Anh bắt đầu tải các bài viết từ blog bên kia sang đây. Bài viết này là bài đầu tiên anh post lên net vào ngày 08/05/2010 sau hơn một năm không ló mặt lên mạng.
link: http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/176532?listPage=index
Kể từ bài viết cuối cùng anh post lên mạng, tính đến nay ngót nghét hơn 1 năm. Thời gian đó đủ dài để anh nhiều tiền hơn, hưởng lạc nhiều hơn, và suy ngẫm được nhiều điều hơn về những vấn đề đáng lưu tâm trong cuộc sống. Quan trọng hơn, thời gian đó là đủ dài để anh lặn khỏi những phiền toái về những bài viết dính dáng đến chính trị trong khoảng 2 năm về trước. Có rắc rối, anh luôn lặn một hơi. An toàn là trên hết, đó là tôn chỉ của một kẻ thực dụng, hèn nhát và ích kỷ hại nhân như lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn. (Kim bố Kim con ở Bắc Hàn còn được phong là lãnh tụ vĩ đại với cả lãnh tụ kính yêu, lý do đéo gì mà anh Lãng lại không xứng làm Lãnh tụ kính yêu lai vĩ đại??? Phỏng? )
Tuy nhiên cuộc sống vẫn diễn ra, có nhiều điều anh đã khởi đầu từ những bài viết đầu tiên. Đến giờ, những vấn đề ấy vẫn còn đó, và thời gian hiện tại cũng đã là chín muồi để anh chia sẻ vài góc nhìn với các bạn về những câu chuyện cũ. Đây là câu chuyện mới về những vấn đề đã cũ.
Nhận xét tổng thể về những gì đang diễn ra ở Việt Nam, có thể nói đó là một nền kinh tế đang bước vào một giai đoạn mới, khi những lợi thế quá khứ đã khai thác gần như cạn kiệt, trong khi những lợi thế mới chưa được tạo ra. Câu chuyện về chiếc lò xo bị nén trong một xã hội khép kín giờ đây không còn nữa. Việt Nam đã tới giới hạn của một nền kinh tế khai thác tài nguyên và nhân công rẻ mạt, và bắt đầu phải trả giá đắt cho những hủy hoại về môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên đã tới mức cạn kiệt. Dầu, than không còn nằm trong số những nguồn thu nhiều tiềm năng khi trữ lượng ngày một cạn. Những tập đoàn lớn đang mày mò tìm kiếm và tìm cách đào bới thêm các nguồn quặng thô nhằm duy trì sự tồn tại ăn bám kém hiệu quả thêm độ 1 thập niên, bất chấp cái giá phải trả quá lớn về kinh tế, môi trường và cả an ninh quốc gia mà thế hệ rất ngắn về sau đây sẽ phải gánh chịu.
Tài nguyên thô đang cạn kiệt dần, và nếu có tồn tại thì việc khai thác rồi đây sẽ phải trả giá rất lớn về môi trường. Việt Nam có dân số đứng hạng 13 trên thế giới, nhưng diện tích thì xếp 1/3 đứng từ dưới lên. Với 330.000 km2, chen chúc 90 triệu dân, chúng ta có mật độ sinh sống cao gấp vài chục lần khi so với Lào hay Campuchia, nơi có diện tích lãnh thổ vượt quá 2/3 lãnh thổ Việt Nam (khoảng 200.000 km2) và dân số chòm chèm 8 triệu. Không gian sinh tồn tính trên đầu người của Việt Nam quá nhỏ, điều đó đòi hỏi thể chế cai trị phải có những cái đầu có đủ tầm nhìn xa khi tính toán tới bài toán khai thác tài nguyên. Tiếc thay, Việt Nam không có những cái đầu như thế đang nắm quyền và có thể nắm quyền.
Sự tha hóa về chính thể giờ đây là một điều được đề cập đến công khai. Lực lượng tuyên huấn chế độ giờ đây đã chuyển tông, thay vì việc dùng lý lẽ về một chế độ tốt đẹp để bảo vệ một thể chế suy tàn, giờ đây họ xoay sang câu chuyện đánh đồng rằng đừng bỉ bai sự tha hóa hay tham nhũng ở Việt Nam, bởi thế giới đâu đâu cũng thế. Lý lẽ buồn cười này cũng có những giá trị riêng của nó, khi so sánh với những sự tồn tại phi lý đáng ngạc nhiên tại Haiti hay Zimbabue, nhưng nó sẽ mang lại cảm giác nhuc nhã đắng cay cho người Việt Nam khi nhìn sang Singapore hay những nền văn minh tiên tiến ở Âu Châu. Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại hình dung quá khác nhau về những giá trị.
Khi nhìn vào Việt Nam, vào những gì mà lực lượng tạo động lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam đang làm, anh vẫn cho, đây là một quốc gia rất có tương lai. Nhưng tương lai đó, không thể được tạo ra bằng những phép tính lẻ khi cộng dồn nỗ lực của mỗi cá nhân. Tương lai đó chỉ có thể được tạo ra với một chiến lược lớn và đúng đắn. Cái đó, cần đến sự sáng suốt trong quyết sách của chế độ cầm quyền. Trong niềm hy vọng mong manh, anh vẫn mong chờ những chiến lược đúng đắn sẽ được tạo ra, và một thể chế hiệu năng, với những con người quyết tâm thực hiện những thứ đó. Hy vọng hình như luôn là một điều tồn tại đối lập với thực tế. Đó là điều trớ trêu mà thế hệ hiện nay của người Việt Nam đang phải đối mặt.
