Thứ Ba, 29 tháng 4, 2008

Ngày của sự nhục nhã!!!

29/04/2008, một ngày trước lễ kỷ niệm ngày thống nhất đất nước Việt Nam, chúng ta được chứng kiến một đất nước câm lặng và thờ ơ với vận mệnh của mình.

Ngọn đuốc Olimpic đã đi một vòng trên thế giới. Là một ngọn lửa cháy lên cho sự cao đẹp của thể thao, tiếc thay, lần này, ngọn lửa ấy bị vấy bẩn bởi Trung Quốc muốn lợi dụng nó nhằm phô trương sức mạnh và sự hùng cường của mình. Không một ai có quyền lên án sự hùng cường ấy nếu đó là một quốc gia hoà hiếu. Nhưng thật đáng buồn, sự hùng cường của Trung Hoa được xây dựng trên nền tảng của sự đàn áp đẫm máu quyền tự do và dã tâm thôn tính quyền sống và lãnh thổ của các dân tộc và quốc gia khác. Trên khắp thế giới, người ta được chứng kiến một dòng người sục sôi đấu tranh cho tính mạng và quyền tự do của người dân Tây Tạng. Dù rằng dân Trung Hoa chiếm tới con số 1,3 tỷ người và kiều dân của nó sinh sống trải khắp hoàn cầu, cũng đã không có gì ngăn nổi những người tiến bộ lên tiếng tố cáo tội ác của đất nước hiếu chiến ấy.

Cuối cùng, ngọn đuốc đến Việt Nam. 60 năm qua là một câu chuyện buồn trong lịch sử Việt Nam, vì những nỗi đau thương trong những cuộc chiến tranh liên tiếp và cả vì sự ngờ nghệch và vô đạo đức đến mức đáng khinh bỉ của những người giữ trách nhiệm lèo lái đất nước này. Trung Quốc xua quân đánh chiếm trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, khi cuộc chiến thống nhất đất nước đang ở những ngày cuối cùng và người Việt Nam cả hai miền Nam Bắc không có đủ phương tiện để bảo vệ lãnh thổ thuộc về tổ tiên mình. Tiếp sau cuộc chiến xâm lược tàn bạo năm 1979 tước đi nhiều sinh mạng và của cải của người Việt Nam tại biên giới phía Bắc là những năm tháng xung đột liên miên. Vào thời điểm sự quản lý đất nước của Việt Nam lên đến đỉnh điểm của sự ngu xuẩn vì đói nghèo, Trung Quốc xua quân nam tiến chiếm trọn 9 đảo và đá tại quần đảo Trường Sa, tiến thêm một bước dài trên biển đông và tước đoạt một phần quan trọng lãnh thổ của Việt Nam. Từ đó đến nay, chưa lúc nào máu và tài nguyên của người Việt thôi bị Trung Quốc tước đoạt. Người ta được chứng kiến những sự kiện ngư dân Việt Nam và tàu thuyền đánh cá bị hải quân Trung Quốc tấn công trên vùng lãnh hải Việt Nam tại Biển Đông trong suốt những năm qua. Lần gần đây nhất là hải quân Trung Quốc nổ súng bắn chết ngư dân Việt Nam tại một vị trí chỉ cách TP HCM 350 km. Dọc bờ biển Vịêt Nam liên tiếp có các vệt dầu tràn, gây ô nhiễm sinh thái nặng nề. Thủ phạm không gì khác hơn, từ chính những giếng dầu của Trung Quốc cắm trên vùng lãnh hải tại quần đảo Hoàng Sa. Tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc càn quét trên khắp vùng biển Đông, tại vịnh bắc bộ và dọc theo bờ biển Việt Nam. Máu và tài nguyên của người Việt Nam không ngừng đổ.

