Hội nghị ngoại trưởng các nước Asean mở rộng tại Hà Nội vừa qua, ông Dương Khiết Trì, trước làn sóng chỉ trích của Hoa Kỳ và 12 quốc gia tham dự cuộc họp, về hành vi hiếu chiến và dã tâm thôn tính biển Đông (hay biển Nam Trung Hoa theo cách gọi của người Trung Quốc), đã nhìn xoáy sâu vào vị ngoại trưởng Singapore và dằn từng tiếng "Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế". Việc ngoại trưởng Trung Hoa chọn Singapore để nhấn mạnh thông điệp của mình cũng là một điều khá dễ hiểu. Singapore nằm trong nhóm nước nhỏ bé nhất và có số dân ít ỏi nhất trong số các nước Asean. Hơn thế, Singapore lại giàu nhất, và người giàu luôn có nhiều điều để mất, đặc biệt khi đối diện với một thế lực khổng lồ, hung hăng, đặc biệt chưa bao giờ biết quý trọng sinh mạng con người, dù đó là dân của chính họ.
Có một điều, ông Lương Khiết Trì cố gắng muốn lờ đi "Trung Quốc là một nước lớn, đó là một thực tế. Ngoài ra, còn một thực tế khác, có nhiều nước lớn khác đang tồn tại đầy quyền lực trên thế giới này".
Trong khoảng 5 năm trở lại đây Việt Nam vật lộn đầy cực nhọc trong ván bài biển Đông với người Tàu. Áp đảo cả về kinh tế và quân sự, hạm đội Trung Quốc ngày một vươn xa hơn trên biển Đông. Những vụ tàn sát ngư dân Việt Nam, khi súng nổ nhắm vào tàu thuyền tránh bão trên vùng biển đảo tranh chấp, hay những vụ "tàu lạ" tông chìm ngư thuyền đánh cá của Việt Nam liên tiếp trên biển, làm dấy lên sự phẫn nộ của bất cứ một ai còn có lương tri trên thế giới này. Dĩ nhiên, trên mạng Trung Quốc thì lan tràn lời cổ vũ "tông chìm nữa, bắt tàu cá đòi tiền chuộc nữa, để đám ngư dân Việt Nam tuyệt vọng và kiệt quệ không còn mò ra biển". Trước mối đe dọa vô nhân tính và vì sự sinh tồn, người Việt Nam đứng sát nhau hơn. Thể chế tham nhũng ái quốc tại Việt Nam cũng vật lộn với canh bạc nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia và vãn hồi thế đứng chông chênh của chế độ trong con mắt người dân: Chính phủ đầu tư ngày một mạnh tay cho các khoản chi quốc phòng. Người Việt Nam không còn cửa lùi trên biển.
Mỹ chứng kiến những nỗ lực ấy trong sự dè chừng đầy toan tính. Các nước Asean khác quan sát với vẻ lo lắng kèm theo nỗi vui mừng ẩn dấu. Họ hiểu rằng thật may mắn vì chính Việt Nam mới là nước nằm kề sát Trung Hoa, chịu nhiều đe dọa nhất, lợi ích bị tổn thương lớn nhất, và phải là người đón đầu cơn gió.
Sự toan tính đầy ích kỷ của người Tàu thể hiện cả ở khía cạnh khai thác các lợi ích ảnh hưởng đến tòan khu vực. Trung Quốc ngày một xây nhiều đập hơn ở những con sông quốc tế có thượng nguồn nằm ở lãnh thổ Trung Hoa, bất chấp việc đó gây thiệt hại nặng nề cho các nước Asean nhỏ yếu nằm ở cuối nguồn. Trong bối cảnh nước biển dâng và trái đất ngày một nóng lên, nhiều nước Asean, đặc biệt là Việt Nam, đang đối diện với một viễn cảnh thiệt hại nặng nề vì những kế hoạch khai thác đơn phương đầy ích kỷ và vô trách nhiệm của người Trung Quốc.