90 triệu dân Việt Nam đang tồn tại ở thế hệ vàng, nó sẽ có hiệu năng to lớn nếu nguồn tài nguyên con người được đầu tư về kỹ năng, chất xám và giáo dục. Nhưng sự yếu kém về hoạch định chiến lược, và sự tha hóa về hiệu năng của hệ thống cai trị do tham nhũng đang xóa nhòa dần những lợi thế quốc gia. Một cách đầy cay đắng, chúng ta phải chấp nhận rằng không có khả năng làm sạch đối với thể chế tại Việt nam trong chí ít 10 năm tới. Tham nhũng và ăn cắp bắt rễ từ thấp tới cao, bất cứ một cá nhân nào, dù muốn sống liêm khiết tới đâu thì khi rơi vào hệ thống như vậy, họ cũng buộc phải tha hóa theo trào lưu chung, hoặc sẽ bị đào thải và nghiền nát những người trên thuyền sẽ ném họ xuống biển.
Tất nhiên câu chuyện về khái niệm "dân chủ" đối với anh Lãng, như trước đây, vẫn chỉ là vớ vẩn. Chẳng có nền dân chủ nào có thể thích ứng được với Việt Nam, khi xã hội hoàn toàn thiếu vắng những cơ sở cần thiết của nó. Việt Nam còn lâu lắm mới có một tầng lớp trung lưu đủ đông để làm nền tảng cho xã hội thích ứng với quyền lực số đông. Hơn thế, lịch sử ngót 1000 năm qua của Việt Nam không tồn tại cơ sở của một nền chính trị đếm đầu người (bầu cử hoặc loại bỏ thể chế nhờ bỏ phiếu), mà chỉ tồn tại những triều đại cai trị bằng cách "chặt đầu người". Đây là điều hòan toàn tương tự với nền chính trị 4000 năm tại Trung Quốc, mà bố già Lý Quang Diệu đã nhận xét trong cuốn hồi ký của mình. Phải cần thêm một thế hệ, để những lực lượng xã hội như các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tương trợ lớn mạnh đến mức cần thiết ở Việt Nam, và đồng thời với đó, là sự nâng cao cần thiết về dân trí, để sự khác biệt về ý tưởng không còn quá cực đoan trong nội bộ người Việt, khi đó, số ít sẽ biết tôn trọng quyền lợi của số đông, và đủ kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong lần bầu cử, chứ không phải giành quyền phản đối bằng các biện pháp chống đối cực đoan, hay các cuộc biểu tình làm tê liệt xã hội. Có lẽ thay vì giấc mơ dân chủ, người Việt Nam nên chú trọng về các giá trị thuộc về "nhân quyền". Đấu tranh cho những giá trị thiết yếu thuộc về quyền lợi của mình, rồi tất yếu sẽ dẫn tới lời giải cho bài toán về cái gọi là "dân chủ". Khi các giá trị về quyền con người được tôn trọng và ngày một mở rộng, tất yếu sẽ dẫn tới sự trưởng thành về xã hội và những cơ sở cần thiết cho một nền chính trị quyền lực thuộc về số đông. Đây là đường đi tất yếu mà người Việt Nam cần phải thực hiện.
Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quốc gia. Điều đó cũng đặt chế độ hiện nay trước những nguy cơ có tính sinh tồn. Chắc chắn rằng sự tin tưởng vào chế độ đang ngày một bị bào mòn đi. Nó thể hiện ở sự bất tín sâu sắc của đại đa số dân cư thuộc tầng lớp bị bóc lột tàn tệ như nông dân. Thành phần ăn trên ngồi chốc và ăn bám như anh Lãng cố nhiên vẫn đang rung đùi. Nhưng làn sóng ngầm về sự bất tín đang tồn tại âm thầm. Nó bùng phát bởi những mâu thuẫn nhỏ. Chuyện gì sẽ diễn ra khi nó trở thành một cao trào khi sự bất công vượt quá giới hạn? Anh không mong chờ điều đó, vì cái giá phải trả của người Việt Nam là quá đắt. Hãy hy vọng điều kỳ diệu sẽ diễn ra và Việt Nam sẽ có một lần đổi mới thứ hai, như những gì từng có trong quá khứ, xã hội Việt Nam sẽ chuyển mình sang giai đoạn mới một cách hòa bình, thay vì bạo lực và bất ổn.
Sẽ chẳng có gì mang tính đột phá ở Việt Nam có thể diễn ra sau kỳ đại hội đảng lần này, bởi vẫn là câu chuyện cũ và những gương mặt cũ. Đôi khi anh thấy đầy cay đắng vì một dân tộc không thiếu người tài, có đến 90 triệu dân nhưng không có một ai đáng được gọi là lãnh tụ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Lịch sử rồi sẽ khi nhận rằng đây là một thời kỳ xã hội không có vua, mà chỉ có những cá nhân lên cai trị nhờ thể chế.
Khép lại câu chuyện vĩ mô về Việt Nam, trong câu chuyện dưới đây, anh quay lại chủ đề ưa thích về một giống dân chó chết và hiếu chiến, Tàu Khựa, hay còn được gọi là Tàu Chệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét