Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Ucraina và câu chuyện Việt Nam

Ngày 05/09/2014 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko buộc phải ký với lãnh tụ phe ly khai Donetsk một thỏa thuận ngừng bắn 12 điểm. Thoả thuận này, được thành hình sau cuộc điện đàm giữa Putin và ông Poroshenko trước đó một ngày. Tình thế đến giờ đã quá rõ, người nắm thế cờ thực sự ở Ukraine không phải Obama, không phải Nato, càng không phải vị chính trị gia lên nắm quyền sau cuộc bạo động ở Maidan, mà chỉ có duy nhất một, chính là Putin.

Tình thế ở Ukraine thay đổi chóng mặt chỉ trong một năm. Nếu mục tiêu của ông Putin trước đây, chỉ thuần tuý là muốn duy trì một chính phủ không quá ngả về phương tây ở Ukraine, và duy trì được hạm đội biển đen ở Crimea càng lâu càng tốt, ngày nay, tham vọng của Putin lớn hơn thế rất nhiều. Không những đã sát nhập Crimea vào Nga, Putin đang nhắm tới việc chia cắt lãnh thổ Ukraine bằng việc ủng hộ và duy trì lãnh thổ li khai ở phía đông đất nước này. Với việc quân li khai hiện đã đứng vững chân tại Donetsk, Luhank và một loạt lãnh thổ nằm sát biên giới Nga, có thể nói câu chuyện đã được an bài.

Có thể nói, giới hoạch định chiến lược tại Nato và Mỹ là thủ phạm trực tiếp gây nên hậu quả hôm nay tại Ukraine. Cố nhiên, bức tranh bi đát về nền độc lập bị xâu xé lần này còn nằm ở chính sai lầm tích tụ trong nhiều năm của chính giới Ukraine. Kể từ khi giành được độc lập năm 1991, Ukraine không làm được gì nhiều để giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào liên bang Nga. Không những không thể sống thiếu dòng khí đốt được cung cấp từ Nga, mà nếu thiếu nó, quá nửa dân số Ukraine chết rét trong mùa đông, một loạt lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Ukraine cũng phụ thuộc chặt chẽ vào Nga. Tình trạng tham nhũng nặng nề trong nhiều thập niên càng khiến bức tranh của đất nước này thêm phần bi đát. Có thể nói, Ukraine chưa sẵn sàng về mọi phương diện để thoát được khỏi liên bang Nga. Giữa lúc đó, guồng máy của các chiến lược gia Nato và Mỹ khởi  động với tham vọng sâu xa, đẩy biên giới Nato tiến sát lãnh thổ Nga, nhằm vô hiệu hoá và xoá xổ Nga với tư cách một siêu cường có khả năng đe dọa an ninh toàn khối. Đây là một mục tiêu tham lam, ảo tưởng, tiếp nối chuỗi sai lầm về mặt chiến lược kéo dài hai thập niên của giới tinh hoa kỹ trị phương tây. 

Có thể nói, Mỹ và phương tây đã hoàn toàn sai lầm trong phương cách ứng xử với nước Nga. Trên thực tế, Putin là một gã thông minh và không phải không biết điều. Trong suốt những năm tháng cầm quyền của mình, Putin nhiều lần nhân nhượng, tìm cách gắn kết chặt chẽ hơn đất nước mình với phần văn minh của phương Tây. Dù muốn dù không, Nga là một đất nước thuộc châu Âu, có dân số ngày một chết dần do suất sinh thấp, và lãnh thổ với diện tích đứng đầu thế giới. Putin và nước Nga không có động cơ cũng như tham vọng đe dọa các nước khác về lãnh thổ. Tuy nhiên, chính Nato và. Mỹ, bằng việc liên tục vi phạm thỏa nước năm 1997, theo đó Nato cam kết không mở rộng biên giới về các nước đông Âu, khiến Ngã cảm thấy bị chơi xỏ và ngày một bị đe dọa. Châu Âu đáng ra có Nga là một thành viên, gắn kết và hoà bình, thì chính bởi những tính toán sai lầm của các nhà hoạch định chiến lược, từng bước dồn Putin đến con đường hiếu chiến và cực đoan.

Cách đây 20 năm, giới kỹ trị phương Tây sai lầm trong đánh giá thế cuộc toàn cầu, dẫn tới việc Mỹ dồn nỗ lực trong nhiều năm chèn ép thế giới hồi giáo, tiến hành ba cuộc chiến tranh lớn tiêu tốn vài nghìn tỷ đô la,đẩy nước Mỹ lún sâu vào vòng xoáy nợ lần. Trong lúc đó, mối đe dọa lớn nhất của trật tự thế giới cũ là Trung Quốc tận dụng đủ mọi thời cơ và ung dung vươn lên thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ và châu Âu. Nước Mỹ suy yếu và bừng tỉnh, tìm cách xoay trục sang á châu. Nhưng một lần nữa, giới tinh hoa kỹ trị của họ phạm sai lầm, khi thổi phồng hứa hẹn quá nhiều cho đám chính trị gia tham nhũng Ukraine, khiến đất nước này có nguy cơ biến thành một chiến trường mới và tột độ nguy hiểm với Nato. Chiến tranh sẽ không xảy ra, nước Nga quá mạnh về quân sự để tự vệ ở thời điểm này. Nhưng quan hệ Nga, Mỹ, Nato và châu âu bị sứt mẻ hơn bao giờ hết. Nỗ lực hơn hai thập niên để xây dựng quan hệ hoà nhập giữa Nga và châu Âu giờ đây đứng trước nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn. Nước Nga bị cô lập buộc phải tiến xa hơn về phía đông, nhượng bộ nhiều đòi hỏi của đối thủ nguy hiểm nhất cho trật tựu thế giới cũ, chính là Trung Quốc. Có thể nói, căng thẳng ngày hôm nay ở Ukraine không những làm ảnh hưởng trực tiếp đến độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước này, làm tổn hại nước Nga và hầu hết thế giới phương Tây. Putin có thể đạt một số thắng lợi về chiến thuật trước phương tây, bao gồm sát nhập được Crimea, duy trì ảnh hưởng tại Ukrane, nhưng thất bại về chiến lược khi làm đổ vỡ mối quan hệ với phần văn minh của thế giới. Và cả Nga, Mỹ cũng như châu âu đều thất bại về chiến lược trước Trung Quốc.

Đến giờ cần nhìn nhận lại để trả lời câu hỏi, tại sao Ukraine thất bại trong nỗ lực thoát Nga? Và diễn biến mới về trật tự thế giới có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Đây là điều duy nhất anh Lãng quan tâm, chứ còn bọn Nga Mỹ thọi nhau ở tận đâu đâu anh Lãng quan tâm làm đéo.