Người Việt Nam có truyền thống đấu tranh bền bỉ cho những quyền lợi chính đáng của mình. Không một người Việt Nam nào muốn chiến tranh với Trung Hoa, nhưng cũng không có một người Việt Nam nào không cảnh giác với nguy cơ về một cuộc chiến, khi Trung Quốc ngày càng bộc lộ rõ dã tâm thôn tính lãnh thổ trên biển của người Việt. Hơn thế, tuyệt đại bộ phận người Việt, dù không muốn, nhưng sẵn sàng bước vào một cuộc chiến khi bị đẩy đến chân tường. Lịch sử và truyền thống dân tộc được tái hiện, ngay cả khi Việt Nam vật lộn giữa làn sóng suy thoái toàn cầu 2008, 2009.
Nước Mỹ chứng minh một thực tế khác, ngòai Trung Quốc, còn có những nước lớn khác trên thế giới này. Quyền lợi va chạm mạnh mẽ Mỹ Trung trên một lọat lĩnh vực khác nhau khiến Mỹ ngày một quan tâm hơn đến những quốc gia có cùng quyền lợi chiến lược với mình. Lần đầu tiên, cả Việt Nam và Mỹ đều chợt nhận ra: "Dù có rất nhiều khác biệt về thể chế và ý thức, nhưng đứng trên bình diện quyền lợi quốc gia, cả hai nước, đều có chung mối quan tâm chiến lược trên khu vực biển Đông".
Hilary Clinton đến Việt Nam với một bài phát biểu dội gáo nước lạnh vào thẳng mặt Trung Hoa, khi ngụ ý đầy thẳng thắn "Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hòan toàn vô căn cứ". Gáo nước lạnh vào Trung Quốc trái lại, lại là một liều thuốc dưỡng mật đại bổ đối với một loạt nước Asean khác, vốn trước nay hết sức thận trọng khi muốn biểu đạt ý đồ chống lại tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Bà Hilary Clinton tuyên bố trước giới báo chí sau cuộc họp: 12 quốc gia tham dự hội nghị đều bày tỏ với bà sự quan ngại của họ về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Điều đó có nghĩa mọi quốc gia trong khu vực đều có chung một nhận thức, ngoại trừ Trung Quốc.
Người ta ngay lập tức nhận thấy tác động của vấn đề: Chỉ vài tuần sau cuộc họp, Indonesia tuyên bố công khai "Đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông là phi lý và trái ngược hòan toàn nguyên tắc về luật biển chiếu theo công ước quốc tế 1982". Người Indonesia còn khiến Trung Quốc hai thận hơn khi dùng chính những lập luận của Trung Quốc về việc diễn tả các đảo đá không người trong lập luân bác bỏ chủ quyền của Nhật Bản ở Đông Hải. Điều này thật đáng chú ý, bởi Indonesia, có số dân lớn nhất khối Asean, cũng đồng thời là nước có ít va chạm về chủ quyền nhất với Trung Quốc ở Biển Đông, và trước giờ họ thích tìm vị trí đứng trung gian hòa giải hơn là đối đầu với Trung Hoa. Giờ đây người Tàu chợt nhận ra, người Indonesia đang cất tiếng nói bằng một câu chuyện rất khác.
Thế giới giờ đây đã rất khác đối với người Tàu. Nỗ lực đàm phán song phương để bẻ dần từng chiếc đũa nhỏ yếu trong số các nước mà Trung Quốc đang cố gắng tước đoạt chủ quyền ở vùng biển Đông mà người Tàu ấp ủ ngày một bước vào ngõ cụt. Hoa Kỳ thực dụng, họ chờ đợi bằng được đến khi Việt Nam chứng tỏ quyết tâm và chứng tỏ trên thực tế, người Việt có đủ khả năng bảo vệ chính mình để cất lời. Khi một nước lớn cất lời, đã có nhiều giọng ca khác hòa nhịp vào dàn đồng ca : Thế giới có nhiều nước lớn, không phải chỉ mình Trung Quốc.
