng ta cần hướng sự chú ý vào những vấn đề nội trị của Việt Nam. Sức mạnh quốc gia, tương lai dân tộc, đều nằm ở tiến trình đi lên của nền kinh tế nội tại chứ không phải là những diễn biến bên ngoài.
Phần anh Lãng, đã quá chán ngán với 4 năm cai trị sai lầm nặng nề về phát triển kinh tế của triều đại Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù keo đấu giữa Dũng và Sang vẫn đang tiếp tục nhì nhằng, nhưng anh nghĩ Dũng bạn thân anh nên dũng cảm lui về vị trí chủ tịch nước. Bạn anh có thể làm tốt ngoại giao chính trị, đại diện cho bộ mặt quốc gia, điều mà bạn thân anh đã làm rất tốt trong năm 2010, chứ không nên tiếp tục can dự sâu vào vai trò định hướng chiến lược phát triển đất nước, điều mà bạn anh đã bộc lộ rõ sự yếu kém trong suốt 4 năm qua.
P/S: Con mẹ nó, vốn đang lúc bận rộn anh Lãng không định gõ phím dài. Nhưng vì khai sáng cho các bạn mà đã không làm thì thôi, hễ giáo huấn là anh đành làm cho trọn ý. Làm lãnh tụ mà yêu dân đúng là quá khổ. Đến giờ anh lại càng thấu hiểu nỗi khổ của cụ Mác, cụ Lê, cụ Wasington, cụ Hitler và các bậc tiền bối rậm râu bạn cũ nhưng nay đã tạch của anh Lãng
Các bạn đánh giá vấn đề cần có độ tỉnh táo và lạnh lùng mà phân tích. Vài trăm phát pháo Bắc Hàn nã chẳng qua chỉ là vấn đề nội bộ của bố con họ Kim. Giải pháp gây căng thẳng biên giới để kiểm soát nội bộ của Kim con trong tiến trình chuyển giao quyền lực là một trò đùa mạo hiểm, nhưng không đủ gây chiến tranh. Ở đây Kim con đang muốn tái hiện hình ảnh của Kim ông nội, bằng cách coi các hành động gây hấn tấn công lực lượng Nam Hàn như những "chiến công" cho sự nghiệp củng cố quyền lực cai trị tại Bắc Triều Tiên. Làm đại tướng thì ít nhất cũng cần dăm "chiến tích". Đây là lý do thực của những diễn biến căng thẳng tại Triều Tiên hiện nay. Tình hình này sẽ tiếp tục dẫn đến can dự mạnh hơn của Mỹ vào khu vực. Nhật sẽ đẩy mạnh quá trình tái vũ trang.
Ở phía bên kia của nền văn minh, những nước có quyền lợi liên quan trực tiếp nhất đến bán đảo Triều Tiên là Nhật, Mỹ, Hàn. Một điểm chung là các nước này giàu, quý trọng sự sống, và hiểu rằng họ đang phải đối phó với một thằng khùng có trong tay vũ khí hạch tâm. Phản ứng của Mỹ, Hàn do đó sẽ ở mức kiên quyết nhưng có giới hạn và kiềm chế.
Ở phía bóng tối của sự nghèo đói, mặt khác, triều đình của Kim bố, Kim con hiện tại cũng không phải là những thằng đần, dù rằng chính thể Triều Tiên hiện tại vẫn đang thành công trong nỗ lực ngu hóa và làm thoái hóa giống nòi người dân sống tại Bắc Triều Tiên. Là vua một nước thì bất kể dân chết đói hàng ngày, vua vẫn sống trong nhung lụa. Triều Tiên nhiều sâm, gái chịu khó tuyển thì cũng lắm đứa ngon, do đó, các bạn phải hiểu Kim bố, Kim con còn yêu đời và mong sống lâu lắm. Do đó, bản thân Kim con cũng sẽ tự biết đâu là giới hạn còn chấp nhận được để duy trì mạng sống của mình. Một cuộc chiến Triều Tiên tổng lực xảy ra, anh tin chắc bố con nhà Kim hiểu rõ họ sẽ không có cơ hội dùng đến vũ khí nguyên tử, bởi nếu Mỹ, Hàn bị ép vào thế buộc phải ra tay, đòn tấn công sẽ là triệt hạ hủy diệt trước khi Kim có khả năng giộng nguyên tử vào Mỹ và đồng minh của nó.
Thật ra khi quan sát tình hình Triều Tiên, anh từng đặt ra câu hỏi: Liệu có khả năng Kim con hiện đang chịu sự chống phá mạnh từ bên trong, và có thể những sự kiện như chìm tàu Chongnan hay pháo kích Nam Hàn là những diễn biến nằm ngoài tầm kiểm soát của Kim con, do thế lực nội bộ chống đối bên trong muốn gây rối loạn Bắc TT và lật đổ triều đình họ Kim. Đây sẽ không phải là một sự phỏng đoán nếu hiện tại Kim bố đang nguy kịch, thoi thóp và chờ ngày chết. Nhưng sự thực là Kim bố vẫn có khả năng ngọ ngoậy, và với kinh nghiệm cai trị 30 năm tại Bắc TT thì chắc chắn quyền lực vẫn nằm tuyệt đối dưới sự khống chế của họ Kim. Giả thuyết này, vì thế không có cơ sở thực tiễn.
Diễn biến tại Triều Tiên, do đó, tất yếu sẽ nằm trong khuôn khổ của những phản ứng hạn chế, khi những người trong cuộc đều biết đâu là giới hạn của vấn đề.Chiến tranh thế giới đéo nào ở đây?
Điều tích cực của tình hình là biến chuyển khu vực tiếp tục có lợi cho Việt Nam. Niềm hy vọng của dân Nam Hàn vào đám dân đồng chủng tộc nhưng đã được ngu hóa gần triệt để trong 50 năm qua sẽ ngày một ít đi. Đầu tư của Hàn do đó sẽ ít có hy vọng hướng vào miền Bắc. Do đó, luồng vốn này sẽ tiếp tục đổ về Đông Nam Á, mà Việt Nam hiện cũng có những lợi thế cạnh tranh.
Đông Á bất ổn, khiến sức chú ý của Mỹ và đồng minh càng tập trung hơn vào khu vực. Quan hệ giữa Mỹ, Nhật, Hàn sẽ được đẩy lên một nấc mới. Trong viễn cảnh sống chung với Bắc Hàn, cả Nhật, Hàn đều thấy sự sinh tồn của họ gắn liền với Mỹ. Điều này càng khiến Trung Quốc chịu áp lực mạnh trong tương lai.
Mặt khác thì Nhật Bản chắc chắn sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái vũ trang. Trước hết là để duy trì sức mạnh răn đe vì dù sao Nhật cũng không thể phó mặc sinh mệnh sinh tồn cho Mỹ. Điều này về ngắn hạn thì có tác dụng kiềm chế Triều Tiên, nhưng về dài hạn thì lại là mối đe dọa trực tiếp đến mọi dã tâm của Trung Quốc. Hơn nữa, tái vũ trang có lẽ cũng là một cách hiệu quả kích cầu với nền kinh tế Nhật, bởi suất đầu tư nhiều lĩnh vực khác của Nhật Bản đã đạt tới bão hòa.
Với Trung Quốc, sự hung hăng của Triều Tiên sẽ tiếp tục là những cú thôi sơn khiến quốc gia này liên tiếp gặp vận rủi. Thế giới giờ đây nhìn Trung Quốc như một thứ quái vật hung hăng với tiềm năng đe dọa hòa bình. Không phải tự nhiên mà tính vỏn vẹn từ tháng 06/2010 đến nay, Trung Quốc liên tiếp đưa ra lời tuyên bố “Trung Quốc phát triển hòa bình và không đe dọa ai”. Theo thống kê của anh, thì cả Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo và một loạt quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố này không dưới 10 lần.
Điều khiến anh Lãng thích thú, là Trung Quốc càng tuyên bố về hòa bình, thế giới càng không tin. Hiện tại mà nói, Trung Quốc đã quá đau đầu vì những phản ứng bất lợi của các nước trong khu vực và thế giới trong nỗ lực chống lại dã tâm thôn tính của Trung Quốc tại biên giới Ấn Độ, vùng biển Đông Á và biển Đông Nam Á. Giờ đây Triều Tiên tiếp tục tọng vào họng Trung Quốc một khúc xương. Nếu hậu thuẫn Bắc Hàn (điều chắc chắn TQ phải làm), hà hơi cho triều đình phong kiến cha truyền con nối của họ Kim tiếp tục tồn tại, Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì một quân bài lợi hại để kiểm chế Mỹ, Nhật và đồng minh tại khu vực Đông Á. Điều này cần cho chiến lược của Trung Quốc, như một quân bài đối trọng với lá bài Đài Loan của Mỹ. Nhưng sự hung hăng của Triều Tiên càng khiến thế giới thêm ác cảm và coi Trung Quốc, thế lực hậu thuẫn cho sự sinh tồn của Triều Tiên là một mối đe dọa hòa bình. Trung Quốc không được gì thêm khi tiếp tục hậu thuẫn Bắc Hàn, mà lại càng mất đi nhiều thêm khi nỗ lực muốn tạo ra vỏ bọc một quốc gia thân thiện càng đi vào vô vọng. Mặt khác, nếu ra mặt gây sức ép mạnh với Bắc Triều Tiên, đến đường cùng chỉ khiến cho bố con anh Chí nổi điên, hoặc họ Kim sẽ tìm đường ngả về phía Mỹ, Hàn nhanh hơn (đây sẽ là ác mộng với Trung Quốc), hoặc thậm chí bố con nhà chí Kim sẽ quay lại xỉa cho cụ Bá Trung Quốc một nhát dao cũng chưa biết chừng.
Nói chung Hồ Cẩm Đào và bộ sậu về cơ bản ngu hơn anh Lãng, nhưng cũng không phải bọn đần. Trung Quốc do đó sẽ tiếp tục phải thu liễm dã tâm, tìm cách trụ qua cơn sóng gió.
Tình hình, về cơ bản, có lợi cho sự nghiệp cách mạng kháng Khựa của nhân dân ta. Đây là lúc các bạn cần hướng sự chú ý vào những vấn đề nội tại của Việt Nam. Những vấn đề rất lớn về tương lai quốc gia đang tiếp tục được các thế lực chính trị cân nhắc hàng ngày trong võ đài sắp xếp nhân sự trong kỳ đại hội này. Nói chung, chúng ta cần quan tâm đến những thứ gắn trực tiếp với tương lai phát triển của Việt Nam hiện nay, chứ không cần quan tâm nhiều đến những diễn biến bên ngoài, vốn tự thân nó đang diễn biến có lợi cho Việt Nam.
Khi đối thủ đe dọa trực tiếp đến Việt Nam đang lúng túng như gà mắc tóc, chúng ta cần tranh thủ âm thầm đưa đất nước đi lên. Do đó, chúng ta cần hướng sự chú ý vào những vấn đề nội trị của Việt Nam. Sức mạnh quốc gia, tương lai dân tộc, đều nằm ở tiến trình đi lên của nền kinh tế nội tại chứ không phải là những diễn biến bên ngoài.
Phần anh Lãng, đã quá chán ngán với 4 năm cai trị sai lầm nặng nề về phát triển kinh tế của triều đại Nguyễn Tấn Dũng. Mặc dù keo đấu giữa Dũng và Sang vẫn đang tiếp tục nhì nhằng, nhưng anh nghĩ Dũng bạn thân anh nên dũng cảm lui về vị trí chủ tịch nước. Bạn anh có thể làm tốt ngoại giao chính trị, đại diện cho bộ mặt quốc gia, điều mà bạn thân anh đã làm rất tốt trong năm 2010, chứ không nên tiếp tục can dự sâu vào vai trò định hướng chiến lược phát triển đất nước, điều mà bạn anh đã bộc lộ rõ sự yếu kém trong suốt 4 năm qua.
P/S: Con mẹ nó, vốn đang lúc bận rộn anh Lãng không định gõ phím dài. Nhưng vì khai sáng cho các bạn mà đã không làm thì thôi, hễ giáo huấn là anh đành làm cho trọn ý. Làm lãnh tụ mà yêu dân đúng là quá khổ. Đến giờ anh lại càng thấu hiểu nỗi khổ của cụ Mác, cụ Lê, cụ Wasington, cụ Hitler và các bậc tiền bối rậm râu bạn cũ nhưng nay đã tạch của anh Lãng
Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010
Định mệnh chông chênh
Cuộc đời con người vốn không phải là dài. Trong một cách nghĩ có tính định mệnh, Lãng anh luôn có một điều tâm niệm: Anh sẽ tạch vào năm 60 tuổi. Lý do rất đơn giản. Đối với một người đàn ông, 60 là một cái kết rất đẹp. Tung hoành hồ thỉ, tuổi đó cũng đã gọi là già. Không có cái gì nhục hơn là anh hùng về già. Nhìn thế sự trôi qua mà cảm thấy tâm không đi đôi với lực. Cụ Giáp có thể coi là một tấm gương điển hình cho thế sự đã qua. Hào quang quá khứ kiệt hiệt là thế nhưng cũng không khác hơn một con rồng mất nanh ở lúc xế chiều. Hơn nữa, tuổi 60, có hoành mấy thì cũng liệt dương rồi, sống nữa phỏng còn gì ý nghĩa? Tại sao phải chờ tới cái lúc chân tay run lập cập, đi đái phải uống Viagra cho khỏi ướt quần, chi bằng chết bố nó điở tuổi 60, thời điểm mà cuộc đời về cơ bản còn nhiều điều nuối tiếc nhưng cũng đã làm đủ những cái cần làm. Đẹp
Bởi suy nghĩ ấy, mà hôm nay anh tùy hứng viết ra đôi dòng nhận xét về thời cuộc, dẫu biết rằng đây là thời điểm hết sức nhạy cảm về mặt chính trị, và dù anh còn đôi chục năm nữa mới đến 60. Các thế lực đang đấu đá nhau, các bạn thân của anh trong Bộ chính trị ngày đêm bóp trán, nghĩ miếng thủ thế, tính bài múa thái cực quyền, đồng thời thủ miếng triệt hạ lẫn nhau. Đây không phải là lúc thích hợp để đưa ra những lời nhận xét, dù đúng, nhưng đau lòng hại thận với một số gương mặt chủ chốt quốc gia. Tuy nhiên, xét cho cùng, Lãng anh dù có hoành, có tham sống sợ chết, có ích kỷ hại nhân thì cũng vẫn là người Việt Nam. Dù anh và các bạn có không ăn chung nồi cơm, nhưng chúng ta vẫn ngồi chung một con thuyền. Thuyền đắm, tất không ai còn sống. Đó chính là lý do anh tùy hứng viêt ra đôi dòng tùy bút ngày hôm nay. Các bạn, bọn con bò, hãy yên lặng khoanh tay mà nghe.
Đây là một thời kỳ nhạy cảm, đại hội đảng sắp nhóm họp với nhiều thay đổi lớn về nhân sự. Vị tổng bí thư vui tính và nhàn nhã, bạn thân của anh, bác Mạnh cơ bản sẽ về. Một bạn thân khác của anh, bác Triết cũng coi như hưởng phúc tuổi già. Sống trên đời oanh liệt như thế âu cũng là đủ. Nhưng còn những người chưa đến cái mốc đó, vẫn còn ham hố giấc mộng quyền lực ăn trên ngồi chốc thì sao?
2008 - 2010, ngắn ngủi 3 năm, nhưng Việt Nam trải qua đủ giấc mộng thăng trầm. Thời điểm này nhìn lại, thấy rõ 3 năm qua Việt Nam có nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời gặp phải không ít đắng cay. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua, anh cho, là lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Việt Nam có những đột phá quan trọng trong chiến lược quốc phòng đa phương và quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp chủ quyền. Ở mặt này, Việt Nam thành công lớn. Anh Lãng khá hài lòng khi động thái của Việt Nam về cơ bản đi sát với những bước chiến lược anh vạch ra từ cách đây 4 năm, thời điểm năm 2007. Trong cùng thời kỳ, những tham vọng chiến lược mà Trung Quốc phô bày cũng không vượt ra ngoài những gì anh đã dự đoán, và đối sách của Việt Nam, cũng không mấy khác so với nhận định của anh. Năm 2010 đánh dấu một bước ngặt có tính đột phá của Việt Nam. Qua nhiều cơ may, với sai lầm của Trung Quốc khi bộc lộ quá sớm và quá lộ liễu dã tâm, với sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và các bước đi ngoại giao khôn ngoan của Việt Nam, chúng ta hiện không còn ở thời điểm quá nguy hiểm trong bang giao chủ quyền với người khổng lồ phương Bắc. Trong thiên Lãng luận “game theory” anh từng nêu một mệnh đề: Trong cuộc chơi dài với Trung Hoa, Việt Nam phải có đủ dũng khí thể hiện mình có đủ tư cách là một partner trong một game theory, mới ngõ hầu dành được phần nào lợi thế. Ngay lúc này đây, anh cho, chúng ta có thể tự hào rằng Việt Nam đã có tư cách ấy. Về điểm này, lịch sử sẽ ghi nhận công lao của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những bạn thân tai to của anh. Họ đã thể hiện được phẩm chất và bản lĩnh trong những thời khắc khó khăn của đất nước.
Tiếc thay, trong cùng thời kỳ, vấn đề nội trị là một thất bại to lớn của bộ máy cầm quyền. Thủ Tướng Dũng hơn ai hết, là người chịu trách nhiệm chính cho những thất bại cay đắng của Việt Nam trong điều hành nền kinh tế quốc gia. Sai lầm ấu trĩ của chính quyền thời điểm nửa đầu 2008 đã gây những tổn thương lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã khủng hoảng sớm hơn thế giới ít nhất 8 tháng và đồng thời cũng ra khỏi khủng hoảng muộn hơn thế giới ít nhất 4 tháng. Chính phủ, hơn ai hết, với những sai lầm nặng nề trong việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá thời điểm từ tháng 2 năm 2008, phải chịu trách nhiệm chính cho sự suy thoái của đất nước. Bước sang năm 2010, khi Việt Nam phần nào gượng dậy, quả bom nguyên tử Vinashin bùng nổ. Đây là một cú sốc kinh khủng đối với Việt Nam, không chỉ bởi số nợ ngót 100 nghìn tỷ mà Vinashin giộng lên đầu người dân Việt Nam. Hiệu ứng domino từ nó còn lớn hơn rất nhiều lần. Thủ tướng Dũng xuất sắc bao nhiêu về mặt ngoại giao trong năm 2010 thì lại rối rắm bấy nhiêu trong cung cách xử lý đống bầy hầy Vinashin. Thay vì việc dũng cảm nhận trách nhiệm và xắn tay quyết liệt xử lý hậu quả từ cú sốc Vinashin, người ta nhận thấy một sự đùn đẩy về trách nhiệm. Chính phủ của thủ tướng Dũng, với những phát ngôn bất nhất và điều hành rối rắm về chính sách của những người nắm vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia, gồm đích thân thủ tướng, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, thống đốc ngân hàng nhà nước khiến đại bộ phận dân cư mất niềm tin sâu sắc vào năng lực chèo lái nền kinh tế quốc gia của chính phủ. Khi lòng tin không còn, mọi tuyên bố của quan chức không còn sức nặng. Người Việt Nam đang thực sự mất phương hướng, làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng, đem ký gửi niềm tin vào vàng và bất động sản, đang là mối hiểm họa cận kề đẩy Việt Nam xuống lề vực thẳm. Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay đã lên tới mức báo động 18%, khiến người ta mơ hồ hình dung tới địa ngục tài chính thời năm 2008.
Trong những ngày này, bên cạnh những thông tin u ám về triển vọng kinh tế quốc gia, cũng đồng thời diễn ra một làn sóng khiến niềm tin và tính đoàn kết xã hội bị tổn thương. Chế độ trong lúc bấp bênh, với những thất bại không thể hàn gắn một sớm một chiều về kinh tế, đang nỗ lực dẹp làn sóng chỉ trích với bàn tay sắt chế áp những tiếng nói đối lập. Một vài gương mặt cũ tiếp tục bị cầm tù, một số gương mặt mới bị bổ sung vào danh sách triệt hạ. Cố nhiên, anh đang nhắc tới Cù Huy Hà Vũ. Nói một cách công bằng, anh nhận xét Cù Vũ là một người hám danh và thích nổi tiếng. Mặt khác, anh cũng cho rằng Cù Vũ có tác động tốt với nền chính trị Việt Nam. Bạo phổi, cậy CV con ông cháu cha, bên cạnh nhiều tuyên ngôn vu vơ, Vũ cũng đóng góp phần nào cho sự đổi mới của thể chế Việt Nam. Lịch sử rồi sẽ ghi nhận Cù Huy Hà Vũ là người đầu tiên khởi kiện đích thân thủ tướng vì những quyết sách gây tranh cãi, nói đúng hơn là sai lầm. Tuy nhiên, một số hoạt động khác của nhân vật hám danh này đã khiến chính quyền buộc phải ra tay triệt hạ. Việc cổ súy đa đảng công khai của Cù Huy Hà Vũ tại thời điểm chông chênh này, vượt quá mức nhẫn nại và ưu ái mà chế độ có thể dành cho vị tiến sỹ luật này. Vũ bị bắt là một tất yếu.
Nhân sự hệ thống đang thay đổi. Với ánh hào quang về những thành tựu đối ngoại năm 2010, thủ tướng Dũng xứng đáng có thể trụ vững tại vị trí chèo lái nền kinh tế quốc gia. Không may, trái bom nguyên tử Vinashin đã giáng một đòn quá mạnh vào chính phủ của bạn thân anh. Sai lầm trực tiếp và không thể trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu c chính phủ này, khiến vị trí của bạn anh bấp bênh hơn bao giờ hết. Ít ngày trước đây, chế độ đồng lòng triệt hạ những ý kiến chỉ trích, mà phần lớn nhắm trực tiếp vào thủ tướng, coi như một hành động công khai cho thấy sự ủng hộ tại vị với bác Dũng bạn thân anh. Tuy nhiên, nhân dân quá mất niềm tin, thể hiện ở chỗ đồng tiền quốc gia giờ đây như một cục than bỏng tay mà giới có tiền muốn nhanh chóng đẩy đi, để ôm vào các tài sản có tính bền vững như vàng và bất động sản. Cú sốc lãi suất, tỷ giá, giá vàng và lạm phát đang diễn ra hiện nay sẽ là một cú thôi sơn và chính quyền hiện tại. Cá nhân anh cho rằng bác Dũng không thích hợp với vai trò người lèo lái kinh tế quốc gia. Với gương mặt sáng sủa cùng với thành tựu ngoại giao không thể phủ nhận, vai trò thích hợp với bác Dũng bạn thân anh, có lẽ là vị trí chủ tịch nước.
Một bạn thân khác của anh, Trương Tấn Sang, hiện tại là ứng cử viên hàng đầu cho vị chí Tổng Bí Thư. Tương lai của Nguyễn Phú Trọng vẫn là một ẩn số. Nguyên vị tại quốc hội có lẽ thích hợp cho nhân vật này chăng? Vấn đề còn lại là, ai sẽ là người lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam giữa lúc chông chênh trong vai trò thủ tướng? Một số nhắc đến cái tên Hoàng Trung Hải, một số khác đề cập tới một rising star trong nền chính trị Việt Nam là Nguyễn Bá Thanh, một nhân vật có nhiều thành tích ấn tượng trong xây đắp Đà Nẵng. Tuy nhiên, anh cho rằng cả hai nhân vật này đều thiếu hậu thuẫn để có thể làm nên chuyện. Thanh bạn anh thành công ở Đà Nẵng, nhưng nếu gia nhập triều đình, sẽ như một con hổ không nanh khi gần như không có hậu thuẫn chính trị phía sau, ngược lại, Hải chưa gây được đủ niềm tin cho thấy là một người chèo lái quốc gia bản lĩnh. Hơn lúc nào hết, mới thấy sự điêu linh về nhân tài chèo lái quốc gia. Nói cách khác, người tài Việt Nam trong bộ máy chóp bu chính quyền hiện ít hơn bao giờ hết, trong khi, Việt Nam không phải là thiếu người tài.
