Phong trào MỘT LÁ PHIẾU, MỘT CÁI TÊN cho cuộc Bầu cử Quốc Hội.
Sau khi các sự kiện diễn ra và mọi việc được phơi bày, đã có nhiều điều
trở nên rất rõ ràng. Trong bài viết này, tôi muốn nói về bầu cử. Tôi
coi đây tiếp tục là một phần của cuộc đấu tranh ôn hòa lâu dài mà người
Việt Nam cần tiến hành để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội và cả biến đất
nước trong hòa bình.
Tôi muốn nói tóm lược một chút về cơ chế bầu
cử ở Việt Nam để nếu ai đó còn có chút mơ hồ thì sẽ hiểu rõ về cái luôn
được tuyên truyền là hệ thống chính trị dân chủ nhất thế giới này:
Ở Việt Nam tồn tại một tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây
là chính đảng hiếm hoi trên thế giới được ghi hẳn quyền cai trị vào
Hiến Pháp.
Đảng cộng sản Việt Nam thực hiện quyền lãnh đạo Nhà
nước và xã hội của mình hư thế nào? Hiện nay có 4,5 tr Đảng viên cộng
sản (5% dân số). Định kỳ 4 năm một lần, Đảng nhóm họp cơ quan quyền lưc
tối cao của nó, nghĩa là Đại hội đảng. Kỳ đại hội gần nhất được tổ chức
chính là Đại hội lần thứ 12, diễn ra từ ngày 20 – 28/01/2016. Có 1510
đại biểu đại diện cho 4,5 tr Đảng viên đã tham dự đại hội. Đại hội đảng
bầu ra Ủy viên ban chấp hành Trung Ương đảng (200 người, gồm 180 chính
thức và 20 dự khuyết). Đại hội này cũng bầu ra người đứng đầu Đảng Cộng
Sản, chức vụ tổng bí thư, và bầu ra cơ quan quyền lực nhất của nó, nghĩa
là Bộ Chính Trị (19 thành viên). Tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị đều sẽ
là những người nắm những vị trí trọng yếu nhất trong bộ máy quyền lực
nhà nước. Các vị trí Chủ Tịch nước, Thủ Tướng và Chủ tịch quốc hội cũng
được chọn từ các thành viên của Bộ Chính Trị. Những vị trí trọng yếu
nhất này, cũng đồng thời được quyết định tại Đại Hội Đảng. Nghĩa là Đảng
Cộng Sản Việt Nam sẽ quyết định ai sẽ là Thủ tướng, Chủ Tịch nước và
Chủ tịch quốc hội. Mặc dù theo quy định của Hiến Pháp, tất cả các vị trí
này sẽ được quyết định và bầu chọn tại quốc hội, tuy nhiên bằng sự lắt
léo của mình, Đảng cộng sản sẽ dàn xếp để mọi quyết định họ đưa ra đều
sẽ phải được quốc hội thi hành. Cơ chế này sẽ được nói chi tiết dưới
đây.
Luật bầu cử quốc hội ngày 25/06/2015 Quy định rằng mọi công
dân trên 21 tuổi đều có quyền ứng cử ĐBQH. Tuy nhiên đó chỉ là điều được
ghi trên giấy. Có một cơ quan sẽ quyết định ngay từ đầu rằng ai sẽ được
quyền có mặt trong danh sách ứng cử cuối cùng. Cơ quan này được gọi là
Mặt Trận Tổ Quốc, đứng đầu là một vị Ủy Viên Bộ Chính Trị. Để chọn ra
các thành viên ứng cử vào quốc hội, Mặt Trận Tổ Quốc sẽ phối hợp với các
tổ chức chính trị xã hội của Đảng Cộng Sản để quyết định một danh sách
giới thiệu ứng viên. Hầu hết các thành viên trong danh sách này đều là
các Đảng viên cộng sản. Năm 2016 có hơn một trăm ứng viên tự ứng cử trên
khắp cả nước. 99% họ đều bị loại bỏ sau các màn đấu tố kiểu lấy tín
nhiệm tại địa phương cư trú một cách rất mù mờ và thiếu minh bạch. Nếu
có ứng viên nào may mắn lọt qua vòng đấu tố, thì họ cũng chẳng có cơ may
nào trong vòng hiệp thương cuối cùng do Mặt Trận Tổ Quốc chủ trì, với
các thành viên được quyết định bởi riêng Đảng Cộng Sản. Vòng hiệp thương
thứ 3 này sẽ quyết định danh sách cuối cùng được ứng cử vào quốc hội.
Danh sách này, tuyệt đại bộ phận đều là các Đảng viên cộng sản.