Có ba lý do trực tiếp dẫn đến bi kịch hôm nay của Ukraine, nhiều điểm trong số đó sẽ khiến chúng ta phải giật mình khi đối chiếu lại quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Ngay ở thời điểm Liên Xô tan rã năm 1991, một chiến lược gia có tầm nhìn vượt thời đại của Nga đã phát biểu: lượng dân Nga sống rải rác ở các quốc gia thuộc liên xô cũ, sẽ là một phần tài sản quí báu của sức mạnh Nga. Sức mạnh này sẽ được tính toán đến trong sự trỗi dậy của nước Nga, hoặc khi mọi đối thủ đe dọa đến quyền lợi sinh tồn của nó. Tầm nhìn này đã được thực tế chứng minh sau 20 năm. Những gì diễn ra ở Gruzia, apkhazia, moldova và giờ đây là Ukraine đã chứng tỏ điều này. Nga dễ dàng sát nhập Crimea, dựng ra lãnh thổ li khai ở Đông Ukraine vì đơn giản có quá nhiều người Nga ở những lãnh thổ này. Putin dễ dàng dựng ra lực lượng li khai với đa số người Nga. Và với biên giới nằm sát ngay các lãnh thổ này, Putin hà hơi cho các lực lượng này với tham vọng ngày một gia tăng theo lợi thế chiến trường, và khi cần, dễ dàng cử quân đội tham chiến âm thầm để xoay chuyển tuyệt đối chiến cuộc. Nhìn vào thực tế này, người Việt phải giật mình thon thót vì sự hiện diện ngày càng đông của người Trung Quốc tại Việt Nam. Với tình trạng lao động phổ thông Trung Quốc vào Việt Nam ngay một nhiều theo thời gian, viễn cảnh hình thành những khu phố Trung Quốc đã là một thực trạng ngày một nguy hiểm. Nếu tình hình không được kiểm soát, thì việc Trung Quốc áp dụng chiêu bài tương tự ở Việt Nam là một hiểm họa không mấy xa xôi.

Lý do thứ hai cho bi kịch hôm nay của Ukraine, chính là tinh trạng phụ thuộc quá nặng nề của nền kinh tế Ukraine vào liên bang Nga. Trong nhiều năm, do lệ thuộc căn cứ ở Crimea, nước Nga bán khí đốt cho Ukraine với mức giá như thời liên xô cũ. Chính giới Ukraine luôn tìm cách thoát khỏi Nga, nhưng lại không làm được gì nhiều để chấm dứt sự lệ thuộc này. Thiếu khí đốt Nga, một nửa Ukraine chết rét trong mùa đông. Nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Ukraine lệ thuộc chặt chẽ vào Nga. Với tình hình đó, đám chính giới Ukraine hô hào gia nhập Nato, có thể re nói là một điều cực kỳ ngu xuẩn. Ukraine xây dựng tham vọng thoát Nga từ trên nóc, chứ không giống Ba Lan, xây dựng được một nền kinh tế tự chủ trước khi tái hoà nhập châu Âu. Đáng ra Ukraine cần tìm kiếm nguồn cung khí đốt từ Na Uy hay các phần còn lại của thế giới trong một kế hoạch năm năm trước khi hô hào ngu xuẩn về giấc mộng gia nhập Nato. Đến đây, lại một lần nữa người Việt Nam phải thấy giật mình. Dù rằng Việt Nam không đến nỗi lệ thuộc chết sống về mặt kinh tế với Trung Quốc, nhưng với tình trạng nhập siêu ngày một gia tăng theo cấp số nhân hàng năm trong buôn bán với Trung Hoa, trong bối cảnh hàng hoá Trung Quốc tràn ngập và bóp chết nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, thì mối nguy có tính sinh tồn của người Việt ngày một lớn. Có thể nói, chủ chương của Đảng Cộng Sản Việt Nam, khi tiếp tục nhấn mạnh và tìm cách thắt chặt quan hệ kinh tế bất bình đẳng với Trung Quốc, đang dần đẩy Việt Nam tới tình trạng tương tự Ukraine trước Nga. Quá trình này, trước sau cũng đẩy tương lai Việt Nam xuống đáy vực thẳm.

Lý do thứ ba dẫn tới tình trạng hôm nay ở Ukraine, nằm chính ở tình trạng tham nhũng nặng nề trong suốt hai thập niên của bộ máy chính quyền. Giới chức Ukraine tham nhũng không chừa bất cứ thứ gì, điều hoàn toàn giống như ở Việt Nam hiện nay. Điều đó dẫn tới việc người dân Ukraine khao khát sự thay đổi. Sống trong lòng châu Âu, họ khao khát các giá trị mà người dân phương tây đang được hưởng. Do thiếu sự định hướng của những nhà tư tưởng có tầm nhìn xa, khao khát của người dân Ukraine rơi vào vòng xoáy của những giấc mơ thiếu thực tiễn. Cuộc cách mạng tại Maidan thể hiện niềm khao khát với các giá trị văn minh, nhưng đám đông thiếu định hướng không chọn cho họ được những đại diện có phẩm chất xứng đáng trong một tình huống ngặt nghèo. Với đám chính khách nghiệp dư lên nắm quyền sau bạo động, Ukraine lien tiếp gặp sai lầm và thúc đẩy cho tham vọng của Putin. Người Ukraine đã mất crimea và đang đứng trước nguy cơ của sự chia cắt kéo dài. Bức tranh này cũng đang hiện hữu tại Việt Nam, khi đám đông dân chúng ngày một chán ngán với chính thể tham nhũng và một đảng cai trị độc tài hủ bại. Người Việt Nam cần có tầm nhìn xa, với lối suy nghĩ cấp tiến nhưng phải có giá trị thực tiễn.

Nếu có điều gì khiến tình trạng Ukraine thêm bi đát, thì chính là năng lực quá kém cỏi của lực lượng quân đội nước này. Bạc nhược, kém kỷ luật và tinh thần rệu rã, quân đội Ukraine hầu như không có khả năng tham chiến về mặt quy ước. Ở Crimea, quân đội Ukraine từ chối chiến đấu, ở Donetsk và Luhan, Chiến cục Ukraine nhanh chóng đảo chiều khi Putin cử vài nghìn lính ngụy trang tình nguyện giao tranh trực tiếp với Ukraine. Chính sự bạc nhược của quân đội Ukraine khiến Putin quyết đoán hơn với các đòi hỏi ngày một tham vọng hơn về chính trị và lãnh thổ. Đối chiếu với tình hình Việt Nam, chúng ta có một đạo quân có nhiều danh tiếng trong chiến tranh. Anh Lãng không mấy nghi ngờ tinh thần của những người lính trực tiếp ở chiến trường. Hãy nhìn vào những gì lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam đã làm trong hơn 70 ngày lăn xả chặn mũi hạm tàu Khựa. Tuy nhiên, lực lượng lãnh đạo nó hiện nay, gồm một số tướng tá béo ụt đang nắm quyền, trong bối cảnh hầu hết các vị tướng dạn dày kinh nghiệm đã chết hoặc nghỉ hưu, trong tình trạng tham nhũng lan tràn đã trở thành đặc trưng của chế độ, có nhiều lý do để nghi ngờ năng lực tác chiến của quân đội Việt Nam. Dù vậy, anh Lãng vẫn cho rằng, lực lượng đáng tin cậy nhất mà người Việt Nam có thể trông cậy, chính là lực lượng quân đội với truyền thống bất khuất, được phôi thai bởi một dân tộc không thiếu niềm tự hào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi các chiến dịch được lãnh đạo bởi một số những thằng ngu, thì tổn thất của người Việt lớn vô cùng và mọi chiến thắng phải đổi bằng nhiều triệu sinh mạng.

Thế giới ngày nay đang ngày một bất ổn. Đại chiến thế giới lần thứ ba không còn là một nguy cơ mà đang là một bóng ma lẩn khuất trước mắt nhân loại. Nước Mỹ và phương tây vẫn trên đà trượt dài về quyền lực. Hơn thế, đang phạm sai lầm về mặt chiến lược trong việc lựa chọn đối thủ. Điều đó khiến châu Âu đang sai lầm trong cách cư xử ở Đông Âu và với nước Nga, khiến họ tạo một kẻ thù nguy hiểm thay vì có Nga như một phần của châu Âu. Và điều quan trọng hơn, tình trạng ấy đẩy cả Mỹ, Nga và Tây Âu vào một sai lầm chiến lược: Nga buộc phải bắt tay và lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc, các nguồn lực của Mỹ và phương Tây bị phân tán, trong khi Trung Quốc ngày càng có nhiều lợi thế và chộp được những cơ hội béo bở hơn cho tham vọng xâm lược và thôn tính lãnh thổ của nó. Chính Trung Quốc, chứ không phải Nga hay thế giới hồi giáo cực đoan, là hiểm họa lớn nhất cho một cuộc thế chiến có thể nhấn chìm nhân loại với tham vọng ngày một hung hăng với sức mạnh gia tăng của nó.

Nhìn kỹ vào thời cuộc, có thể giúp chúng ta tìm được lời giải cho mọi vấn đề. Tuy nhiên, đáng tiếc chính thể hủ bại của Việt Nam đang ngày một tước dần hy vọng thoát Khựa và hùng cường của người Việt. Chúng ta chưa mất tất, nhưng nguy cơ không còn xa xôi.

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Việt Nam - Trung Quốc, một lịch sử đau thương.

Lịch sử bang giao giữa Việt Nam với Trung Quốc là một trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử nhân loại. Nó được phủ bóng với mật độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược (từ Trung Quốc) và chống xâm lược (từ Việt Nam), với một tần suất mà không có bất kỳ trường hợp nào khác có thể so sánh. 

Tính từ thế kỷ thứ 10 đến nay, không dưới 10 lần người Việt phai chịu đựng các cuộc tiến công xâm lăng từ phương Bắc. Năm 938 Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Người Việt được hưởng hoà bình ít năm, cho đến năm 981, Lê Hoàn phá tan quân Tống. Sang thế kỷ thứ 11, Lý Thường Kiệt mang quân đại phá Ung Châu và lui về đắp lũy trên sông Như Nguyệt. Chiến thắng này của nhà Lý mang lại hoà bình cho Việt Nam đến thế kỷ thứ 13. Từ năm 1258 đến 1288, trong ngắn ngủi có 30 năm, người Việt Nam phải hứng chịu ba cuộc xâm lược tàn bạo đến từ Trung Quốc. Đạo quân xâm lược từ phương Bắc quay lại vào năm 1404. Lần này phải mất 23 năm, đến năm 1427 người Việt mới giành lại được độc lập dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đây cũng là lần xâm lược để lại hậu quả đau thương nhất cho văn minh người Việt, khi Trung Quốc thực hiện việc đốt phá kinh sách, đập phá văn bia trong suốt những năm chiếm đóng nhằm hủy diệt văn hoá và đồng hoá Việt Nam. Sang thế kỷ thứ 18, Trung Quốc một lần nữa xua quân chiếm kinh đô Thăng Long. Lần này chúng gặp một đối thủ cứng cựa là vua Quang Trung, bị đánh tan tác và phải tháo chạy về nước sau ít tháng. Cuộc đô hộ 80 năm của Pháp ở Việt Nam khiến các đạo quân xâm lăng phương Bắc bị gián đoạn trong một khoảng thời gian. Đến năm 1974, chúng quay lại chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Năm năm sau đó, 30 vạn quân Trung Quốc tràn xuống phía Bắc. Bị chặn lại và phải tháo lui, tuy nhiên tình trạng chiến tranh còn bị duy trì đến tận những năm 1990. Năm 1988, Trung Quốc xua hải quân chiếm đóng một phần Trường Sa. Đến năm 2014, Trung Quốc xua hạm đội và giàn khoan cắm sâu vào lãnh hải Việt Nam, trong một mưu đồ xâm lăng không hề che dấu.

Có thể nói, ý đồ Nam tiến của Trung Quốc, chưa bao giờ phai nhạt trong suốt lịch sử tồn tại của nó. Đây là một mục tiêu xuyên suốt và luôn được kế thừa bởi mọi triều đại nắm quyền tại Bắc Kinh. Ở đây có một liên tưởng lịch sử khá khôi hài là Trung Quốc nhiều lần lớn tiếng đòi Nhật Bản phải hối lỗi về quá khứ xâm lăng trong thế chiến thứ hai. Nhật chiếm đóng Trung Quốc đến nay chỉ duy nhất có một lần. Trong khi nếu nhìn vào mật độ dày đặc của các cuộc chiến xâm lược Trung Quốc tiến hành với Việt Nam, có thể nói đất nước có ít tư cách đòi hỏi người khác phải hối lỗi vì chiến tranh xâm lăng nhất chính là Trung Quốc.

Hầu hết các nước châu Á sống cạnh Trung Quốc đều đối mặt với nguy cơ bị xâm lược. Họ chỉ thoát khỏi bóng ma ám ảnh này khi thật sự mạnh lên và thành công trong tiến trình hội nhập với nền văn minh phương tây. Ngày nay, dù phải đối mặt với một vài nguy cơ xung đột về lãnh hải, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều khá an toàn với niềm lực kinh tế hùng hậu và những mối quan hệ đồng minh thân thiết giúp đảm bảo an ninh. Ngược lại, quốc gia đang đứng trước nguy cơ bị xâm lăng ( về lãnh thổ) và thôn tính (về mặt kinh tế) nặng nề nhất tại Á Châu chính là Việt Nam. Có thể nói, chưa bao giờ tương lai của người dân Việt Nam bị đe dọa và thách thức như hiện nay, khi trên biển giàn khoan và hạm đội Trung Quốc đang ngày một tiến sâu vào lãnh hải Việt Nam, còn về mặt kinh tế, Trung Quốc gần như đã biến Việt Nam thành một nền kinh tế phái sinh, lệ thuộc nặng nề và trở thành một công cụ giúp Trung Quốc gia tăng trên 20 tỷ USD thặng dư thương mại hàng năm. 