Chế độ Việt Nam đang ở một thời khắc chông chênh, khi tình thế đã chỉ ra, hoặc đất nước sẽ thành công và vươn lên mạnh mẽ trong năm 2011, hoặc sẽ phải an vị với thân phận nhược tiểu quay cuồng trong cơn sóng dữ. Đây chính là lúc anh hy vọng các bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, có đủ dũng khí, đủ tầm nhìn và đủ cái tâm để dẹp bỏ tham vọng đấu đá, lựa chọn gương mặt thích hợp vào vị trí thủ tướng lèo lái quốc gia. Đồng thời, toàn tâm đoàn kết ủng hộ gương mặt đại diện mà mình đã chọn. Cá nhân anh tin rằng, Nguyễn Bá Thanh, nếu giành được sự ủng hộ của giới quân đội và công an, sẽ là một nhân vật thích hợp cho vai trò thủ tướng. Đây là điều kiện tiên quyết, cũng là điều kiện sống còn. Một cuộc thay máu theo đúng nghĩa đen, với những gương mặt đã mất niềm tin với đám dân đen như Hùng, Giàu, hơn lúc nào hết cần phải thay thế. Việt Nam cần dũng cảm, thanh trừng triệt để những nhân vật nhúng chàm trong vụ Vinashin, để vãn hồi niềm tin trong đám quần chúng dân đen, đồng thời kiên quyết dừng những dự án vốn quá phiêu lưu và gây hại quốc gia như Bô xít, bám lấy những cơ may mà sự mâu thuẫn giữa các nước lớn như Trung – Nhật đang mở ra cho Việt Nam, tiêu biểu là dự án khai thác đất hiếm, và nhất là, cần củng cố những mối quan hệ đa phương vốn được xây đắp khá thành công trong năm 2010 với Mỹ, Nhật, Ấn và khối Asean, vốn là những nhân tố khiến Trung Quốc hiện phải co lại trong dã tâm ở Biển Đông.
Việt Nam đang ở thời điểm có tính định mệnh, với vô số hiểm nguy, nhưng không phải không có những cơ may mà nếu tận dụng tốt, chúng ta có quyền kỳ vọng tới một tương lai tươi sáng. Dẫu rằng Việt Nam còn nghèo, còn nhiều bất cập, nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là một dân tộc mà bản lĩnh và sự quật cường vốn đã được lịch sử kiểm chứng qua quá nhiều sóng gió.
P/S À nhân tiện anh trả lời một số bạn PM hỏi anh rằng có phải anh tham gia diễn đàn nọ diễn đàn kia với nick nọ nick kia thế này nhé: Anh chán mẹ nó việc tham gia các thể loại fò rum từ gần 2 năm nay, blog này là chỗ duy nhất anh trực tiếp up lên vài suy nghĩ khi anh có hứng, và hiện tại, anh không có nick nào tại bất cứ forum nào, cũng không up bài lên bất cứ chỗ nào ngoài cái miếng đất chó ỉa này của anh. Cái nick Lãng cũng là cái đéo gì đâu mà một số bạn cứ mạo nhận nó làm đéo gì. Đèo mẹ
Bởi suy nghĩ ấy, mà hôm nay anh tùy hứng viết ra đôi dòng nhận xét về thời cuộc, dẫu biết rằng đây là thời điểm hết sức nhạy cảm về mặt chính trị, và dù anh còn đôi chục năm nữa mới đến 60. Các thế lực đang đấu đá nhau, các bạn thân của anh trong Bộ chính trị ngày đêm bóp trán, nghĩ miếng thủ thế, tính bài múa thái cực quyền, đồng thời thủ miếng triệt hạ lẫn nhau. Đây không phải là lúc thích hợp để đưa ra những lời nhận xét, dù đúng, nhưng đau lòng hại thận với một số gương mặt chủ chốt quốc gia. Tuy nhiên, xét cho cùng, Lãng anh dù có hoành, có tham sống sợ chết, có ích kỷ hại nhân thì cũng vẫn là người Việt Nam. Dù anh và các bạn có không ăn chung nồi cơm, nhưng chúng ta vẫn ngồi chung một con thuyền. Thuyền đắm, tất không ai còn sống. Đó chính là lý do anh tùy hứng viêt ra đôi dòng tùy bút ngày hôm nay. Các bạn, bọn con bò, hãy yên lặng khoanh tay mà nghe.
Đây là một thời kỳ nhạy cảm, đại hội đảng sắp nhóm họp với nhiều thay đổi lớn về nhân sự. Vị tổng bí thư vui tính và nhàn nhã, bạn thân của anh, bác Mạnh cơ bản sẽ về. Một bạn thân khác của anh, bác Triết cũng coi như hưởng phúc tuổi già. Sống trên đời oanh liệt như thế âu cũng là đủ. Nhưng còn những người chưa đến cái mốc đó, vẫn còn ham hố giấc mộng quyền lực ăn trên ngồi chốc thì sao?
2008 - 2010, ngắn ngủi 3 năm, nhưng Việt Nam trải qua đủ giấc mộng thăng trầm. Thời điểm này nhìn lại, thấy rõ 3 năm qua Việt Nam có nhiều thành tựu quan trọng, nhưng đồng thời gặp phải không ít đắng cay. Thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua, anh cho, là lĩnh vực quốc phòng và ngoại giao. Việt Nam có những đột phá quan trọng trong chiến lược quốc phòng đa phương và quốc tế hóa các vấn đề tranh chấp chủ quyền. Ở mặt này, Việt Nam thành công lớn. Anh Lãng khá hài lòng khi động thái của Việt Nam về cơ bản đi sát với những bước chiến lược anh vạch ra từ cách đây 4 năm, thời điểm năm 2007. Trong cùng thời kỳ, những tham vọng chiến lược mà Trung Quốc phô bày cũng không vượt ra ngoài những gì anh đã dự đoán, và đối sách của Việt Nam, cũng không mấy khác so với nhận định của anh. Năm 2010 đánh dấu một bước ngặt có tính đột phá của Việt Nam. Qua nhiều cơ may, với sai lầm của Trung Quốc khi bộc lộ quá sớm và quá lộ liễu dã tâm, với sự điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ và các bước đi ngoại giao khôn ngoan của Việt Nam, chúng ta hiện không còn ở thời điểm quá nguy hiểm trong bang giao chủ quyền với người khổng lồ phương Bắc. Trong thiên Lãng luận “game theory” anh từng nêu một mệnh đề: Trong cuộc chơi dài với Trung Hoa, Việt Nam phải có đủ dũng khí thể hiện mình có đủ tư cách là một partner trong một game theory, mới ngõ hầu dành được phần nào lợi thế. Ngay lúc này đây, anh cho, chúng ta có thể tự hào rằng Việt Nam đã có tư cách ấy. Về điểm này, lịch sử sẽ ghi nhận công lao của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những bạn thân tai to của anh. Họ đã thể hiện được phẩm chất và bản lĩnh trong những thời khắc khó khăn của đất nước.
Tiếc thay, trong cùng thời kỳ, vấn đề nội trị là một thất bại to lớn của bộ máy cầm quyền. Thủ Tướng Dũng hơn ai hết, là người chịu trách nhiệm chính cho những thất bại cay đắng của Việt Nam trong điều hành nền kinh tế quốc gia. Sai lầm ấu trĩ của chính quyền thời điểm nửa đầu 2008 đã gây những tổn thương lâu dài cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đã khủng hoảng sớm hơn thế giới ít nhất 8 tháng và đồng thời cũng ra khỏi khủng hoảng muộn hơn thế giới ít nhất 4 tháng. Chính phủ, hơn ai hết, với những sai lầm nặng nề trong việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, tỷ giá thời điểm từ tháng 2 năm 2008, phải chịu trách nhiệm chính cho sự suy thoái của đất nước. Bước sang năm 2010, khi Việt Nam phần nào gượng dậy, quả bom nguyên tử Vinashin bùng nổ. Đây là một cú sốc kinh khủng đối với Việt Nam, không chỉ bởi số nợ ngót 100 nghìn tỷ mà Vinashin giộng lên đầu người dân Việt Nam. Hiệu ứng domino từ nó còn lớn hơn rất nhiều lần. Thủ tướng Dũng xuất sắc bao nhiêu về mặt ngoại giao trong năm 2010 thì lại rối rắm bấy nhiêu trong cung cách xử lý đống bầy hầy Vinashin. Thay vì việc dũng cảm nhận trách nhiệm và xắn tay quyết liệt xử lý hậu quả từ cú sốc Vinashin, người ta nhận thấy một sự đùn đẩy về trách nhiệm. Chính phủ của thủ tướng Dũng, với những phát ngôn bất nhất và điều hành rối rắm về chính sách của những người nắm vai trò then chốt trong nền kinh tế quốc gia, gồm đích thân thủ tướng, phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, thống đốc ngân hàng nhà nước khiến đại bộ phận dân cư mất niềm tin sâu sắc vào năng lực chèo lái nền kinh tế quốc gia của chính phủ. Khi lòng tin không còn, mọi tuyên bố của quan chức không còn sức nặng. Người Việt Nam đang thực sự mất phương hướng, làn sóng rút tiền khỏi ngân hàng, đem ký gửi niềm tin vào vàng và bất động sản, đang là mối hiểm họa cận kề đẩy Việt Nam xuống lề vực thẳm. Lãi suất ngân hàng ngày hôm nay đã lên tới mức báo động 18%, khiến người ta mơ hồ hình dung tới địa ngục tài chính thời năm 2008.
Trong những ngày này, bên cạnh những thông tin u ám về triển vọng kinh tế quốc gia, cũng đồng thời diễn ra một làn sóng khiến niềm tin và tính đoàn kết xã hội bị tổn thương. Chế độ trong lúc bấp bênh, với những thất bại không thể hàn gắn một sớm một chiều về kinh tế, đang nỗ lực dẹp làn sóng chỉ trích với bàn tay sắt chế áp những tiếng nói đối lập. Một vài gương mặt cũ tiếp tục bị cầm tù, một số gương mặt mới bị bổ sung vào danh sách triệt hạ. Cố nhiên, anh đang nhắc tới Cù Huy Hà Vũ. Nói một cách công bằng, anh nhận xét Cù Vũ là một người hám danh và thích nổi tiếng. Mặt khác, anh cũng cho rằng Cù Vũ có tác động tốt với nền chính trị Việt Nam. Bạo phổi, cậy CV con ông cháu cha, bên cạnh nhiều tuyên ngôn vu vơ, Vũ cũng đóng góp phần nào cho sự đổi mới của thể chế Việt Nam. Lịch sử rồi sẽ ghi nhận Cù Huy Hà Vũ là người đầu tiên khởi kiện đích thân thủ tướng vì những quyết sách gây tranh cãi, nói đúng hơn là sai lầm. Tuy nhiên, một số hoạt động khác của nhân vật hám danh này đã khiến chính quyền buộc phải ra tay triệt hạ. Việc cổ súy đa đảng công khai của Cù Huy Hà Vũ tại thời điểm chông chênh này, vượt quá mức nhẫn nại và ưu ái mà chế độ có thể dành cho vị tiến sỹ luật này. Vũ bị bắt là một tất yếu.
Nhân sự hệ thống đang thay đổi. Với ánh hào quang về những thành tựu đối ngoại năm 2010, thủ tướng Dũng xứng đáng có thể trụ vững tại vị trí chèo lái nền kinh tế quốc gia. Không may, trái bom nguyên tử Vinashin đã giáng một đòn quá mạnh vào chính phủ của bạn thân anh. Sai lầm trực tiếp và không thể trốn tránh trách nhiệm của người đứng đầu c chính phủ này, khiến vị trí của bạn anh bấp bênh hơn bao giờ hết. Ít ngày trước đây, chế độ đồng lòng triệt hạ những ý kiến chỉ trích, mà phần lớn nhắm trực tiếp vào thủ tướng, coi như một hành động công khai cho thấy sự ủng hộ tại vị với bác Dũng bạn thân anh. Tuy nhiên, nhân dân quá mất niềm tin, thể hiện ở chỗ đồng tiền quốc gia giờ đây như một cục than bỏng tay mà giới có tiền muốn nhanh chóng đẩy đi, để ôm vào các tài sản có tính bền vững như vàng và bất động sản. Cú sốc lãi suất, tỷ giá, giá vàng và lạm phát đang diễn ra hiện nay sẽ là một cú thôi sơn và chính quyền hiện tại. Cá nhân anh cho rằng bác Dũng không thích hợp với vai trò người lèo lái kinh tế quốc gia. Với gương mặt sáng sủa cùng với thành tựu ngoại giao không thể phủ nhận, vai trò thích hợp với bác Dũng bạn thân anh, có lẽ là vị trí chủ tịch nước.
Một bạn thân khác của anh, Trương Tấn Sang, hiện tại là ứng cử viên hàng đầu cho vị chí Tổng Bí Thư. Tương lai của Nguyễn Phú Trọng vẫn là một ẩn số. Nguyên vị tại quốc hội có lẽ thích hợp cho nhân vật này chăng? Vấn đề còn lại là, ai sẽ là người lèo lái con thuyền kinh tế Việt Nam giữa lúc chông chênh trong vai trò thủ tướng? Một số nhắc đến cái tên Hoàng Trung Hải, một số khác đề cập tới một rising star trong nền chính trị Việt Nam là Nguyễn Bá Thanh, một nhân vật có nhiều thành tích ấn tượng trong xây đắp Đà Nẵng. Tuy nhiên, anh cho rằng cả hai nhân vật này đều thiếu hậu thuẫn để có thể làm nên chuyện. Thanh bạn anh thành công ở Đà Nẵng, nhưng nếu gia nhập triều đình, sẽ như một con hổ không nanh khi gần như không có hậu thuẫn chính trị phía sau, ngược lại, Hải chưa gây được đủ niềm tin cho thấy là một người chèo lái quốc gia bản lĩnh. Hơn lúc nào hết, mới thấy sự điêu linh về nhân tài chèo lái quốc gia. Nói cách khác, người tài Việt Nam trong bộ máy chóp bu chính quyền hiện ít hơn bao giờ hết, trong khi, Việt Nam không phải là thiếu người tài.
Chế độ Việt Nam đang ở một thời khắc chông chênh, khi tình thế đã chỉ ra, hoặc đất nước sẽ thành công và vươn lên mạnh mẽ trong năm 2011, hoặc sẽ phải an vị với thân phận nhược tiểu quay cuồng trong cơn sóng dữ. Đây chính là lúc anh hy vọng các bạn thân anh trong Bộ Chính Trị, có đủ dũng khí, đủ tầm nhìn và đủ cái tâm để dẹp bỏ tham vọng đấu đá, lựa chọn gương mặt thích hợp vào vị trí thủ tướng lèo lái quốc gia. Đồng thời, toàn tâm đoàn kết ủng hộ gương mặt đại diện mà mình đã chọn. Cá nhân anh tin rằng, Nguyễn Bá Thanh, nếu giành được sự ủng hộ của giới quân đội và công an, sẽ là một nhân vật thích hợp cho vai trò thủ tướng. Đây là điều kiện tiên quyết, cũng là điều kiện sống còn. Một cuộc thay máu theo đúng nghĩa đen, với những gương mặt đã mất niềm tin với đám dân đen như Hùng, Giàu, hơn lúc nào hết cần phải thay thế. Việt Nam cần dũng cảm, thanh trừng triệt để những nhân vật nhúng chàm trong vụ Vinashin, để vãn hồi niềm tin trong đám quần chúng dân đen, đồng thời kiên quyết dừng những dự án vốn quá phiêu lưu và gây hại quốc gia như Bô xít, bám lấy những cơ may mà sự mâu thuẫn giữa các nước lớn như Trung – Nhật đang mở ra cho Việt Nam, tiêu biểu là dự án khai thác đất hiếm, và nhất là, cần củng cố những mối quan hệ đa phương vốn được xây đắp khá thành công trong năm 2010 với Mỹ, Nhật, Ấn và khối Asean, vốn là những nhân tố khiến Trung Quốc hiện phải co lại trong dã tâm ở Biển Đông.
Việt Nam đang ở thời điểm có tính định mệnh, với vô số hiểm nguy, nhưng không phải không có những cơ may mà nếu tận dụng tốt, chúng ta có quyền kỳ vọng tới một tương lai tươi sáng. Dẫu rằng Việt Nam còn nghèo, còn nhiều bất cập, nhưng cuối cùng, chúng ta vẫn là một dân tộc mà bản lĩnh và sự quật cường vốn đã được lịch sử kiểm chứng qua quá nhiều sóng gió.
P/S À nhân tiện anh trả lời một số bạn PM hỏi anh rằng có phải anh tham gia diễn đàn nọ diễn đàn kia với nick nọ nick kia thế này nhé: Anh chán mẹ nó việc tham gia các thể loại fò rum từ gần 2 năm nay, blog này là chỗ duy nhất anh trực tiếp up lên vài suy nghĩ khi anh có hứng, và hiện tại, anh không có nick nào tại bất cứ forum nào, cũng không up bài lên bất cứ chỗ nào ngoài cái miếng đất chó ỉa này của anh. Cái nick Lãng cũng là cái đéo gì đâu mà một số bạn cứ mạo nhận nó làm đéo gì. Đèo mẹ
Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010
Copy và bản quyền
Nhân có ý kiến của một bạn comment về chuyện một số bài viết của anh bị copy, chỉnh sửa và thậm chí đổi tên và nhân tiện đổi tên luôn tác giả . Xét ra với nhiều người có thể đây là một chuyện không mấy hay ho, riêng phần anh có vài ý kiến nhỏ thế này.
Thật ra tôn chỉ từ lâu của anh, hay nói đúng hơn là cái nick "Lãng" khi tham gia thế giới net mênh mông, gói gọn trong mục đích: Đùa cợt, và chia sẻ vài góc nhìn về cuộc sống. Khi post một bài viết lên mạng, cái anh quan tâm, là những người đọc nó có thể cảm thấy sự hài hước đùa cợt thoáng qua, và nếu có thể, đọng lại đâu đó trong tư duy một vài phân tích của anh về một số nội dung mà anh cho là chúng ta có cùng sự quan tâm.
Làm thử một search nhỏ trên google, thấy quả thật nhiều ý kiến của anh bằng cách nào đó đã được nhân lên ở rất nhiều trang web khác nhau. Một số thậm chí được dịch sang tiếng Tàu (chắc để các bạn Trung Quốc thân mến tham khảo), rồi lại dịch ngược lại sang tiếng Anh. Nếu coi nick Lãng là một trò đùa trên mạng, anh cho rằng, trò đùa ấy ít nhiều thành công. Cá nhân anh không quan tâm lắm đến chuyện bài viết của anh bị copy hay mạo danh. Điều quan trọng là điểm chung mà chúng ta tìm được khi cùng nhìn nhận một vấn đề.
Tất nhiên khi post bài lên mạng, điều mong muốn của người viết bao giờ cũng là bài viết của mình được giữ nguyên nội dung, vì nó kèm theo phong cách cùng với những ý tưởng mà người viết muốn chuyển tải. Do đó, anh cũng mong có bạn nào đó nếu cảm thấy bài anh viết đáng để copy, tùy ý, nhưng xin giữ nguyên nội dung và không chỉnh sửa.
Thêm một mong muốn nhỏ, anh muốn giữ mình trong sự riêng tư. Trang blog này cũng sẽ là nơi duy nhất anh trực tiếp gửi lên vài suy nghĩ về cuộc sống (khi anh có hứng). Mong các bạn tôn trọng sự riêng tư ấy của anh.
Thật ra tôn chỉ từ lâu của anh, hay nói đúng hơn là cái nick "Lãng" khi tham gia thế giới net mênh mông, gói gọn trong mục đích: Đùa cợt, và chia sẻ vài góc nhìn về cuộc sống. Khi post một bài viết lên mạng, cái anh quan tâm, là những người đọc nó có thể cảm thấy sự hài hước đùa cợt thoáng qua, và nếu có thể, đọng lại đâu đó trong tư duy một vài phân tích của anh về một số nội dung mà anh cho là chúng ta có cùng sự quan tâm.
Làm thử một search nhỏ trên google, thấy quả thật nhiều ý kiến của anh bằng cách nào đó đã được nhân lên ở rất nhiều trang web khác nhau. Một số thậm chí được dịch sang tiếng Tàu (chắc để các bạn Trung Quốc thân mến tham khảo), rồi lại dịch ngược lại sang tiếng Anh. Nếu coi nick Lãng là một trò đùa trên mạng, anh cho rằng, trò đùa ấy ít nhiều thành công. Cá nhân anh không quan tâm lắm đến chuyện bài viết của anh bị copy hay mạo danh. Điều quan trọng là điểm chung mà chúng ta tìm được khi cùng nhìn nhận một vấn đề.
Tất nhiên khi post bài lên mạng, điều mong muốn của người viết bao giờ cũng là bài viết của mình được giữ nguyên nội dung, vì nó kèm theo phong cách cùng với những ý tưởng mà người viết muốn chuyển tải. Do đó, anh cũng mong có bạn nào đó nếu cảm thấy bài anh viết đáng để copy, tùy ý, nhưng xin giữ nguyên nội dung và không chỉnh sửa.
Thêm một mong muốn nhỏ, anh muốn giữ mình trong sự riêng tư. Trang blog này cũng sẽ là nơi duy nhất anh trực tiếp gửi lên vài suy nghĩ về cuộc sống (khi anh có hứng). Mong các bạn tôn trọng sự riêng tư ấy của anh.
Thứ Ba, 31 tháng 8, 2010
Chiến lược mới của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau những động thái quan trọng của các thế lực liên quan đến khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang hiệu chỉnh đối sách của mình cho phù hợp với tình hình mới.
Truyền thông Trung Quốc sau khi dùng những ngôn từ dậm dọa đao to búa lớn nặng nề với Việt Nam và những nước Asean, sau các diễn biến liên quan đến sự trở lại của Mỹ ở Biển Đông, thấy rằng chính sách này không những không hiệu quả, thậm chí còn đem lại hiệu ứng ngược, Trung Quốc rất nhanh chóng điều chỉnh chính sách của mình. Thay vì các ngôn từ dậm dọa, bóng gió hoặc trực tiếp đề cập tới sức mạnh quân sự và các đòn trừng phạt kinh tế, Trung Quốc nhanh chóng đổi tông sang những ngôn từ có tính mềm dẻo hơn, nhằm tìm kiếm một cách tiếp cận khác đối với Việt Nam và các nước trong khu vực.
Do việc dân việc nước bề bộn, không có thời gian đi sâu phân tích, anh Lãng nêu ra vài nhận định ngắn kèm theo mấy ý kiến chỉ đạo, bọn chã phải lấy đó làm kim chỉ nam định hướng hành động và suy nghĩ trong thời gian tới:
Nhận định 1: Tham vọng của Trung Quốc không bao giờ thay đổi: Trước hết phải khẳng định rằng, bất kể cách tiếp cận của Trung Quốc là mềm dẻo hay cứng rắn, thì tham vọng hàng đầu của Trung Quốc vẫn luôn luôn là đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc có thể trắng trợn lấn át lướt tới khi thấy không có sức mạnh nào chặn được nó (Như những diễn biến suốt từ năm 2007 - đầu năm 2010 trên biển, Trung Quốc liên tục đơn phương cấm biển, ngăn chặn các hợp đồng khai thác thăm dò của VN, xua đuổi ngư dân VN bằng các biện pháp khủng bố khỏi khu vực biển đông), hoặc có thể kiềm chế hơn khi tình hình không còn thuận lợi (như hiện nay, khi Mỹ quay lại khu vực, và các nước Asean tỏ ra cứng rắn hơn), tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, dã tâm của Trung Quốc với Biển Đông là không thay đổi. Kết rút ra: Mọi hành động, suy nghĩ, kế hoạch, mục đích của chúng ta đều phải đặt trên nền tảng nhìn xuyên thấu mục tiêu và dã tâm của Trung Quốc để luôn luôn cảnh giác.