Lời phát biểu của Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên tổng cục trưởng tổng cục 2, một thế lực đầy quyền lực trong nền ưtrị Việt Nam, và hiện tại là thứ trưởng Bộ Quốc Phòng: "Việt Nam không muốn chiến tranh, không bao giờ dùng vũ lực (trước), nhưng có đủ khả năng tự vệ". Khi được hỏi lời tuyên bố đó liệu có phải để đáp lại sự đe dọa dùng vũ lực của Trung Quốc, ông Vịnh, với một câu trả lời xứng đáng với cha mình, cố đại tướng Nguyễn Chí Thanh "Nên dành câu hỏi đó cho Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam". Dù rằng ông Vịnh là một cái tên dính với khá nhiều nghi án xung quanh tổng cục 2 và các canh bạc đấu đá nội bộ của hệ thống quyền lực Việt Nam, nhưng cha ông, Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, là một người yêu nước, và ông Vịnh cũng mang trong mình dòng máu đó. Hy vọng rằng, đó cũng là điểm chung của phần lớn những người đang nắm quyền cai trị của Việt Nam trong giai đoạn chông chênh hiện nay của lịch sử.
Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt lớn của lịch sử. Bất chấp sự khác biệt về thể chế và ý thức hệ, nhưng những điểm chung về lợi ích quốc gia có thể giúp Việt Nam có chỗ đứng sát cạnh những thế lực lớn trên ván bài chiến lược toàn cầu. Làm thế nào tận dụng được những cơ hội đang mở ra trước mắt nhằm củng cố sức mạnh quốc gia và bảo vệ chủ quyền, đồng thời giữ mình đủ khôn ngoan để tránh bị biến thành quân tốt thí khi các nước lớn mặc cả sau lưng. Bài toán khó nhưng không phải không có lời giải.
Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010
Thế giới mở và những định hướng tương lai
Anh bắt đầu tải các bài viết từ blog bên kia sang đây. Bài viết này là bài đầu tiên anh post lên net vào ngày 08/05/2010 sau hơn một năm không ló mặt lên mạng.
link: http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/176532?listPage=index
Kể từ bài viết cuối cùng anh post lên mạng, tính đến nay ngót nghét hơn 1 năm. Thời gian đó đủ dài để anh nhiều tiền hơn, hưởng lạc nhiều hơn, và suy ngẫm được nhiều điều hơn về những vấn đề đáng lưu tâm trong cuộc sống. Quan trọng hơn, thời gian đó là đủ dài để anh lặn khỏi những phiền toái về những bài viết dính dáng đến chính trị trong khoảng 2 năm về trước. Có rắc rối, anh luôn lặn một hơi. An toàn là trên hết, đó là tôn chỉ của một kẻ thực dụng, hèn nhát và ích kỷ hại nhân như lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn. (Kim bố Kim con ở Bắc Hàn còn được phong là lãnh tụ vĩ đại với cả lãnh tụ kính yêu, lý do đéo gì mà anh Lãng lại không xứng làm Lãnh tụ kính yêu lai vĩ đại??? Phỏng? )
Tuy nhiên cuộc sống vẫn diễn ra, có nhiều điều anh đã khởi đầu từ những bài viết đầu tiên. Đến giờ, những vấn đề ấy vẫn còn đó, và thời gian hiện tại cũng đã là chín muồi để anh chia sẻ vài góc nhìn với các bạn về những câu chuyện cũ. Đây là câu chuyện mới về những vấn đề đã cũ.
