Bài nhận định này anh Lãng viết ngày 11/12/2008, sau khi cuộc chiến Caucasus diễn ra được 4 ngày. Bọn chã có thể tìm thấy ở đó những nhận định, mà về sau có lẽ không sai khác mấy với diễn biến thực tế.
Cuộc chiến Bắc Cápcadơ bước sang ngày thứ 4 và phần nào các phía tham gia đều đã lộ hết các quân bài. Sau màn hứa hẹn hoành tráng và đẹp đẽ ban đầu của phương tây, bức màn màu hồng đối với Saakashvili hoàn toàn sụp đổ. Không thấy đâu một hành động tương trợ thực sự có ý nghĩa đến từ Mỹ hay Nato để chặn bom đạn của người Nga, trong lúc bão đạn vẫn tiếp tục giội xuống Gruzia. Lịch sử Gruzia sẽ ghi nhớ về Saakashvili, không với tư cách một tổng thống mà là một tay tội đồ, một gã tay sai đem sinh mệnh người dân và lợi ích quốc gia ra làm mồi cho bom đạn.
Đối với Putin, các mục tiêu chiến lược đều đã đạt được về căn bản. Trước hết là Nam Osetia và Apkhazia, sau cuộc chiến này, vĩnh viễn không còn khả năng tái nhập vào Gruzia. Vấn đề chỉ còn nằm ở chỗ Putin muốn xử lý những mảnh đất này như thế nào: Công nhận độc lập, sau dăm năm tổ chức trưng cầu dân ý rồi sát nhập vào Nga, hay trực tiếp nhập luôn vào lãnh thổ Nga sau cuộc chiến. Dù sao đây không phải là một vấn đề đáng bận tâm với Putin. Đế quốc Nga có lãnh thổ trải dài vắt từ Á sang Âu, việc suy giảm suất sinh khiến Nga ở tình trạng thiếu người chứ không thiếu đất.
Nhưng chính yếu nhất là hệ thống dẫn dầu xuyên từ Trung Á do Mỹ và phương tây khởi xướng. Đối với nước Nga, đây mới là cục xương mắc trong cổ họng. Hệ thống này khiến Nga mất quyền kiểm soát đối với nguồn dầu tại Kazashtan và Azecbaizan, cũng đồng thời đe dọa vị thế thống trị của Nga đối với thị trường dầu và khí đốt châu Âu. Chỉ vài ngày sau cuộc chiến, Azecbaizan tuyên bố khóa nguồn dầu và dự định chuyển sang sử dụng hệ thống ống dẫn có từ thời Xô Viết, đến Novosibiec của Nga. Ngày thứ 4 cuộc chiến, Kazashtan khóa nốt van dầu theo gót Azecbaizan. Đây là cú đòn nặng nhất giáng vào lợi ích của Mỹ và Nato tại Capcadơ, và cũng là mục tiêu chiến lược hàng đầu mà người Nga từ lâu mơ tới. Sự ngây thơ và ngờ nghệch của Saakashvili đã đem lại cho người Nga một cơ hội bằng vàng để làm được một điều vốn trước đây vẫn là không tưởng.