Nhận định 2: Trung Quốc lựa chọn cách tiếp cận mềm để xóa tâm lý chống đối Trung Quốc ở các nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, với hai mục đích:
1.Kìm kẹp mạnh hơn Việt Nam về mặt kinh tế, thông qua việc tìm cách thâm nhập ngày một sâu hơn vào nền kinh tế Việt Nam.
2. Phân hóa và chia rẽ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc của người Việt Nam.
Tiêu biểu cho chính sách này, là động thái mới nhất của Trung Quốc khi bộ trưởng tài chính nước này đưa ra lời đề nghị Asean chấp nhận đồng Nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán trong giao thương giữa Trung Quốc và khu vực. Hơn nữa, sau các lời đe dọa trừng phạt về mặt kinh tế khi Việt Nam điều chỉnh chính sách xích lại Mỹ, Trung Quốc nhận thấy việc đó có thể tạm thời gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng lại bất lợi về mặt chiến lược nếu sau cú sốc ban đầu Việt Nam gượng dậy được (điều chắc chắn Việt Nam có thể thực hiện) và thoát một cách triệt để khỏi cái bóng thâm hụt thương mại với Trung Quốc, do đó, thực tế Trung Quốc không dám đưa ra bất cứ chính sách bất lợi nào khiên Việt Nam nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của mình.
Về mặt văn hóa và con người, Trung Quốc tổ chức đại hội thanh niên với sự tham gia của 30000 người, mời 3000 thanh niên Việt Nam tham dự tại quảng châu. Đây là một chính sách quan trọng của Trung Quốc nhằm tác động phân hóa, tiến tới xóa bỏ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc vốn tồn tại phổ biến và ăn sâu trong người Việt, đặc biệt là đánh trực tiếp vào tầng lớp thanh niên. Chính sách này của Trung Quốc có thể có những thành công nhất định, nếu người Việt không cảnh giác.
Thời gian tới, Trung Quốc nhất định đẩy mạnh chính sách theo hai hướng này, Việt Nam cần hết sức cảnh giác.
Nhận định 3: Chính sách quốc gia của Việt Nam đang thực dụng và khá khôn ngoan. Có vẻ những ý kiến chỉ đạo của lãnh tụ Lãng với Bộ Chính Trị gần đây đã được cân nhắc một cách nghiêm túc và sát với thực tế. Anh Lãng khá hài lòng với các động thái khôn ngoan các bạn tai to bạn thân anh trong Bộ Chính Trị. Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách củng cố tiềm lực quốc phòng (mua sắm vũ khi, đa dạng hóa nguồn cung cấp), xích lại phía Mỹ, tìm cách hạn chế nhập siêu với Trung Quốc (điều chỉnh tăng tỷ giá, con mẹ nó, vụ này làm anh mất khá tiền khi bụp phát các bạn tăng tỷ giá 2%, thôi coi như tiền cúng cho chính sách quốc gia), Việt Nam cũng tỏ ra khá thủ đoạn trong các hoạt động thăm viếng và phát ngôn với Trung Quốc, theo hướng dùng những ngôn từ xoa dịu triệt để. Đại loại như chính sách ba không mà tướng Vịnh tuyên bố trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây: Không đồng minh, không liên minh quân sự, không dùng nước thứ ba chống nước khác... đại loại thế. Ngôn từ chỉ là ngôn từ, quan trọng vẫn là hành động thực tế. Do đó, việc tuyên bố cứ tuyên bố, nhưng động thái thực tế nếu vẫn bám sát theo chỉ đạo chiến lược của anh Lãng: Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc, nâng cao tiềm lực quốc phòng, xích lại Mỹ và phương tây, củng cố quan hệ chiến lược với Nhật, Ấn, Nga và khối Asean, Việt Nam sẽ thành công.
Kết luận cuối cùng: Chúng ta cần cảnh giác. Tham vọng và dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông là không bao giờ thay đổi. Dã tâm của Trung Quốc có thành công hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng tổng hợp của Việt Nam, về mọi mặt: Kinh Tế, Quân Sự, Ngoại Giao. Chúng ta cần cư xử với Trung Quốc theo cách thức của một dân tộc quật cường, khôn ngoan và đầy bản lĩnh, như chúng ta đã và sẽ trong suốt lịch sử tồn tại của đất nước. Đây chính là lúc các bạn, nghĩa là bọn con bò, cần đặt niềm tin vào sự chỉ đạo của anh, lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn
P/S Thời gian tới anh bận rộn việc đấu đá leo sâu vào Bộ Chính Trị, trách nhiệm rất nặng nề. Ý kiến chỉ đạo của anh, các bạn cần nghiền ngẫm kỹ.
Truyền thông Trung Quốc sau khi dùng những ngôn từ dậm dọa đao to búa lớn nặng nề với Việt Nam và những nước Asean, sau các diễn biến liên quan đến sự trở lại của Mỹ ở Biển Đông, thấy rằng chính sách này không những không hiệu quả, thậm chí còn đem lại hiệu ứng ngược, Trung Quốc rất nhanh chóng điều chỉnh chính sách của mình. Thay vì các ngôn từ dậm dọa, bóng gió hoặc trực tiếp đề cập tới sức mạnh quân sự và các đòn trừng phạt kinh tế, Trung Quốc nhanh chóng đổi tông sang những ngôn từ có tính mềm dẻo hơn, nhằm tìm kiếm một cách tiếp cận khác đối với Việt Nam và các nước trong khu vực.
Do việc dân việc nước bề bộn, không có thời gian đi sâu phân tích, anh Lãng nêu ra vài nhận định ngắn kèm theo mấy ý kiến chỉ đạo, bọn chã phải lấy đó làm kim chỉ nam định hướng hành động và suy nghĩ trong thời gian tới:
Nhận định 1: Tham vọng của Trung Quốc không bao giờ thay đổi: Trước hết phải khẳng định rằng, bất kể cách tiếp cận của Trung Quốc là mềm dẻo hay cứng rắn, thì tham vọng hàng đầu của Trung Quốc vẫn luôn luôn là đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông. Trung Quốc có thể trắng trợn lấn át lướt tới khi thấy không có sức mạnh nào chặn được nó (Như những diễn biến suốt từ năm 2007 - đầu năm 2010 trên biển, Trung Quốc liên tục đơn phương cấm biển, ngăn chặn các hợp đồng khai thác thăm dò của VN, xua đuổi ngư dân VN bằng các biện pháp khủng bố khỏi khu vực biển đông), hoặc có thể kiềm chế hơn khi tình hình không còn thuận lợi (như hiện nay, khi Mỹ quay lại khu vực, và các nước Asean tỏ ra cứng rắn hơn), tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, dã tâm của Trung Quốc với Biển Đông là không thay đổi. Kết rút ra: Mọi hành động, suy nghĩ, kế hoạch, mục đích của chúng ta đều phải đặt trên nền tảng nhìn xuyên thấu mục tiêu và dã tâm của Trung Quốc để luôn luôn cảnh giác.
Nhận định 2: Trung Quốc lựa chọn cách tiếp cận mềm để xóa tâm lý chống đối Trung Quốc ở các nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, với hai mục đích:
1.Kìm kẹp mạnh hơn Việt Nam về mặt kinh tế, thông qua việc tìm cách thâm nhập ngày một sâu hơn vào nền kinh tế Việt Nam.
2. Phân hóa và chia rẽ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc của người Việt Nam.
Tiêu biểu cho chính sách này, là động thái mới nhất của Trung Quốc khi bộ trưởng tài chính nước này đưa ra lời đề nghị Asean chấp nhận đồng Nhân dân tệ làm phương tiện thanh toán trong giao thương giữa Trung Quốc và khu vực. Hơn nữa, sau các lời đe dọa trừng phạt về mặt kinh tế khi Việt Nam điều chỉnh chính sách xích lại Mỹ, Trung Quốc nhận thấy việc đó có thể tạm thời gây khó khăn cho Việt Nam, nhưng lại bất lợi về mặt chiến lược nếu sau cú sốc ban đầu Việt Nam gượng dậy được (điều chắc chắn Việt Nam có thể thực hiện) và thoát một cách triệt để khỏi cái bóng thâm hụt thương mại với Trung Quốc, do đó, thực tế Trung Quốc không dám đưa ra bất cứ chính sách bất lợi nào khiên Việt Nam nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của mình.
Về mặt văn hóa và con người, Trung Quốc tổ chức đại hội thanh niên với sự tham gia của 30000 người, mời 3000 thanh niên Việt Nam tham dự tại quảng châu. Đây là một chính sách quan trọng của Trung Quốc nhằm tác động phân hóa, tiến tới xóa bỏ tâm lý cảnh giác với Trung Quốc vốn tồn tại phổ biến và ăn sâu trong người Việt, đặc biệt là đánh trực tiếp vào tầng lớp thanh niên. Chính sách này của Trung Quốc có thể có những thành công nhất định, nếu người Việt không cảnh giác.
Thời gian tới, Trung Quốc nhất định đẩy mạnh chính sách theo hai hướng này, Việt Nam cần hết sức cảnh giác.
Nhận định 3: Chính sách quốc gia của Việt Nam đang thực dụng và khá khôn ngoan. Có vẻ những ý kiến chỉ đạo của lãnh tụ Lãng với Bộ Chính Trị gần đây đã được cân nhắc một cách nghiêm túc và sát với thực tế. Anh Lãng khá hài lòng với các động thái khôn ngoan các bạn tai to bạn thân anh trong Bộ Chính Trị. Bên cạnh việc điều chỉnh chính sách củng cố tiềm lực quốc phòng (mua sắm vũ khi, đa dạng hóa nguồn cung cấp), xích lại phía Mỹ, tìm cách hạn chế nhập siêu với Trung Quốc (điều chỉnh tăng tỷ giá, con mẹ nó, vụ này làm anh mất khá tiền khi bụp phát các bạn tăng tỷ giá 2%, thôi coi như tiền cúng cho chính sách quốc gia), Việt Nam cũng tỏ ra khá thủ đoạn trong các hoạt động thăm viếng và phát ngôn với Trung Quốc, theo hướng dùng những ngôn từ xoa dịu triệt để. Đại loại như chính sách ba không mà tướng Vịnh tuyên bố trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây: Không đồng minh, không liên minh quân sự, không dùng nước thứ ba chống nước khác... đại loại thế. Ngôn từ chỉ là ngôn từ, quan trọng vẫn là hành động thực tế. Do đó, việc tuyên bố cứ tuyên bố, nhưng động thái thực tế nếu vẫn bám sát theo chỉ đạo chiến lược của anh Lãng: Tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc, nâng cao tiềm lực quốc phòng, xích lại Mỹ và phương tây, củng cố quan hệ chiến lược với Nhật, Ấn, Nga và khối Asean, Việt Nam sẽ thành công.
Kết luận cuối cùng: Chúng ta cần cảnh giác. Tham vọng và dã tâm của Trung Quốc ở Biển Đông là không bao giờ thay đổi. Dã tâm của Trung Quốc có thành công hay không, phụ thuộc vào sức đề kháng tổng hợp của Việt Nam, về mọi mặt: Kinh Tế, Quân Sự, Ngoại Giao. Chúng ta cần cư xử với Trung Quốc theo cách thức của một dân tộc quật cường, khôn ngoan và đầy bản lĩnh, như chúng ta đã và sẽ trong suốt lịch sử tồn tại của đất nước. Đây chính là lúc các bạn, nghĩa là bọn con bò, cần đặt niềm tin vào sự chỉ đạo của anh, lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn
P/S Thời gian tới anh bận rộn việc đấu đá leo sâu vào Bộ Chính Trị, trách nhiệm rất nặng nề. Ý kiến chỉ đạo của anh, các bạn cần nghiền ngẫm kỹ.
Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010
Nền hòa bình tạm thời cho Việt Nam
Phân tích xu thế thời cuộc là một việc không dễ dàng, bản thân nó chứa quá nhiều yếu tố bất định và hàm chứa sẵn rủi ro. Tuy nhiên vẫn có nhiều ước đoán vượt thời đại từng được đưa ra. Thời gian đã kiểm nghiệm tính chính xác của những phân tích ấy.
Cách đây khoảng 4 năm, anh Lãng mở topic "Làm gì đây?" tại diễn đàn Tathy Thăng Long khi bàn về mối hiểm họa Trung Quốc đối với Việt Nam, lúc đó anh thật sự kinh hoàng khi nhìn nhận vào một sự thờ ơ có hệ thống trong suy nghĩ của các cơ quan chính thống Việt Nam đối với hiểm họa to lớn này của đất nước. Ngoại trừ những phản ứng ngoại giao yếu ớt và đầy mờ nhạt của người phát ngôn Bộ ngoại giao mỗi khi có một sự kiện lấn lướt của nước ngoài ở Biển Đông, các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam lúc đó gần như coi Biển Đông là một đề tài cấm kỵ. Thậm chí các câu chữ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa còn bị liệt vào một trong số những câu chữ thuộc đề tài "nhạy cảm". Tuy nhiên điều rất may mắn là những suy nghĩ cảnh giác với Trung Quốc dường như đã là một phần máu thịt của người Việt Nam. Topic ấy nhận được nhiều sự quan tâm, đốm lửa lan nhanh trên khắp thế giới mạng. Cùng với sự kiện Tam Á, làn sóng cảnh giác và đấu tranh của người Việt cho Biển Đông trở thành một cao trào bùng phát dữ dội. Điểm nhấn cho nó là hai cuộc biểu tình liên tiếp trước sứ quán và lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của nhiều thanh niên Việt Nam. Kể từ đó, dân tộc dường như thức tỉnh sau một thời kỳ dài thờ ơ. Anh cho rằng, những sự kiện như thế rồi sẽ được ghi lại dấu ấn đối với lịch sử, bất kể nó đã không nhận được sự thừa nhận chính thức từ phía chính quyền. Đó là khúc tráng ca của lòng yêu nước.
Ý chí của người dân cuối cùng đã phản ứng vào chính sách. Sau sự kiện Tam Á cuối năm 2007, báo chí phản ánh về Biển Đông thường xuyên và cập nhật hơn, người Việt thì luôn luôn cảnh giác trước mọi động thái liên quan đến Trung Quốc. Sự cảnh giác ấy không thừa. Đấu tranh của người Việt đã góp phần chặn đứng sự thâu tóm của Trung Quốc ở Tây Nguyên (Bản dự thảo kế hoạch đầu tiên khai thác Bauxite Tây Nguyên do TKV đưa ra thậm chí đề xuất cho phép Trung Quốc góp vốn tới 51% nhà máy khai thác quặng, sau làn sóng đấu tranh dữ dội của người Việt, Bộ Chính Trị ra nghị quyết khẳng định nhà máy khai thác chỉ sử dụng nhà thầu TQ xây dựng, còn 100% sở hữu thuộc về Việt Nam). Tiếp đó là các câu chuyện liên quan đến thuê đất thuê rừng, với mối nguy cơ ít hơn, nhưng thái độ quyết liệt của người Việt đã làm rõ nhiều câu chuyện của vấn đề, và giúp chặn đứng nhiều nguy cơ lớn.
Sự cảnh giác của người Việt hòan toàn không thừa. Chúng ta đang sống cạnh một cường quốc với dã tâm thôn tính và bành trướng vào hàng mạnh nhất lịch sử.
Có nhiều phân tích anh từng dự báo về các bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông hồi năm 2007. Sau gần 4 năm nhìn lại, hầu hết những ước đoán ấy đều thành sự thật. Các mốc thời gian 2008, 2009 và nửa đầu năm 2010 trôi qua một cách nặng nề. Những cao trào căng thẳng trên biển bùng phát không ít lần trước sự lấn lướt của các phương tiện vũ trang Trung Quốc trên Biển Đông. Nguy cơ về một cuộc xung đột có thể bùng phát bất cứ lúc nào với sự hung hăng của tàu bè Trung Quốc. Việt Nam cho đến rất gần đây thôi còn đang đứng trước nguy cơ mà anh cho rằng ít người chịu nhận ra. Những tháng đầu năm 2010, Trung Quốc có thể gây hấn bất cứ lúc nào, khi sức mạnh Việt Nam về mặt quân sự còn thua kém trong khi chính sách của các nước lớn chưa định hình. Mặc dù Việt Nam ký kết hàng loạt các hợp đồng mua sắm khí tài tốn kém, nhưng thời gian giao hàng và thời gian để sử dụng thành thạo trang thiết bị (đặc biệt là tàu ngầm) thì còn phải mất 3 - 5 năm. Trong khi đó, sẽ lấy gì để đảm bảo hòa bình trong 3 - 5 năm trống vắng về khả năng phòng thủ?
Tuy nhiên hiện nay, anh có thể khẳng định với các bạn, nguy cơ về một cuộc xung đột ở Biển Đông đã giảm xuống mức cực thấp, mặc dù giọng điệu gây hấn của Trung Quốc từ cả các nguồn chính thống, phi chính thống, báo mạng hay dư luận sẽ còn tăng mỗi lúc một cao. Chúng ta nên vui mừng vì sự hiện diện của người Mỹ, sự điều chỉnh chính sách của nó đang tái lập một trật tự cân bằng mới trong khu vực. Trong loạt phân tích "Viễn kiến biển đông" anh có nhấn mạnh về vai trò "chiếc ô an ninh" mà sự hiện diện của Mỹ mang lại. Trong một khoảng thời gian từ 5 - 10 năm, khi Mỹ chưa hạ gục được Trung Quốc về kinh tế, sẽ rất khó có khả năng hai nước lớn này bắt tay mặc cả với nhau về quyền lợi và phân vùng ảnh hưởng. Đó sẽ là thời gian Mỹ tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông, thắt chặt và củng cố liên minh với những bạn bè truyền thống, đồng thời o bế quan hệ với những người bạn mới. Đó sẽ là thời gian trăng mật của mối quan hệ Mỹ - Việt. Tận dụng tốt được thời kỳ này, Việt Nam sẽ củng cố được sức mạnh của mình, và có thể tự bảo vệ được chính mình ngay cả khi nước Mỹ rời đi.
Hiện tại mà nói, khi Mỹ đang để mắt tới Biển Đông, thậm chí chẳng ngán ngại gì mang tàu sân bay tới tập trận tại sát cánh cổng Trung Quốc là Hoàng Hải, thì Trung Quốc khó có thể dám động binh trước mắt quan sát của Mỹ. Chỉ riêng cái nguy cơ Mỹ cung cấp khí tài, trang bị cho các nước có tiếng tăm cứng cổ như Việt Nam nếu Trung Quốc phát động chiến tranh cũng đã đủ để Trung Quốc kinh hoàng, chưa tính tới việc Mỹ phong tỏa Mallacca với cái cớ bảo đảm an ninh hàng hải trong tình hình xung đột. Cho nên, có thể khẳng định rằng, trong thời gian 5 năm trước mắt, nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông là rất rất thấp. Anh Lãng cuối cùng đã có thể thở phào, một cách nhẹ nhõm trong âu lo.
Trong thời gian có nền hòa bình đảm bảo từ 5 - 10 năm ấy, khi các thế lực lớn đang giữ miếng gằm ghè nhau, sẽ là ngu xuẩn nếu chúng ta rung đùi, buông xuôi và phó mặc vào một nền hòa bình dễ dãi. Đây chính là khoảng thời gian quý báu người Việt Nam cần hết sức tranh thủ để nâng cao sức mạnh quốc gia:
- Trong vòng 5 năm, hầu hết các hợp đồng mua sắm khí tài ồ ạt Việt Nam ký thời gian qua đều sẽ được giao hàng. Việt Nam sẽ có nhiều tàu chiến hiện đại, một hạm đội gồm đủ 6 tàu ngầm tấn công và nhiều phi đội chiến đấu cơ hiện đại. Khi có đủ số khí tài này trong lực lượng, có thể nói Việt Nam sẽ thực sự là một lực lượng đáng gờm về mặt quân sự ở Biển Đông, có khả năng đáp trả tương xứng với bất cứ một sự đe dọa nào từ Trung Quốc. Thua kém về trang bị, về số lượng khí tài nhưng Việt Nam chiếm lợi thế tuyệt đối về địa lợi. Người Việt cũng có truyền thống tài ba trong việc phát huy tính năng các loại khí tài trong chiến đấu. Điều này thì ai cũng đều hiểu rõ. Có nghĩa là, nếu người Việt không chủ quan, thì trong vòng 5 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ có trong tay một khả năng tự vệ đáng nể ở Biển Đông, lúc đó, ngay cả khi Mỹ đã thỏa thuận xong với Trung Quốc về các vấn đề chiến lược và rút đi, thì Việt Nam cũng đã trở thành một cục xương khó nuốt.
- Trong vòng 5 năm tới, sẽ là thời kỳ nồng ấm đặc biệt trong quan hệ Mỹ - Việt. Việt Nam cần hết sức tranh thủ thiện cảm có tính cấp thời này để khai thác các lợi ích từ Mỹ. Cần thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư, các nguồn viện trợ, thậm chí là các nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự hiện đại để phát triển kinh tế và quốc phòng. Việt Nam cần tận dụng việc Mỹ đánh giá vai trò quan trọng của Việt Nam trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, để thúc đẩy Mỹ áp dụng những chính sách có lợi nhất giúp Việt Nam mạnh lên, chẳng hạn về mặt kinh tế thì công nhân Việt Nam là nền kinh tế thị trường, xóa bỏ các hàng rào kỹ thuật chặn hàng hóa Việt Nam vào Mỹ, về mặt quân sự thì viện trợ và bán các khí tài hiện đại, về mặt khoa học công nghệ thì giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia, giúp xử lý các vấn nạn về môi trường ... Nếu khai thác tốt nước Mỹ trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ có một sức bật lớn để tiến lên phía trước.
Có thể khẳng định rằng, trong 5 - 10 năm tới, một khi Mỹ vẫn còn coi Trung Quốc là hiểm họa đe dọa sự thống trị kinh tế của Mỹ, nước Mỹ sẽ tìm mọi cách ép Trung Quốc phải nhượng bộ về chiến lược phát triển. Cuộc đấu này cam go, Mỹ sẽ thắng nhưng tốn thời gian, và thời gian đó sẽ là món quà cho người Việt Nam. Việt Nam sẽ rất ít có nguy cơ bị Trung Quốc tấn công, một khi Trung Quốc vẫn còn phải đương đầu với sức ép từ Mỹ. Do đó, chúng ta ít nhiều có thể an tâm về một nền hòa bình tạm thời.
Ngược lại, anh cho rằng thời gian tới sức ép về mặt kinh tế của Trung Quốc với Việt Nam sẽ cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc sẽ đẩy việc tuyên truyền chống Việt Nam thành một cao trào, sẽ có rất nhiều dậm dọa, sẽ có rất nhiều sức ép về kinh tế được đưa ra. Mục tiêu chính là nhằm làm Việt Nam khiếp sợ, quỵ gối và quy hàng. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn về kinh tế, bởi hiện tại hoạt động kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại, thậm chí sẽ có không ít khủng hoảng khi Trung Quốc dùng các ngón đòn dưới háng về tỷ giá, về hàng xuất và dựng lên các hàng rào kỹ thuật đối phó Việt Nam. Đây sẽ là một thời kỳ người Việt Nam cần thắt lưng buộc bụng theo đúng nghĩa đen.