Nhận xét tổng thể về những gì đang diễn ra ở Việt Nam, có thể nói đó là một nền kinh tế đang bước vào một giai đoạn mới, khi những lợi thế quá khứ đã khai thác gần như cạn kiệt, trong khi những lợi thế mới chưa được tạo ra. Câu chuyện về chiếc lò xo bị nén trong một xã hội khép kín giờ đây không còn nữa. Việt Nam đã tới giới hạn của một nền kinh tế khai thác tài nguyên và nhân công rẻ mạt, và bắt đầu phải trả giá đắt cho những hủy hoại về môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên đã tới mức cạn kiệt. Dầu, than không còn nằm trong số những nguồn thu nhiều tiềm năng khi trữ lượng ngày một cạn. Những tập đoàn lớn đang mày mò tìm kiếm và tìm cách đào bới thêm các nguồn quặng thô nhằm duy trì sự tồn tại ăn bám kém hiệu quả thêm độ 1 thập niên, bất chấp cái giá phải trả quá lớn về kinh tế, môi trường và cả an ninh quốc gia mà thế hệ rất ngắn về sau đây sẽ phải gánh chịu.
Tài nguyên thô đang cạn kiệt dần, và nếu có tồn tại thì việc khai thác rồi đây sẽ phải trả giá rất lớn về môi trường. Việt Nam có dân số đứng hạng 13 trên thế giới, nhưng diện tích thì xếp 1/3 đứng từ dưới lên. Với 330.000 km2, chen chúc 90 triệu dân, chúng ta có mật độ sinh sống cao gấp vài chục lần khi so với Lào hay Campuchia, nơi có diện tích lãnh thổ vượt quá 2/3 lãnh thổ Việt Nam (khoảng 200.000 km2) và dân số chòm chèm 8 triệu. Không gian sinh tồn tính trên đầu người của Việt Nam quá nhỏ, điều đó đòi hỏi thể chế cai trị phải có những cái đầu có đủ tầm nhìn xa khi tính toán tới bài toán khai thác tài nguyên. Tiếc thay, Việt Nam không có những cái đầu như thế đang nắm quyền và có thể nắm quyền.
Sự tha hóa về chính thể giờ đây là một điều được đề cập đến công khai. Lực lượng tuyên huấn chế độ giờ đây đã chuyển tông, thay vì việc dùng lý lẽ về một chế độ tốt đẹp để bảo vệ một thể chế suy tàn, giờ đây họ xoay sang câu chuyện đánh đồng rằng đừng bỉ bai sự tha hóa hay tham nhũng ở Việt Nam, bởi thế giới đâu đâu cũng thế. Lý lẽ buồn cười này cũng có những giá trị riêng của nó, khi so sánh với những sự tồn tại phi lý đáng ngạc nhiên tại Haiti hay Zimbabue, nhưng nó sẽ mang lại cảm giác nhuc nhã đắng cay cho người Việt Nam khi nhìn sang Singapore hay những nền văn minh tiên tiến ở Âu Châu. Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại hình dung quá khác nhau về những giá trị.
Khi nhìn vào Việt Nam, vào những gì mà lực lượng tạo động lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam đang làm, anh vẫn cho, đây là một quốc gia rất có tương lai. Nhưng tương lai đó, không thể được tạo ra bằng những phép tính lẻ khi cộng dồn nỗ lực của mỗi cá nhân. Tương lai đó chỉ có thể được tạo ra với một chiến lược lớn và đúng đắn. Cái đó, cần đến sự sáng suốt trong quyết sách của chế độ cầm quyền. Trong niềm hy vọng mong manh, anh vẫn mong chờ những chiến lược đúng đắn sẽ được tạo ra, và một thể chế hiệu năng, với những con người quyết tâm thực hiện những thứ đó. Hy vọng hình như luôn là một điều tồn tại đối lập với thực tế. Đó là điều trớ trêu mà thế hệ hiện nay của người Việt Nam đang phải đối mặt.