Trong bối cảnh ấy, cơ may cho Việt Nam đến từ Shangri la, một hội nghị an ninh toàn cầu được tổ chức tại Singapore, nơi Trung Quốc phải chịu những đòn lên án nặng nề từ hầu hết các nước tham dự do dã tâm xâm lược của nó. Việt Nam đến hội nghị với sự dẫn đoàn của ông Phùng Quang Thanh, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng. Thông điệp của ông Thanh khá mù mờ và méo mó, khiến nhiều nước tham dự hội nghị không rõ Việt Nam đang thực sự muốn gì. Dường như xuyên suốt tham luận của ông Thanh, chỉ là mong muốn Trung Quốc kéo giàn khoan về, còn mọi thực trạng giữa Trung Quốc với Việt Nam hiện tại đều đáng hài lòng, như nhận xét ông ta nhiều lần nhất mạnh. Vị đại tướng béo tốt này có vẻ không tính đến thực tế bất lợi gần như tuyệt đối trong giao thương với Trung Quốc của Việt Nam hiện nay. Ông ta có vẻ cũng không tính tới thực tế là nhiều quốc gia khác đang muốn liên minh hay hỗ trợ Việt Nam, sẽ phai e ngại thực tế bị Việt Nam bán đứng nếu Trung Quốc chìa tay ra giúp xoa dịu để Việt Nam duy trì nguyên trạng sau khi đọc diễn văn của ông ta tại hội nghị. Cảm giác rõ nét nhất là tính rối rắm trong thông điệp của ông Thanh. Có thể nói viên tướng béo tốt này có ít khí chất của một quân nhân nhất so với những người tiền nhiệm của ông ta, vốn đều từng được tôi luyện trong các cuộc chiến chống ngoại xâm liên tiếp của Việt Nam trong thế kỷ 20.

Nếu ông Thanh muốn gửi đến Trung Quốc một thông điệp mềm mỏng có phần quỵ lụy, ông ta đã làm tốt và thành công vượt mức mong đợi. Ngược lại, những quốc gia đang trông đợi ở Việt Nam một thông điệp ngoại giao đơn giản và rõ ràng, ít nhiều sẽ thất vọng. Chắc chắn họ sẽ phải tính toán kỹ trong bài toán liên minh hay trợ giúp Việt Nam, vì nếu lịch sử Việt Nam lừng tiếng với những vị tướng chống ngoại xâm, thì nó cũng có không ít vết đen bởi những cái tên bán nước như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống hay mới đây hơn là Hoàng Văn Hoan.

Trong những ngày gần đây, có lẽ thứ đang được nhắc đến nhiều nhất ở Việt Nam, là hai câu hỏi: Làm sao để Trung Quốc rút giàn khoan? Và làm sao thoát Khựa?

Nếu câu hỏi thứ nhất là dễ trả lời bởi kiểu gì Trung Quốc cũng sẽ rút trước mùa bão năm nay. Nhưng chúng sẽ quay lại, đông hơn, mạnh hơn nếu người Việt không trả lời được câu hỏi thứ hai: Làm sao thoát Khựa? Thoát về kinh tế, thoát về ngoại giao, thoát về bản sắc văn hoá, thoát về chính trị và đương nhiên mạnh mẽ về quân sự để tự bảo vệ được mình.

Có khá nhiều ý kiến và tranh luận sôi nổi của giới trí thức Việt Nam, những người có tầm nhìn xa, về các giải pháp để thoát dần khỏi sự lệ thuộc kinh tế, về các cải cách cần thiết đối với hệ thống chính trị, về các mối liên minh chính trị, quân sự, ngoại giao tiềm năng... Hầu hết đều nói đúng, nhưng thứ quan trọng nhất thì không thấy ai đề cập đến: Ai sẽ làm, hoặc cho phép làm tất cả những giải pháp và định hướng đúng đắn ấy?

Câu chuyện quay ngược trở về xuất phát điểm ban đầu: Mục tiêu của chế độ chính trị Việt Nam hiện nay, họ đang muốn cái gì?

Họ muốn đất nước đi lên? Họ muốn Việt Nam độc lập, hùng mạnh? Hay đơn giản là mong muốn duy trì quyền cai trị và đặc lợi càng lâu càng tốt?

Trong hai mươi năm qua, có thể nói chế độ chính trị Việt Nam rất thành công khi củng cố quyền cai trị tuyệt đối trên một nền tảng hủ bại về lý tưởng. Kết quả là Việt Nam có một nền kinh tế ì ạch rất nhiều so với tiềm năng, mức độ tham nhũng gia tăng theo cấp số và kinh tế ngày một lệ thuộc nặng nề vào Trung Quốc. Nếu chế độ chính trị của Việt Nam vẫn tiếp tục như hiện nay, tương lai tất yếu của chúng ta sẽ là Tân Cương hay Tây Tạng. Lối thoát duy nhất, là những cải cách cần thiết để Việt Nam thoát Khựa thành công, là sự gắn kết về kinh tế, chính trị, văn hoá với Nhật, Mỹ và Phương Tây.

Nếu có điều gì người Việt cần phải làm trong thời khắc sống còn này, chính là làm mọi điều có thể để biến cái mong muốn đó thành hiện thực. (Phần này anh Lãng lược bỏ 5000 chữ và sẽ viết riêng trong một thiên Lãng luận có tiêu đề "Giải pháp" hoặc "làm cái đéo gì giờ?")

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Thoát Khựa luận

Thoát Khựa Luận:
Tháng 05/2014, trong bối cảnh quyền sinh tồn của người Việt đang bị đe doạ

Cách đây 119 năm, Fuzukawa Yukichi đăng tải một luận thuyết mà sau đó có tác động lịch sử đối với đất nước Nhật Bản. Tiêu đề của nó, cũng đồng thời bao hàm chính nội dung mà nó truyền tải: "Thoát Á Luận".

Bối cảnh lịch sử Nhật Bản năm 1895, về cơ bản khá giống với vị thế Việt Nam trên thế giới vào năm 2014. Nước Nhật năm 1895, dù đã trải qua thời kỳ của cuộc cách mạng Minh trị Duy tân, nhưng vẫn là một quốc gia gần như vô danh trên bản đồ thế giới. Để đem lại một sức sống mới cho xã hội và nền văn minh Nhật Bản, các nhà tư tưởng và chính trị Nhật Bản gia sức tìm tòi một hướng đi mới cho đất nước mình. Thoát Á Luận của Fuzukawa Yukichi ra đời trong bối cảnh đó, và nó mang trong minh một sứ mệnh lịch sử. Từ những phân tích về bối cảnh và lịch sử Nhật Bản những năm 1880, Fuzukawa đưa ra một luận thuyết để biến đổi lịch sử Nhật Bản, phá bỏ đi những rào cản cũ, cả về kinh tế, chính trị và văn hoá mang màu sắc lạc hậu của một quốc gia phong kiến Á Châu, để hướng về những giá trị và mô hình cách tân hơn, đại diện cho xu hướng phát triển tất yếu của thời đại. Nhật Bản sau đó bước vào một thời kỳ phát triển vũ bão. Đó là quốc gia duy nhất ở Á Châu tham gia cả hai cuộc đại chiến thế giới đều với vai trò cường quốc, sánh ngang với các đồng minh hay đối thủ ở phương tây. Và dù thắng hoặc bại sau chiến tranh, nước Nhật cuối cùng vẫn góp mặt trên bản đồ thế giới với tư cách của một cường quốc.

Vai trò của một học thuyết đúng, và quan trọng là học thuyết ấy được thực thi, có thể nói, sẽ có sứ mệnh quyết định đến lịch sử của một dân tộc.

Ở đây chúng ta gặp phải một cản trở căn bản, không thể so sánh một dân tộc nào khác với dân tộc Nhật Bản ở Á Châu, do đó điều gì là đúng với Nhật Bản sẽ không thể đúng với chúng ta. Lập luận này có cơ sở riêng của nó nếu nhìn nhận vào tố chất con người Việt Nam và Nhật Bản. Tuy nhiên, anh Lãng có cách nghĩ khác. Từ ví dụ về lịch sử của nhiều quốc gia, trong đó có chính Việt Nam, cho thấy vai trò có tính quyết định của mô hình thể chế, mà linh hồn của nó là hệ tư tưởng, đối với sự phát triển của một xã hội. Nhật Bản ngày nay vĩ đại và được coi trọng, không phải vì tố chất tự thân của người Nhật, cái chắc chắn được hình thành và thay đổi theo thời gian trên cơ sở giáo dục và văn hoá, mà là vì những thành tựu nước Nhật đã đạt được, vì ở những thời khắc bước ngoặt của lịch sử, đất nước ấy và những người lãnh đạo của nó đã có những lựa chọn đúng.

Một ví dụ minh họa khác có thể thấy rất rõ từ lịch sử đất nước Triều Tiên, mà ngày nay chúng ta phải gọi đúng tên là Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Đây là hai quốc gia được tách làm đôi từ một đất nước thống nhất, có cùng nguồn gốc văn hoá, lịch sử và nguồn ADN di truyền của cùng một dân tộc. Tuy nhiên chỉ sau một quãng thời gian trên 60 năm, giờ đây đó là hai mặt của một bức tranh tương phản giữa ánh sáng và bóng tối. Hàn Quốc giờ là một trong số quốc gia dẫn đầu thế giới về trình độ phát triển và các tiêu chí của nền văn minh, trong khi Bắc Triều Tiên giờ là mặt trái của sự tụt hậu, đói nghèo, cuồng tín dưới sự cai trị của một mô hình quái đản lai căng giữa độc tài, phát xít và phong kiến cha truyền con nối, được gọi dưới cái vỏ đáng ghê sợ của mô hình ảo tưởng xã hội cộng sản.

Rõ ràng, những ví dụ ấy chứng minh rằng, tố chất của một quốc gia dân tộc không có vai trò quyết định đến những thành tựu mà một quốc gia dân tộc có thể đạt được, mà chính những quyết định lịch sử và những mô hình đúng được áp dụng ở những thời khắc lịch sử, sẽ quyết định những thành tựu của một quốc gia. Nói cách khác, bất cứ dân tộc nào còn giữ được văn hoá và tiếng nói trong bản đồ thế giới ngày nay, đều là những dân tộc vĩ đại vì họ đã duy trì được sự tồn tại của mình sau các biến cố lịch sử, nhưng dân tộc ấy, đất nước ấy đạt được thành tựu gì thì lại phụ thuộc chặt chẽ vào mô hình phát triển và các quyết định lịch sử mà hệ thống chính trị của nó có được ở những thời khắc quyết định. Nước Nhật không vĩ đại như hiện nay nếu họ tiếp tục bấu víu vào những tàn tích lạc hậu mà không hướng về phương tây, và dân Bắc Triều Tiên không ngu muội và chết đói như hiện nay nếu Kim Nhật Thành lựa chọn mô hình giống miền Nam thay vì bám chân Liên Xô và Trung Quốc.

Dân tộc Việt Nam đầy rẫy những tật xấu đáng ghê sợ, nhưng nó cũng tạo ra vô số chứng tích đáng tự hào trong suốt lịch sử tồn tại. Nhưng Việt Nam hiện nay vẫn đang vật lộn trong sự chậm tiến và đói nghèo, chịu sự o ép và khinh khi. Mà nguy cấp nhất, đáng sợ nhất, chính là mối nguy về cuộc xâm lăng của Trung Quốc. Chúng ta không thể cứ bấu víu mãi vào lịch sử đấu tranh độc lập lâu dài và cho rằng Việt Nam sẽ vẫn mãi độc lập như một nghìn năm nay vẫn thế. Nếu dân tộc này không có những lựa chọn đúng, thì Tân Cương và Tây Tạng chính là tương lai của Việt Nam, khi đã đánh mất cả nền độc lập, nền văn hoá và thậm chí là cả quyền sinh tồn bình đẳng trên chính mảnh đất chôn rau cắt rốn của họ.

Việt Nam năm 2014 đang đứng ở bối cảnh của một quốc gia cô đơn, không bạn bè, không đồng minh, nền kinh tế phát triển ì ạch, nền chính trị độc tài tham nhũng, chịu sự đe doạ nặng nề về hiểm hoạ xâm lăng. Nguy hại hơn, nền kinh tế Việt Nam hiện giờ đang lệ thuộc chặt chẽ vào chính mối nguy cơ lớn nhất của nó, chính là Tàu Khựa. Một tương lai tăm tối đang chờ đón người Việt, nếu những quyết định lịch sử không được đưa ra ở ngay thời khắc này.

Giống như hai mặt của cùng một vấn đề, hiểm hoạ cũng luôn đi kèm cơ hội. Trên thực tế cuộc xâm lược mềm của Trung Quốc với Việt Nam đã diễn ra âm thầm trong hơn 20 năm qua. Tàu Khựa thành công trong việc trói chặt và bóp nghẹt nền kinh tế Việt Nam, biến Việt Nam thành một công cụ xuất khẩu phái sinh cho hàng hoá Trung Quốc. Các chính sách phá hoại thâm độc như bán hàng độc hại, các hoạt động buôn bán phá hoại của tình báo đội lốt thương nhân Tàu đã làm thoái hoá từ từ nhưng vững chắc sức khoẻ và giống nòi của người Việt Nam. Những nghiên cứu gần đây nhất đều chỉ rõ những thống kê đáng báo động về tỷ lệ dị tật thai nhi, các bất thường trong sinh sản và đặc biệt là tỷ lệ vô sinh không rõ nguyên nhân của người Việt Nam. Có thể nói, chúng ta đang chịu một cuộc diệt chủng từ từ nhưng chắc chắn từ các chính sách tổng hợp của người Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cứ tiếp tục áp dụng chiến lược đáng sợ này, trong vòng 20 năm tới, nhiều khả năng Việt Nam sẽ là một Tân Cương mới hay Tây Tạng. Tuy nhiên với bản chất hiếu chiến, tham lam và khát máu, tự tin với sức mạnh vượt trội, năm 2014 Trung Quốc xua chiến hạm xuống biển đông, mở ra một thời kỳ của một cuộc xâm lăng công khai đầy đe doạ với Việt Nam. Nguy cơ lớn này, ở một khía cạnh nào đó, lại chính là cơ hội lịch sử của người Việt.

Chúng ta đang đang đứng trước nguy cơ của một thời kỳ mà một cuộc xâm lăng bằng quân sự có thể nổ ra. Đó là một hiểm hoạ có tính sinh tồn nhưng chắc chắn người Việt sẽ đối phó được. Mặt khác, người Việt đang đứng trước một cơ hội lịch sử để thoát khỏi cuộc xâm lược âm thầm và cuộc chiến thoái hoá giống nòi mà Trung Quốc âm thầm áp dụng trong suốt 20 năm qua.

Đó chính là tiền đề của những gì anh Lãng nói tới ở đây, một luận thuyết có thể được gọi tên là "Thoát Khựa luận"

Tiền đề của luận thuyết này được xây dựng trên một số nguyên tắc có tính nền tảng:

1. Chấm dứt hoạt động kinh tế lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Trung Quốc.

2. Thay đổi hệ thống chính trị, thậm chỉ là đạp đổ thiết chế hiện nay để xây dựng một thể chế mới, cho phép Việt Nam xây dựng được quan hệ đồng minh với các xã hội phát triển phương tây.

3. Chấm dứt luận thuyết đối ngoại có tính ảo tưởng: Việt Nam phát triển độc lập, tự chủ, làm bạn với tất cả các quốc gia (thực ra chẳng có bạn mẹ nào, mà chỉ có quan hệ làm ăn dạng cùng có lợi hoặc là bất lợi), chuyển sang việc tìm kiếm các mối quan hệ đồng minh, xây dựng và tham gia các hiệp ước liên minh và an ninh tập thể với những đối tác có cùng lợi ích.

Đây là một cuộc cách mạng, nó có thể được tiến hành từ trên xuống như những gì đã diễn ra ơ Mianma, hoặc phải được tiến hành từ dưới lên bằng một cuộc đấu tranh của toàn thể người Việt. Nếu có điều gì đáng kỳ vọng nhất đối với tương lai của Việt Nam hiện nay, anh Lãng kỳ vọng cuộc cách mạng ấy sẽ được bắt đầu bởi chính thể chế cầm quyền hiện nay, một mong muốn có phần ảo tưởng trong thời bình, nhưng không phải không le lói hy vọng khi nền độc lập quốc gia đang bị đe doạ.

Dù bằng con đường nào, Việt Nam nhất thiết phải có sự thay đổi.

Thoát Khựa về mặt kinh tế:

Giảm dần, tiến tới chấm dứt hoạt động thương mại bất bình đẳng với Trung Quốc trong bối cảnh Việt Nam nhập khẩu tuyệt đại bộ phận hàng hoá từ Tàu Khựa sẽ đem lại những hậu quả đớn đau và ngay lập tức. Nền kinh tế Việt Nam sẽ lâm vào khủng hoảng nặng trong ít nhất 10 năm. Người Việt sẽ phải tìm kiếm những đối tác kinh tế khác với chi phí cao hơn và phải tự xây dựng những hệ thống mà mình chưa có. Nhưng cái giá phải trả chắc chắn sẽ nhỏ hơn thành quả lâu dài mà Việt Nam có thể đạt được.

Hiện nay Việt Nam nhập khẩu đại bộ phận các nguồn cung công nghệ thấp từ Trung Quốc, trình độ khoa học kỹ thuật của nền sản xuất Việt Nam do đó luôn đi sau Trung Quốc và thấp hơn rất nhiều mặt bằng chung của các nước khác. Đặc biệt, trong chuỗi thương mại xuất khẩu mà Việt Nam tham gia, chúng ta nhập khẩu hầu hết các sản phẩm bán thành phẩm của người Tàu, hoàn thiện một phần sau đó xuất ra thế giới. Nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam do đó đã bị bóp chết từ lâu, và Việt Nam hiện chỉ có thể coi là công cụ xuất khẩu của người Tàu trong một loạt lĩnh vực được cho là Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu. Minh chứng cay đắng cho thực tiễn này, là mặc dù hiện nay Trung Quốc đang xâm lăng công khai ở Biển Đông, nhưng cái đất nước khát máu ấy không hề nhắc đến một dòng về việc cấm vận kinh tế Việt Nam. Bởi đơn giản thực trạng quan hệ kinh tế hiện nay đang mang lại lợi ích tuyệt đối cho Trung Quốc. Không chỉ thu về thặng dư 17 tỷ usd hàng năm, Trung Quốc đang tiến hành chính sách phá hoại sâu rộng nền kinh tế Việt Nam bằng hoạt động của lực lượng thương nhân buôn bán phá hoại chắc chắn được tài trợ  từ chính ngân sách thặng dư của Trung Quốc trong buôn bán với Việt Nam. Hơn thế, dưới vỏ bọc của thương mại hoà bình, Trung Quốc đang tuồn hàng độc hại để tiến hành một cuộc chiến có tính thoái hoá giống nòi với người Việt. Tỷ lệ vô sinh, dị tật thai nhi của Việt Nam tăng với mức độ kinh khủng trong những năm qua. Thế hệ trẻ em đang lớn lên hiện nay, khi hàng ngày ăn vào những thực phẩm chứa đầy hoá chất độc, chắc chắn sẽ để lại hậu quả nặng nề trong một thập niên tới. Chúng ta sẽ không còn bất cứ tương lai nào, khi nòi giống đã bị thoái hoá.

Tựu trung lại, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, thay vì tham gia vào hệ thống thương mại toàn cầu để thu về lợi ích, người Việt đang bị bóp chết mọi cơ hội vươn lên để thành một cường quốc:

- Việt Nam luôn nhập khẩu công nghệ kém phát triển từ Trung Quốc vì giá rẻ, nhưng do đó trình độ thấp. Vì thế, Việt Nam tự đánh mất cơ hội sở hữu công nghệ từ các nước phát triển và luôn đi sau Trung Quốc.

- Nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam bị bóp chết (không thành phần kinh tế nào đầu tư sản xuất khi nhập hàng được từ Tàu, trong bối cảnh không có hàng rào kỹ thuật để chặn hàng hoá Khựa). Hiện nay kinh tế Việt Nam lệ thuộc nặng vào Trung Quốc, chỉ xuất được một ít nguyên liệu thô và nhập khẩu đại bộ phận hàng hoá, trở thành công cụ xuất khẩu của Trung Quốc.

- Chính sách thương mại có định hướng và được tài trợ từ chính phủ của Trung Quốc đang tiếp tục gây những tổn hại về lâu dài đối với Việt Nam

Đây chính là những điều đang diễn ra. Đâu là giải pháp?