Tuy nhiên, với một tầm nhìn xa hơn vào tương lai, anh lại cho rằng những khó khăn ấy là cơ may lớn của Việt Nam để thoát khỏi cái bóng ám ảnh nặng nề của nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhiều nguồn hàng xuất xứ Trung Quốc. Việt Nam nhập siêu nặng nề với Trung Hoa trong khi xuất siêu với phần lớn các nền kinh tế châu Âu và nước Mỹ. Nền sản xuất Việt Nam còn bị chèn ép nặng nề bởi làn sóng hàng lậu xuyên biên giới từ lâu đã vượt quá mức báo động. Việc Trung Quốc tiến hành các hành vi gây sức ép kinh tế sẽ khiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trong ngắn hạn và gây ra những tổn thương lâu dài, đồng thời cũng sẽ làm quan hệ thương mại Việt - Trung sụt giảm mạnh. Về mặt chiến thuật, chúng ta sẽ tổn thất nặng trước các đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc, nhưng về mặt chiến lược, một chân trời mới sẽ mở ra đối với Việt Nam. Một khi Việt Nam thoát được khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn cung cấp hàng hóa Trung Hoa, thiết lập được các nguồn cung cấp mới, và đặc biệt, từ trong khốn khó xây dựng được năng lực tự chủ riêng của nền kinh tế, thì đó cũng chính là lúc Việt Nam có thể tự cường, và có thể tin vào một nền độc lập, tự chủ, hòa bình lâu dài bên cạnh Trung Hoa.
Anh tin chắc sẽ có không ít thế lực ở Việt Nam chống phá quyết liệt những định hướng này, bởi quyền lợi cá nhân của họ gắn liền với các hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ nỗ lực làm suy yếu, chia rẽ sự đồng nhất về ý tưởng của Việt Nam, song song với sức ép về kinh tế, sẽ là sự đe dọa nặng nề về mặt ngoại giao và ngôn từ. Nhưng anh còn chắc chắn hơn rằng, nếu chúng ta kiên quyết, vững vàng, thì Việt Nam sẽ thành công tự đứng trên đôi chân của mình. Có thể ngẩng mặt tự tin vào chính một nền hòa bình được đảm bảo bằng sức mạnh nội tại quốc gia, chứ không phải một nền hòa bình mong manh nhờ đánh đu thời cuộc.
Cách đây khoảng 4 năm, anh Lãng mở topic "Làm gì đây?" tại diễn đàn Tathy Thăng Long khi bàn về mối hiểm họa Trung Quốc đối với Việt Nam, lúc đó anh thật sự kinh hoàng khi nhìn nhận vào một sự thờ ơ có hệ thống trong suy nghĩ của các cơ quan chính thống Việt Nam đối với hiểm họa to lớn này của đất nước. Ngoại trừ những phản ứng ngoại giao yếu ớt và đầy mờ nhạt của người phát ngôn Bộ ngoại giao mỗi khi có một sự kiện lấn lướt của nước ngoài ở Biển Đông, các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam lúc đó gần như coi Biển Đông là một đề tài cấm kỵ. Thậm chí các câu chữ liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa còn bị liệt vào một trong số những câu chữ thuộc đề tài "nhạy cảm". Tuy nhiên điều rất may mắn là những suy nghĩ cảnh giác với Trung Quốc dường như đã là một phần máu thịt của người Việt Nam. Topic ấy nhận được nhiều sự quan tâm, đốm lửa lan nhanh trên khắp thế giới mạng. Cùng với sự kiện Tam Á, làn sóng cảnh giác và đấu tranh của người Việt cho Biển Đông trở thành một cao trào bùng phát dữ dội. Điểm nhấn cho nó là hai cuộc biểu tình liên tiếp trước sứ quán và lãnh sự Trung Quốc tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh của nhiều thanh niên Việt Nam. Kể từ đó, dân tộc dường như thức tỉnh sau một thời kỳ dài thờ ơ. Anh cho rằng, những sự kiện như thế rồi sẽ được ghi lại dấu ấn đối với lịch sử, bất kể nó đã không nhận được sự thừa nhận chính thức từ phía chính quyền. Đó là khúc tráng ca của lòng yêu nước.
Ý chí của người dân cuối cùng đã phản ứng vào chính sách. Sau sự kiện Tam Á cuối năm 2007, báo chí phản ánh về Biển Đông thường xuyên và cập nhật hơn, người Việt thì luôn luôn cảnh giác trước mọi động thái liên quan đến Trung Quốc. Sự cảnh giác ấy không thừa. Đấu tranh của người Việt đã góp phần chặn đứng sự thâu tóm của Trung Quốc ở Tây Nguyên (Bản dự thảo kế hoạch đầu tiên khai thác Bauxite Tây Nguyên do TKV đưa ra thậm chí đề xuất cho phép Trung Quốc góp vốn tới 51% nhà máy khai thác quặng, sau làn sóng đấu tranh dữ dội của người Việt, Bộ Chính Trị ra nghị quyết khẳng định nhà máy khai thác chỉ sử dụng nhà thầu TQ xây dựng, còn 100% sở hữu thuộc về Việt Nam). Tiếp đó là các câu chuyện liên quan đến thuê đất thuê rừng, với mối nguy cơ ít hơn, nhưng thái độ quyết liệt của người Việt đã làm rõ nhiều câu chuyện của vấn đề, và giúp chặn đứng nhiều nguy cơ lớn.
Sự cảnh giác của người Việt hòan toàn không thừa. Chúng ta đang sống cạnh một cường quốc với dã tâm thôn tính và bành trướng vào hàng mạnh nhất lịch sử.
Có nhiều phân tích anh từng dự báo về các bước tiến của Trung Quốc trên Biển Đông hồi năm 2007. Sau gần 4 năm nhìn lại, hầu hết những ước đoán ấy đều thành sự thật. Các mốc thời gian 2008, 2009 và nửa đầu năm 2010 trôi qua một cách nặng nề. Những cao trào căng thẳng trên biển bùng phát không ít lần trước sự lấn lướt của các phương tiện vũ trang Trung Quốc trên Biển Đông. Nguy cơ về một cuộc xung đột có thể bùng phát bất cứ lúc nào với sự hung hăng của tàu bè Trung Quốc. Việt Nam cho đến rất gần đây thôi còn đang đứng trước nguy cơ mà anh cho rằng ít người chịu nhận ra. Những tháng đầu năm 2010, Trung Quốc có thể gây hấn bất cứ lúc nào, khi sức mạnh Việt Nam về mặt quân sự còn thua kém trong khi chính sách của các nước lớn chưa định hình. Mặc dù Việt Nam ký kết hàng loạt các hợp đồng mua sắm khí tài tốn kém, nhưng thời gian giao hàng và thời gian để sử dụng thành thạo trang thiết bị (đặc biệt là tàu ngầm) thì còn phải mất 3 - 5 năm. Trong khi đó, sẽ lấy gì để đảm bảo hòa bình trong 3 - 5 năm trống vắng về khả năng phòng thủ?
Tuy nhiên hiện nay, anh có thể khẳng định với các bạn, nguy cơ về một cuộc xung đột ở Biển Đông đã giảm xuống mức cực thấp, mặc dù giọng điệu gây hấn của Trung Quốc từ cả các nguồn chính thống, phi chính thống, báo mạng hay dư luận sẽ còn tăng mỗi lúc một cao. Chúng ta nên vui mừng vì sự hiện diện của người Mỹ, sự điều chỉnh chính sách của nó đang tái lập một trật tự cân bằng mới trong khu vực. Trong loạt phân tích "Viễn kiến biển đông" anh có nhấn mạnh về vai trò "chiếc ô an ninh" mà sự hiện diện của Mỹ mang lại. Trong một khoảng thời gian từ 5 - 10 năm, khi Mỹ chưa hạ gục được Trung Quốc về kinh tế, sẽ rất khó có khả năng hai nước lớn này bắt tay mặc cả với nhau về quyền lợi và phân vùng ảnh hưởng. Đó sẽ là thời gian Mỹ tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông, thắt chặt và củng cố liên minh với những bạn bè truyền thống, đồng thời o bế quan hệ với những người bạn mới. Đó sẽ là thời gian trăng mật của mối quan hệ Mỹ - Việt. Tận dụng tốt được thời kỳ này, Việt Nam sẽ củng cố được sức mạnh của mình, và có thể tự bảo vệ được chính mình ngay cả khi nước Mỹ rời đi.
Hiện tại mà nói, khi Mỹ đang để mắt tới Biển Đông, thậm chí chẳng ngán ngại gì mang tàu sân bay tới tập trận tại sát cánh cổng Trung Quốc là Hoàng Hải, thì Trung Quốc khó có thể dám động binh trước mắt quan sát của Mỹ. Chỉ riêng cái nguy cơ Mỹ cung cấp khí tài, trang bị cho các nước có tiếng tăm cứng cổ như Việt Nam nếu Trung Quốc phát động chiến tranh cũng đã đủ để Trung Quốc kinh hoàng, chưa tính tới việc Mỹ phong tỏa Mallacca với cái cớ bảo đảm an ninh hàng hải trong tình hình xung đột. Cho nên, có thể khẳng định rằng, trong thời gian 5 năm trước mắt, nguy cơ chiến tranh ở Biển Đông là rất rất thấp. Anh Lãng cuối cùng đã có thể thở phào, một cách nhẹ nhõm trong âu lo.
Trong thời gian có nền hòa bình đảm bảo từ 5 - 10 năm ấy, khi các thế lực lớn đang giữ miếng gằm ghè nhau, sẽ là ngu xuẩn nếu chúng ta rung đùi, buông xuôi và phó mặc vào một nền hòa bình dễ dãi. Đây chính là khoảng thời gian quý báu người Việt Nam cần hết sức tranh thủ để nâng cao sức mạnh quốc gia:
- Trong vòng 5 năm, hầu hết các hợp đồng mua sắm khí tài ồ ạt Việt Nam ký thời gian qua đều sẽ được giao hàng. Việt Nam sẽ có nhiều tàu chiến hiện đại, một hạm đội gồm đủ 6 tàu ngầm tấn công và nhiều phi đội chiến đấu cơ hiện đại. Khi có đủ số khí tài này trong lực lượng, có thể nói Việt Nam sẽ thực sự là một lực lượng đáng gờm về mặt quân sự ở Biển Đông, có khả năng đáp trả tương xứng với bất cứ một sự đe dọa nào từ Trung Quốc. Thua kém về trang bị, về số lượng khí tài nhưng Việt Nam chiếm lợi thế tuyệt đối về địa lợi. Người Việt cũng có truyền thống tài ba trong việc phát huy tính năng các loại khí tài trong chiến đấu. Điều này thì ai cũng đều hiểu rõ. Có nghĩa là, nếu người Việt không chủ quan, thì trong vòng 5 năm tới, chúng ta chắc chắn sẽ có trong tay một khả năng tự vệ đáng nể ở Biển Đông, lúc đó, ngay cả khi Mỹ đã thỏa thuận xong với Trung Quốc về các vấn đề chiến lược và rút đi, thì Việt Nam cũng đã trở thành một cục xương khó nuốt.
- Trong vòng 5 năm tới, sẽ là thời kỳ nồng ấm đặc biệt trong quan hệ Mỹ - Việt. Việt Nam cần hết sức tranh thủ thiện cảm có tính cấp thời này để khai thác các lợi ích từ Mỹ. Cần thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư, các nguồn viện trợ, thậm chí là các nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự hiện đại để phát triển kinh tế và quốc phòng. Việt Nam cần tận dụng việc Mỹ đánh giá vai trò quan trọng của Việt Nam trong chiến lược kiềm chế Trung Quốc, để thúc đẩy Mỹ áp dụng những chính sách có lợi nhất giúp Việt Nam mạnh lên, chẳng hạn về mặt kinh tế thì công nhân Việt Nam là nền kinh tế thị trường, xóa bỏ các hàng rào kỹ thuật chặn hàng hóa Việt Nam vào Mỹ, về mặt quân sự thì viện trợ và bán các khí tài hiện đại, về mặt khoa học công nghệ thì giúp Việt Nam đào tạo chuyên gia, giúp xử lý các vấn nạn về môi trường ... Nếu khai thác tốt nước Mỹ trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ có một sức bật lớn để tiến lên phía trước.
Có thể khẳng định rằng, trong 5 - 10 năm tới, một khi Mỹ vẫn còn coi Trung Quốc là hiểm họa đe dọa sự thống trị kinh tế của Mỹ, nước Mỹ sẽ tìm mọi cách ép Trung Quốc phải nhượng bộ về chiến lược phát triển. Cuộc đấu này cam go, Mỹ sẽ thắng nhưng tốn thời gian, và thời gian đó sẽ là món quà cho người Việt Nam. Việt Nam sẽ rất ít có nguy cơ bị Trung Quốc tấn công, một khi Trung Quốc vẫn còn phải đương đầu với sức ép từ Mỹ. Do đó, chúng ta ít nhiều có thể an tâm về một nền hòa bình tạm thời.
Ngược lại, anh cho rằng thời gian tới sức ép về mặt kinh tế của Trung Quốc với Việt Nam sẽ cực kỳ căng thẳng. Trung Quốc sẽ đẩy việc tuyên truyền chống Việt Nam thành một cao trào, sẽ có rất nhiều dậm dọa, sẽ có rất nhiều sức ép về kinh tế được đưa ra. Mục tiêu chính là nhằm làm Việt Nam khiếp sợ, quỵ gối và quy hàng. Việt Nam sẽ phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn về kinh tế, bởi hiện tại hoạt động kinh tế của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào quan hệ thương mại với Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ chậm lại, thậm chí sẽ có không ít khủng hoảng khi Trung Quốc dùng các ngón đòn dưới háng về tỷ giá, về hàng xuất và dựng lên các hàng rào kỹ thuật đối phó Việt Nam. Đây sẽ là một thời kỳ người Việt Nam cần thắt lưng buộc bụng theo đúng nghĩa đen.
Tuy nhiên, với một tầm nhìn xa hơn vào tương lai, anh lại cho rằng những khó khăn ấy là cơ may lớn của Việt Nam để thoát khỏi cái bóng ám ảnh nặng nề của nền kinh tế Trung Quốc. Hiện tại Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nhiều nguồn hàng xuất xứ Trung Quốc. Việt Nam nhập siêu nặng nề với Trung Hoa trong khi xuất siêu với phần lớn các nền kinh tế châu Âu và nước Mỹ. Nền sản xuất Việt Nam còn bị chèn ép nặng nề bởi làn sóng hàng lậu xuyên biên giới từ lâu đã vượt quá mức báo động. Việc Trung Quốc tiến hành các hành vi gây sức ép kinh tế sẽ khiến Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trong ngắn hạn và gây ra những tổn thương lâu dài, đồng thời cũng sẽ làm quan hệ thương mại Việt - Trung sụt giảm mạnh. Về mặt chiến thuật, chúng ta sẽ tổn thất nặng trước các đòn trừng phạt kinh tế của Trung Quốc, nhưng về mặt chiến lược, một chân trời mới sẽ mở ra đối với Việt Nam. Một khi Việt Nam thoát được khỏi sự lệ thuộc vào các nguồn cung cấp hàng hóa Trung Hoa, thiết lập được các nguồn cung cấp mới, và đặc biệt, từ trong khốn khó xây dựng được năng lực tự chủ riêng của nền kinh tế, thì đó cũng chính là lúc Việt Nam có thể tự cường, và có thể tin vào một nền độc lập, tự chủ, hòa bình lâu dài bên cạnh Trung Hoa.
Anh tin chắc sẽ có không ít thế lực ở Việt Nam chống phá quyết liệt những định hướng này, bởi quyền lợi cá nhân của họ gắn liền với các hoạt động kinh tế của Trung Quốc. Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ nỗ lực làm suy yếu, chia rẽ sự đồng nhất về ý tưởng của Việt Nam, song song với sức ép về kinh tế, sẽ là sự đe dọa nặng nề về mặt ngoại giao và ngôn từ. Nhưng anh còn chắc chắn hơn rằng, nếu chúng ta kiên quyết, vững vàng, thì Việt Nam sẽ thành công tự đứng trên đôi chân của mình. Có thể ngẩng mặt tự tin vào chính một nền hòa bình được đảm bảo bằng sức mạnh nội tại quốc gia, chứ không phải một nền hòa bình mong manh nhờ đánh đu thời cuộc.
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010
Viễn kiến nào cho Biển Đông?
Những ngày gần đây, Biển Đông trở thành trung tâm chú ý của dư luận thế giới. Hầu hết các hãng thông tấn toàn cầu đều loan báo với cùng một giọng điệu chung: "Mỹ đã quay lại khu vực Đông Nam Á". Cùng với đó là sự bận rộn của các trung tâm phân tích chiến lược trên thế giới, và trên hết, là phản ứng cấp thời của các nước có liên quan trong khu vực. Trung Quốc, nước đóng một vai trò rất lớn trong việc gây ra các xáo trộn về quyền lực toàn cầu, tất nhiên, gây chú ý nhiều hơn cả bởi các phát ngôn và hành động đao to búa lớn của mình.
Hạm tàu sân bay Geoge Wasington đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý, trong lúc các khu trục hạm mang tên lửa tấn công phối thuộc thì đang bận rộn với các hoạt động viếng thăm quân cảng của Việt Nam. Diễn biến này đáp ứng đòi hỏi của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, đồng thời cũng là điều Trung Quốc không muốn thấy.
Sự quay lại của Mỹ đã gây ra những phản ứng tích cực từ hầu hết các nước trong khu vực. Indonexia, trong một động thái chưa từng có, công khai phản bác yêu sách chủ quyền về vùng biển Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông. Việt Nam , nước có quyền lợi trực tiếp nhất đối với biển Đông thì hào hứng và bận rộn trong các hoạt động ngoại giao, quân sự con thoi với đối tác mới. Phillipin cũng tranh thủ cơ hội đóng vai trò của một người hòa giải, khi cao giọng tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông chỉ cần đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc, mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba (ở đây là Mỹ). Nhìn một cách tổng thể, có vẻ các nước trong khu vực Đông Nam Á đang hành động có phần trái chiều, nhưng tinh tế hơn, sẽ thấy các nước đều đang chơi con bài riêng của mình, nhằm tối đa hóa lợi ích với yếu tố mới phát sinh do sự hiện diện trở lại của Mỹ trong khu vực. Người ta nhìn nhận việc Phillipin rất tế nhị đưa ra lời nhận xét muốn đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc (Điều Trung Quốc mong muốn), song song với việc kêu gọi các nước nhanh chóng hoàn thiện và ký kết bộ quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông (Điều Trung Quốc không hề muốn). Đây là một cửa lùi khôn khéo Phillipin mở ra cho khối Asean với người Tàu, có toan tính đến vai trò mà Mỹ đang hiện diện. Phản ứng các nước có thể khác nhau về biểu hiện bề ngoài, nhưng có vẻ các nước Asean đang cùng chơi chung một chiến lược, có đấm có xoa với dã tâm thôn tính Biển Đông của người Trung Quốc.
Căng thẳng Mỹ - Trung bắt nguồn từ một loạt vấn đề. Nghiêm trọng nhất là xung đột hai nước về kinh tế, thương mại và tài chính. Mỹ hiện nay chịu thâm hụt nặng trong kim ngạch buôn bán song phương với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ gặp khó khăn với môi trường kinh doanh và các rào cản kỹ thuật Trung Quốc dựng lên ở nội địa, và quan trọng hơn cả, do có thặng dư thương mại khổng lồ, dư dả về ngoại tệ, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Đây là điểm yếu mà Mỹ đang tìm mọi cách để khắc phục. Bên cạnh đó, các chiến lược về chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang phá hoại các toan tính trên bình diện an ninh toàn cầu của Mỹ và Đồng Minh. Ván bài Trung Quốc chơi tại Triều Tiên, khiến Mỹ rơi vào tình thế bế tắc và hầu như không thể giải quyết tình hình trên bán đảo này trong 3 - 5 năm tới. Câu chuyện tại Iran nặng nề hơn nhiều. Trong lúc Mỹ cố gắng áp dụng các lệnh cấm vận trừng phạt nhằm làm nản lòng của Iran trong tham vọng phát triển hạt nhân, thì Trung Quốc đang đào hố dưới chân Mỹ. Các công ty Trung Quốc đang vớ bẫm từ những hợp đồng béo bở ký với Iran trên một loạt lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, và đặc biệt hơn cả là các hợp đồng khoan hút dầu và khí đốt. Cách chơi không mấy mã thượng của Trung Quốc khiến Mỹ thiệt thòi cả về kinh tế cũng như chính trị. Nước Mỹ đã có quá đủ, đã đến lúc nó thấy cần phải hành động.
Một loạt các diễn biến kéo dài suốt từ tháng 3/2010 trở lại đây cho thấy Mỹ đang có sự điều chỉnh về chiến lược. Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách gây sức ép với Trung Quốc, để bắt các quốc gia hãnh tiến ấy phải chấp nhận một luật chơi chung. Nước Mỹ cần đến những người bạn mới bên cạnh những người bạn cũ. Nhìn xa hơn qua đại dương, đích nhắm của họ hiện tại chính là Việt Nam . Quốc gia duy nhất, cũng là dân tộc duy nhất trong khu vực, có đủ tiềm chất để cứng chọi cứng với Trung Hoa. Sự cứng cổ của người Việt Nam , nước Mỹ đã từng nếm trải và thấm thía. Quá khứ tuy đau đớn, nhưng giờ người Mỹ nhận ra rằng sự cứng cổ ấy là thứ nước Mỹ cần trong ván bài chiến lược toàn cầu gây sức ép với Trung Hoa.
Cũng chính ở thời điểm này, quyền lợi quốc gia khiến Việt Nam mong muốn xích lại gần Mỹ một cách tự nhiên. Đã nhiều tháng nay, Việt Nam chật vật khốn khó với các hoạt động bành trướng đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Không thể trơ mắt nhìn Trung Quốc gây sức ép phá hoại các hợp đồng khai thác tài nguyên nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, bắt bớ bắn giết và cướp đoạt tiền bạc của ngư dân trên biển, và đẩy các dàn khoan thăm dò dầu khí ngày một xa hơn xuống phía nam, chính quyền Việt Nam gồng mình trong những hợp đồng mua sắm trang bị quốc phòng tốn kém. Người Việt Nam cố gắng bằng mọi cách nâng cao sức mạnh của mình, nhưng họ biết, chỉ có vậy là không đủ. Điểm chung này khiến Việt Nam hoan hỉ đón nhận sự trở lại của Mỹ trong khu vực với một sự hồ hởi hiếm thấy, bất chấp các lời chỉ trích thường xuyên qua lại giữa hai bên do sự khác biệt về ý thức hệ.
Phần lớn các nhà phân tích chiến lược trong những ngày này đều đưa ra nhận xét vui mừng với sự ấm nóng trong quan hệ Việt Mỹ. Ở một phía ngược lại, Trung Quốc thì nhìn nhận vấn đề trong con mắt dè chừng và có phần cay cú. Trung Quốc nhận ra, Mỹ đang phá hoại luật chơi mà Trung Quốc muốn áp dụng trong khu vực.
Tuy nhiên, sẽ là quá sớm khi nói đến một mối quan hệ đồng minh bền vững giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Và sẽ là hết sức ngây thơ, nếu vội nhận xét rằng, Việt Nam cần trở thành đồng minh của Mỹ để chặn bước người Tàu trên biển. Đơn giản, bởi đó là điều ảo tưởng.
Thế giới sau thời Bezinsky hiếm có nhân vật chính trị nào có tầm nhìn vượt thời đại vài chục năm. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần có một "Viễn Kiến Biển Đông", nhìn sâu vào bản chất vấn đề và vạch đường đi cho hôm nay và cho nhiều thế hệ kế tiếp. May mắn thay, Việt Nam không thiếu người tài, hơn thế, lãnh tụ Lãng vẫn còn sung sức, chưa liệt dương và còn lâu mới chết .
Các bạn phải chấp nhận những nhận xét dưới đây như những tiên đề không chứng minh, và phải xây đắp tầm nhìn của mình trên cơ sở những tiên đề ấy:
Tiên đề 1: Mỹ đến và Mỹ đi.