Cuối cùng thì danh sách này được đem ra cho cử tri cả nước bầu chọn. Và
vì thế dù muốn dù không, họ chỉ có thể bầu cho những người trong danh
sách được sắp xếp bởi duy nhất Đảng Cộng Sản. Quá trình bỏ phiếu và kiểm
phiếu cũng hoàn toàn thiếu vắng sự giám sát của các tổ chức xã hội độc
lập hoặc các quan sát viên quốc tế. Vì thế mà toàn bộ quá trình từ quyết
định danh sách, tổ chức bầu cử và kiểm phiếu đều nằm trọn dưới sự chi
phối của Đảng Cộng Sản. Bằng cách đó, Đảng quyết định tỷ lệ Đảng viên
trong quốc hội Việt Nam. Tỷ lệ này chưa bao giờ dưới 90% trong suốt 41
năm qua.
Điều lệ của Đảng cộng sản quy định rõ, mọi Đảng viên sẽ
phải chấp hành các nghị quyết của Đảng. Vì thế, khi Đảng Cộng Sản đã
quyết định chọn ai sẽ là người giữ các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng,
Chủ tịch quốc hội và ban hành nghị quyết thì mọi đảng viên ĐCS có chân
trong Quốc hội sẽ phải chấp hành. Và với số lượng đảng viên luôn chiếm
trên 90% số ĐBQH, Đảng chi phối mọi thứ.
Đó chính là toàn bộ cơ
chế thực của việc bầu cử Quốc Hội tại Việt Nam. 4,5 triệu Đảng Viên sẽ
chọn ra các đại biểu để tham dự đại hội Đảng. Đại Hội này sẽ bầu ra và
quyết định những vị trí đứng đầu nhà nước Việt Nam. Với cuộc bầu cử quốc
hội, Đảng cộng sản thao túng toàn bộ quá trình, từ việc quyết định danh
sách những người ứng cử, đến việc tổ chức bầu và cả khâu kiểm phiếu, để
đảm bảo số Đảng viên đảng cộng sản luôn chiếm tỷ lệ hầu như tuyệt đối
tại quốc hội. Do đó, Đảng có khả năng kiểm soát mọi thứ, thông qua mọi
thứ và chính cái Ban chấp hành TW đảng với 200 vị ủy viên mới là cơ quan
quyền lực nhất tại Việt Nam. Cái ủy ban dân không bầu ra này sẽ quyết
định mọi việc.
Đến đây chắc dù ai còn mơ hồ nhất ắt cũng đã hiểu
rõ: “Cuộc bầu cử quốc hội sẽ diễn ra ngày 22/05/2016 tới đây, là một màn
kịch được đạo diễn toàn bộ bởi Đảng Cộng Sản. Kết quả của nó cũng đã
được biết trước, sẽ có tối thiểu 90% nếu không muốn nói là nhiều hơn số
người trúng cử quốc hội là các đảng viên đảng cộng sản. Họ kiểm soát mọi
thứ, quyết định mọi thứ. Cử tri, nghĩa là người dân, chỉ đóng duy nhất
một vai trò ở đây, nghĩa là một diễn viên quần chúng tham gia để màn
kịch được hoàn thành. Trong mọi trường hợp, ý chí của cử tri sẽ không
thể ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử”
Căn nguyên của mọi bất cập
xã hội ở Việt Nam xuất phát từ chính cơ chế tổ chức chính trị này. Người
dân không có quyền và không tác động được gì vào việc bầu chọn ra cơ
quan quyền lực nhà nước cũng nh các vị trí đứng đầu nhà nước. Tất cả đều
được quyết định bởi Đảng Cộng Sản, do đó nhà nước chỉ là công cụ của
Đảng Cộng Sản, hay nói đúng hơn chính là bộ phận cấu thành của ĐCS. Do
không được dân bầu, nên cái bộ máy này không đặt mục tiêu phục vụ nhân
dân lên tối cao. Mục tiêu tối cao của nó là phục vụ cho Đảng Cộng Sản,
phục vụ cho sự trường tồn của ĐCS và kéo dài sự ngự trị của Đảng đối với
xã hội bằng mọi giá. So với sự tồn tại của Đảng, thì lợi ích xã hội hay
quyền lợi quốc gia đều chỉ là thứ yếu. Đó chính là lý do tại sao tôi đã
nhiều lần gọi hệ thống chính trị này là một hệ thống lỗi. Nó không hề
phụng sự quốc gia mà chỉ phụng sự chính nó. Và đây chính là gốc rễ mọi
nguyên nhân cho sự tụt hậu, bất công, tham nhũng và yếu kém về chủ quyền
của Việt Nam.
Tôi muốn thay đổi thực trạng này. Rõ ràng hệ thống
chính trị lỗi này đang khiến Việt Nam ngày một yếu ớt, đất nước đang
dần trượt tới mép vực. Các Đảng viên ĐCS sẽ vơ vét mọi thứ, phung phí
mọi thứ và tiêu đến những đồng của cải cuối cùng của xã hội trước khi
tháo chạy và để lại một đất nước hoang tàn. Lúc đó sẽ là một vực thẳm
của đói nghèo, của bạo loạn, và những kẻ xâm lăng sẽ tận dụng thời cơ để
nuốt trọn những gì chúng muốn.