Với thắng lợi quá lớn đang đạt được, có thể nhận rõ chiến lược những ngày tới của người Nga sẽ không như những gì phương Tây mong muốn. Nga có thể không thèm và không cần quan tâm ngay đến số phận của Saakashvili, chính dân Gruzia sẽ lo phần tính sổ với một kẻ đem tính mạng người dân và quyền lợi quốc gia bán rẻ cho lợi ích nước ngoài. Nhưng ngược lại, thái độ của Nga với hai phần lãnh thổ li khai Nam Osetia và Apkhazia sẽ cực kỳ cứng rắn. Chắc chắn là Nga sẽ tiêu diệt bằng hết các lực lượng của Gruzia xung quanh các lãnh thổ này, và duy trì hai miền li khai này như hai phần mũi dùi cắm sâu vào Gruzia, cho đến khi tình hình chính trị tại quốc gia này nghiêng về phía phù hợp với lợi ích của Nga. Một kịch bản tuyệt đẹp là Nga sẽ lấy cớ về sự bội tín và tấn công trước của Gruzia, để tiếp tục duy trì quân đội thường trực tại các lãnh thổ này. Hơn thế nữa, học theo Mỹ với Iraq, Nga có thể định ra các vùng cấm bay, đặt toàn bộ lãnh thổ Gruzia dưới sức ép thường xuyên, mà điều cốt yếu nhất là để hệ thống ống dẫn dầu qua Gruzia không bao giờ dưới sự an toàn. Mọi chuyện còn lại chỉ là việc ngồi chờ cho đến lúc một chính phủ đáp ứng lợi ích của Nga được người Gruzia tự dựng lên ở Tbilixi. Và nếu như thế, câu chuyện Gru gia nhập Nato cũng vĩnh viễn ném vào sọt rác. Với việc Mỹ và phương tây bỏ mặc Saakashvili ngày ngày ăn bom đạn, còn ai dám đùa với tăng, pháo của người Nga? Và hơn hết thảy, giờ đây bỗng nhiên Nga lại thấy chỉ một mình kiểm soát nguồn dầu đến từ Kazashstan và Azecbaizan. Thế độc tôn khống chế mọi nguồn dầu và khí đốt Trung Á vốn người Nga chỉ có vào thời Xô Viết, cuối cùng đã lại được Saakavili ngờ nghệch dâng lên. Trái đắng này, nước Mỹ sẽ còn phải ngậm rất lâu, hàng chục tỷ USD chi cho hệ thống dẫn dầu xuyên qua Gruzia coi như đổ sông đổ biển trong tay một gã tay sai ngu nhất thời đại, mà tiếc thay, đó lại là gã tay sai do chính Mỹ đào tạo lên.
Đối với Putin, các mục tiêu chiến lược đều đã đạt được về căn bản. Trước hết là Nam Osetia và Apkhazia, sau cuộc chiến này, vĩnh viễn không còn khả năng tái nhập vào Gruzia. Vấn đề chỉ còn nằm ở chỗ Putin muốn xử lý những mảnh đất này như thế nào: Công nhận độc lập, sau dăm năm tổ chức trưng cầu dân ý rồi sát nhập vào Nga, hay trực tiếp nhập luôn vào lãnh thổ Nga sau cuộc chiến. Dù sao đây không phải là một vấn đề đáng bận tâm với Putin. Đế quốc Nga có lãnh thổ trải dài vắt từ Á sang Âu, việc suy giảm suất sinh khiến Nga ở tình trạng thiếu người chứ không thiếu đất.
Nhưng chính yếu nhất là hệ thống dẫn dầu xuyên từ Trung Á do Mỹ và phương tây khởi xướng. Đối với nước Nga, đây mới là cục xương mắc trong cổ họng. Hệ thống này khiến Nga mất quyền kiểm soát đối với nguồn dầu tại Kazashtan và Azecbaizan, cũng đồng thời đe dọa vị thế thống trị của Nga đối với thị trường dầu và khí đốt châu Âu. Chỉ vài ngày sau cuộc chiến, Azecbaizan tuyên bố khóa nguồn dầu và dự định chuyển sang sử dụng hệ thống ống dẫn có từ thời Xô Viết, đến Novosibiec của Nga. Ngày thứ 4 cuộc chiến, Kazashtan khóa nốt van dầu theo gót Azecbaizan. Đây là cú đòn nặng nhất giáng vào lợi ích của Mỹ và Nato tại Capcadơ, và cũng là mục tiêu chiến lược hàng đầu mà người Nga từ lâu mơ tới. Sự ngây thơ và ngờ nghệch của Saakashvili đã đem lại cho người Nga một cơ hội bằng vàng để làm được một điều vốn trước đây vẫn là không tưởng.