Người Mỹ đã từng hiện diện trong khu vực vì lợi ích quốc gia của nó. Họ ra đi khi thấy việc ở lại không tác dụng gì mà chỉ thiệt hại thêm. Ngày nay, cũng với toan tính về lợi ích quốc gia mà Mỹ tính chuyện quay lại biển Đông. Chính sách chiến lược của Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng: Người Mỹ có thể đến, nhưng họ sẽ không ở lại vĩnh viễn, mà họ sẽ có thể đi. Mọi chính sách chiến lược trông chờ vào sự hiện diện của Mỹ một cách lâu dài, do đó, chắc chắn đều là sai lầm.
Tiên đề 2: Mỹ - Trung đối đầu nhưng không bao giờ triệt hạ lẫn nhau.
Quyền lợi quốc gia khiến Trung - Mỹ đối đầu, thậm chí mâu thuẫn gay gắt, nhưng sẽ không bao giờ đủ lớn để tính chuyện triệt hạ lẫn nhau. Đơn giản bởi điều đó là phi thực tế. Mỹ quá mạnh để Trung Quốc có thể thách thức trực diện trong một tương lai 50 năm, ngược lại, Trung Quốc quá lớn để Mỹ có thể tính tới việc thanh trừng. Cả hai nước do đó sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của nhau. Các nước nhỏ như Việt Nam , sống bên lề của các nền văn minh lớn, phải nhìn thấu suốt thực tế này. Ngày hôm nay Trung - Mỹ đang gấu ó sửng cồ với nhau, mâu thuẫn có vẻ cao trào, nhưng chắc chắn ngày mai họ sẽ phải tìm cửa xuống thang để cùng hạ đài bàn bạc. Đây là cái bẫy chiến lược mà các nước nhỏ thiếu tầm nhìn thường phạm phải sai lầm, khi đánh giá không đúng về thực trạng mâu thuẫn giữa các cường quốc.
Tiên đề 3: Mâu thuẫn chủ yếu Mỹ - Trung là về kinh tế, không phải về chính trị hay quân sự.
Nước Mỹ đã bỏ phần còn lại của thế giới ở khoảng cách quá xa, để có thể có một quốc gia nào đó đe dọa được Mỹ về quân sự. Ngược lại, Mỹ đang yếu đi về kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng thậm thụt hàng năm, cộng với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài như một phần gắn liền với nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ khiến sức mạnh kinh tế của siêu cường ấy ngày một suy yếu. Trong lúc đó, Trung Quốc với kỳ tích tăng trưởng chưa từng thấy trong nền kinh tế hiện đại, với mức tăng trưởng hai chữ số kéo dài qua ba thập niên và chưa có dấu hiệu dừng lại, đang ngày một thu hẹp khoảng với Hoa Kỳ. Hơn lúc nào hết, Mỹ đang hết sức lo ngại với viễn cảnh Trung Quốc soán ngôi thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với số dân đông, khả năng tổ chức sản xuất hàng lọat trên quy mô lớn cực kỳ hiệu quả, và những chính sách tổng hợp trong hỗ trợ xuất khẩu, từ trợ giá, hỗ trợ thuế, đến việc duy trì chính sách tỷ giá, tiền tệ tạo thuận lợi tối đa cho sức cạnh tranh của hàng hóa made in china bán ra thế giới, Trung Quốc đã tạo được nhiều kỳ tích và nhanh chóng nâng cao sức mạnh kinh tế của mình.
Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách xóa bỏ các lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, thu hẹp thâm hụt thương mại, và làm suy giảm vai trò chủ nợ của Trung Quốc đối với Mỹ nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung. Đây là điểm cốt tủy trong sự đối đầu Mỹ - Trung, nó sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm tới.
Việc mở rộng tầm ảnh hưởng về chính trị và quân sự của Trung Quốc sang các khu vực lân cận, bao gồm biển Đông, trên thực tế không nằm trong các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Trong mọi trường hợp, dù Trung Quốc có thành công hay không trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thì Mỹ vẫn có toàn quyền đi lại thuận tiện theo các lộ trình hàng hải vốn có, bởi Trung Quốc không thể và cũng chẳng dại dột gì chặn tàu bè Mỹ.
Căng thẳng Mỹ - Trung do đó chỉ là nhất thời, hòa hoãn và đàm phán mới là xu thế chủ đạo.
Tiên đề 4: Cuộc đối đầu dài hạn Mỹ - Trung, phần thắng tất yếu thuộc về Mỹ.
Có nhiều lý do để anh Lãng tin vào viễn kiến của mình:
- Xã hội Trung Quốc đang tiến nhanh trong 30 năm qua theo một cách thức riêng, nhưng đó là một nền văn minh chông chênh, thiếu nền tảng và không thích ứng thời đại. Thế chế cai trị tại Trung Quốc tất yếu sẽ phải thay đổi, điều đó sẽ dẫn tới những biến động to lớn khó lường, ảnh hưởng nặng đến viễn trình lâu dài của nền kinh tế Trung Hoa. Trong khi đó, xã hội Mỹ là một xã hội ưu việt, nền văn minh Mỹ đã được thử thách qua nhiều thăng trầm, vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, và đặc biệt, vẫn giữ được tính năng động với khả năng tự đổi mới đứng đầu thế giới. Nền tảng chính trị xã hội Mỹ bền vững hơn nhiều so với nền tảng chính trị xã hội hiện nay tại Trung Hoa. Do đó, trong một cuộc đấu đường trường, lợi thế tất yếu thuộc về Mỹ.
- Trên bình diện quốc tế, Mỹ là một tay già dơ với đủ thứ bạn bè, những mối quan hệ được xây đắp bền vững theo thời gian, trong khi Trung Quốc vẫn chỉ là một tay gà mờ nhập cuộc. Mỹ có nhiều bạn bè hơn Trung Quốc, nhiều nước chia sẻ cái nhìn của Mỹ hơn là Trung Quốc.
- Nền tảng xã hội Trung Quốc hiện tại tiềm ẩn một vực thẳm mà Trung Quốc nhìn thấy trước nhưng không thể khắc phục: Cơ cấu dân số, cơ cấu giới tính hiện tại và 20 năm sau. Hiện tại thì số dân đông đang trong tuổi lao động là lợi thế lớn của Trung Hoa. Nhưng chính sách sinh một con đang dẫn tới thảm họa mất cân bằng giới tính, và sự thiếu hụt bổ sung về nguồn nhân lực tương lai cho công xưởng khổng lồ của Trng Hoa. Sau 20 năm nữa, số người già nghỉ hưu ở Trung Quốc sẽ chiếm đại bộ phận dân số, và có tuổi thọ ngày càng tăng. Tương lai, người Trung Quốc lấy ai lao động để nuôi sống số dân dưỡng già của nó. Viễn cảnh này sẽ chặn đứng mọi giấc mơ vươn lên về dài hạn của Trung Quốc, bất chấp hiện tại nó đang tăng trưởng với tốc độ bao nhiêu. Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách là một nước phát triển, cũng phải đối mặt với sự suy giảm suất sinh, ngược lại, do là một điểm đến hấp dẫn về mức sống, cơ hội, văn minh và trình độ khoa học, Mỹ giữ được tính ổn định với nguồn dân cư chất lượng cao luôn được bổ sung. Thắng lợi lâu dài, do đó, hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ.
- Lợi thế chính của Trung Quốc trong sức mạnh kinh tế, là nằm ở sức mạnh xuất khẩu và tư cách một công xưởng cho nền kinh tế thế giới. Sức mạnh này được tạo ra một cách bất bình đẳng bởi chính sách tỷ giá, chính sách hỗ trợ xuất khẩu tổng hợp mà Trung Quốc áp dụng trong nhiều thập niên qua. Ngòai ra, Trung Quốc hiện tại đang nắm trong tay một số nguồn tài nguyên sống còn, có thể đe dọa Mỹ và các nước phương tây, là đất hiếm. Tuy nhiên, những lợi thế này của Trung Quốc hoàn toàn không thể duy trì trước một chính sách tổng hợp của Mỹ và Đồng Minh. Chắc chắn rằng Mỹ và phương Tây sẽ gây sức ép thành công bắt buộc Trung Quốc phải nới lỏng tỷ giá, tiền tệ và xóa bỏ các chính sách hỗ trợ xuất khẩu tạo lợi thế bất bình đẳng. Trung Quốc đã bóp chết nhiều ngành sản xuất ở nhiều quốc gia. Hiện tại Mỹ và đồng minh đang nỗ lực chặn nó lại, và Trung Quốc rồi sẽ phải nhượng bộ. Một khi Trung Quốc mất đi các lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, và suy giảm vai trò một nhà sản xuất toàn cầu, Trung Quốc sẽ không còn là mối đe dọa có tính hiểm họa đối với Mỹ nữa.
Tiên đề 5: Khi thắng trong ván bài kinh tế, Mỹ sẽ nhường nhịn các đòi hỏi của Trung Quốc về không gian ảnh hưởng xung quanh.
Khi thành công trong vấn đề "lợi ích cốt lõi", Mỹ đương nhiên và bắt buộc sẽ phải nhân nhượng Trung Quốc trước các đòi hỏi kém quan trọng hơn. Biển Đông, tiếc thay, có thể xếp vào nhóm đó. Một nước Mỹ vững vàng ngự trị về kinh tế, sẽ giúp Mỹ tiếp tục giữ sức mạnh về quân sự, chính trị toàn cầu. Do đó, bất kể Trung Quốc có hay không có chủ quyền ở Biển Đông, quyền giao thông của Mỹ và Đồng Minh sẽ hòan toàn không bị đe dọa. Do đó, Mỹ sẽ đến và rồi cũng sẽ rời khỏi biển Đông về dài hạn.
Tuy nhiên điều đó không diễn ra ngay, anh Lãng nhận định rằng, cuộc đấu Mỹ - Trung trên bình diện kinh tế sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm kế tiếp, thậm chí còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Trong thời gian đó, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện ở biển Đông, nâng cao quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực trong một toan tính gây sức ép tổng hợp với Trung Quốc.
Mọi chính sách chiến lược của Việt Nam , do đó, đều phải xây dựng trên cơ sở của 5 nhân tố có tính tiên đề sống còn này.
Câu hỏi đặt ra: Việt Nam cần phải làm gì?
Việt Nam cần làm gì đáng ra đéo phải việc của anh, nhưng thân làm lãnh tụ đéo ai lại vô trách nhiệm thế. Do đó, đây là những định hướng mà người Việt cần lưu tâm tới:
1. Chính sách tận dụng và khai thác mâu thuẫn Mỹ - Trung.
Mỹ - Trung hiện tại đang căng thẳng, nhưng cả hai nước đều phải chấp nhận sự hiện diện của nhau, do đó, căng thẳng chỉ mang tính nhất thời, không bản chất, chủ yếu vẫn là sự hợp tác và đàm phán. Việt Nam cần tận dụng tối đa mâu thuẫn Mỹ - Trung, không phải để dựa vào Mỹ chống Trung Quốc hay ngược lại, mà là dựa vào sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia, để tối đa hóa lợi ích quốc gia, nâng cao tiềm lực đất nước, tiến tới một viễn cảnh tự chủ, buộc các nước phải tính tới Việt Nam như một nhân tố không thể gạt khỏi cuộc chơi.
Chúng ta khai thác Mỹ thế nào? Cần tận dụng xu hướng ấm nóng Mỹ - Việt trong hiện tại để tận dụng tối đa các lợi ích đến từ Mỹ. Cái nhìn của xã hội Mỹ, nền chính trị Mỹ và do đó là giới tinh hoa nắm quyền chi phối về tiền bạc và chính trị đang hướng tới Việt Nam. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư, các cơ hội hợp tác làm ăn với Mỹ, thậm chí, là tranh thủ sự chú ý của Mỹ để thúc đẩy một số chính sách có lợi cho Việt Nam. Chẳng hạn thúc đẩy Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nới nỏng các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam, và tăng cường viện trợ cho Việt Nam về kinh tế cũng như công nghệ. Tận dụng tốt cơ hội này, kinh tế Việt Nam sẽ có thể có một sức bật mới, có tầm quan trọng sống còn với tương lai phát triển tự cường của đất nước. Đồng thời, cũng với sự nâng cao hợp tác Mỹ - Việt, Việt Nam có thể tiếp cận với những công nghệ vũ khí tối tân nhất của Mỹ, để nâng cao sức mạnh quân sự, bảo đảm khả năng phòng vệ quốc gia. Đây là những lợi ích chiến lược.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng Mỹ với tư cách một chiếc ô an ninh. Hiểm họa lớn nhất của Việt Nam , là một cuộc xung đột cục bộ trên biển Đông với Trung Quốc. Do chênh lệch sức mạnh và do dã tâm thôn tính của người Tàu, thời gian qua, mối đe dọa này là một nguy cơ hết sức hiện thực. Tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông sẽ là một bảo đảm khiến một cuộc xung đột như thế không thể xảy ra. Việt Nam cần tranh thủ hết sức sự có mặt của các hạm tàu Mỹ, các tập đoàn Mỹ tại biển Đông, tranh thủ thời gian hòa bình để củng cố tiềm lực quốc gia. Mỹ sẽ đến và rồi tất yếu sẽ đi khi mâu thuẫn cốt lõi Mỹ - Trung được giải quyết. Chúng ta có từ 5 - 10 năm quý báu hòa bình để nâng cao sức mạnh, dẫn tới cơ sở cho một nền hòa bình vĩnh viễn. Hòa bình, chỉ có thể đến với kẻ có đủ sức mạnh duy trì nó.
2. Kiên quyết và mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc.
Quan hệ Việt - Trung hôm nay, lợi ích cốt lõi của Việt Nam đang bị tổn hại nặng nề trên một loạt phương diện. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất, là về kinh tế. Việt Nam hiện phải chịu mức nhập siêu kinh khủng với Trung Quốc, làm xói mòn dự trữ ngoại tệ quốc gia, gây khó khăn nặng nề đến chính sách tỷ giá, tiền tệ và một loạt những vấn đề cốt lõi khác. Hơn thế, sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc, được hỗ trợ bởi chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ, chính sách hỗ trợ xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng nhất quán nhiều thập niên, đang bóp chết nhiều ngành sản xuất của Việt Nam. Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà, do sự yếu kém về quản lý vĩ mô và cả sự nhượng bộ thái quá của chính phủ. Vấn đề còn trầm trọng hơn bởi tình trạng buôn lậu qua biên giới Việt Trung, mà Việt Nam không thể kiểm soát còn Trung Quốc thì không thèm, hay nói đúng hơn là không muốn kiểm soát, khi lợi ích của hoạt động này hòan tòan thuộc về họ.
Chúng ta phải xác định rằng, chiến lược khắc phục thâm hụt thương mại với Trung Quốc, chiến lược dựng lên những hàng rào kỹ thuật tương thích WTO để bảo vệ nền sản xuất Việt Nam trước hàng hóa Trung Quốc phải là một "lợi ích cốt lõi", là một vạch đỏ không thể lùi của người Việt Nam. Việt Nam cần bằng mọi giá, bằng những chính sách tổng hợp, cả về thuế, hàng rào kỹ thuật, chính sách tỷ giá với đồng NDT để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tình trạng nhập siêu với Trung Quốc. Riêng vấn đề kiểm soát hàng nhập lậu xuyên biên giới, lực lượng hải quan và công an hiện tại đã bất lực, Việt Nam cần kiên quyết huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thậm chí sử dụng cả lực lượng quân đội kiểm soát chặt biên giới để xóa bỏ vấn nạn đang làm chảy máu quốc gia này. Những chính sách này sẽ gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, nhưng Việt Nam cần kiên quyết làm, và làm đến cùng bởi đó là giới hạn đỏ mà người Việt không thể lùi. Hơn thế, lúc này, với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, Việt Nam đang có sự đảm bảo hòa bình để kiên quyết thực thi chính sách của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta cần hết sức mềm dẻo. Mỹ - Việt xích lại gần nhau khiến Trung Quốc thấy lạnh sườn và hết sức quan ngại. Điều đó buộc Trung Quốc thay vì tiếp tục hung hăng và đàn áp Việt Nam , phải hạ giọng và cùng ngồi xuống bàn đàm phán. Trung Quốc gặp phải nhiều vấn đề, chẳng hạn an ninh của Trung Quốc ở Biển Đông, của tuyến vận tải chiến lược xuyên eo biển Mallacca, vốn đang là cái yết hầu của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn gặp phải các vấn đề thuộc nội trị tại Tây Tạng, Tân Cương và eo biển Đài Loan. Những thứ đó, là những vấn đề Việt Nam cần hết sức mềm dẻo, hết sức ủng hộ Trung Quốc nhưng phải kèm theo điều kiện lợi ích.
Trong nhóm lợi ích cốt lõi của Việt Nam , chủ quyền trên biển Đông cũng là một hợp phần không thể tách rời. Trong mọi trường hợp, Việt Nam phải bảo vệ được vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa kéo dài chiếu theo công ước quốc tế về luật biển 1982. Việc tái thu hồi lại các đảo đá bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực chưa nên đặt ra, mà cần gác lại, tập trung giải quyết trước hết về chủ quyền chiếu theo thềm lục địa. Đây là giới hạn cuối mà người Việt Nam không được phép lùi trong bất kể mọi tình huống, thậm chí cả với việc đối mặt với nguy cơ xung đột vũ lực hoặc chiến tranh. Phải mềm dẻo trong giải quyết tranh chấp vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc. Nhấn mạnh yếu tố luật pháp quốc tế và thỏa thuận đa quốc gia. Phải tính tới nhân tố Mỹ trong việc tạo sức ép khiến Trung Quốc nhượng bộ, nhưng phải hết sức linh họat để không tạo cảm giác lạnh gáy cho Trung Quốc.
Chiến lược này, cần thực hiện nhất quán trên bình diện quốc gia cũng như những chính sách áp dung cụ thể tới từng đơn vị hành chính, từng chủ thể của nền kinh tế Việt Nam .
3. Viễn kiến quốc gia và trọng đãi nhân tài.
Mấu chốt để đảm bảo lợi ích của Việt Nam , thoát khỏi số phận nhược tiểu để không ai có thể đe dọa, là chúng ta phải mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự và hòa hiếu về ngoại giao. Việt Nam chưa có hai nhân tố đầu, nhưng có thể đi trước ở nhân tố thứ ba, chúng ta phải đặt mình vào những mối quan hệ, những khối liên minh đa phương với toàn thế giới.
Đây là một thời khắc quan trọng của lịch sử, đòi hỏi trong bộ máy cầm quyền của Việt Nam phải có những cá nhân có phẩm chất, có tài năng và có tầm nhìn vượt xa hiện tại. Cần đến những con người viễn kiến. Ngòai ra, toàn bộ dân tộc Việt Nam cũng phải thống nhất một suy nghĩ, một nhận định, để đồng tâm nhất chí khai thác cơ hội hiện tại nhằm vựng dậy quốc gia. Yếu tố thứ hai có thể thực hiện được nhờ báo chí và tuyên truyền, riêng việc làm sao để bộ máy lãnh đạo Việt Nam thực sự xuất hiện nhân tài thì nói thật anh Lãng đéo có giải pháp nào cả . Nhân tài Việt Nam không thể chui vào hệ thống bằng bầu cử. Trong khi đó hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại mất năng sàng lọc và trọng dụng nhân tài. Người Việt có tài giờ tòan làm kinh tế, lo làm giàu bản thân, chứ không muốn và cũng không thể len vào hệ thống chính trị.
Chừng nào mà lương bộ trưởng công khai chỉ có 2,5 tr đồng, làm bộ trưởng lương thấp thế làm làm đéo gì, có ai bị điên đâu. Cho nên việc ăn cắp công khai và tha hóa hệ thống là điều không thể tránh khỏi. Ở điểm này, anh đồng ý với nhận định của Geoge Onwell, theo đó hệ thống chính trị độc đảng đạo đức giả chỉ tạo điều kiện để những kẻ giỏi đấu đá và vô đạo đức leo cao, chứ không có chỗ cho những người có phẩm chất và có tài trị quốc.
Trong khi, hơn bất cứ lúc nào, với tình thế phức tạp hiện nay, Việt Nam cần đến những tài năng kiệt xuất lèo lái quốc gia.
Anh hy vọng rằng, những nhận định của anh, cuối cùng cũng sẽ đem lại lời giải cho bài toán khó mà Việt Nam đang phải đối mặt, khi đại bộ phận người Việt Nam đều thấu hiểu vấn đề. Một khi người Việt Nam ai ai cũng là Lãng lãnh tụ, thì viễn cảnh đất nước tự cường đã nằm ngay trước mắt.
Hạm tàu sân bay Geoge Wasington đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng, cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý, trong lúc các khu trục hạm mang tên lửa tấn công phối thuộc thì đang bận rộn với các hoạt động viếng thăm quân cảng của Việt Nam. Diễn biến này đáp ứng đòi hỏi của Việt Nam cũng như Hoa Kỳ, đồng thời cũng là điều Trung Quốc không muốn thấy.
Sự quay lại của Mỹ đã gây ra những phản ứng tích cực từ hầu hết các nước trong khu vực. Indonexia, trong một động thái chưa từng có, công khai phản bác yêu sách chủ quyền về vùng biển Trung Quốc đơn phương vạch ra ở Biển Đông. Việt Nam , nước có quyền lợi trực tiếp nhất đối với biển Đông thì hào hứng và bận rộn trong các hoạt động ngoại giao, quân sự con thoi với đối tác mới. Phillipin cũng tranh thủ cơ hội đóng vai trò của một người hòa giải, khi cao giọng tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông chỉ cần đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc, mà không cần có sự tham gia của bên thứ ba (ở đây là Mỹ). Nhìn một cách tổng thể, có vẻ các nước trong khu vực Đông Nam Á đang hành động có phần trái chiều, nhưng tinh tế hơn, sẽ thấy các nước đều đang chơi con bài riêng của mình, nhằm tối đa hóa lợi ích với yếu tố mới phát sinh do sự hiện diện trở lại của Mỹ trong khu vực. Người ta nhìn nhận việc Phillipin rất tế nhị đưa ra lời nhận xét muốn đàm phán song phương giữa khối Asean với Trung Quốc (Điều Trung Quốc mong muốn), song song với việc kêu gọi các nước nhanh chóng hoàn thiện và ký kết bộ quy tắc ứng xử chung trên Biển Đông (Điều Trung Quốc không hề muốn). Đây là một cửa lùi khôn khéo Phillipin mở ra cho khối Asean với người Tàu, có toan tính đến vai trò mà Mỹ đang hiện diện. Phản ứng các nước có thể khác nhau về biểu hiện bề ngoài, nhưng có vẻ các nước Asean đang cùng chơi chung một chiến lược, có đấm có xoa với dã tâm thôn tính Biển Đông của người Trung Quốc.
Căng thẳng Mỹ - Trung bắt nguồn từ một loạt vấn đề. Nghiêm trọng nhất là xung đột hai nước về kinh tế, thương mại và tài chính. Mỹ hiện nay chịu thâm hụt nặng trong kim ngạch buôn bán song phương với Trung Quốc, nhiều công ty Mỹ gặp khó khăn với môi trường kinh doanh và các rào cản kỹ thuật Trung Quốc dựng lên ở nội địa, và quan trọng hơn cả, do có thặng dư thương mại khổng lồ, dư dả về ngoại tệ, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ. Đây là điểm yếu mà Mỹ đang tìm mọi cách để khắc phục. Bên cạnh đó, các chiến lược về chính trị, kinh tế của Trung Quốc đang phá hoại các toan tính trên bình diện an ninh toàn cầu của Mỹ và Đồng Minh. Ván bài Trung Quốc chơi tại Triều Tiên, khiến Mỹ rơi vào tình thế bế tắc và hầu như không thể giải quyết tình hình trên bán đảo này trong 3 - 5 năm tới. Câu chuyện tại Iran nặng nề hơn nhiều. Trong lúc Mỹ cố gắng áp dụng các lệnh cấm vận trừng phạt nhằm làm nản lòng của Iran trong tham vọng phát triển hạt nhân, thì Trung Quốc đang đào hố dưới chân Mỹ. Các công ty Trung Quốc đang vớ bẫm từ những hợp đồng béo bở ký với Iran trên một loạt lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, và đặc biệt hơn cả là các hợp đồng khoan hút dầu và khí đốt. Cách chơi không mấy mã thượng của Trung Quốc khiến Mỹ thiệt thòi cả về kinh tế cũng như chính trị. Nước Mỹ đã có quá đủ, đã đến lúc nó thấy cần phải hành động.