90 triệu dân Việt Nam đang tồn tại ở thế hệ vàng, nó sẽ có hiệu năng to lớn nếu nguồn tài nguyên con người được đầu tư về kỹ năng, chất xám và giáo dục. Nhưng sự yếu kém về hoạch định chiến lược, và sự tha hóa về hiệu năng của hệ thống cai trị do tham nhũng đang xóa nhòa dần những lợi thế quốc gia. Một cách đầy cay đắng, chúng ta phải chấp nhận rằng không có khả năng làm sạch đối với thể chế tại Việt nam trong chí ít 10 năm tới. Tham nhũng và ăn cắp bắt rễ từ thấp tới cao, bất cứ một cá nhân nào, dù muốn sống liêm khiết tới đâu thì khi rơi vào hệ thống như vậy, họ cũng buộc phải tha hóa theo trào lưu chung, hoặc sẽ bị đào thải và nghiền nát những người trên thuyền sẽ ném họ xuống biển.
Tất nhiên câu chuyện về khái niệm "dân chủ" đối với anh Lãng, như trước đây, vẫn chỉ là vớ vẩn. Chẳng có nền dân chủ nào có thể thích ứng được với Việt Nam, khi xã hội hoàn toàn thiếu vắng những cơ sở cần thiết của nó. Việt Nam còn lâu lắm mới có một tầng lớp trung lưu đủ đông để làm nền tảng cho xã hội thích ứng với quyền lực số đông. Hơn thế, lịch sử ngót 1000 năm qua của Việt Nam không tồn tại cơ sở của một nền chính trị đếm đầu người (bầu cử hoặc loại bỏ thể chế nhờ bỏ phiếu), mà chỉ tồn tại những triều đại cai trị bằng cách "chặt đầu người". Đây là điều hòan toàn tương tự với nền chính trị 4000 năm tại Trung Quốc, mà bố già Lý Quang Diệu đã nhận xét trong cuốn hồi ký của mình. Phải cần thêm một thế hệ, để những lực lượng xã hội như các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tương trợ lớn mạnh đến mức cần thiết ở Việt Nam, và đồng thời với đó, là sự nâng cao cần thiết về dân trí, để sự khác biệt về ý tưởng không còn quá cực đoan trong nội bộ người Việt, khi đó, số ít sẽ biết tôn trọng quyền lợi của số đông, và đủ kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong lần bầu cử, chứ không phải giành quyền phản đối bằng các biện pháp chống đối cực đoan, hay các cuộc biểu tình làm tê liệt xã hội. Có lẽ thay vì giấc mơ dân chủ, người Việt Nam nên chú trọng về các giá trị thuộc về "nhân quyền". Đấu tranh cho những giá trị thiết yếu thuộc về quyền lợi của mình, rồi tất yếu sẽ dẫn tới lời giải cho bài toán về cái gọi là "dân chủ". Khi các giá trị về quyền con người được tôn trọng và ngày một mở rộng, tất yếu sẽ dẫn tới sự trưởng thành về xã hội và những cơ sở cần thiết cho một nền chính trị quyền lực thuộc về số đông. Đây là đường đi tất yếu mà người Việt Nam cần phải thực hiện.
Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quốc gia. Điều đó cũng đặt chế độ hiện nay trước những nguy cơ có tính sinh tồn. Chắc chắn rằng sự tin tưởng vào chế độ đang ngày một bị bào mòn đi. Nó thể hiện ở sự bất tín sâu sắc của đại đa số dân cư thuộc tầng lớp bị bóc lột tàn tệ như nông dân. Thành phần ăn trên ngồi chốc và ăn bám như anh Lãng cố nhiên vẫn đang rung đùi. Nhưng làn sóng ngầm về sự bất tín đang tồn tại âm thầm. Nó bùng phát bởi những mâu thuẫn nhỏ. Chuyện gì sẽ diễn ra khi nó trở thành một cao trào khi sự bất công vượt quá giới hạn? Anh không mong chờ điều đó, vì cái giá phải trả của người Việt Nam là quá đắt. Hãy hy vọng điều kỳ diệu sẽ diễn ra và Việt Nam sẽ có một lần đổi mới thứ hai, như những gì từng có trong quá khứ, xã hội Việt Nam sẽ chuyển mình sang giai đoạn mới một cách hòa bình, thay vì bạo lực và bất ổn.