Với thắng lợi quá lớn đang đạt được, có thể nhận rõ chiến lược những ngày tới của người Nga sẽ không như những gì phương Tây mong muốn. Nga có thể không thèm và không cần quan tâm ngay đến số phận của Saakashvili, chính dân Gruzia sẽ lo phần tính sổ với một kẻ đem tính mạng người dân và quyền lợi quốc gia bán rẻ cho lợi ích nước ngoài. Nhưng ngược lại, thái độ của Nga với hai phần lãnh thổ li khai Nam Osetia và Apkhazia sẽ cực kỳ cứng rắn. Chắc chắn là Nga sẽ tiêu diệt bằng hết các lực lượng của Gruzia xung quanh các lãnh thổ này, và duy trì hai miền li khai này như hai phần mũi dùi cắm sâu vào Gruzia, cho đến khi tình hình chính trị tại quốc gia này nghiêng về phía phù hợp với lợi ích của Nga. Một kịch bản tuyệt đẹp là Nga sẽ lấy cớ về sự bội tín và tấn công trước của Gruzia, để tiếp tục duy trì quân đội thường trực tại các lãnh thổ này. Hơn thế nữa, học theo Mỹ với Iraq, Nga có thể định ra các vùng cấm bay, đặt toàn bộ lãnh thổ Gruzia dưới sức ép thường xuyên, mà điều cốt yếu nhất là để hệ thống ống dẫn dầu qua Gruzia không bao giờ dưới sự an toàn. Mọi chuyện còn lại chỉ là việc ngồi chờ cho đến lúc một chính phủ đáp ứng lợi ích của Nga được người Gruzia tự dựng lên ở Tbilixi. Và nếu như thế, câu chuyện Gru gia nhập Nato cũng vĩnh viễn ném vào sọt rác. Với việc Mỹ và phương tây bỏ mặc Saakashvili ngày ngày ăn bom đạn, còn ai dám đùa với tăng, pháo của người Nga? Và hơn hết thảy, giờ đây bỗng nhiên Nga lại thấy chỉ một mình kiểm soát nguồn dầu đến từ Kazashstan và Azecbaizan. Thế độc tôn khống chế mọi nguồn dầu và khí đốt Trung Á vốn người Nga chỉ có vào thời Xô Viết, cuối cùng đã lại được Saakavili ngờ nghệch dâng lên. Trái đắng này, nước Mỹ sẽ còn phải ngậm rất lâu, hàng chục tỷ USD chi cho hệ thống dẫn dầu xuyên qua Gruzia coi như đổ sông đổ biển trong tay một gã tay sai ngu nhất thời đại, mà tiếc thay, đó lại là gã tay sai do chính Mỹ đào tạo lên.
Những sự kiện chính trị xoay vần cũng nhanh chóng bộc lộ các xu thế mới. Người ta thấy xuất hiện ở Tbilixi các ngoại trưởng Pháp và Phần Lan. Bom đạn không thể đùa, nên hai ông này nhanh chóng hối thúc Saakashvili ký vào một công hàm ngừng bắn, để rồi đích thân các ông ngoại trưởng này sẽ mang sang trình với Putin. Sở dĩ có sự nhiêu khê về mặt lễ tiết này, vì cách đó một ngày khi Putin được hỏi về sự kiện Gruzia trao đích danh công hàm đề nghị ngừng bắn cho đại sứ Nga, Putin nhận xét đầy châm biếm "Gruzia vừa mới chủ động gây chiến ngày hôm qua, tôi tin rằng ông Saakashvili sẽ không mất danh dự đến nỗi kêu gọi ngừng bắn chỉ sau có một ngày. Có lẽ đó là công hàm giả". Tổng thống Pháp Sakozy cũng cấp tốc lên kế hoạch tới Nga để thuyết phục bom, pháo Nga tạm thời dừng lại. Thế nhưng người Nga có lẽ chỉ cười thầm. Nhỏ nhẹ nhưng thuyết phục, họ chỉ ra rằng Saakashvili liên tục hết tuyên bố ngừng bắn rồi lại ra lệnh tấn công đến hàng chục lần trong vỏn vẹn có 4 ngày qua. Và Nga đang tiếp tục chơi theo luật của mình. Bom pháo tiếp tục oanh tạc có chọn lọc vào các mục tiêu quân sự, một tối hậu thư được đưa ra với 4000 lính Gruzia đang tham chiến tại ngoại vi Apkhazia: Đầu hàng không điều kiện.
Bạn của Putin, bà Merkel được loan tin sẽ đến Sochi. Có lẽ người Đức sẽ tiếp tục nhận được cam kết mạnh mẽ của Putin về việc Nga sẽ bảo đảm nguồn cung ứng khí đốt và nguồn dầu. Trong bối cảnh nguồn dầu từ Kazashstan và Azecbaizan một lần nữa lại chảy qua Nga, với Nga, câu chuyện thật quá dễ dàng. Nước Đức và châu Âu còn cần gì hơn thế.