Một loạt các diễn biến kéo dài suốt từ tháng 3/2010 trở lại đây cho thấy Mỹ đang có sự điều chỉnh về chiến lược. Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách gây sức ép với Trung Quốc, để bắt các quốc gia hãnh tiến ấy phải chấp nhận một luật chơi chung. Nước Mỹ cần đến những người bạn mới bên cạnh những người bạn cũ. Nhìn xa hơn qua đại dương, đích nhắm của họ hiện tại chính là Việt Nam . Quốc gia duy nhất, cũng là dân tộc duy nhất trong khu vực, có đủ tiềm chất để cứng chọi cứng với Trung Hoa. Sự cứng cổ của người Việt Nam , nước Mỹ đã từng nếm trải và thấm thía. Quá khứ tuy đau đớn, nhưng giờ người Mỹ nhận ra rằng sự cứng cổ ấy là thứ nước Mỹ cần trong ván bài chiến lược toàn cầu gây sức ép với Trung Hoa.
Cũng chính ở thời điểm này, quyền lợi quốc gia khiến Việt Nam mong muốn xích lại gần Mỹ một cách tự nhiên. Đã nhiều tháng nay, Việt Nam chật vật khốn khó với các hoạt động bành trướng đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông. Không thể trơ mắt nhìn Trung Quốc gây sức ép phá hoại các hợp đồng khai thác tài nguyên nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, bắt bớ bắn giết và cướp đoạt tiền bạc của ngư dân trên biển, và đẩy các dàn khoan thăm dò dầu khí ngày một xa hơn xuống phía nam, chính quyền Việt Nam gồng mình trong những hợp đồng mua sắm trang bị quốc phòng tốn kém. Người Việt Nam cố gắng bằng mọi cách nâng cao sức mạnh của mình, nhưng họ biết, chỉ có vậy là không đủ. Điểm chung này khiến Việt Nam hoan hỉ đón nhận sự trở lại của Mỹ trong khu vực với một sự hồ hởi hiếm thấy, bất chấp các lời chỉ trích thường xuyên qua lại giữa hai bên do sự khác biệt về ý thức hệ.
Phần lớn các nhà phân tích chiến lược trong những ngày này đều đưa ra nhận xét vui mừng với sự ấm nóng trong quan hệ Việt Mỹ. Ở một phía ngược lại, Trung Quốc thì nhìn nhận vấn đề trong con mắt dè chừng và có phần cay cú. Trung Quốc nhận ra, Mỹ đang phá hoại luật chơi mà Trung Quốc muốn áp dụng trong khu vực.
Tuy nhiên, sẽ là quá sớm khi nói đến một mối quan hệ đồng minh bền vững giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Và sẽ là hết sức ngây thơ, nếu vội nhận xét rằng, Việt Nam cần trở thành đồng minh của Mỹ để chặn bước người Tàu trên biển. Đơn giản, bởi đó là điều ảo tưởng.
Thế giới sau thời Bezinsky hiếm có nhân vật chính trị nào có tầm nhìn vượt thời đại vài chục năm. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần có một "Viễn Kiến Biển Đông", nhìn sâu vào bản chất vấn đề và vạch đường đi cho hôm nay và cho nhiều thế hệ kế tiếp. May mắn thay, Việt Nam không thiếu người tài, hơn thế, lãnh tụ Lãng vẫn còn sung sức, chưa liệt dương và còn lâu mới chết .
Các bạn phải chấp nhận những nhận xét dưới đây như những tiên đề không chứng minh, và phải xây đắp tầm nhìn của mình trên cơ sở những tiên đề ấy:
Tiên đề 1: Mỹ đến và Mỹ đi.
Người Mỹ đã từng hiện diện trong khu vực vì lợi ích quốc gia của nó. Họ ra đi khi thấy việc ở lại không tác dụng gì mà chỉ thiệt hại thêm. Ngày nay, cũng với toan tính về lợi ích quốc gia mà Mỹ tính chuyện quay lại biển Đông. Chính sách chiến lược của Việt Nam phải được xây dựng trên nền tảng: Người Mỹ có thể đến, nhưng họ sẽ không ở lại vĩnh viễn, mà họ sẽ có thể đi. Mọi chính sách chiến lược trông chờ vào sự hiện diện của Mỹ một cách lâu dài, do đó, chắc chắn đều là sai lầm.
Tiên đề 2: Mỹ - Trung đối đầu nhưng không bao giờ triệt hạ lẫn nhau.
Quyền lợi quốc gia khiến Trung - Mỹ đối đầu, thậm chí mâu thuẫn gay gắt, nhưng sẽ không bao giờ đủ lớn để tính chuyện triệt hạ lẫn nhau. Đơn giản bởi điều đó là phi thực tế. Mỹ quá mạnh để Trung Quốc có thể thách thức trực diện trong một tương lai 50 năm, ngược lại, Trung Quốc quá lớn để Mỹ có thể tính tới việc thanh trừng. Cả hai nước do đó sẽ phải chấp nhận sự tồn tại của nhau. Các nước nhỏ như Việt Nam , sống bên lề của các nền văn minh lớn, phải nhìn thấu suốt thực tế này. Ngày hôm nay Trung - Mỹ đang gấu ó sửng cồ với nhau, mâu thuẫn có vẻ cao trào, nhưng chắc chắn ngày mai họ sẽ phải tìm cửa xuống thang để cùng hạ đài bàn bạc. Đây là cái bẫy chiến lược mà các nước nhỏ thiếu tầm nhìn thường phạm phải sai lầm, khi đánh giá không đúng về thực trạng mâu thuẫn giữa các cường quốc.
Tiên đề 3: Mâu thuẫn chủ yếu Mỹ - Trung là về kinh tế, không phải về chính trị hay quân sự.
Nước Mỹ đã bỏ phần còn lại của thế giới ở khoảng cách quá xa, để có thể có một quốc gia nào đó đe dọa được Mỹ về quân sự. Ngược lại, Mỹ đang yếu đi về kinh tế, khi tốc độ tăng trưởng thậm thụt hàng năm, cộng với tình trạng thâm hụt ngân sách kéo dài như một phần gắn liền với nền kinh tế tiêu dùng của Mỹ khiến sức mạnh kinh tế của siêu cường ấy ngày một suy yếu. Trong lúc đó, Trung Quốc với kỳ tích tăng trưởng chưa từng thấy trong nền kinh tế hiện đại, với mức tăng trưởng hai chữ số kéo dài qua ba thập niên và chưa có dấu hiệu dừng lại, đang ngày một thu hẹp khoảng với Hoa Kỳ. Hơn lúc nào hết, Mỹ đang hết sức lo ngại với viễn cảnh Trung Quốc soán ngôi thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với số dân đông, khả năng tổ chức sản xuất hàng lọat trên quy mô lớn cực kỳ hiệu quả, và những chính sách tổng hợp trong hỗ trợ xuất khẩu, từ trợ giá, hỗ trợ thuế, đến việc duy trì chính sách tỷ giá, tiền tệ tạo thuận lợi tối đa cho sức cạnh tranh của hàng hóa made in china bán ra thế giới, Trung Quốc đã tạo được nhiều kỳ tích và nhanh chóng nâng cao sức mạnh kinh tế của mình.
Mỹ và đồng minh đang tìm mọi cách xóa bỏ các lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc, thu hẹp thâm hụt thương mại, và làm suy giảm vai trò chủ nợ của Trung Quốc đối với Mỹ nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung. Đây là điểm cốt tủy trong sự đối đầu Mỹ - Trung, nó sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm tới.
Việc mở rộng tầm ảnh hưởng về chính trị và quân sự của Trung Quốc sang các khu vực lân cận, bao gồm biển Đông, trên thực tế không nằm trong các lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ. Trong mọi trường hợp, dù Trung Quốc có thành công hay không trong tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, thì Mỹ vẫn có toàn quyền đi lại thuận tiện theo các lộ trình hàng hải vốn có, bởi Trung Quốc không thể và cũng chẳng dại dột gì chặn tàu bè Mỹ.
Căng thẳng Mỹ - Trung do đó chỉ là nhất thời, hòa hoãn và đàm phán mới là xu thế chủ đạo.
Tiên đề 4: Cuộc đối đầu dài hạn Mỹ - Trung, phần thắng tất yếu thuộc về Mỹ.
Có nhiều lý do để anh Lãng tin vào viễn kiến của mình:
- Xã hội Trung Quốc đang tiến nhanh trong 30 năm qua theo một cách thức riêng, nhưng đó là một nền văn minh chông chênh, thiếu nền tảng và không thích ứng thời đại. Thế chế cai trị tại Trung Quốc tất yếu sẽ phải thay đổi, điều đó sẽ dẫn tới những biến động to lớn khó lường, ảnh hưởng nặng đến viễn trình lâu dài của nền kinh tế Trung Hoa. Trong khi đó, xã hội Mỹ là một xã hội ưu việt, nền văn minh Mỹ đã được thử thách qua nhiều thăng trầm, vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng, và đặc biệt, vẫn giữ được tính năng động với khả năng tự đổi mới đứng đầu thế giới. Nền tảng chính trị xã hội Mỹ bền vững hơn nhiều so với nền tảng chính trị xã hội hiện nay tại Trung Hoa. Do đó, trong một cuộc đấu đường trường, lợi thế tất yếu thuộc về Mỹ.
- Trên bình diện quốc tế, Mỹ là một tay già dơ với đủ thứ bạn bè, những mối quan hệ được xây đắp bền vững theo thời gian, trong khi Trung Quốc vẫn chỉ là một tay gà mờ nhập cuộc. Mỹ có nhiều bạn bè hơn Trung Quốc, nhiều nước chia sẻ cái nhìn của Mỹ hơn là Trung Quốc.
- Nền tảng xã hội Trung Quốc hiện tại tiềm ẩn một vực thẳm mà Trung Quốc nhìn thấy trước nhưng không thể khắc phục: Cơ cấu dân số, cơ cấu giới tính hiện tại và 20 năm sau. Hiện tại thì số dân đông đang trong tuổi lao động là lợi thế lớn của Trung Hoa. Nhưng chính sách sinh một con đang dẫn tới thảm họa mất cân bằng giới tính, và sự thiếu hụt bổ sung về nguồn nhân lực tương lai cho công xưởng khổng lồ của Trng Hoa. Sau 20 năm nữa, số người già nghỉ hưu ở Trung Quốc sẽ chiếm đại bộ phận dân số, và có tuổi thọ ngày càng tăng. Tương lai, người Trung Quốc lấy ai lao động để nuôi sống số dân dưỡng già của nó. Viễn cảnh này sẽ chặn đứng mọi giấc mơ vươn lên về dài hạn của Trung Quốc, bất chấp hiện tại nó đang tăng trưởng với tốc độ bao nhiêu. Trong khi đó, nước Mỹ, với tư cách là một nước phát triển, cũng phải đối mặt với sự suy giảm suất sinh, ngược lại, do là một điểm đến hấp dẫn về mức sống, cơ hội, văn minh và trình độ khoa học, Mỹ giữ được tính ổn định với nguồn dân cư chất lượng cao luôn được bổ sung. Thắng lợi lâu dài, do đó, hoàn toàn nghiêng về phía Mỹ.
- Lợi thế chính của Trung Quốc trong sức mạnh kinh tế, là nằm ở sức mạnh xuất khẩu và tư cách một công xưởng cho nền kinh tế thế giới. Sức mạnh này được tạo ra một cách bất bình đẳng bởi chính sách tỷ giá, chính sách hỗ trợ xuất khẩu tổng hợp mà Trung Quốc áp dụng trong nhiều thập niên qua. Ngòai ra, Trung Quốc hiện tại đang nắm trong tay một số nguồn tài nguyên sống còn, có thể đe dọa Mỹ và các nước phương tây, là đất hiếm. Tuy nhiên, những lợi thế này của Trung Quốc hoàn toàn không thể duy trì trước một chính sách tổng hợp của Mỹ và Đồng Minh. Chắc chắn rằng Mỹ và phương Tây sẽ gây sức ép thành công bắt buộc Trung Quốc phải nới lỏng tỷ giá, tiền tệ và xóa bỏ các chính sách hỗ trợ xuất khẩu tạo lợi thế bất bình đẳng. Trung Quốc đã bóp chết nhiều ngành sản xuất ở nhiều quốc gia. Hiện tại Mỹ và đồng minh đang nỗ lực chặn nó lại, và Trung Quốc rồi sẽ phải nhượng bộ. Một khi Trung Quốc mất đi các lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, và suy giảm vai trò một nhà sản xuất toàn cầu, Trung Quốc sẽ không còn là mối đe dọa có tính hiểm họa đối với Mỹ nữa.
Tiên đề 5: Khi thắng trong ván bài kinh tế, Mỹ sẽ nhường nhịn các đòi hỏi của Trung Quốc về không gian ảnh hưởng xung quanh.
Khi thành công trong vấn đề "lợi ích cốt lõi", Mỹ đương nhiên và bắt buộc sẽ phải nhân nhượng Trung Quốc trước các đòi hỏi kém quan trọng hơn. Biển Đông, tiếc thay, có thể xếp vào nhóm đó. Một nước Mỹ vững vàng ngự trị về kinh tế, sẽ giúp Mỹ tiếp tục giữ sức mạnh về quân sự, chính trị toàn cầu. Do đó, bất kể Trung Quốc có hay không có chủ quyền ở Biển Đông, quyền giao thông của Mỹ và Đồng Minh sẽ hòan toàn không bị đe dọa. Do đó, Mỹ sẽ đến và rồi cũng sẽ rời khỏi biển Đông về dài hạn.
Tuy nhiên điều đó không diễn ra ngay, anh Lãng nhận định rằng, cuộc đấu Mỹ - Trung trên bình diện kinh tế sẽ còn kéo dài trong ít nhất 5 - 10 năm kế tiếp, thậm chí còn có thể kéo dài lâu hơn nữa. Trong thời gian đó, Mỹ sẽ vẫn tiếp tục tăng cường hiện diện ở biển Đông, nâng cao quan hệ với Việt Nam và các nước trong khu vực trong một toan tính gây sức ép tổng hợp với Trung Quốc.
Mọi chính sách chiến lược của Việt Nam , do đó, đều phải xây dựng trên cơ sở của 5 nhân tố có tính tiên đề sống còn này.
Câu hỏi đặt ra: Việt Nam cần phải làm gì?
Việt Nam cần làm gì đáng ra đéo phải việc của anh, nhưng thân làm lãnh tụ đéo ai lại vô trách nhiệm thế. Do đó, đây là những định hướng mà người Việt cần lưu tâm tới:
1. Chính sách tận dụng và khai thác mâu thuẫn Mỹ - Trung.
Mỹ - Trung hiện tại đang căng thẳng, nhưng cả hai nước đều phải chấp nhận sự hiện diện của nhau, do đó, căng thẳng chỉ mang tính nhất thời, không bản chất, chủ yếu vẫn là sự hợp tác và đàm phán. Việt Nam cần tận dụng tối đa mâu thuẫn Mỹ - Trung, không phải để dựa vào Mỹ chống Trung Quốc hay ngược lại, mà là dựa vào sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia, để tối đa hóa lợi ích quốc gia, nâng cao tiềm lực đất nước, tiến tới một viễn cảnh tự chủ, buộc các nước phải tính tới Việt Nam như một nhân tố không thể gạt khỏi cuộc chơi.
Chúng ta khai thác Mỹ thế nào? Cần tận dụng xu hướng ấm nóng Mỹ - Việt trong hiện tại để tận dụng tối đa các lợi ích đến từ Mỹ. Cái nhìn của xã hội Mỹ, nền chính trị Mỹ và do đó là giới tinh hoa nắm quyền chi phối về tiền bạc và chính trị đang hướng tới Việt Nam. Đây là cơ hội vàng để Việt Nam thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư, các cơ hội hợp tác làm ăn với Mỹ, thậm chí, là tranh thủ sự chú ý của Mỹ để thúc đẩy một số chính sách có lợi cho Việt Nam. Chẳng hạn thúc đẩy Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, nới nỏng các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa Việt Nam, và tăng cường viện trợ cho Việt Nam về kinh tế cũng như công nghệ. Tận dụng tốt cơ hội này, kinh tế Việt Nam sẽ có thể có một sức bật mới, có tầm quan trọng sống còn với tương lai phát triển tự cường của đất nước. Đồng thời, cũng với sự nâng cao hợp tác Mỹ - Việt, Việt Nam có thể tiếp cận với những công nghệ vũ khí tối tân nhất của Mỹ, để nâng cao sức mạnh quân sự, bảo đảm khả năng phòng vệ quốc gia. Đây là những lợi ích chiến lược.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể tận dụng Mỹ với tư cách một chiếc ô an ninh. Hiểm họa lớn nhất của Việt Nam , là một cuộc xung đột cục bộ trên biển Đông với Trung Quốc. Do chênh lệch sức mạnh và do dã tâm thôn tính của người Tàu, thời gian qua, mối đe dọa này là một nguy cơ hết sức hiện thực. Tuy nhiên, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông sẽ là một bảo đảm khiến một cuộc xung đột như thế không thể xảy ra. Việt Nam cần tranh thủ hết sức sự có mặt của các hạm tàu Mỹ, các tập đoàn Mỹ tại biển Đông, tranh thủ thời gian hòa bình để củng cố tiềm lực quốc gia. Mỹ sẽ đến và rồi tất yếu sẽ đi khi mâu thuẫn cốt lõi Mỹ - Trung được giải quyết. Chúng ta có từ 5 - 10 năm quý báu hòa bình để nâng cao sức mạnh, dẫn tới cơ sở cho một nền hòa bình vĩnh viễn. Hòa bình, chỉ có thể đến với kẻ có đủ sức mạnh duy trì nó.
2. Kiên quyết và mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc.
Quan hệ Việt - Trung hôm nay, lợi ích cốt lõi của Việt Nam đang bị tổn hại nặng nề trên một loạt phương diện. Nổi bật nhất, nguy hiểm nhất, là về kinh tế. Việt Nam hiện phải chịu mức nhập siêu kinh khủng với Trung Quốc, làm xói mòn dự trữ ngoại tệ quốc gia, gây khó khăn nặng nề đến chính sách tỷ giá, tiền tệ và một loạt những vấn đề cốt lõi khác. Hơn thế, sự tràn ngập của hàng hóa Trung Quốc, được hỗ trợ bởi chính sách tỷ giá đồng nhân dân tệ, chính sách hỗ trợ xuất khẩu mà Trung Quốc áp dụng nhất quán nhiều thập niên, đang bóp chết nhiều ngành sản xuất của Việt Nam. Chúng ta đang thua ngay trên sân nhà, do sự yếu kém về quản lý vĩ mô và cả sự nhượng bộ thái quá của chính phủ. Vấn đề còn trầm trọng hơn bởi tình trạng buôn lậu qua biên giới Việt Trung, mà Việt Nam không thể kiểm soát còn Trung Quốc thì không thèm, hay nói đúng hơn là không muốn kiểm soát, khi lợi ích của hoạt động này hòan tòan thuộc về họ.
Chúng ta phải xác định rằng, chiến lược khắc phục thâm hụt thương mại với Trung Quốc, chiến lược dựng lên những hàng rào kỹ thuật tương thích WTO để bảo vệ nền sản xuất Việt Nam trước hàng hóa Trung Quốc phải là một "lợi ích cốt lõi", là một vạch đỏ không thể lùi của người Việt Nam. Việt Nam cần bằng mọi giá, bằng những chính sách tổng hợp, cả về thuế, hàng rào kỹ thuật, chính sách tỷ giá với đồng NDT để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tình trạng nhập siêu với Trung Quốc. Riêng vấn đề kiểm soát hàng nhập lậu xuyên biên giới, lực lượng hải quan và công an hiện tại đã bất lực, Việt Nam cần kiên quyết huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, thậm chí sử dụng cả lực lượng quân đội kiểm soát chặt biên giới để xóa bỏ vấn nạn đang làm chảy máu quốc gia này. Những chính sách này sẽ gây phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc, nhưng Việt Nam cần kiên quyết làm, và làm đến cùng bởi đó là giới hạn đỏ mà người Việt không thể lùi. Hơn thế, lúc này, với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, Việt Nam đang có sự đảm bảo hòa bình để kiên quyết thực thi chính sách của mình.
Bên cạnh đó, chúng ta cần hết sức mềm dẻo. Mỹ - Việt xích lại gần nhau khiến Trung Quốc thấy lạnh sườn và hết sức quan ngại. Điều đó buộc Trung Quốc thay vì tiếp tục hung hăng và đàn áp Việt Nam , phải hạ giọng và cùng ngồi xuống bàn đàm phán. Trung Quốc gặp phải nhiều vấn đề, chẳng hạn an ninh của Trung Quốc ở Biển Đông, của tuyến vận tải chiến lược xuyên eo biển Mallacca, vốn đang là cái yết hầu của nền kinh tế Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn gặp phải các vấn đề thuộc nội trị tại Tây Tạng, Tân Cương và eo biển Đài Loan. Những thứ đó, là những vấn đề Việt Nam cần hết sức mềm dẻo, hết sức ủng hộ Trung Quốc nhưng phải kèm theo điều kiện lợi ích.
Trong nhóm lợi ích cốt lõi của Việt Nam , chủ quyền trên biển Đông cũng là một hợp phần không thể tách rời. Trong mọi trường hợp, Việt Nam phải bảo vệ được vùng biển thuộc thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa kéo dài chiếu theo công ước quốc tế về luật biển 1982. Việc tái thu hồi lại các đảo đá bị Trung Quốc chiếm bằng vũ lực chưa nên đặt ra, mà cần gác lại, tập trung giải quyết trước hết về chủ quyền chiếu theo thềm lục địa. Đây là giới hạn cuối mà người Việt Nam không được phép lùi trong bất kể mọi tình huống, thậm chí cả với việc đối mặt với nguy cơ xung đột vũ lực hoặc chiến tranh. Phải mềm dẻo trong giải quyết tranh chấp vùng chồng lấn thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế với các nước trong khu vực, bao gồm Trung Quốc. Nhấn mạnh yếu tố luật pháp quốc tế và thỏa thuận đa quốc gia. Phải tính tới nhân tố Mỹ trong việc tạo sức ép khiến Trung Quốc nhượng bộ, nhưng phải hết sức linh họat để không tạo cảm giác lạnh gáy cho Trung Quốc.
Chiến lược này, cần thực hiện nhất quán trên bình diện quốc gia cũng như những chính sách áp dung cụ thể tới từng đơn vị hành chính, từng chủ thể của nền kinh tế Việt Nam .
3. Viễn kiến quốc gia và trọng đãi nhân tài.
Mấu chốt để đảm bảo lợi ích của Việt Nam , thoát khỏi số phận nhược tiểu để không ai có thể đe dọa, là chúng ta phải mạnh về kinh tế, mạnh về quân sự và hòa hiếu về ngoại giao. Việt Nam chưa có hai nhân tố đầu, nhưng có thể đi trước ở nhân tố thứ ba, chúng ta phải đặt mình vào những mối quan hệ, những khối liên minh đa phương với toàn thế giới.