Sẽ chẳng có gì mang tính đột phá ở Việt Nam có thể diễn ra sau kỳ đại hội đảng lần này, bởi vẫn là câu chuyện cũ và những gương mặt cũ. Đôi khi anh thấy đầy cay đắng vì một dân tộc không thiếu người tài, có đến 90 triệu dân nhưng không có một ai đáng được gọi là lãnh tụ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Lịch sử rồi sẽ khi nhận rằng đây là một thời kỳ xã hội không có vua, mà chỉ có những cá nhân lên cai trị nhờ thể chế.
Khép lại câu chuyện vĩ mô về Việt Nam, trong câu chuyện dưới đây, anh quay lại chủ đề ưa thích về một giống dân chó chết và hiếu chiến, Tàu Khựa, hay còn được gọi là Tàu Chệt.
link: http://pulse.yahoo.com/_NFTQPAEPPKSR6V3FA4RJBLZVFM/blog/articles/176532?listPage=index
Kể từ bài viết cuối cùng anh post lên mạng, tính đến nay ngót nghét hơn 1 năm. Thời gian đó đủ dài để anh nhiều tiền hơn, hưởng lạc nhiều hơn, và suy ngẫm được nhiều điều hơn về những vấn đề đáng lưu tâm trong cuộc sống. Quan trọng hơn, thời gian đó là đủ dài để anh lặn khỏi những phiền toái về những bài viết dính dáng đến chính trị trong khoảng 2 năm về trước. Có rắc rối, anh luôn lặn một hơi. An toàn là trên hết, đó là tôn chỉ của một kẻ thực dụng, hèn nhát và ích kỷ hại nhân như lãnh tụ Lãng kính yêu của các bạn. (Kim bố Kim con ở Bắc Hàn còn được phong là lãnh tụ vĩ đại với cả lãnh tụ kính yêu, lý do đéo gì mà anh Lãng lại không xứng làm Lãnh tụ kính yêu lai vĩ đại??? Phỏng? )
Tuy nhiên cuộc sống vẫn diễn ra, có nhiều điều anh đã khởi đầu từ những bài viết đầu tiên. Đến giờ, những vấn đề ấy vẫn còn đó, và thời gian hiện tại cũng đã là chín muồi để anh chia sẻ vài góc nhìn với các bạn về những câu chuyện cũ. Đây là câu chuyện mới về những vấn đề đã cũ.
Nhận xét tổng thể về những gì đang diễn ra ở Việt Nam, có thể nói đó là một nền kinh tế đang bước vào một giai đoạn mới, khi những lợi thế quá khứ đã khai thác gần như cạn kiệt, trong khi những lợi thế mới chưa được tạo ra. Câu chuyện về chiếc lò xo bị nén trong một xã hội khép kín giờ đây không còn nữa. Việt Nam đã tới giới hạn của một nền kinh tế khai thác tài nguyên và nhân công rẻ mạt, và bắt đầu phải trả giá đắt cho những hủy hoại về môi trường. Nhiều nguồn tài nguyên đã tới mức cạn kiệt. Dầu, than không còn nằm trong số những nguồn thu nhiều tiềm năng khi trữ lượng ngày một cạn. Những tập đoàn lớn đang mày mò tìm kiếm và tìm cách đào bới thêm các nguồn quặng thô nhằm duy trì sự tồn tại ăn bám kém hiệu quả thêm độ 1 thập niên, bất chấp cái giá phải trả quá lớn về kinh tế, môi trường và cả an ninh quốc gia mà thế hệ rất ngắn về sau đây sẽ phải gánh chịu.