Như hai mặt của cùng một vấn đề, nguy cơ, đồng nghĩa với lời giải. Hơn bao giờ hết, Việt Nam cần chấp nhận những khó khăn đau đớn, để thay đổi tiến tới chấm dứt hoạt động thương mại bất bình đẳng với người Tàu. Trước hết, Việt Nam cần dựng ra các hàng rào kỹ thuật để chặn hàng hoá Trung Quốc vào Việt Nam theo đúng luật chơi WTO. Việt Nam cần tìm những nguồn cung công nghệ và hàng hoá khác, với chi phí cao hơn nhưng chắc chắn tốt hơn để thay thế hàng Tàu. Cái giá phải trả rất nặng nề, chắc chắn khiến Việt Nam khủng hoảng từ 5 - 10 năm. Cũng trong thời gian ấy, chính phủ và các thành phần kinh tế bản địa cần bằng mọi giá xây dựng được nền công nghiệp phụ trợ. Chúng ta có cơ sở để thành công. Vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối chưa bao giờ ngừng rót vào Việt Nam. Chi phí lao động ở Việt Nam còn thấp và dân số đang ở thế hệ vàng với tỷ lệ lực lượng trong độ tuổi lao động rất cao trên tổng dân số. Hơn thế, chắc chắn có những quốc gia sẵn sàng cung cấp vốn và công nghệ cho Việt Nam, ví dụ Nhật bản. Việt Nam cũng là một quốc gia có hoạt động kinh tế mở rộng, với việc tham gia WTO và tới đây là TTP. Có thể nói, tiền tề cho sự chuyển hướng thoát Khựa là hoàn toàn hiện thực.

Đối ngoại và thoát Khựa:

Về chính sách đối ngoại, đường lối ngoại giao hiện nay của Việt Nam có thể ví như tính khôn lỏi của trẻ con khi hy vọng luôn đạt được kẹo từ lá bài hai mặt. Làm bạn với tất cả, cũng đồng nghĩa với chẳng có người bạn thật sự nào. Không có ai chơi thật lòng với anh khi người ta thấy anh đang bắt tay cả với kẻ thù của chính người ta. Do đó, đường lối ngoại giao hiện nay của Việt Nam trên thực tế chỉ là trò khôn vặt của một đứa trẻ con cứ tưởng rằng đánh đu được với những tay cáo già với cái đầu toàn sạn trong thế cuộc toàn cầu. Việt Nam hiện nay, nhất thiết phải có đồng minh. Và đồng minh ấy không phải chỉ là quan hệ làm ăn kinh tế bởi buôn bán thì ai cũng chơi được miễn là có lợi, mà quan hệ đồng minh đó phải xây dựng trên nền tảng của các liên minh chính trị và quân sự. Chọn đúng đối tác, sẽ có yếu tố quyết định đến tính thành bại của cuộc chơi chiến lược này.

Trong các thế lực lớn trên thế giới hiện nay, phải kể đến phương Tây do Mỹ cầm đầu, kế đó là thế lực của người Nga, Trung Quốc và những quyền lực khác mới nổi như Ấn Độ... Việt Nam cần chọn thế lực nào để thiết lập quan hệ đồng minh? Đồng minh theo đúng nghĩa đen và nghĩa bóng. Một quan hệ đồng minh đúng nghĩa, chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng của sự tương đồng lợi ích, giao thoa văn hoá và cả sự chia sẻ về các nguy cơ an ninh chung. Trên cơ sở đó có thể xếp hạng tính tương đồng về lợi ích của Việt Nam với hầu hết các thế lực này như sau:

Trung Quốc, không nghi ngờ gì là mối nguy cơ sinh tồn số một đối với Việt Nam. Chúng ta thu được rất ít nếu không muốn nói là luôn bị thiệt hại trong quan hệ kinh tế với người Tàu. Bên cạnh đó, rõ ràng Trung Quốc đang tiến hành cả một cuộc xâm lược cứng (lãnh thổ) và xâm lược mềm (lệ thuộc kinh tế) với Việt Nam. Nguy hại hơn, Trung Quốc chắc chắn đứng sau và tài trợ cho chiến lược làm thoái hoá giống nòi của người Việt. Đây là thế lực đe doạ trực tiếp và sống còn đối với Việt Nam.

Mỹ - Chia sẻ với Việt Nam một số lợi ích về thương mại và phần nào về chính trị vì nước Mỹ có tham vọng chặn đà đi lên của người Tàu. Tuy nhiên, sự khác biệt về chính trị giữa Việt Nam và Mỹ quá rõ ràng, chưa nói đến Việc Mỹ có một loạt quân bài khác trong khu vực để chơi như Philipin, Nhật bản, Hàn Quốc mà Việt Nam không thể có vai trò so sánh. Do đó không hy vọng gì vào một quan hệ tương trợ đồng minh với Mỹ trong tương lai gần trừ khi Việt Nam thay đổi triệt để về chính trị.

Nga - Nước Nga mới của Putin đang nổi lên như một thế lực do tính khan hiếm theo thời gian của dầu lửa và khí đốt. Mặt khác quốc gia này đang chứng tỏ tính hung hăng một cách có kiểm soát bằng cuộc xâm lược vào Ucraina hiện đang diễn ra. Nước Nga chia sẻ với Việt Nam một số lợi ích về kinh tế và một số giá trị về tình đồng minh xuất phát từ lịch sử. Nhưng giá trị của Việt Nam với Nga không đủ lớn để chia sẻ bất cứ một nguy cơ an ninh có ý nghĩa nào. Nước Nga hiện nay, chỉ có thể coi là một đối tác buôn bán có cảm thông chứ không thể là một đồng minh thực sự.

Ấn Độ - Trong các thế lực lớn, Ấn Độ chia sẻ nhiều giá trị với Việt Nam về tình hình an ninh. Nhưng nguồn lực của quốc gia này rất hạn chế do đây vẫn chỉ là một nước thuộc thế giới thứ ba. Đông dân, có tiềm lực, có vũ khí hạt nhân nhưng vẫn đang vật lộn với các bài toán riêng của nó. Quan hệ thương mại song phương Việt Ấn hiện cũng rất hạn chế. Hai nước có duy nhất một điểm chung là đều đang cùng chia sẻ cái nhìn nghi kỵ với người Tàu. Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ chỉ có thể phát triển thành đồng minh trong tương lai, nếu song song với việc chấm dứt và đoạn tuyệt quan hệ thương mại với Khựa, Việt Nam tăng cường giao thương với Ấn. Mặt khác, Việt Nam có thể tìm kiếm một số nguồn cung vũ khí từ các nguồn cung cấp của Ấn Độ, vốn luôn sẵn lòng đáp trả những gì Trung Quốc làm với Ấn Độ khi trang bị vũ khí cho Pakistan.