Đây là một thời khắc quan trọng của lịch sử, đòi hỏi trong bộ máy cầm quyền của Việt Nam phải có những cá nhân có phẩm chất, có tài năng và có tầm nhìn vượt xa hiện tại. Cần đến những con người viễn kiến. Ngòai ra, toàn bộ dân tộc Việt Nam cũng phải thống nhất một suy nghĩ, một nhận định, để đồng tâm nhất chí khai thác cơ hội hiện tại nhằm vựng dậy quốc gia. Yếu tố thứ hai có thể thực hiện được nhờ báo chí và tuyên truyền, riêng việc làm sao để bộ máy lãnh đạo Việt Nam thực sự xuất hiện nhân tài thì nói thật anh Lãng đéo có giải pháp nào cả . Nhân tài Việt Nam không thể chui vào hệ thống bằng bầu cử. Trong khi đó hệ thống chính trị Việt Nam hiện tại mất năng sàng lọc và trọng dụng nhân tài. Người Việt có tài giờ tòan làm kinh tế, lo làm giàu bản thân, chứ không muốn và cũng không thể len vào hệ thống chính trị.
Chừng nào mà lương bộ trưởng công khai chỉ có 2,5 tr đồng, làm bộ trưởng lương thấp thế làm làm đéo gì, có ai bị điên đâu. Cho nên việc ăn cắp công khai và tha hóa hệ thống là điều không thể tránh khỏi. Ở điểm này, anh đồng ý với nhận định của Geoge Onwell, theo đó hệ thống chính trị độc đảng đạo đức giả chỉ tạo điều kiện để những kẻ giỏi đấu đá và vô đạo đức leo cao, chứ không có chỗ cho những người có phẩm chất và có tài trị quốc.
Trong khi, hơn bất cứ lúc nào, với tình thế phức tạp hiện nay, Việt Nam cần đến những tài năng kiệt xuất lèo lái quốc gia.
Anh hy vọng rằng, những nhận định của anh, cuối cùng cũng sẽ đem lại lời giải cho bài toán khó mà Việt Nam đang phải đối mặt, khi đại bộ phận người Việt Nam đều thấu hiểu vấn đề. Một khi người Việt Nam ai ai cũng là Lãng lãnh tụ, thì viễn cảnh đất nước tự cường đã nằm ngay trước mắt.
Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010
Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế
Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean mở rộng tại Hà Nội vừa qua, ông Dương Khiết Trì, trước làn sóng chỉ trích của Hoa Kỳ và 12 quốc gia tham dự cuộc họp, về hành vi hiếu chiến và dã tâm thôn tính biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa theo cách gọi của người Trung Quốc), đã nhìn xoáy sâu vào vị ngoại trưởng Singapore và dằn từng tiếng "Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế". Việc ngoại trưởng Trung Hoa chọn Singapore để nhấn mạnh thông điệp của mình cũng là một điều khá dễ hiểu. Singapore nằm trong nhóm nước nhỏ bé nhất và có số dân ít ỏi nhất trong số các nước Asean. Hơn thế, Singapore lại giàu nhất, và người giàu luôn có nhiều điều để mất, đặc biệt khi đối diện với một thế lực khổng lồ, hung hăng, đặc biệt chưa bao giờ biết quý trọng sinh mạng con người, dù đó là dân của chính họ.
Có một điều, ông Lương Khiết Trì cố gắng muốn lờ đi "Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế. Ngoài ra, còn một thực tế khác, có nhiều nước lớn khác đang tồn tại đầy quyền lực trên thế giới này".
Trong khoảng 5 năm trở lại đây Việt Nam vật lộn đầy cực nhọc trong ván bài biển Đông với người Tàu. Áp đảo cả về kinh tế và quân sự, hạm đội Trung Quốc ngày một vươn xa hơn trên biển Đông. Những vụ tàn sát ngư dân Việt Nam, khi súng nổ nhắm vào tàu thuyền tránh bão trên vùng biển đảo tranh chấp, hay những vụ "tàu lạ" tông chìm ngư thuyền đánh cá của Việt Nam liên tiếp trên biển, làm dấy lên sự phẫn nộ của bất cứ một ai còn có lương tri trên thế giới này. Dĩ nhiên, trên mạng Trung Quốc thì lan tràn lời cổ vũ "tông chìm nữa, bắt tàu cá đòi tiền chuộc nữa, để đám ngư dân Việt Nam tuyệt vọng và kiệt quệ không còn mò ra biển". Trước mối đe dọa vô nhân tính và vì sự sinh tồn, người Việt Nam đứng sát nhau hơn. Thể chế tham nhũng ái quốc tại Việt Nam cũng vật lộn với canh bạc nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và vãn hồi thế đứng chông chênh của chế độ trong con mắt người dân: Chính phủ đầu tư ngày một mạnh tay cho các khoản chi quốc phòng. Người Việt Nam không còn cửa lùi trên biển.
Mỹ chứng kiến những nỗ lực ấy trong sự dè chừng đầy toan tính. Các nước Asean khác quan sát với vẻ lo lắng kèm theo nỗi vui mừng ẩn dấu. Họ hiểu rằng thật may mắn vì chính Việt Nam mới là nước nằm kề sát Trung Hoa, chịu nhiều đe dọa nhất, lợi ích bị tổn thương lớn nhất, và phải là người đón đầu cơn gió.
Sự toan tính đầy ích kỷ của người Tàu thể hiện cả ở khía cạnh khai thác các lợi ích ảnh hưởng đến tòan khu vực. Trung Quốc ngày một xây nhiều đập hơn ở những con sông quốc tế có thượng nguồn nằm ở lãnh thổ Trung Hoa, bất chấp việc đó gây thiệt hại nặng nề cho các nước Asean nhỏ yếu nằm ở cuối nguồn. Trong bối cảnh nước biển dâng và trái đất ngày một nóng lên, nhiều nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, đang đối diện với một viễn cảnh thiệt hại nặng nề vì những kế hoạch khai thác đơn phương đầy ích kỷ và vô trách nhiệm của người Trung Quốc.
Người Việt Nam có truyền thống đấu tranh bền bỉ cho những quyền lợi chính đáng của mình. Không một người Việt Nam nào muốn chiến tranh với Trung Hoa, nhưng cũng không có một người Việt Nam nào không cảnh giác với nguy cơ về một cuộc chiến, khi Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ dã tâm thôn tính lãnh thổ trên biển của người Việt. Hơn thế, tuyệt đại bộ phận người Việt, dù không muốn, nhưng sẵn sàng bước vào một cuộc chiến khi bị đẩy đến chân tường. Lịch sử và truyền thống dân tộc được tái hiện, ngay cả khi Việt Nam vật lộn giữa làn sóng suy thoái toàn cầu 2008, 2009.
Nước Mỹ chứng minh một thực tế khác, ngòai Trung Quốc, còn có những nước lớn khác trên thế giới này. Quyền lợi va chạm mạnh mẽ Mỹ Trung trên một lọat lĩnh vực khác nhau khiến Mỹ ngày một quan tâm hơn đến những quốc gia có cùng quyền lợi chiến lược với mình. Lần đầu tiên, cả Việt Nam và Mỹ đều chợt nhận ra: "Dù có rất nhiều khác biệt về thể chế và ý thức, nhưng đứng trên bình diện quyền lợi quốc gia, cả hai nước, đều có chung mối quan tâm chiến lược trên khu vực biển Đông".
Hilary Clinton đến Việt Nam với một bài phát biểu dội gáo nước lạnh vào thẳng mặt Trung Hoa, khi ngụ ý đầy thẳng thắn "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hòan toàn vô căn cứ". Gáo nước lạnh vào Trung Quốc trái lại, lại là một liều thuốc dưỡng mật đại bổ đối với một loạt nước Asean khác, vốn trước nay hết sức thận trọng khi muốn biểu đạt ý đồ chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà Hilary Clinton tuyên bố trước giới báo chí sau cuộc họp: 12 quốc gia tham dự hội nghị đều bày tỏ với bà sự quan ngại của họ về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Điều đó có nghĩa mọi quốc gia trong khu vực đều có chung một nhận thức, ngoại trừ Trung Quốc.
Người ta ngay lập tức nhận thấy tác động của vấn đề: Chỉ vài tuần sau cuộc họp, Indonesia tuyên bố công khai "Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là phi lý và trái ngược hòan toàn nguyên tắc về luật biển chiếu theo công ước quốc tế 1982". Người Indonesia còn khiến Trung Quốc hai thận hơn khi dùng chính những lập luận của Trung Quốc về việc diễn tả các đảo đá không người trong lập luân bác bỏ chủ quyền của Nhật Bản ở Đông Hải. Điều này thật đáng chú ý, bởi Indonesia, có số dân lớn nhất khối Asean, cũng đồng thời là nước có ít va chạm về chủ quyền nhất với Trung Quốc ở Biển Đông, và trước giờ họ thích tìm vị trí đứng trung gian hòa giải hơn là đối đầu với Trung Hoa. Giờ đây người Tàu chợt nhận ra, người Indonesia đang cất tiếng nói bằng một câu chuyện rất khác.
Thế giới giờ đây đã rất khác đối với người Tàu. Nỗ lực đàm phán song phương để bẻ dần từng chiếc đũa nhỏ yếu trong số các nước mà Trung Quốc đang cố gắng tước đoạt chủ quyền ở vùng biển Đông mà người Tàu ấp ủ ngày một bước vào ngõ cụt. Hoa Kỳ thực dụng, họ chờ đợi bằng được đến khi Việt Nam chứng tỏ quyết tâm và chứng tỏ trên thực tế, người Việt có đủ khả năng bảo vệ chính mình để cất lời. Khi một nước lớn cất lời, đã có nhiều giọng ca khác hòa nhịp vào dàn đồng ca : Thế giới có nhiều nước lớn, không phải chỉ mình Trung Quốc.
Lời phát biểu của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên tổng cục trưởng tổng cục 2, một thế lực đầy quyền lực trong nền ưtrị Việt Nam, và hiện tại là thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: "Việt Nam không muốn chiến tranh, không bao giờ dùng vũ lực (trước), nhưng có đủ khả năng tự vệ". Khi được hỏi lời tuyên bố đó liệu có phải để đáp lại sự đe dọa dùng vũ lực của Trung Quốc, ông Vịnh, với một câu trả lời xứng đáng với cha mình, cố đại tướng Nguyễn Chí Thanh "Nên dành câu hỏi đó cho Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam". Dù rằng ông Vịnh là một cái tên dính với khá nhiều nghi án xung quanh tổng cục 2 và các canh bạc đấu đá nội bộ của hệ thống quyền lực Việt Nam, nhưng cha ông, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, là một người yêu nước, và ông Vịnh cũng mang trong mình dòng máu đó. Hy vọng rằng, đó cũng là điểm chung của phần lớn những người đang nắm quyền cai trị của Việt Nam trong giai đoạn chông chênh hiện nay của lịch sử.
Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lớn của lịch sử. Bất chấp sự khác biệt về thể chế và ý thức hệ, nhưng những điểm chung về lợi ích quốc gia có thể giúp Việt Nam có chỗ đứng sát cạnh những thế lực lớn trên ván bài chiến lược toàn cầu. Làm thế nào tận dụng được những cơ hội đang mở ra trước mắt nhằm củng cố sức mạnh quốc gia và bảo vệ chủ quyền, đồng thời giữ mình đủ khôn ngoan để tránh bị biến thành quân tốt thí khi các nước lớn mặc cả sau lưng. Bài toán khó nhưng không phải không có lời giải.
Có một điều, ông Lương Khiết Trì cố gắng muốn lờ đi "Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế. Ngoài ra, còn một thực tế khác, có nhiều nước lớn khác đang tồn tại đầy quyền lực trên thế giới này".
Trong khoảng 5 năm trở lại đây Việt Nam vật lộn đầy cực nhọc trong ván bài biển Đông với người Tàu. Áp đảo cả về kinh tế và quân sự, hạm đội Trung Quốc ngày một vươn xa hơn trên biển Đông. Những vụ tàn sát ngư dân Việt Nam, khi súng nổ nhắm vào tàu thuyền tránh bão trên vùng biển đảo tranh chấp, hay những vụ "tàu lạ" tông chìm ngư thuyền đánh cá của Việt Nam liên tiếp trên biển, làm dấy lên sự phẫn nộ của bất cứ một ai còn có lương tri trên thế giới này. Dĩ nhiên, trên mạng Trung Quốc thì lan tràn lời cổ vũ "tông chìm nữa, bắt tàu cá đòi tiền chuộc nữa, để đám ngư dân Việt Nam tuyệt vọng và kiệt quệ không còn mò ra biển". Trước mối đe dọa vô nhân tính và vì sự sinh tồn, người Việt Nam đứng sát nhau hơn. Thể chế tham nhũng ái quốc tại Việt Nam cũng vật lộn với canh bạc nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và vãn hồi thế đứng chông chênh của chế độ trong con mắt người dân: Chính phủ đầu tư ngày một mạnh tay cho các khoản chi quốc phòng. Người Việt Nam không còn cửa lùi trên biển.
Mỹ chứng kiến những nỗ lực ấy trong sự dè chừng đầy toan tính. Các nước Asean khác quan sát với vẻ lo lắng kèm theo nỗi vui mừng ẩn dấu. Họ hiểu rằng thật may mắn vì chính Việt Nam mới là nước nằm kề sát Trung Hoa, chịu nhiều đe dọa nhất, lợi ích bị tổn thương lớn nhất, và phải là người đón đầu cơn gió.
Sự toan tính đầy ích kỷ của người Tàu thể hiện cả ở khía cạnh khai thác các lợi ích ảnh hưởng đến tòan khu vực. Trung Quốc ngày một xây nhiều đập hơn ở những con sông quốc tế có thượng nguồn nằm ở lãnh thổ Trung Hoa, bất chấp việc đó gây thiệt hại nặng nề cho các nước Asean nhỏ yếu nằm ở cuối nguồn. Trong bối cảnh nước biển dâng và trái đất ngày một nóng lên, nhiều nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, đang đối diện với một viễn cảnh thiệt hại nặng nề vì những kế hoạch khai thác đơn phương đầy ích kỷ và vô trách nhiệm của người Trung Quốc.
Người Việt Nam có truyền thống đấu tranh bền bỉ cho những quyền lợi chính đáng của mình. Không một người Việt Nam nào muốn chiến tranh với Trung Hoa, nhưng cũng không có một người Việt Nam nào không cảnh giác với nguy cơ về một cuộc chiến, khi Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ dã tâm thôn tính lãnh thổ trên biển của người Việt. Hơn thế, tuyệt đại bộ phận người Việt, dù không muốn, nhưng sẵn sàng bước vào một cuộc chiến khi bị đẩy đến chân tường. Lịch sử và truyền thống dân tộc được tái hiện, ngay cả khi Việt Nam vật lộn giữa làn sóng suy thoái toàn cầu 2008, 2009.
Nước Mỹ chứng minh một thực tế khác, ngòai Trung Quốc, còn có những nước lớn khác trên thế giới này. Quyền lợi va chạm mạnh mẽ Mỹ Trung trên một lọat lĩnh vực khác nhau khiến Mỹ ngày một quan tâm hơn đến những quốc gia có cùng quyền lợi chiến lược với mình. Lần đầu tiên, cả Việt Nam và Mỹ đều chợt nhận ra: "Dù có rất nhiều khác biệt về thể chế và ý thức, nhưng đứng trên bình diện quyền lợi quốc gia, cả hai nước, đều có chung mối quan tâm chiến lược trên khu vực biển Đông".
Hilary Clinton đến Việt Nam với một bài phát biểu dội gáo nước lạnh vào thẳng mặt Trung Hoa, khi ngụ ý đầy thẳng thắn "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hòan toàn vô căn cứ". Gáo nước lạnh vào Trung Quốc trái lại, lại là một liều thuốc dưỡng mật đại bổ đối với một loạt nước Asean khác, vốn trước nay hết sức thận trọng khi muốn biểu đạt ý đồ chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà Hilary Clinton tuyên bố trước giới báo chí sau cuộc họp: 12 quốc gia tham dự hội nghị đều bày tỏ với bà sự quan ngại của họ về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Điều đó có nghĩa mọi quốc gia trong khu vực đều có chung một nhận thức, ngoại trừ Trung Quốc.
Người ta ngay lập tức nhận thấy tác động của vấn đề: Chỉ vài tuần sau cuộc họp, Indonesia tuyên bố công khai "Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là phi lý và trái ngược hòan toàn nguyên tắc về luật biển chiếu theo công ước quốc tế 1982". Người Indonesia còn khiến Trung Quốc hai thận hơn khi dùng chính những lập luận của Trung Quốc về việc diễn tả các đảo đá không người trong lập luân bác bỏ chủ quyền của Nhật Bản ở Đông Hải. Điều này thật đáng chú ý, bởi Indonesia, có số dân lớn nhất khối Asean, cũng đồng thời là nước có ít va chạm về chủ quyền nhất với Trung Quốc ở Biển Đông, và trước giờ họ thích tìm vị trí đứng trung gian hòa giải hơn là đối đầu với Trung Hoa. Giờ đây người Tàu chợt nhận ra, người Indonesia đang cất tiếng nói bằng một câu chuyện rất khác.
Thế giới giờ đây đã rất khác đối với người Tàu. Nỗ lực đàm phán song phương để bẻ dần từng chiếc đũa nhỏ yếu trong số các nước mà Trung Quốc đang cố gắng tước đoạt chủ quyền ở vùng biển Đông mà người Tàu ấp ủ ngày một bước vào ngõ cụt. Hoa Kỳ thực dụng, họ chờ đợi bằng được đến khi Việt Nam chứng tỏ quyết tâm và chứng tỏ trên thực tế, người Việt có đủ khả năng bảo vệ chính mình để cất lời. Khi một nước lớn cất lời, đã có nhiều giọng ca khác hòa nhịp vào dàn đồng ca : Thế giới có nhiều nước lớn, không phải chỉ mình Trung Quốc.
Lời phát biểu của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên tổng cục trưởng tổng cục 2, một thế lực đầy quyền lực trong nền ưtrị Việt Nam, và hiện tại là thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: "Việt Nam không muốn chiến tranh, không bao giờ dùng vũ lực (trước), nhưng có đủ khả năng tự vệ". Khi được hỏi lời tuyên bố đó liệu có phải để đáp lại sự đe dọa dùng vũ lực của Trung Quốc, ông Vịnh, với một câu trả lời xứng đáng với cha mình, cố đại tướng Nguyễn Chí Thanh "Nên dành câu hỏi đó cho Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam". Dù rằng ông Vịnh là một cái tên dính với khá nhiều nghi án xung quanh tổng cục 2 và các canh bạc đấu đá nội bộ của hệ thống quyền lực Việt Nam, nhưng cha ông, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, là một người yêu nước, và ông Vịnh cũng mang trong mình dòng máu đó. Hy vọng rằng, đó cũng là điểm chung của phần lớn những người đang nắm quyền cai trị của Việt Nam trong giai đoạn chông chênh hiện nay của lịch sử.
Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lớn của lịch sử. Bất chấp sự khác biệt về thể chế và ý thức hệ, nhưng những điểm chung về lợi ích quốc gia có thể giúp Việt Nam có chỗ đứng sát cạnh những thế lực lớn trên ván bài chiến lược toàn cầu. Làm thế nào tận dụng được những cơ hội đang mở ra trước mắt nhằm củng cố sức mạnh quốc gia và bảo vệ chủ quyền, đồng thời giữ mình đủ khôn ngoan để tránh bị biến thành quân tốt thí khi các nước lớn mặc cả sau lưng. Bài toán khó nhưng không phải không có lời giải.
Thế giới mở và những định hướng tương lai
Anh bắt đầu tải các bài viết từ blog bên kia sang đây. Bài viết này là bài đầu tiên anh post lên net vào ngày 08/05/2010 sau hơn một năm không ló mặt lên mạng.
link: http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/176532?listPage=index
Kể từ bài viết cuối cùng anh post lên mạng, tính đến nay ngót nghét hơn 1 năm. Thời gian đó đủ dài để anh nhiều tiền hơn, hưởng lạc nhiều hơn, và suy ngẫm được nhiều điều hơn về những vấn đề đáng lưu tâm trong cuộc sống. Quan trọng hơn, thời gian đó là đủ dài để anh lặn khỏi những phiền toái về những bài viết dính dáng đến chính trị trong khoảng 2 năm về trước. Có rắc rối, anh luôn lặn một hơi. An toàn là trên hết, đó là tôn chỉ của một kẻ thực dụng, hèn nhát và ích kỷ hại nhân như lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn. (Kim bố Kim con ở Bắc Hàn còn được phong là lãnh tụ vĩ đại với cả lãnh tụ kính yêu, lý do đéo gì mà anh Lãng lại không xứng làm Lãnh tụ kính yêu lai vĩ đại??? Phỏng? )
Tuy nhiên cuộc sống vẫn diễn ra, có nhiều điều anh đã khởi đầu từ những bài viết đầu tiên. Đến giờ, những vấn đề ấy vẫn còn đó, và thời gian hiện tại cũng đã là chín muồi để anh chia sẻ vài góc nhìn với các bạn về những câu chuyện cũ. Đây là câu chuyện mới về những vấn đề đã cũ.
Nhận xét tổng thể về những gì đang diễn ra ở Việt Nam, có thể nói đó là một nền kinh tế đang bước vào một giai đoạn mới, khi những lợi thế quá khứ đã khai thác gần như cạn kiệt, trong khi những lợi thế mới chưa được tạo ra. Câu chuyện về chiếc lò xo bị nén trong một xã hội khép kín giờ đây không còn nữa. Việt Nam đã tới giới hạn của một nền kinh tế khai thác tài nguyên và nhân công rẻ mạt, và bắt đầu phải trả giá đắt cho những hủy hoại về môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên đã tới mức cạn kiệt. Dầu, than không còn nằm trong số những nguồn thu nhiều tiềm năng khi trữ lượng ngày một cạn. Những tập đoàn lớn đang mày mò tìm kiếm và tìm cách đào bới thêm các nguồn quặng thô nhằm duy trì sự tồn tại ăn bám kém hiệu quả thêm độ 1 thập niên, bất chấp cái giá phải trả quá lớn về kinh tế, môi trường và cả an ninh quốc gia mà thế hệ rất ngắn về sau đây sẽ phải gánh chịu.
Tài nguyên thô đang cạn kiệt dần, và nếu có tồn tại thì việc khai thác rồi đây sẽ phải trả giá rất lớn về môi trường. Việt Nam có dân số đứng hạng 13 trên thế giới, nhưng diện tích thì xếp 1/3 đứng từ dưới lên. Với 330.000 km2, chen chúc 90 triệu dân, chúng ta có mật độ sinh sống cao gấp vài chục lần khi so với Lào hay Campuchia, nơi có diện tích lãnh thổ vượt quá 2/3 lãnh thổ Việt Nam (khoảng 200.000 km2) và dân số chòm chèm 8 triệu. Không gian sinh tồn tính trên đầu người của Việt Nam quá nhỏ, điều đó đòi hỏi thể chế cai trị phải có những cái đầu có đủ tầm nhìn xa khi tính toán tới bài toán khai thác tài nguyên. Tiếc thay, Việt Nam không có những cái đầu như thế đang nắm quyền và có thể nắm quyền.
Sự tha hóa về chính thể giờ đây là một điều được đề cập đến công khai. Lực lượng tuyên huấn chế độ giờ đây đã chuyển tông, thay vì việc dùng lý lẽ về một chế độ tốt đẹp để bảo vệ một thể chế suy tàn, giờ đây họ xoay sang câu chuyện đánh đồng rằng đừng bỉ bai sự tha hóa hay tham nhũng ở Việt Nam, bởi thế giới đâu đâu cũng thế. Lý lẽ buồn cười này cũng có những giá trị riêng của nó, khi so sánh với những sự tồn tại phi lý đáng ngạc nhiên tại Haiti hay Zimbabue, nhưng nó sẽ mang lại cảm giác nhuc nhã đắng cay cho người Việt Nam khi nhìn sang Singapore hay những nền văn minh tiên tiến ở Âu Châu. Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại hình dung quá khác nhau về những giá trị.