Tài nguyên thô đang cạn kiệt dần, và nếu có tồn tại thì việc khai thác rồi đây sẽ phải trả giá rất lớn về môi trường. Việt Nam có dân số đứng hạng 13 trên thế giới, nhưng diện tích thì xếp 1/3 đứng từ dưới lên. Với 330.000 km2, chen chúc 90 triệu dân, chúng ta có mật độ sinh sống cao gấp vài chục lần khi so với Lào hay Campuchia, nơi có diện tích lãnh thổ vượt quá 2/3 lãnh thổ Việt Nam (khoảng 200.000 km2) và dân số chòm chèm 8 triệu. Không gian sinh tồn tính trên đầu người của Việt Nam quá nhỏ, điều đó đòi hỏi thể chế cai trị phải có những cái đầu có đủ tầm nhìn xa khi tính toán tới bài toán khai thác tài nguyên. Tiếc thay, Việt Nam không có những cái đầu như thế đang nắm quyền và có thể nắm quyền.
Sự tha hóa về chính thể giờ đây là một điều được đề cập đến công khai. Lực lượng tuyên huấn chế độ giờ đây đã chuyển tông, thay vì việc dùng lý lẽ về một chế độ tốt đẹp để bảo vệ một thể chế suy tàn, giờ đây họ xoay sang câu chuyện đánh đồng rằng đừng bỉ bai sự tha hóa hay tham nhũng ở Việt Nam, bởi thế giới đâu đâu cũng thế. Lý lẽ buồn cười này cũng có những giá trị riêng của nó, khi so sánh với những sự tồn tại phi lý đáng ngạc nhiên tại Haiti hay Zimbabue, nhưng nó sẽ mang lại cảm giác nhuc nhã đắng cay cho người Việt Nam khi nhìn sang Singapore hay những nền văn minh tiên tiến ở Âu Châu. Chúng ta cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại hình dung quá khác nhau về những giá trị.
Khi nhìn vào Việt Nam, vào những gì mà lực lượng tạo động lực thực sự cho nền kinh tế Việt Nam đang làm, anh vẫn cho, đây là một quốc gia rất có tương lai. Nhưng tương lai đó, không thể được tạo ra bằng những phép tính lẻ khi cộng dồn nỗ lực của mỗi cá nhân. Tương lai đó chỉ có thể được tạo ra với một chiến lược lớn và đúng đắn. Cái đó, cần đến sự sáng suốt trong quyết sách của chế độ cầm quyền. Trong niềm hy vọng mong manh, anh vẫn mong chờ những chiến lược đúng đắn sẽ được tạo ra, và một thể chế hiệu năng, với những con người quyết tâm thực hiện những thứ đó. Hy vọng hình như luôn là một điều tồn tại đối lập với thực tế. Đó là điều trớ trêu mà thế hệ hiện nay của người Việt Nam đang phải đối mặt.
90 triệu dân Việt Nam đang tồn tại ở thế hệ vàng, nó sẽ có hiệu năng to lớn nếu nguồn tài nguyên con người được đầu tư về kỹ năng, chất xám và giáo dục. Nhưng sự yếu kém về hoạch định chiến lược, và sự tha hóa về hiệu năng của hệ thống cai trị do tham nhũng đang xóa nhòa dần những lợi thế quốc gia. Một cách đầy cay đắng, chúng ta phải chấp nhận rằng không có khả năng làm sạch đối với thể chế tại Việt nam trong chí ít 10 năm tới. Tham nhũng và ăn cắp bắt rễ từ thấp tới cao, bất cứ một cá nhân nào, dù muốn sống liêm khiết tới đâu thì khi rơi vào hệ thống như vậy, họ cũng buộc phải tha hóa theo trào lưu chung, hoặc sẽ bị đào thải và nghiền nát những người trên thuyền sẽ ném họ xuống biển.