Vì người dân sẽ không thể thay
đổi gì với kết quả cuộc bầu cử dàn dựng khép kín ngay từ đầu này, tôi
kêu gọi mọi người lựa chọn bất hợp tác. Có hai giải pháp:
(1)
Không đi bầu – Để làm được điều này, mỗi cử tri cần giữ thẻ cử tri của
mình, không cho phép ai động đến nó. Và bạn chỉ việc mặc kệ cuộc bầu cử
diễn ra và từ chối tham gia làm diễn viên trong màn kịch này. Phương án
này có một số phiền toái. Đầu tiên là tên bạn sẽ bị ghi sổ đen bởi các
quan chức địa phương. Họ sẽ đến tận nhà gọi bạn ra bầu, và những ai
không đi hẳn sẽ bị ghi sổ. Thứ hai là ngay cả bạn không ra thì cũng
không có gì chắc chắn là các cán bộ tổ chức bầu cử sẽ không tự lấy phiếu
và bỏ thay dưới danh nghĩa của bạn. Như vậy là trái luật, tất nhiên,
nhưng ở Việt Nam làm gì có luật, chỉ có ý chí của Đảng Cộng Sản.
(2) Đi bầu – Việc này là một chọn lựa dễ chịu hơn vì bạn sẽ không bị chú
ý, không ai ghi nhớ tên bạn vì có vẻ bạn đang hợp tác. Và đây chính là
điều tôi khuyên: Hãy gạch toàn bộ tên các ứng viên, và chỉ để lại một
cái tên duy nhất. Điều này khiến lá phiếu của bạn hợp lệ, đồng thời vẫn
chi phối được kết quả bầu cử. Đảng sẽ phải gian lận khâu kiểm phiếu
nhưng đồng thời họ sẽ nắm rất rõ số liệu về những cử tri thức tỉnh và
thấu hiểu trò lừa bịp của họ. Nếu con số này lên tới hàng triệu, vậy là
bạn đã gửi một thông điệp đắt giá đến Đảng Cộng Sản: Thời của cai trị
ngu dân đã qua, và họ phải thay đổi nếu không trước sau cũng sẽ bị lật
đổ.
Khẩu hiệu mà tôi kêu gọi ở đây rất đơn giản: “Một lá phiếu,
Một cái tên”. Hãy gạch hết chỉ chừa lại một người duy nhất, đây chính là
thông điệp cho thấy sự thức tỉnh của người dân và ý chí từ chối tham
gia màn kịch được xếp đặt từ đầu đến cuối này.
Các bạn sẽ hỏi,
vậy chúng ta sẽ gạch ai và bầu ai? Có đến 90% nếu không muốn nói là 99%
những kẻ có tên trong danh sách ứng cử đều là những kẻ đê tiện vì họ
chính là những diễn viên chính trong màn kịch vô đạo đức về chính trị
này. Tuy nhiên, tôi sẽ vẫn đưa ra một danh sách để các bạn tham khảo,
bởi theo quan điểm của tôi, giữa việc buộc phải chọn những kẻ chẳng ra
gì, chúng ta không thể chọn ra người tốt, vậy hãy chọn kẻ nào ít tồi tệ
nhất.
Tôi tin chắc rằng điều này sẽ có đóng góp tới sự tiến bộ xã
hội ở Việt Nam. Sự thức tỉnh và tích cực hành động của mỗi cử tri sẽ
được cộng sổ vào những đóng góp cho xã hội thay đổi, để Đảng cộng sản và
hệ thống chính trị này phải thay đổi. Những cố gắng hợp pháp và hoàn
toàn khả thi này của mỗi công dân sẽ chính là những điều có thể giúp đất
nước né tránh vực thẳm và thay đổi trong hòa bình.
Tiêu chí để chọn lựa trong danh sách của tôi như sau:
(1) Mỗi đơn vị bầu cử chỉ chọn duy nhất một ứng viên, các ứng viên khác hãy gạch bỏ toàn bộ
(2) Một số ứng viên thực sự có phẩm chất (rất ít, có 4 ủy viên bộ chính trị được tôi lựa chọn)
(3) Những ứng viên có chuyên môn luật, kinh tế được ưu tiên
(4) Những ứng viên không có hoặc có trình độ càng thấp càng tốt về lý luận chính trị được ưu tiên
(5) Ứng viên càng trẻ càng tốt, nhưng diện con ông cháu cha là một bất lợi
(6) Ứng viên thuộc diện quân xanh (giáo viên, nông dân …) được ưu tiên.
Trên cơ sở đó, xin giới thiệu với các bạn danh sách 183 ứng viên tương ứng với 183 đơn vị bầu cử mà tôi lựa chọn:
(*) Tham khảo danh sách 810 ứng viên ĐBQH:
http://baochinhphu.vn/…/Danh%20sach%20ung%20cu%20DBQH%2063%…