Người Ixrael cũng cất lên tiếng nói của mình, tô đậm thêm sự ngờ nghệch đáng thương của Saakashvili: Bộ ngoại giao Ixrael kiến nghị đình chỉ mọi thương vụ bán vũ khí cho Gruzia, vì có thể khiến người Nga mếch lòng. Nga mếch lòng tất nhiên cũng không làm gì được Ixrael, nhưng Nga mếch lòng lại có thể nhồi một loạt giàn phòng không tân tiến S300 cho người Iran. Liệu Ixrael có đủ can đảm tiếp tục bán vũ khí cho Gruzia, để rồi đối diện với nguy cơ tận thế của mình?
Amadinezad tất nhiên vô cùng hoan hỷ. Nga bị phương tây chọc giận, một cơ hội tuyệt vời để Iran tìm kiếm thêm tình thân thiết với người Nga, hay nói đúng hơn là với các nguồn khí tài hiện đại của Nga. Trước sức ép đến từ Mỹ và Ixrael đối với tham vọng hạt nhân của Iran, người Iran cần hơn bao giờ hết các phương tiện chiến tranh hiện đại. Mà nhất là, Iran không thiếu tiền. Cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi Iran nhanh chóng tuyên bố Saakashvili là một tay tội đồ diệt chủng, và rằng Iran sẵn sàng hỗ trợ nạn nhân, tức là nam Osetia, hay nói đúng hơn là hỗ trợ người Nga. Với lá bài Iran trong tay, Putin có thêm một đòn đấm dứ với người Mỹ: Hãy tự giới hạn hành động của mình, bằng không Iran sẽ có thêm không ít phương tiện đủ gây đau cho Mỹ và đồng minh.
Ở một nơi còn xa xôi hơn, kề sát nách nước Mỹ, Cuba cũng đã đáp lời. Raun Castro, người trưởng thành từ thời Xô Viết, nhanh chóng lên tiếng nói ủng hộ người Nga. Việc Cuba, một nước lạc hậu, nhỏ bé nằm bên rìa nước Mỹ có ủng hộ hoặc phản đối vốn chẳng có ý nghĩa gì với tình hình chiến cuộc. Nhưng ở một góc độ sâu xa hơn, nó lại rất có ý nghĩa khi gần đây Nga và Cuba đang thương thảo về kế hoạch đặt một căn cứ cho lực lượng không quân chiến lược của Nga tại hòn đảo này. Không quân chiến lược không phải vì máy bay loại chiến lược sẽ to, chuyện đó là đương nhiên. Vấn đề không phải ở chỗ máy bay to, mà các máy bay to ấy được thiết kế để mang bom và đạn đạo hạt nhân. Khi Mỹ chơi con bài lá chắn tên lửa và tìm cách đẩy biên giới Nato đến sát lãnh thổ Nga, thì Putin cũng nhẹ nhàng ra đòn đáp trả. Với Mỹ thì đây còn là cái dằm khó nuốt hơn nhiều so với cục tức đang hứng chịu tại Gruzia. Đây sẽ còn là một câu chuyện dài và hẳn không hứa hẹn điều gì sáng sủa đối với người Mỹ.
Nước Nga đang trở lại, bằng sức mạnh quân sự không ai dám nghi ngờ, và hơn hết thảy, là bằng vị trí ngày càng có ý nghĩa đối với Châu Âu. Không ai dám quên một thực tế, Putin đang nắm van dầu. Nước Đức có lẽ đã nhìn ra một thực tế, là xác suất để Nga tấn công một nước Tây Âu gần như đã giảm tới 0, trong khi đó hợp tác với một quốc gia có nhiều thế mạnh như Nga lại có thể đảm bảo an ninh chiến lược cho châu Âu cả về năng lượng lẫn quân sự. Cuộc chiến Gruzia khép lại, nhưng đằng sau nó sẽ là vị thế lên cao của người Nga và một trục hợp tác chiến lược ngày càng gắn kết hơn xuyên suốt Nga, Đức, EU. Khi Putin thân thiết hơn với châu Âu, có lẽ rồi tới lượt Pháp, Anh sẽ càng ngày càng thấy nước Mỹ trở nên thừa. Một xu thế biến chuyển toàn cầu, đang hình thành sau một lò lửa nhỏ.
Bạn của Putin, bà Merkel được loan tin sẽ đến Sochi. Có lẽ người Đức sẽ tiếp tục nhận được cam kết mạnh mẽ của Putin về việc Nga sẽ bảo đảm nguồn cung ứng khí đốt và nguồn dầu. Trong bối cảnh nguồn dầu từ Kazashstan và Azecbaizan một lần nữa lại chảy qua Nga, với Nga, câu chuyện thật quá dễ dàng. Nước Đức và châu Âu còn cần gì hơn thế.