Tất nhiên câu chuyện về khái niệm "dân chủ" đối với anh Lãng, như trước đây, vẫn chỉ là vớ vẩn. Chẳng có nền dân chủ nào có thể thích ứng được với Việt Nam, khi xã hội hoàn toàn thiếu vắng những cơ sở cần thiết của nó. Việt Nam còn lâu lắm mới có một tầng lớp trung lưu đủ đông để làm nền tảng cho xã hội thích ứng với quyền lực số đông. Hơn thế, lịch sử ngót 1000 năm qua của Việt Nam không tồn tại cơ sở của một nền chính trị đếm đầu người (bầu cử hoặc loại bỏ thể chế nhờ bỏ phiếu), mà chỉ tồn tại những triều đại cai trị bằng cách "chặt đầu người". Đây là điều hòan toàn tương tự với nền chính trị 4000 năm tại Trung Quốc, mà bố già Lý Quang Diệu đã nhận xét trong cuốn hồi ký của mình. Phải cần thêm một thế hệ, để những lực lượng xã hội như các nghiệp đoàn, các tổ chức tôn giáo, các hiệp hội tương trợ lớn mạnh đến mức cần thiết ở Việt Nam, và đồng thời với đó, là sự nâng cao cần thiết về dân trí, để sự khác biệt về ý tưởng không còn quá cực đoan trong nội bộ người Việt, khi đó, số ít sẽ biết tôn trọng quyền lợi của số đông, và đủ kiên nhẫn chờ đến lượt mình trong lần bầu cử, chứ không phải giành quyền phản đối bằng các biện pháp chống đối cực đoan, hay các cuộc biểu tình làm tê liệt xã hội. Có lẽ thay vì giấc mơ dân chủ, người Việt Nam nên chú trọng về các giá trị thuộc về "nhân quyền". Đấu tranh cho những giá trị thiết yếu thuộc về quyền lợi của mình, rồi tất yếu sẽ dẫn tới lời giải cho bài toán về cái gọi là "dân chủ". Khi các giá trị về quyền con người được tôn trọng và ngày một mở rộng, tất yếu sẽ dẫn tới sự trưởng thành về xã hội và những cơ sở cần thiết cho một nền chính trị quyền lực thuộc về số đông. Đây là đường đi tất yếu mà người Việt Nam cần phải thực hiện.
Tham nhũng ở Việt Nam đã đến mức làm suy yếu nghiêm trọng tiềm lực quốc gia. Điều đó cũng đặt chế độ hiện nay trước những nguy cơ có tính sinh tồn. Chắc chắn rằng sự tin tưởng vào chế độ đang ngày một bị bào mòn đi. Nó thể hiện ở sự bất tín sâu sắc của đại đa số dân cư thuộc tầng lớp bị bóc lột tàn tệ như nông dân. Thành phần ăn trên ngồi chốc và ăn bám như anh Lãng cố nhiên vẫn đang rung đùi. Nhưng làn sóng ngầm về sự bất tín đang tồn tại âm thầm. Nó bùng phát bởi những mâu thuẫn nhỏ. Chuyện gì sẽ diễn ra khi nó trở thành một cao trào khi sự bất công vượt quá giới hạn? Anh không mong chờ điều đó, vì cái giá phải trả của người Việt Nam là quá đắt. Hãy hy vọng điều kỳ diệu sẽ diễn ra và Việt Nam sẽ có một lần đổi mới thứ hai, như những gì từng có trong quá khứ, xã hội Việt Nam sẽ chuyển mình sang giai đoạn mới một cách hòa bình, thay vì bạo lực và bất ổn.
Sẽ chẳng có gì mang tính đột phá ở Việt Nam có thể diễn ra sau kỳ đại hội đảng lần này, bởi vẫn là câu chuyện cũ và những gương mặt cũ. Đôi khi anh thấy đầy cay đắng vì một dân tộc không thiếu người tài, có đến 90 triệu dân nhưng không có một ai đáng được gọi là lãnh tụ trong khoảng 30 năm trở lại đây. Lịch sử rồi sẽ khi nhận rằng đây là một thời kỳ xã hội không có vua, mà chỉ có những cá nhân lên cai trị nhờ thể chế.
Khép lại câu chuyện vĩ mô về Việt Nam, trong câu chuyện dưới đây, anh quay lại chủ đề ưa thích về một giống dân chó chết và hiếu chiến, Tàu Khựa, hay còn được gọi là Tàu Chệt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)