Ngày mai, 30/04 là ngày kỷ niệm một đất nước Việt Nam sau chiến tranh độc lập và thống nhất. Nhưng chính ngày hôm nay, 29/04/2008 là ngày đánh dấu cho sự nhục nhã của một nước Việt Nam im miệng và yếu hèn. Thế giới lên tiếng cho tự do của người Tây Tạng dọc trên suốt con đường ngọn đuốc đi qua, còn chúng ta đã câm lặng chịu nỗi nhục của sự xâm lược mà Trung Quốc đang áp lên đất nước này. Lịch sử rồi sẽ nói gì khi cờ Trung Quốc tung bay dọc các con phố mà ngọn đuốc Trung Quốc cho rước qua để biểu thị cho sự ngạo nghễ của mình ngay chính tại TP HCM. Để làm hài lòng Trung Hoa anh em, chính phủ của chúng ta đã ngăn cấm người Việt Nam được mang cờ và khẩu hiệu biểu thị lòng yêu nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của người Việt, và cho phép người Việt gốc Hoa cùng số kiều dân đông đảo Tàu Khựa mang cờ Trung Quốc rước đi trên lãnh thổ của mình. 2000 năm đấu tranh mòn mỏi của dân tộc Việt Nam cho quyền độc lập và gìn giữ bờ cõi của mình, hàng vạn người ngã xuống tại biên giới phía Bắc năm 1979, và máu của những người Việt Nam đổ trên biển Đông, tất cả để rồi chứng kiến một đất nước câm lặng và cúi đầu khi rừng cờ ngạo nghễ của Trung Quốc xéo qua lãnh thổ.
Và hãy chứng kiến sự nhục nhã này

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/04/080429_torchrelayceremony.shtml

Một người gốc Hoa ở Sài Gòn, ông Lí Quan cho hãng thông tấn AFP biết rất tự hào về chặng rước đuốc cuối cùng trước khi đến Trung Quốc: "Đây là giờ phút hạnh phúc nhất đời tôi".
Bản tin của Reuters thì nói công an mặc sắc phục và thường phục tìm cách ngăn một nhóm người Trung Quốc chăng biểu ngữ gần Nhà thờ Đức Bà trong lúc đường phố tắc ngẽn xe cộ.
Một nhà báo không nêu tên nói ông chỉ tình cờ ra một điểm dọc đường rước đuốc thì thấp xung quanh đầy người Trung Quốc: 

"Nét mặt họ rất rạng rỡ, phấn khích. Khi đuốc chạy qua họ hô to bằng tiếng Trung".

Phải, đây chính là giờ hạnh phúc nhất đời đối với đám dân Tàu Khựa, sống trên lãnh thổ của chúng ta, sử dụng tài nguyên của chúng ta và làm giàu trên lưng dân tộc chúng ta.

Lịch sử sẽ nói gì với những kẻ tiếp tay cho ngọn đuốc phô đắp sự hùng cường của một Trung Quốc xâm lược Việt Nam rước đi trên đất nước này?

Một ngày của sự nhục nhã!!!

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2008

Olimpic - Tàu Khựa - Vinh quang hay ô nhục

Nhiều năm nay Trung Hoa khát khao phô ra thế giới một hình ảnh khác. Hình ảnh giống dân Chinesse bị khinh miệt trên toàn thế giới, đại diện cho sự đê tiện, đốn mạt, thói tham lam, ích kỷ và tội ác trong quá khứ đến nay có vẻ vẫn còn in dấu ấn nặng nề. Ngày nay Trung Quốc khát khao muốn chứng minh sự hùng cường của một quốc gia lớn, với sức mạnh ngày càng tăng theo thời gian. Olimpic được coi là một cơ hội bằng vàng, và là dịp may lớn để Trung Quốc chứng tỏ sự giàu mạnh của nó. Khát khao có một Olimpic thành công, Tàu Khựa đã chi ra nhiều tiền của trong suốt 7 năm qua để đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng. Đáng tiếc thay, với chính sách tàn bạo và thói tham lam luôn muốn tước đoạt quyền sống, quyền tự do và không gian sinh tồn của các dân tộc khác, Trung Quốc đã chẳng làm được gì nhiều để cải thiện hình ảnh của nó.
Tibet bùng cháy. Người dân Tây Tạng từ nhiều năm qua sống trong sự kìm kẹp, với sự xâm thực ngày càng nhiều của tộc người Hán, họ mất dần văn hoá và lãnh thổ sinh tồn ngay trên chính mảnh đất của mình. Đạt Lai Lạt Ma, vị thiền sư được kính trọng bởi đạo hạnh và là thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, nhiều năm sống lưu vong, trở thành biểu tượng và khát vọng cho sự bảo tồn văn hoá của dân tộc này. Đạt Lai Lạt Ma mong muốn khá khiêm nhường, ông không đòi hỏi quyền độc lập cho dân tộc mình, cái mà họ đáng lẽ phải được hưởng bởi nền độc lập của Tây Tạng bị Trung Hoa tước đoạt. Là một thiền sư, ông mong muốn một sự bảo tồn văn hoá trong một không gian tự trị. Đáp lại nguyện vọng khiêm nhường này, Trung Nam Hải đem súng ra trả lời, một thói quen thường thấy với một chính thể tàn bạo và tham lam. Một lần nữa, sự điếm nhục một thời Thiên An Môn lại được tái hiện trong lịch sử. Máu đã đổ, người Tây Tạng không sờn lòng, và họ nhận được nhiều tiếng nói đồng tình trên toàn thế giới.