Asean - Một liên minh lỏng lẻo, nặng tính hình thức và quá nhiều khác biệt về lợi ích. Thực tế Asean đã bị Trung Quốc xé nát bởi quân bài Campuchia. Dù rằng gần như Trung Quốc đã đánh mất lá bài Mianma cùng với cuộc cách mạng lịch sử của ThanSwe (lịch sử Mianma sẽ ghi nhớ cái tên này), nhưng Trung Quốc vẫn còn nhiều thứ để chơi, ví dụ như Thái Lan và thậm chí là Lào. Tóm lại, Việt Nam không thể hy vọng gì nhiều vào Asean ngoài sự cảm thông từ Philipin, Malaysia và phần nào đó là từ những nguyên thủ quốc gia có tầm nhìn xa như Lý Hiển Long của Singapore. Không thể trông chờ vào một liên minh có ý nghĩa với Asean, ít nhất trong 10 năm trước mắt.

Thứ duy nhất người Việt hiện có thể trông đợi vào, duy nhất có Nhật Bản. Hãy nhìn vào những sự kiện đang diễn ra, khi Trung Quốc xua tàu chiến và giàn khoan xâm lược Việt Nam, nguyên thủ quốc gia duy nhất lên tiếng phản đối mạnh mẽ và công khai, không phải là tổng thống Mỹ, không phải là Putin, cũng không phải Ấn Độ hay Asean, mà chỉ có thủ tướng Nhật Bản. Cả người phát ngôn chính phủ Nhật, cả bộ ngoại giao và cả thủ tướng Nhật, đều lên tiếng lên án Trung Quốc gần như trong cùng một ngày và gần như ngay lập tức sau cuộc họp báo của Bộ Ngoại Giao Việt Nam.

Sự tương đồng giữa Việt Nam và Nhật Bản là sâu sắc về mọi phương diện. Về kinh tế, Nhật có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc và đầu tư nhiều nhà máy lớn ở quốc gia này. Nhưng mẫu thuẫn Trung Nhật hiện đã đủ lớn khiến Nhật Bản buộc phải tháo lui dần các nhà máy sản xuất khỏi Trung Hoa để đảm bảo an ninh chiến lược của mình. Cuộc chiến đất hiếm năm 2011 cũng khiến Nhật Bản nhận thức rõ họ không thể có bất cứ lệ thuộc nào về nguồn cung các nguyên liệu chủ yếu với Trung Hoa. Cùng với việc di dời các nhà máy khỏi Trung Quốc, làn sóng đầu tư và quan hệ kinh tế của Nhật ở Viinh Nam ngày một tăng lên theo thời gian. Đó là lợi ích chiến lược khiến quan hệ Việt Nhật ngày càng sâu sắc về mọi phương diện. Nhật Bản luôn dẫn đầu về số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 20 năm qua, và số vốn tiếp tục tăng đều theo thời gian. Sự mâu thuẫn Trung Nhật sẽ tiếp tục tác động tích cực đến quan hệ Kinh tế Việt Nhật trong một thập kỷ tới.

Về mặt văn hoá, hiện nay có thể nói Nhật Bản là dân tộc được người Việt tôn trọng nhất so với mọi dân tộc khác trên thế giới. Hầu hết các thành tựu của Nhật Bản đều được người Việt khâm phục và tìm cách học hỏi (dù không mấy thành công). Về phía người Nhật, do các chia sẻ về lợi ích và an ninh, cộng với tình cảm dễ chịu từ phía người Việt Nam (nhấn mạnh là từ người dân Việt Nam), cũng khiến người Nhật cảm giác có thể chia sẻ nhiều sự đồng cảm với người Việt. Chưa có một đợt quyên góp quốc tế nào được người Việt Nam chủ động khởi xướng và sẵn sàng đóng góp như khi người Việt góp tiền gửi tới người Nhật sau thảm hoạ sóng thần năm 2012. Cũng chính Nhật Bản, tính đến hiện nay, luôn là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Việt Nam về nguồn ODA tài trợ.

Điều đặc biệt đang gắn kết Việt Nhật, đó chính là sự chia sẻ về an ninh. Nhật có nền kinh tế rất phát triển nhưng trì trệ trong nhiều thập niên, nguyên nhân chính vì Nhật tự trói buộc tiềm năng của mình trong đó có nền công nghiệp quốc phòng, khi không thể bán hàng ra thế giới. Cùng với hiểm hoạ xâm lăng ngày một tăng lên từ Trung Quốc, Nhật Bản có nhu cầu được thừa nhận như một cường quốc đầy đủ cả về kinh tế, quân sự và vai trò chính trị trong phân bố quyền lực toàn cầu. Nhật Bản có thể tự vệ trong liên minh phòng thủ với Mỹ, nhưng với tư cách là một dân tộc có tầm nhìn xa, Nhật Bản chắc chắn không giao vận mệnh vào tay Mỹ. Nước Nhật do đó chắc chắn sẽ tái vũ trang, để giúp Nhật có thể đảm bảo an ninh cho nó một cách độc lập. Bên cạnh đó, việc hồi sinh ngành công nghiệp quốc phòng, cũng sẽ giúp Nhật có thêm một lực đẩy quan trọng vào nền kinh tế khổng lồ vẫn đang ì ạch. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản có nhu cầu và mong muốn thúc đẩy quan hệ bền chặt về mọi mặt với Việt Nam, để giúp Việt Nam mạnh lên trong ván bài mặt trận liên minh trước mối nguy xâm lăng đến từ Trung Quốc. Nhật Bản, theo văn hoá á Đông truyền thống, cũng không quá dị ứng với nền chính trị độc tài của Việt Nam, dù nạn tham nhũng ở Việt Nam đôi lúc khiến quan hệ song phương gợn lên những trục trặc nhỏ.

Có thể nói, tất cả mọi giá trị tương hợp, khiến Nhật bản nổi lên là một lựa chọn duy nhất đối với Việt Nam để xây dựng một quan hệ đồng minh toàn diện và đầy đủ, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hoá và an ninh. Mục tiêu của Việt Nam, do đó phải tìm cách thúc đẩy để xây dựng ngày một mạnh mẽ quan hệ với Nhật Bản, tiến tới thiết lập một hiệp ước an ninh và phòng thủ, điều chắc chắn không thể có ngay, nhưng có cơ sở để thành hiện thực về dài hạn.

Chính trị và thể chế, gốc rễ của mọi vấn đề:

Về tiền đề thứ hai, cuộc cách mạng về thể chế chính trị trong luận thuyết Thoát Khựa Luận, đến giờ anh Lãng vẫn lờ đi không nhắc đến. Anh để tiền đề này cho chính các bạn phân tích để tránh rủi ro cho anh. Về mặt cá nhân, anh vẫn mong muốn một cuộc cách mạng đẹp trong hoà bình như Mianma. Tại sao cái chế độ độc tài quân sự thân Khựa ấy lại có thể sản sinh ra Than swe, trong khi một đất nước đã đổi mới 20 năm như Việt Nam thì giờ gần như đốt đuốc không ra lãnh tụ trong hệ thống chính trị. Đây là một nỗi đau và bi kịch lịch sử mà người Việt sẽ phải giải quyết để đấu tranh cho quyền sinh tồn đang bị đe doạ trực tiếp của mình.