Khi nhìn vào Việt Nam, vào những gì mà lực lượng tạo động lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam đang làm, anh vẫn cho, đây là một quốc gia rất có tương lai. Nhưng tương lai đó, không thể được tạo ra bằng những phép tính lẻ khi cộng dồn nỗ lực của mỗi cá nhân. Tương lai đó chỉ có thể được tạo ra với một chiến lược lớn và đúng đắn. Cái đó, cần đến sự sáng suốt trong quyết sách của chế độ cầm quyền. Trong niềm hy vọng mong manh, anh vẫn mong chờ những chiến lược đúng đắn sẽ được tạo ra, và một thể chế hiệu năng, với những con người quyết tâm thực hiện những thứ đó. Hy vọng hình như luôn là một điều tồn tại đối lập với thực tế. Đó là điều trớ trêu mà thế hệ hiện nay của người Việt Nam đang phải đối mặt.
90 triệu dân Việt Nam đang tồn tại ở thế hệ vàng, nó sẽ có hiệu năng to lớn nếu nguồn tài nguyên con người được đầu tư về kỹ năng, chất xám và giáo dục. Nhưng sự yếu kém về hoạch định chiến lược, và sự tha hóa về hiệu năng của hệ thống cai trị do tham nhũng đang xóa nhòa dần những lợi thế quốc gia. Một cách đầy cay đắng, chúng ta phải chấp nhận rằng không có khả năng làm sạch đối với thể chế tại Việt nam trong chí ít 10 năm tới. Tham nhũng và ăn cắp bắt rễ từ thấp tới cao, bất cứ một cá nhân nào, dù muốn sống liêm khiết tới đâu thì khi rơi vào hệ thống như vậy, họ cũng buộc phải tha hóa theo trào lưu chung, hoặc sẽ bị đào thải và nghiền nát những người trên thuyền sẽ ném họ xuống biển.
Tất nhiên câu chuyện về khái niệm "dân chủ" đối với anh Lãng, như trước đây, vẫn chỉ là vớ vẩn. Chẳng có nền dân chủ nào có thể thích ứng được với Việt Nam, khi xã hội hoàn toàn thiếu vắng những cơ sở cần thiết của nó. Việt Nam còn lâu lắm mới có một tầng lớp trung lưu đủ đông để làm nền tảng cho xã hội thích ứng với quyền lực số đông. Hơn thế, lịch sử ngót 1000 năm qua của Việt Nam không tồn tại cơ sở của một nền chính trị đếm đầu người (bầu cử hoặc loại bỏ thể chế nhờ bỏ phiếu), mà chỉ tồn tại những triều đại cai trị bằng cách "chặt đầu người". Đây là điều hòan toàn tương tự với nền chính trị 4000 năm tại Trung Quốc, mà bố già Lý Quang Diệu đã nhận xét trong cuốn hồi ký của mình. Phải cần thêm một thế hệ, để những lực lượng xã hội như các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tương trợ lớn mạnh đến mức cần thiết ở Việt Nam, và đồng thời với đó, là sự nâng cao cần thiết về dân trí, để sự khác biệt về ý tưởng không còn quá cực đoan trong nội bộ người Việt, khi đó, số ít sẽ biết tôn trọng quyền lợi của số đông, và đủ kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong lần bầu cử, chứ không phải giành quyền phản đối bằng các biện pháp chống đối cực đoan, hay các cuộc biểu tình làm tê liệt xã hội. Có lẽ thay vì giấc mơ dân chủ, người Việt Nam nên chú trọng về các giá trị thuộc về "nhân quyền". Đấu tranh cho những giá trị thiết yếu thuộc về quyền lợi của mình, rồi tất yếu sẽ dẫn tới lời giải cho bài toán về cái gọi là "dân chủ". Khi các giá trị về quyền con người được tôn trọng và ngày một mở rộng, tất yếu sẽ dẫn tới sự trưởng thành về xã hội và những cơ sở cần thiết cho một nền chính trị quyền lực thuộc về số đông. Đây là đường đi tất yếu mà người Việt Nam cần phải thực hiện.
Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quốc gia. Điều đó cũng đặt chế độ hiện nay trước những nguy cơ có tính sinh tồn. Chắc chắn rằng sự tin tưởng vào chế độ đang ngày một bị bào mòn đi. Nó thể hiện ở sự bất tín sâu sắc của đại đa số dân cư thuộc tầng lớp bị bóc lột tàn tệ như nông dân. Thành phần ăn trên ngồi chốc và ăn bám như anh Lãng cố nhiên vẫn đang rung đùi. Nhưng làn sóng ngầm về sự bất tín đang tồn tại âm thầm. Nó bùng phát bởi những mâu thuẫn nhỏ. Chuyện gì sẽ diễn ra khi nó trở thành một cao trào khi sự bất công vượt quá giới hạn? Anh không mong chờ điều đó, vì cái giá phải trả của người Việt Nam là quá đắt. Hãy hy vọng điều kỳ diệu sẽ diễn ra và Việt Nam sẽ có một lần đổi mới thứ hai, như những gì từng có trong quá khứ, xã hội Việt Nam sẽ chuyển mình sang giai đoạn mới một cách hòa bình, thay vì bạo lực và bất ổn.
Sẽ chẳng có gì mang tính đột phá ở Việt Nam có thể diễn ra sau kỳ đại hội đảng lần này, bởi vẫn là câu chuyện cũ và những gương mặt cũ. Đôi khi anh thấy đầy cay đắng vì một dân tộc không thiếu người tài, có đến 90 triệu dân nhưng không có một ai đáng được gọi là lãnh tụ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Lịch sử rồi sẽ khi nhận rằng đây là một thời kỳ xã hội không có vua, mà chỉ có những cá nhân lên cai trị nhờ thể chế.
Khép lại câu chuyện vĩ mô về Việt Nam, trong câu chuyện dưới đây, anh quay lại chủ đề ưa thích về một giống dân chó chết và hiếu chiến, Tàu Khựa, hay còn được gọi là Tàu Chệt.
link: http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/176532?listPage=index
Kể từ bài viết cuối cùng anh post lên mạng, tính đến nay ngót nghét hơn 1 năm. Thời gian đó đủ dài để anh nhiều tiền hơn, hưởng lạc nhiều hơn, và suy ngẫm được nhiều điều hơn về những vấn đề đáng lưu tâm trong cuộc sống. Quan trọng hơn, thời gian đó là đủ dài để anh lặn khỏi những phiền toái về những bài viết dính dáng đến chính trị trong khoảng 2 năm về trước. Có rắc rối, anh luôn lặn một hơi. An toàn là trên hết, đó là tôn chỉ của một kẻ thực dụng, hèn nhát và ích kỷ hại nhân như lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn. (Kim bố Kim con ở Bắc Hàn còn được phong là lãnh tụ vĩ đại với cả lãnh tụ kính yêu, lý do đéo gì mà anh Lãng lại không xứng làm Lãnh tụ kính yêu lai vĩ đại??? Phỏng? )
Tuy nhiên cuộc sống vẫn diễn ra, có nhiều điều anh đã khởi đầu từ những bài viết đầu tiên. Đến giờ, những vấn đề ấy vẫn còn đó, và thời gian hiện tại cũng đã là chín muồi để anh chia sẻ vài góc nhìn với các bạn về những câu chuyện cũ. Đây là câu chuyện mới về những vấn đề đã cũ.
Nhận xét tổng thể về những gì đang diễn ra ở Việt Nam, có thể nói đó là một nền kinh tế đang bước vào một giai đoạn mới, khi những lợi thế quá khứ đã khai thác gần như cạn kiệt, trong khi những lợi thế mới chưa được tạo ra. Câu chuyện về chiếc lò xo bị nén trong một xã hội khép kín giờ đây không còn nữa. Việt Nam đã tới giới hạn của một nền kinh tế khai thác tài nguyên và nhân công rẻ mạt, và bắt đầu phải trả giá đắt cho những hủy hoại về môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên đã tới mức cạn kiệt. Dầu, than không còn nằm trong số những nguồn thu nhiều tiềm năng khi trữ lượng ngày một cạn. Những tập đoàn lớn đang mày mò tìm kiếm và tìm cách đào bới thêm các nguồn quặng thô nhằm duy trì sự tồn tại ăn bám kém hiệu quả thêm độ 1 thập niên, bất chấp cái giá phải trả quá lớn về kinh tế, môi trường và cả an ninh quốc gia mà thế hệ rất ngắn về sau đây sẽ phải gánh chịu.
Tài nguyên thô đang cạn kiệt dần, và nếu có tồn tại thì việc khai thác rồi đây sẽ phải trả giá rất lớn về môi trường. Việt Nam có dân số đứng hạng 13 trên thế giới, nhưng diện tích thì xếp 1/3 đứng từ dưới lên. Với 330.000 km2, chen chúc 90 triệu dân, chúng ta có mật độ sinh sống cao gấp vài chục lần khi so với Lào hay Campuchia, nơi có diện tích lãnh thổ vượt quá 2/3 lãnh thổ Việt Nam (khoảng 200.000 km2) và dân số chòm chèm 8 triệu. Không gian sinh tồn tính trên đầu người của Việt Nam quá nhỏ, điều đó đòi hỏi thể chế cai trị phải có những cái đầu có đủ tầm nhìn xa khi tính toán tới bài toán khai thác tài nguyên. Tiếc thay, Việt Nam không có những cái đầu như thế đang nắm quyền và có thể nắm quyền.
Sự tha hóa về chính thể giờ đây là một điều được đề cập đến công khai. Lực lượng tuyên huấn chế độ giờ đây đã chuyển tông, thay vì việc dùng lý lẽ về một chế độ tốt đẹp để bảo vệ một thể chế suy tàn, giờ đây họ xoay sang câu chuyện đánh đồng rằng đừng bỉ bai sự tha hóa hay tham nhũng ở Việt Nam, bởi thế giới đâu đâu cũng thế. Lý lẽ buồn cười này cũng có những giá trị riêng của nó, khi so sánh với những sự tồn tại phi lý đáng ngạc nhiên tại Haiti hay Zimbabue, nhưng nó sẽ mang lại cảm giác nhuc nhã đắng cay cho người Việt Nam khi nhìn sang Singapore hay những nền văn minh tiên tiến ở Âu Châu. Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại hình dung quá khác nhau về những giá trị.
Khi nhìn vào Việt Nam, vào những gì mà lực lượng tạo động lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam đang làm, anh vẫn cho, đây là một quốc gia rất có tương lai. Nhưng tương lai đó, không thể được tạo ra bằng những phép tính lẻ khi cộng dồn nỗ lực của mỗi cá nhân. Tương lai đó chỉ có thể được tạo ra với một chiến lược lớn và đúng đắn. Cái đó, cần đến sự sáng suốt trong quyết sách của chế độ cầm quyền. Trong niềm hy vọng mong manh, anh vẫn mong chờ những chiến lược đúng đắn sẽ được tạo ra, và một thể chế hiệu năng, với những con người quyết tâm thực hiện những thứ đó. Hy vọng hình như luôn là một điều tồn tại đối lập với thực tế. Đó là điều trớ trêu mà thế hệ hiện nay của người Việt Nam đang phải đối mặt.
90 triệu dân Việt Nam đang tồn tại ở thế hệ vàng, nó sẽ có hiệu năng to lớn nếu nguồn tài nguyên con người được đầu tư về kỹ năng, chất xám và giáo dục. Nhưng sự yếu kém về hoạch định chiến lược, và sự tha hóa về hiệu năng của hệ thống cai trị do tham nhũng đang xóa nhòa dần những lợi thế quốc gia. Một cách đầy cay đắng, chúng ta phải chấp nhận rằng không có khả năng làm sạch đối với thể chế tại Việt nam trong chí ít 10 năm tới. Tham nhũng và ăn cắp bắt rễ từ thấp tới cao, bất cứ một cá nhân nào, dù muốn sống liêm khiết tới đâu thì khi rơi vào hệ thống như vậy, họ cũng buộc phải tha hóa theo trào lưu chung, hoặc sẽ bị đào thải và nghiền nát những người trên thuyền sẽ ném họ xuống biển.
Tất nhiên câu chuyện về khái niệm "dân chủ" đối với anh Lãng, như trước đây, vẫn chỉ là vớ vẩn. Chẳng có nền dân chủ nào có thể thích ứng được với Việt Nam, khi xã hội hoàn toàn thiếu vắng những cơ sở cần thiết của nó. Việt Nam còn lâu lắm mới có một tầng lớp trung lưu đủ đông để làm nền tảng cho xã hội thích ứng với quyền lực số đông. Hơn thế, lịch sử ngót 1000 năm qua của Việt Nam không tồn tại cơ sở của một nền chính trị đếm đầu người (bầu cử hoặc loại bỏ thể chế nhờ bỏ phiếu), mà chỉ tồn tại những triều đại cai trị bằng cách "chặt đầu người". Đây là điều hòan toàn tương tự với nền chính trị 4000 năm tại Trung Quốc, mà bố già Lý Quang Diệu đã nhận xét trong cuốn hồi ký của mình. Phải cần thêm một thế hệ, để những lực lượng xã hội như các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tương trợ lớn mạnh đến mức cần thiết ở Việt Nam, và đồng thời với đó, là sự nâng cao cần thiết về dân trí, để sự khác biệt về ý tưởng không còn quá cực đoan trong nội bộ người Việt, khi đó, số ít sẽ biết tôn trọng quyền lợi của số đông, và đủ kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong lần bầu cử, chứ không phải giành quyền phản đối bằng các biện pháp chống đối cực đoan, hay các cuộc biểu tình làm tê liệt xã hội. Có lẽ thay vì giấc mơ dân chủ, người Việt Nam nên chú trọng về các giá trị thuộc về "nhân quyền". Đấu tranh cho những giá trị thiết yếu thuộc về quyền lợi của mình, rồi tất yếu sẽ dẫn tới lời giải cho bài toán về cái gọi là "dân chủ". Khi các giá trị về quyền con người được tôn trọng và ngày một mở rộng, tất yếu sẽ dẫn tới sự trưởng thành về xã hội và những cơ sở cần thiết cho một nền chính trị quyền lực thuộc về số đông. Đây là đường đi tất yếu mà người Việt Nam cần phải thực hiện.
Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quốc gia. Điều đó cũng đặt chế độ hiện nay trước những nguy cơ có tính sinh tồn. Chắc chắn rằng sự tin tưởng vào chế độ đang ngày một bị bào mòn đi. Nó thể hiện ở sự bất tín sâu sắc của đại đa số dân cư thuộc tầng lớp bị bóc lột tàn tệ như nông dân. Thành phần ăn trên ngồi chốc và ăn bám như anh Lãng cố nhiên vẫn đang rung đùi. Nhưng làn sóng ngầm về sự bất tín đang tồn tại âm thầm. Nó bùng phát bởi những mâu thuẫn nhỏ. Chuyện gì sẽ diễn ra khi nó trở thành một cao trào khi sự bất công vượt quá giới hạn? Anh không mong chờ điều đó, vì cái giá phải trả của người Việt Nam là quá đắt. Hãy hy vọng điều kỳ diệu sẽ diễn ra và Việt Nam sẽ có một lần đổi mới thứ hai, như những gì từng có trong quá khứ, xã hội Việt Nam sẽ chuyển mình sang giai đoạn mới một cách hòa bình, thay vì bạo lực và bất ổn.
Sẽ chẳng có gì mang tính đột phá ở Việt Nam có thể diễn ra sau kỳ đại hội đảng lần này, bởi vẫn là câu chuyện cũ và những gương mặt cũ. Đôi khi anh thấy đầy cay đắng vì một dân tộc không thiếu người tài, có đến 90 triệu dân nhưng không có một ai đáng được gọi là lãnh tụ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Lịch sử rồi sẽ khi nhận rằng đây là một thời kỳ xã hội không có vua, mà chỉ có những cá nhân lên cai trị nhờ thể chế.
Khép lại câu chuyện vĩ mô về Việt Nam, trong câu chuyện dưới đây, anh quay lại chủ đề ưa thích về một giống dân chó chết và hiếu chiến, Tàu Khựa, hay còn được gọi là Tàu Chệt.
Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2010
Tin buồn và tin vui
Tình hình là anh mới đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều bất ngờ là sau ngần đấy năm ăn hút trụy lạc, sa đọa theo lối sống tệ hại nhưng hấp dẫn của bọn tư sản đồi trụy đang dãy chết phương tây, hóa ra sức khỏe anh vẫn đạt loại A. Đấy là bọn con bò Việt Pháp nó gắn lên đít anh cái dấu chứng nhận ấy sau một loạt các test. Xem ra anh Lãng còn khỏe, và mục tiêu sống đến năm 60 có vẻ vẫn triển vọng đầy sáng sủa.
Tin vui, đối với anh, là sức anh còn khỏe, chưa liệt dương và còn lâu mới chết. Tin buồn, cho các bạn, là vì thế mà các bạn còn phải chịu đựng anh thêm ngót nghét vài chục năm. Trong thời gian ấy, một cơ số các bạn sẽ phải tiếp tục chấp nhận một sự thật khách quan: Các bạn là những con bò .
Từ đầu năm đến nay, thế nào ngồi kiểm đếm anh lại lồi ra một hũ tiền. Đến giờ anh thực sự nghiệm ra một chân lý, tiền bạc và đầu óc có sự tỷ lệ thuận với nhau. Nhận định chiến lược của anh về kinh tế, tài chính và đầu tư hầu như không sai khác so với thực tế. Cố nhiên, anh được tưởng thưởng khá đáng kể cho tầm nhìn ấy. Những mục tiêu anh đặt ra cho cuộc đời hồi 22 tuổi, hầu như đã được thực hiện một cách trọn vẹn. Tiền nhiều, dửng mỡ, cộng thêm số đo vòng bụng tăng dần theo thời gian, có lẽ đã đến lúc anh các bạn phải tìm một bước chuyển mới trong cuộc đời, trước khi bước sang phía bên kia của sườn dốc thoái hóa cả về nghị lực, ý chí và niềm đam mê cuộc sống.
Đây là một lựa chọn khó khăn. Một cơ số những đại gia anh quen, đến giờ có nhõn thú vui là đánh bạc và chém gió sau khi đã có ngót nghét hơn nghìn tỷ tài sản trong tay. Đôi lúc anh thấy cuộc sống thật đáng sợ, là khi con người tích tụ tài sản đến một mức nhất định nào đó, tự nhiên tiền đẻ ra tiền ở một tốc độ khiến xã hội phải bàng hoàng. Cơn sốt đất chóng mặt ở Việt Nam, cộng với những lợi thế tiếp cận thông tin bất cân xứng vốn vẫn sẽ tồn tại thêm ngót 20 năm nữa, khiến số dư tài sản của nhiều đại gia tăng nhanh theo các năm. Đó là cuộc chơi của một số ít người, những thành phần ăn hại, không có chỗ cho đồng bào cần lao dân đen cần cù nhưng kém may mắn. Về mặt cá nhân, anh cho rằng, tất cả những loại người làm giàu từ chứng khoán và bất động sản đều là loại người vô đạo đức, khi kiếm tiền nhanh mà thực sự không tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Tiếc thay, anh cũng thuộc cái đám bất nhân ấy, dù ít nhiều anh cũng đóng góp kha khá thuế cho nhà nước và đảm bảo đời sống (hay là bóc lột) ngót nghét 100 con người.
Nếu có điều gì chia sẻ với các bạn, những thành phần ưu tú, trẻ trung, tuy con bò nhưng đầy nhiệt huyết, là nếu các bạn muốn một Việt Nam hùng cường, hãy lựa chọn xây đắp đất nước từ những điều cụ thể. Hãy học hỏi, đầu tư, và định hướng sự nghiệp trong những công việc góp phần làm ra những sản phẩm cụ thể, có ích trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra giá trị và công ăn việc làm cho đồng bào cần lao vốn có dư tính cần cù nhưng bị một thể chế tồi tệ kìm kẹp và bóp nghẹt tiềm năng. Chạy theo những giấc mơ giàu xổi, sẽ khiến Việt Nam vĩnh viễn thành một đất nước làm thuê, bán tài nguyên và nhập hàng thiên hạ về sử dụng.
Nền kinh tế Việt nam vẫn còn là một bãi đất hoang, và còn nhiều cơ hội tưởng thưởng cho những ai có tầm nhìn và có đủ niềm đam mê dấn thân tới cùng cho khát vọng của mình.
Tin vui, đối với anh, là sức anh còn khỏe, chưa liệt dương và còn lâu mới chết. Tin buồn, cho các bạn, là vì thế mà các bạn còn phải chịu đựng anh thêm ngót nghét vài chục năm. Trong thời gian ấy, một cơ số các bạn sẽ phải tiếp tục chấp nhận một sự thật khách quan: Các bạn là những con bò .
Từ đầu năm đến nay, thế nào ngồi kiểm đếm anh lại lồi ra một hũ tiền. Đến giờ anh thực sự nghiệm ra một chân lý, tiền bạc và đầu óc có sự tỷ lệ thuận với nhau. Nhận định chiến lược của anh về kinh tế, tài chính và đầu tư hầu như không sai khác so với thực tế. Cố nhiên, anh được tưởng thưởng khá đáng kể cho tầm nhìn ấy. Những mục tiêu anh đặt ra cho cuộc đời hồi 22 tuổi, hầu như đã được thực hiện một cách trọn vẹn. Tiền nhiều, dửng mỡ, cộng thêm số đo vòng bụng tăng dần theo thời gian, có lẽ đã đến lúc anh các bạn phải tìm một bước chuyển mới trong cuộc đời, trước khi bước sang phía bên kia của sườn dốc thoái hóa cả về nghị lực, ý chí và niềm đam mê cuộc sống.
Đây là một lựa chọn khó khăn. Một cơ số những đại gia anh quen, đến giờ có nhõn thú vui là đánh bạc và chém gió sau khi đã có ngót nghét hơn nghìn tỷ tài sản trong tay. Đôi lúc anh thấy cuộc sống thật đáng sợ, là khi con người tích tụ tài sản đến một mức nhất định nào đó, tự nhiên tiền đẻ ra tiền ở một tốc độ khiến xã hội phải bàng hoàng. Cơn sốt đất chóng mặt ở Việt Nam, cộng với những lợi thế tiếp cận thông tin bất cân xứng vốn vẫn sẽ tồn tại thêm ngót 20 năm nữa, khiến số dư tài sản của nhiều đại gia tăng nhanh theo các năm. Đó là cuộc chơi của một số ít người, những thành phần ăn hại, không có chỗ cho đồng bào cần lao dân đen cần cù nhưng kém may mắn. Về mặt cá nhân, anh cho rằng, tất cả những loại người làm giàu từ chứng khoán và bất động sản đều là loại người vô đạo đức, khi kiếm tiền nhanh mà thực sự không tạo ra công ăn việc làm cho xã hội. Tiếc thay, anh cũng thuộc cái đám bất nhân ấy, dù ít nhiều anh cũng đóng góp kha khá thuế cho nhà nước và đảm bảo đời sống (hay là bóc lột) ngót nghét 100 con người.
Nếu có điều gì chia sẻ với các bạn, những thành phần ưu tú, trẻ trung, tuy con bò nhưng đầy nhiệt huyết, là nếu các bạn muốn một Việt Nam hùng cường, hãy lựa chọn xây đắp đất nước từ những điều cụ thể. Hãy học hỏi, đầu tư, và định hướng sự nghiệp trong những công việc góp phần làm ra những sản phẩm cụ thể, có ích trong cuộc sống hàng ngày, tạo ra giá trị và công ăn việc làm cho đồng bào cần lao vốn có dư tính cần cù nhưng bị một thể chế tồi tệ kìm kẹp và bóp nghẹt tiềm năng. Chạy theo những giấc mơ giàu xổi, sẽ khiến Việt Nam vĩnh viễn thành một đất nước làm thuê, bán tài nguyên và nhập hàng thiên hạ về sử dụng.
Nền kinh tế Việt nam vẫn còn là một bãi đất hoang, và còn nhiều cơ hội tưởng thưởng cho những ai có tầm nhìn và có đủ niềm đam mê dấn thân tới cùng cho khát vọng của mình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)