Trong lúc Tibet chưa yên, ngọn đuốc Olimpic được thắp lên ở HyLạp, Trung Quốc bắt đầu hành trình quảng bá cho sự hùng cường của mình. Nhưng ngay từ những ngày đầu, sự vinh quang dần nhường chỗ cho sự điếm nhục. Trung Quốc muốn mượn Olimpic để phô trương, thay vào đó Khựa nhận được sự coi thường và khinh ghét. Suốt từ Hy Lạp, sang đến Băng Kốc, London, Paris rồi đến NewYork, ngọn đuốc Olimpic được rước đi trong cảnh la ó và phẫn nộ của những người ủng hộ cho quyền sống và quyền tự do của người Tây Tạng. Bối rối và tức tối, Trung Quốc trịnh thượng gọi những công dân tiến bộ ấy là quân phiến loạn và lưu manh gây rối. Dàn đồng ca Khựa ra sức tuyên truyền, Opimpic là tinh thần thể thao, không phải chính trị, phản đối rước đuốc là làm hoen ố tinh thần thể thao.

Gần đây chủ tịch IOC có gọi điện cho anh. Bạn anh tâm sự với anh là ngọn lửa Olimpic vốn đại diện cho tinh thần thể thao chân chính và không nên bị la ó, dù bạn anh biết rằng bọn Khựa là một bọn cực kỳ tàn bạo, chó chết và đáng bị phỉ nhổ. Bạn anh có đề nghị anh tìm cách can thiệp để hành trình rước đuốc đuợc suôn sẻ. Anh Lãng có trả lời thế này :" Trên đời này làm đéo gì có cái thứ tinh thần thể thao thuần tuý nào? Bất cứ cái gì có khả năng chi phối tâm lý đám đông, thì đều có thể và chắc chắn sẽ là một nhánh của quyền lực chính trị. Chính trị về bản chất là nghệ thuật nô dịch đám đông, trong đó có một bộ phận tinh hoa ăn trên ngồi chốc, tiêu biểu là Lãng anh, và phần đông đảo còn lại là đám dân đen bị trị. Từ tôn giáo, thể thao cho đến báo chí, bất cứ cái gì có khả năng chi phối đám đông đều là chính trị hết. Một trận bóng đá của đội tuyển quốc gia có thể đảo ngược một cú sốc chính trường. Nếu có thứ tinh thần thể thao thuần tuý, thì Trung Quốc đã không tốn nhiều tham vọng và công sức đến thế cho kỳ Olimpic. Cho nên, việc hành trình rước đuốc lần này bị vùi dập, là chuyện đương nhiên. Nếu một đất nước hoà hiếu như Thuỵ Điển hoặc Phần Lan tổ chức kỳ Olimpic lần này, liệu có ai trên đời này phản đối hành trình rước đuốc?"

Với bản chất trịnh thượng, khát máu và hiếu chiến, Tàu Khựa đang tiếp tục phạm sai lầm. Thái độ của Tàu Khựa tại Tibet và trong suốt những ngày qua đang tiếp tục gây phẫn nộ. Tham vọng muốn lấy Olimpic để phô trương của Tàu Khựa cuối cùng biến thành một sự ô nhục. Trong quá khứ, Tàu Khựa bị khinh ghét về sự đê tiện, đốn mạt và tham lam, ngày nay chúng tiếp tục bị khinh ghét bởi sự tàn bạo, khát máu và hiếu chiến.

Ít ngày nữa ngọn đuốc sẽ tới Việt Nam. Mặc dù trong những ngày qua không ít lần Tàu Khựa tìm cách ru ngủ tinh hoa trí thức người Việt, nhưng có lẽ, không có ai từng gánh chịu những thủ đoạn thâm độc của Trung Quốc nhiều hơn người Việt Nam. Người Tây Tạng đang đổ máu cho quyền bảo tồn văn hoá của họ. Chúng ta với mối nguy cơ về lãnh thổ, lại càng không thờ ơ với vận mệnh của mình.

Nên làm gì, đây chính là lúc tính quật cường dân tộc cần được thức tỉnh.