Người Ixrael cũng cất lên tiếng nói của mình, tô đậm thêm sự ngờ nghệch đáng thương của Saakashvili: Bộ ngoại giao Ixrael kiến nghị đình chỉ mọi thương vụ bán vũ khí cho Gruzia, vì có thể khiến người Nga mếch lòng. Nga mếch lòng tất nhiên cũng không làm gì được Ixrael, nhưng Nga mếch lòng lại có thể nhồi một loạt giàn phòng không tân tiến S300 cho người Iran. Liệu Ixrael có đủ can đảm tiếp tục bán vũ khí cho Gruzia, để rồi đối diện với nguy cơ tận thế của mình?
Amadinezad tất nhiên vô cùng hoan hỷ. Nga bị phương tây chọc giận, một cơ hội tuyệt vời để Iran tìm kiếm thêm tình thân thiết với người Nga, hay nói đúng hơn là với các nguồn khí tài hiện đại của Nga. Trước sức ép đến từ Mỹ và Ixrael đối với tham vọng hạt nhân của Iran, người Iran cần hơn bao giờ hết các phương tiện chiến tranh hiện đại. Mà nhất là, Iran không thiếu tiền. Cho nên chẳng mấy ngạc nhiên khi Iran nhanh chóng tuyên bố Saakashvili là một tay tội đồ diệt chủng, và rằng Iran sẵn sàng hỗ trợ nạn nhân, tức là nam Osetia, hay nói đúng hơn là hỗ trợ người Nga. Với lá bài Iran trong tay, Putin có thêm một đòn đấm dứ với người Mỹ: Hãy tự giới hạn hành động của mình, bằng không Iran sẽ có thêm không ít phương tiện đủ gây đau cho Mỹ và đồng minh.
Ở một nơi còn xa xôi hơn, kề sát nách nước Mỹ, Cuba cũng đã đáp lời. Raun Castro, người trưởng thành từ thời Xô Viết, nhanh chóng lên tiếng nói ủng hộ người Nga. Việc Cuba, một nước lạc hậu, nhỏ bé nằm bên rìa nước Mỹ có ủng hộ hoặc phản đối vốn chẳng có ý nghĩa gì với tình hình chiến cuộc. Nhưng ở một góc độ sâu xa hơn, nó lại rất có ý nghĩa khi gần đây Nga và Cuba đang thương thảo về kế hoạch đặt một căn cứ cho lực lượng không quân chiến lược của Nga tại hòn đảo này. Không quân chiến lược không phải vì máy bay loại chiến lược sẽ to, chuyện đó là đương nhiên. Vấn đề không phải ở chỗ máy bay to, mà các máy bay to ấy được thiết kế để mang bom và đạn đạo hạt nhân. Khi Mỹ chơi con bài lá chắn tên lửa và tìm cách đẩy biên giới Nato đến sát lãnh thổ Nga, thì Putin cũng nhẹ nhàng ra đòn đáp trả. Với Mỹ thì đây còn là cái dằm khó nuốt hơn nhiều so với cục tức đang hứng chịu tại Gruzia. Đây sẽ còn là một câu chuyện dài và hẳn không hứa hẹn điều gì sáng sủa đối với người Mỹ.
Nước Nga đang trở lại, bằng sức mạnh quân sự không ai dám nghi ngờ, và hơn hết thảy, là bằng vị trí ngày càng có ý nghĩa đối với Châu Âu. Không ai dám quên một thực tế, Putin đang nắm van dầu. Nước Đức có lẽ đã nhìn ra một thực tế, là xác suất để Nga tấn công một nước Tây Âu gần như đã giảm tới 0, trong khi đó hợp tác với một quốc gia có nhiều thế mạnh như Nga lại có thể đảm bảo an ninh chiến lược cho châu Âu cả về năng lượng lẫn quân sự. Cuộc chiến Gruzia khép lại, nhưng đằng sau nó sẽ là vị thế lên cao của người Nga và một trục hợp tác chiến lược ngày càng gắn kết hơn xuyên suốt Nga, Đức, EU. Khi Putin thân thiết hơn với châu Âu, có lẽ rồi tới lượt Pháp, Anh sẽ càng ngày càng thấy nước Mỹ trở nên thừa. Một xu thế biến chuyển toàn cầu, đang hình thành sau một lò lửa nhỏ.